Quyền kinh doanh của Doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.docx (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 2 MỘTSỐVẤNĐỀPHÁPLÝVỀHOÀNTHIỆN

2.1.3.Quyền kinh doanh của Doanh nghiệp FD

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là pháp nhân Việt Nam, bình đẳng trước pháp luật Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cóđầy đủ các quyền và nghĩa vụ chung như các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có toàn quyền chủđộng quyết định chương trình và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trong khuôn khổ giấy phép đầu tưđãđược cấp.

*Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu : Hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong quyền kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Điều này thể hiện ở chỗ ngay từ thời điểm ban hành Luật ĐTNN 1987, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước rất hạn chế (chỉ có một sốít doanh nghiệp nhà nước được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp) nhưng các doanh nghiệp FDI đãđược trực tiếp thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi giấy phép đầu tư. Đến nay khi quyền kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước theo quy định của Luật Thương Mại và Luật Doanh nghiệp được mở rộng, đặc biệt là quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã gần như xoá bỏ các hạn chế (quota, giấy phép) thì các doanh nghiệp có vốn ĐTNN (Theo quy định của LĐTNN 2000) càng được nới lỏng và dần dần bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước về một số lĩnh vực (như về xuất khẩu).

* Trong lĩnh vực kế toán, thống kê, bảo hiểm: Kế toán thống kê, bảo hiểm là một lĩnh vực quan trọng, thông qua công tác này cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trên cơ sở xác định mức thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp quản lý nhà

nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Cũng thông qua hoạt động này các doanh nghiệp tựđánh giáđược hiệu quả hoạt động của mình. Điều lệĐTNN năm 1977 (Khoản 2 Điều 14) và LĐTNN 1987 (Điều 18) đều quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng chếđộ kế toán Việt Nam hoặc theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến màđược Bộ Tài chính chấp thuận. Nhưng nay, do chếđộ kế toán của Việt Nam đã có nhiều cải tiến, phù hợp với hệ thống kế toán quốc tế phổ biến. LĐTNN 1996 quy định chặt chẽ hơn nhằm thống nhất sự quản lý. Luật quy định các doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam. Trường hợp do nhu cầu kế toán toàn cầu của những công ty, tập đoàn lớn hoặc thuộc nghành nghềđặc biệt thì mới được Bộ Tài chính cho áp dụng hệ thống kế toán nước ngoài (Điều 27 LĐTNN cùng với điều 62 Nghịđịnh 24).

Đối với việc bảo hiểm tài sản LĐTNN năm 1987 quy định tài sản của xí nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại công ty Bảo hiểm Việt Nam hoặc tại công ty Bảo hiểm khác do hai bên thoả thuận. Đây là quy định mới rất cần thiết, bảo đảm bảo hiểm tài sản cho các xí nghiệp có vốn ĐTNN mà trước kia Điều lệĐTNN 1977 chưa quy định. LĐTNN 1996 chỉ cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại các công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là họ không được mua bảo hiểm ở nước ngoài.

*Quyền kinh doanh trong vấn đề mở tài khoản: LĐTNN 1987 quy

định xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam được ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận (Điều 17).So với quy định tương ứng trong Điều lệđầu tư nước ngoài 1977 thì quy định trên mở rộng hơn, vàĐiều lệ quy định các doanh nghiệp phải mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Việc mở tài khoản vốn vay tại nước ngoài, Điều 17 LĐTNN 1987 quy định '' Xí

nghiệp có vốn ĐTNN mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng ngoại thương Việt nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt nam được ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận ''.

Theo quy định trên, các xí nghiệp có vốn ĐTNN không được mở tài khoản vốn vay tại ngân hàng ở nước ngoài. Trong khi đó, trong thời gian qua có không ít dựán đầu tư xin được mở tài khoản tại Ngân hàng nước ngoài, nhất làđối với phần vốn vay tại nước ngoài, bởi lẽ người cho vay chỉ cho vay khi tài khoản vay này được mở tài khoản ở Ngân hàng tại nước ngoài, các nhàđầu tư cho rằng đây là một thông lệ quốc tế và rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

Trên tinh thần như vậy, LĐTNN 1992 đã sửa đổi bổ sung Điều 17 như sau '' Xí nghiệp có vốn ĐTNN mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng Việt Nam hoặc tại Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt được Ngân hàng Việt Nam chấp thuận, Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở tài khoản vốn vay tại Ngân hàng ở nước ngoài".

Tiếp tục hoàn thiện quy định trên, Điều 35 LĐTNN 2000 đã sửa đổi theo hướng : "trong trường hợp đặc biệt được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại Ngân hàng nước ngoài. Việc sửa đổi như thế cho phép mở rộng nội dung các tài khoản thật sự cần thiết của một số doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng cảở trong nước và ngoài nước tại Ngân hàng nước ngoài, không chỉ giới hạn cho tài khoản vốn vay như trước đây; đồng thời vẫn giám sát được các tài khoản này trên cơ sở có sự xem xét, phê chuẩn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam khi mở tài khoản.

* Thành lập văn phòng điều hành: Trước khi có LĐTNN sửa đổi 2000 bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, thông thường thông qua văn phòng đại diện thương mại để triển khai các hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy trong chừng mực nào đó, văn phòng đại diện này đã thực hiện

quá thẩm quyền được quy định trong giấy phép văn phòng đại diện, vì văn phòng đại diện không được phép kinh doanh, trong khi để triển khai các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và trong giấy phép đầu tư thì bên nước ngoài phải có các hoạt động nhằm mục đích kinh doanh, như kí các hợp đồng kinh tế, thu, chi tài chính và triển khai các hoạt động kinh doanh khác...Tình trạng này kéo dài rất lâu. Do đó cho đến trước thời điểm ban hành LĐTNN 2000 việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh cuả bên nước ngoài có không ít những khó khăn, vì luật pháp của ta không đồng bộ vàđầy đủ, chứ không phải do phía nhàđầu tư. Sau khi LĐTNN sửa đổi 2000 được ban hành, Nghịđịnh 24 đã quy định cụ thể tại điều 34, cho phép bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh được thành lập tại Việt nam văn phòng điều hành với tư cách đại diện cho bên nước ngoài. Văn phòng điều hành có con dấu và tài khoản riêng để tiến hành các hoạt động kinh doanh phù hợp với các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và giấy phép đầu tư.

Văn phòng điều hành được kí kết các hợp đồng kinh tế, tuyển dụng lao động. Các nghĩa vụ tài chính của văn phòng điều hành chính là các nghĩa vụđược quy định cho bên nước ngoài nêu trong giấy phép đầu tư. Quy định này đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc trong hoạt động của bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

* Vấn đề chuyển nhượng vốn: Việc chuyển nhượng vốn là hiện tượng bình thường trong kinh tế thị trường và là quyền chính đáng của nhàđầu tư. Tuy nhiên LĐTNN 1987 chỉ quy định việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trên cơ sởđóĐiều 33 Nghịđịnh 139 đã quy định việc chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp liên doanh và các bên ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong liên doanh. Việc chuyển nhượng này phải được Hội đồng quản trị nhất trí và phải được Uỷ ban nhà nước về hợp tác vàđầu tư

(nay là Bộ Kế Hoạch vàĐầu Tư) chuẩn y. Sau này LĐTNN 1996 đã quy định việc chuyển nhượng vốn một cách đầy đủ và thoáng hơn, cụ thể là quy định

việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cũng như của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo quy định mới, chỉ cần các bên thoả thuận không phải có sự nhất trí của Hội đồng quản trị, nhưng vẫn phải được cơ quan cấp phép đầu tư chuẩn y. Tuy nhiên, do sự chuyển nhượng vốn xảy ra nhiều và phát sinh lợi nhuận nên LĐTNN 1996 quy định việc phải nộp thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) 25%. Trường hợp chuyển nhượng cho bên Việt nam thì tuỳ trường hợp sẽđược miễn, giảm thuế.

Do quy định trên về chuyển nhượng vốn còn phức tạp và mang tính chất áp đặt nên LĐTNN 2000 sưảđổi quy định hợp đồng chuyển nhượng vốn chỉ cần đăng kí với cơ quan cấp phép đầu tư (Điều 34). Quy định này sẽđơn giản đi rất nhiều về thủ tục so với cơ chế chuẩn y trước đây, nhằm hạn chế sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

* Cân đối ngoại tệ: Nhằm mục đích ổn định cán cân thanh toán quốc tế trong điều kiện đồng tiền Việt Nam chưa có khả năng chuyển đổi và dự trữ ngoại tệ có hạn, LĐTNN năm 1996 quy định Doanh nghiệp có vốn ĐTNN, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tựđảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài cho hoạt động của mình. Quy định này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu hoặc cho doanh nghiệp không có hàng xuất khẩu, không có nguồn thu ngoại tệ tại chỗ và cũng chưa phù hợp với tinh thần các nguyên tắc của WTO vì hạn chế doanh nghiệp được quyền tiếp cận nguồn ngoại tệ của các ngân hàng.

Để thực hiện từng bước xử lý vấn đề chuyển đổi ngoại tệđối với các giao dịch vãng lai, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và tạo cơ sở pháp lý cho các Ngân hàng được quyền quyết định mua, bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tuỳ khả năng vàđiều kiện cụ thể, LĐTNN (sửa đổi năm 2000) đã sửa đổi Điều 33 của LĐTNN năm 1996 theo hướng:

Thay doanh nghiệp quy định doanh nghiệp tự cân đối ngoại tệ bằng việc cho phép doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các bên tham gia hợp đồng hợp

tác kinh doanh được mua ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại đểđáp ứng các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Chính phủ bảo đảm cân đối ngoại tệđối với một số dựán đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ. Đồng thời để phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập, việc sửa đổi lần này đã loại bớt quy định bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệđối với sản xuất thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu nói chung và chỉ bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệđối với các dựán xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vàđối với một số dựán quan trọng khác.

Việc nghiên cứu LĐTNN của các nước trong khu vực cho thấy các nước đều quy định doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải tựđảm bảo cân đối ngoại tệ. Malaixia cho phép nhàĐTNN đổi đồng tiền của Malaixia ra ngoại tệđể chuyển ra nước ngoài vốn, lợi nhuận, cổ tức, lãi tiền vay, tiền thuê và tiền hoa hồng tại các ngân hàng được phép hoạt động. Ở Mianma các khoản vay nước ngoài cũng như việc chuyển vốn và lợi nhuận về nước phải được hội đồng đầu tư Mianma phê duyệt và phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối. Ở Hàn Quốc, Luật về giao dịch ngoại hối có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1999 theo đó mọi kiểm soát và hạn chế về giao dịch ngoại hối giữa các doanh nghiệp và Ngân hàng Hàn Quốc với bên nước ngoài sẽ bị xoá bỏ.

* Việc tổ chức lại Doanh nghiệp: Việc chuyển đổi hình thức đầu tư, mua lại, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp là thực tế phổ biến trong hoạt động đầu tư của các nước. Một trong các hạn chế của LĐTNN năm 1996 là quan tâm chủ yếu đến việc cho phép thành lập và chấm dứt hoạt động doanh nghiệp mà chưa đề cập đến các hình thái vận động của doanh nghiệp trong quá trình phát triển như chuyển đổi hình thức đầu tư, việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp .... thời gian qua, mặc dù chúng ta đã xử lý linh hoạt việc cho nhàđầu tư lựa chọn cũng như chuyển đổi hình thức đầu tư nhưng mới dừng lại ở việc xem xét từng trường hợp cụ thể chưa có quy định

chính thức về mặt pháp lý. Hơn nữa vấn đề này đãđược quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp.

LĐTNN đã sửa đổi năm 2000 đã bổ sung Điều 19a quy định việc cho phép doanh nghiệp có vốn ĐTNN, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được chuyển đổi hình thức đầu tư, chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Quy định này đã tháo gỡ vướng mắc cho nhàĐTNN khi đầu tư vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.docx (Trang 42 - 48)