Các quy định về bảo đảm Đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.docx (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 2 MỘTSỐVẤNĐỀPHÁPLÝVỀHOÀNTHIỆN

2.1.1.Các quy định về bảo đảm Đầu tư

Biện pháp đảm bảo đầu tư là một trong nhiều quy định cơ bản của LĐTNN tại Việt Nam. Quy định này khẳng định sự cam kết của Chính Phủ không trưng thu, không quốc hữu hoá, trưng mua tài sản của nhàđầu tư. Nếu trong điều lệĐTNN năm 1977 chưa khẳng định việc nhà nước Việt Nam có quốc hữu hoá các xí nghiệp có vốn ĐTNN hay không thì trong LĐTNN 1987 đã quy định những nguyên tắc và những biện pháp bảo đảm đầu tư nhằm làm cho các nhàĐTNN yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam '' Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định, các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức cá nhân đóđầu tư vào Việt Nam”. Trường hợp bị trưng thu tài sản thì các nhàĐTNN được đền bù thoảđáng. Tuy nhiên giống như các nước đang phát triển khác Việt Nam không cam kết đảm bảo đối với các rủi ro không chuyển đổi được các khoản thu nhập từđồng tiền trong nước ra đồng tiền nước ngoài đặc biệt Việt Nam không công nhận và không đảm bảo về quyền sở hữu vềđất như các nước Malaixia, Thái Lan. Trong khi đó Việt Nam lại có quy định Hiến pháp về bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản khác, các quyền lợi hợp pháp khác và bảo đảm không quốc hữu hoáđối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cụ thểĐiều 21 LĐTNN 1987 khẳng định '' Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của các tổ chức, cá nhân nước ngoài không bị trưng thu trưng dụng hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính, xí nghiệp có vốn ĐTNN không bị quốc hữu hoá ''.

Ngoài ra LĐTNN năm 1987 còn cho phép nhàđầu tư chuyển lợi nhuận và mọi khoản tiền khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ (Đ22) cho phép các nhân viên nước ngoài làm việc trong các xí nghiệp có vốn ĐTNN được chuyển về nước thu nhập hợp pháp của mình sau khi đã nộp đủ thuế thu nhập (Đ23).

Biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhàđầu tư nước ngoài khi có sự thay đổi về chính sách pháp luật. Đối với các nhà kinh doanh , yêu cầu hàng đầu của họ khi có một dựán đầu tư muốn đầu tư vào một nước là pháp luật cũng như chính sách của nhà nước phải ổn định để không làm đảo lộn các tính toán kinh doanh của họ, nhưng dưới góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước khi tình hình thay đổi thì chính sách, pháp luật cũng phải được thay đổi cho phù hợp. Để giải quyết mâu thuẫn nói trên cần có giải pháp thích hợp về mặt pháp luật.Trong trường hợp do thay đổi của pháp luật Việt nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đãđược cấp giấy phép thì nhà nước có biện pháp giải quyết thoảđáng với quyền lợi của nhàđầu tư. Chủ trương đảm bảo về vốn và tài sản của nhàĐTNN không những được thể hiện trong Luật ĐTNN 1992 mà còn thể hiện trong nghịđịnh số 18/CP ngày 26.12.1992 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam 1992 như sau: Trong trường hợp nếu những thay đổi của pháp luật Việt Nam làm thiệt hại đến lợi ích của các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam quy định trong giấy phép đầu tư và giấy phép kinh doanh thì Uỷ Ban nhà nước về hợp tác vàđầu tư (Nay là Bộ kế hoạch vàĐầu tư) có biện pháp giải quyết thoảđáng để bảo đảm quyền lợi của các chủđầu tư bằng cách thoả thuận với họ theo các hướng :

1. Thay đổi mục tiêu hoạt động của các dựán. 2. Giảm miễn thuế trong khuôn khổ của pháp luật.

3. Thiệt hại của chủđầu tư là khoản lỗ, khoản lỗ này được chuyển sang năm tiếp theo không được vượt quá 5 năm.

4. Cho phép xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được tiếp tục hoạt động theo quy định của giấy phép đầu tưđã cấp trong một số trường hợp nếu thấy việc cho phép dựán tiếp tục hoạt động không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Theo tập quán quốc tế giấy phép đầu tư do nhà nước cấp không những xác định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của nhàđầu tư mà còn được coi là cam kết giữa nhà nước và nhàđầu tư. Thực tiễn thời gian qua cho thấy có những trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam đã làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh được hoạch định từ trước, gây thiệt hại đến lợi ích của nhàđầu tư, đồng thời để phù hợp với luật pháp quốc tế, LĐTNN sửa đổi 1992 đãđưa ra nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của nhàđầu tư, nhà nước khi có sự thay đổi chính sách, pháp luật của Việt nam nhưng chưa đầy đủ.LĐTNN sửa đổi bổ sung năm 2000 đã thay khoản 3 Điều 21 trong LĐTNN 1996 bằng điều 21a trên cơ sở Luật hoáđiều 01 Nghịđịnh 12/CP ngày 18.2.1997của chính phủ quy định chi tiết thi hành LĐTNN năm 1996 nhằm quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhàđầu tư trong trường hợp do có những thay đổi trong quy định của pháp luật Việt nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của nhàđầu tư theo hướng: Cho phép nhàđầu tư tiếp tục được hưởng các ưu đãi đãđược quy định trong giấy phép đầu tư và LĐTNN hoặc áp dụng các biện pháp như cho phép thay đổi mục tiêu hoạt động của dựán, miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật, thiệt hại của DN có vốn ĐTNN được xem xét bồi thường thoảđáng trong một số trường hợp cần thiết. Việc sửa đổi cũng nêu rõ những quy định mới ưu đãi hơn ban hành sau khi cấp giấy phép đầu tư sẽđược áp dụng cho các DN có vốn ĐTNN và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Biện pháp bảo đảm bảo lãnh của Chính phủđối với các dựán xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và các dựán cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng. NhàĐTNN mong muốn được Chính phủ bảo lãnh các nghĩa vụ về tài chính, chia sẻ rủi ro với nhàđầu tư nước ngoài thậm chí có cả những cam kết bảo lãnh mà pháp luật chưa quy định. Những mong muốn về cam kết, bảo

lãnh với các dựán này là chính đáng, việc tôn trọng đầy đủ các cam kết đó làđiều kiện quan trọng nhiều khi mang tính tiên quyết để nhàĐTNN bỏ vốn đầu tư, tìm kiếm được nhà tài trợ vàđể triển khai dựán thành công. Các cam kết này thường đa dạng và các dựán khác nhau biện pháp bảo lãnh sẽ khác nhau. LĐTNN 2000 đã bổ sung cơ chế quản lý, cơ chế pháp lý về bảo lãnh đối với một số dựán đặc biệt quan trọng là căn cứ vào nguyên tắc quy định của LĐTNN tại Việt Nam. Chính phủ có thể khuyến khích các thoả thuận với nhàĐTNN hoặc chia ra các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh vềđầu tư.

Biện pháp bảo đảm đối với việc chuyển các khoản liên quan đến đầu tư. Mục đích của kinh doanh nói chung và của đầu tư nói riêng là lợi nhuận. Muốn thu hút được nhiều vốn ĐTNN thì nhất thiết pháp luật phải đảm bảo cho nhàđầu tư có thể chuyển vốn, lợi nhuận và các tài sản hợp pháp khác của họ ra nước ngoài một cách thuận tiện. Về vấn đề này Điều 22 LĐTNN 1992 quy định các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh; những khoản tiền trả cho việc cung cấp kĩ thuật, dịch vụ; tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động; vốn đầu tư; các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Nội dung của Nghịđịnh 18 cũng nêu rõ việc chuyển tiền trích từ khấu hao tài sản cốđịnh trong vốn đầu tư chỉđược chuyển sau khi đã góp đủ số vốn pháp định. Số tiền này được rút tương ứng với quỹ khấu hao được lập phù hợp với tỷ lệ khấu hao tài sản do Bộ Tài chính quy định. Việc chuyển các khoản tiền chỉđược thực hiện sau khi đã nộp đủ các khoản thuế phải nộp và phải bảo đảm số vốn còn lại của xí nghiệp không ít hơn vốn pháp định quy định tại giấy phép đầu tư. Khi kết thúc và giải thể xí nghiệp tổ chức kinh tế và cá nhân được chuyển ra nước ngoài vốn đầu tư vào các xí nghiệp sau khi thanh toán mọi khoản nợ. Trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài cao hơn vốn ban đầu và vốn tái đầu tư thì số tiền chênh lệch đó chỉđược chuyển ra nước ngoài khi Bộ kế hoạch vàĐầu tư chuẩn y. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong xí nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài hoặc trong hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được chuyển ra nước ngoài lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác sau khi đã nộp thuế thu nhập trừ các khoản chi phí.

Biện pháp bảo đảm áp dụng pháp luật nước ngoài.Về nguyên tắc mọi hoạt động ĐTNN tại Việt Nam phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam. Tuy nhiên hệ thống chính sách pháp luật của nước ta đang trong quá trình xây dựng và tiếp tục hoàn chỉnh. Do tính đa dạng và phức tạp của hoạt động ĐTNN nên có thể dẫn đến những vấn đề mà pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể do đó có thể thiếu những cơ sở pháp lý cho việc xử lý các vấn đề liên quan. Mặt khác nước ta chủđộng hội nhập với khu vực và quốc tế và nước ta đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế vàđã kí nhiều điều ước quốc tế liên quan đến các Hiệp định đa phương và Hiệp định song phương. Đểđảm bảo tính rõ ràng ổn định của hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã kíđồng thời làm cho các nhàđầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam, LĐTNN 2000 đã bổ sung Điều 66 LĐTNN 1996:'' Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo quy định Luật này và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Quy định trên cũng phù hợp với tinh thần của Bộ luật Dân sự và Luật Thương Mại mới ban hành. Đồng thời quy định mới này đãđảm bảo được nhất quán vàđồng bộ giữa các đạo luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Biện pháp bảo đảm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp: Trong kinh doanh thường xảy ra tranh chấp không chỉở trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam mà cả trong môi trường kinh doanh của các nước khác. Nước ta đang thu hút vốn ĐTNN nhưng đồng thời cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với các nước khác trong khu vực. Kết quảđạt được phụ thuộc vào

việc giải quyết tranh chấp trong quá trình đầu tư. Điều 25 Luật ĐTNN 2000 quy định về việc giải quyết tranh chấp '' Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải...Trong trường hợp các bên không hoà giải được thì vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài quốc tế hoặc toàán Việt Nam theo pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan xét xử khác do các bên thoả thuận”.Việc Luật quy định các tranh chấp trước hết phải được giải quyết thông qua con đường hoà giải là một hướng đi đúng bởi vì nếu hoà giải thành, các bên có tranh chấp sẽ không phải tốn thời gian, tiền của đểđưa tranh chấp ra một cơ quan trọng tài, hơn nữa nhờđó mà công việc sản xuất kinh doanh không bịđình trệ.Việc giải quyết tranh chấp trong ĐTNN tại Việt Nam được pháp luật quy định khá cụ thể, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với các nhàĐTNN. Bên cạnh đó nhà nước Việt Nam cũng đã chúýđến việc xây dựng các văn bản pháp luật có giá trị cao trong đảm bảo pháp lý quan trọng đối với các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam khi tranh chấp phát sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.docx (Trang 29 - 34)