Quản lý nhà nước vềĐầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.docx (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2 MỘTSỐVẤNĐỀPHÁPLÝVỀHOÀNTHIỆN

2.1.4.Quản lý nhà nước vềĐầu tư.

Theo quy định của Luật đầu tư, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vềĐTNN tại Việt Nam. Nội dung bao gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách ĐTNN; ban hành các văn bản pháp luật vềĐTNN; hướng dẫn các ngành, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động liên quan tới hợp tác ĐTNN; cấp, thu hồi giấy phép đầu tư; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động ĐTNN; kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động ĐTNN.Điều lệĐTNN năm 1977 không có quy định quản lý nhà nước vềĐTNN. LĐTNN năm 1987 đã có một chương riêng quy định về cơ quan nhà nước quản lýĐTNN, để quy tụ các hoạt động ĐTNN về một đầu mối, đồng thời để thống nhất quản lý các hoạt động đầu tư trên phạm vi cả nước, cơ quan quản lý nhà nước vềĐTNN là Uỷ ban nhà nước về hợp tác vàđầu tư là một cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, chỉđạo thống nhất quản lý mọi hình thức ĐTNN tại Việt Nam. Quy định này thể hiện việc tách riêng quản lýĐTNN với quản lýđầu tư trong nước.

Điều này phù hợp với những năm đầu thực hiện LĐTNN ở nước ta. Điều 36 LĐTNN 1987 đã quy định rõ chức năng của cơ quan quản lý nhà nước quản lýĐTNN là " Giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài". Đồng thời quy định những nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế việc sửa đổi bổ sung LĐTNN sẽ tạo điều kiện cho sự nhích dần khoảng cách giữa ĐTNN vàđầu tư trong nước thì quy định về quản lý nhà nước như

LĐTNN năm 1987 không còn phù hợp nữa. Theo tinh thần của LĐTNN năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều thay đổi. Theo đó vai trò của cơ quan đầu mối, các cơ quan quản lý nhà nước đầu mối chuyên ngành, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ởđịa phương đều được xác định rõ trên cơ sở có sự phân công, phân cấp hợp lý nhằm phát huy vai trò và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quan trọng này.

Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng quyền hạn được phân định đều tham gia vào công tác quản lý nhà nước vềĐTNN, nhưng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư vẫn được giao làđầu mối phối hợp vàđiều hoà. Theo LĐTNN năm 1996 và Nghịđịnh 12/CP ngày 18.2.1997 của Chính phủ thì số lượng các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tưđã tăng lên. Ngoài Bộ kế hoạch vàĐầu tưđược cấp giấy phép theo thẩm quyền do Chính phủ quy định, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cóđủđiều kiện được Thủ tướng chính phủ phân cấp giấy phép đầu tư với mức vốn 10 triệu USD đối với hai thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và dưới 5 triệu USD đối với các tỉnh, thành phố còn lại. Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất cấp tỉnh cũng được uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư có mức vốn dưới 40 triệu USD đối với dựán đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp. Ưu điểm của việc phân cấp quản lý và cấp giấy phép đầu tư trong nước theo quy hoạch của địa phương. Việc phân cấp và uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư cũng góp phần tạo thêm tính cởi mở thông thoáng của luật, thực hiện phương châm đơn giản hoá các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian cấp giấy phép tạo điều kiện cho các nhàđầu tư. LĐTNN 1996 quy định rõ hơn thẩm quyền, chức năng và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước vềđầu tư và các Bộ, nghành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy định các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước như giám định, nghiệm thu, quyết toán công trình,đấu thầu, kiểm toán…Tiếp theo, LĐTNN 2000 và Nghịđịnh 24 đã quy định rõ hơn về hoạt động quản lý nhà nước đối với ĐTNN cụ thể là

quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nhà nước của các Bộ, nghành vàđịa phương,cơ chế phối hợp, báo cáo giữa các cơ quan cấp giấy phép đầu tư với nhau và với các Bộ nghành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

ĐTNN là một vấn đề phức tạp cả về nội dung kinh tế và nội dung pháp lý, nhưng nó có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế và sự quốc tế hoáđời sống kinh tế của mỗi nước. Vì vậy ở bất kì nước nào ĐTNN cũng đặt ở vị tríưu tiên của chiến lược phát triển kinh tếđối ngoại. LĐTNN Việt Nam 1987 qua hai lần sửa đổi 1990, 1992 cùng với hệ thống văn bản pháp lý liên quan được đánh giá là LĐTNN thông thoáng, cóđủ sức cạnh tranh để thu hút ĐTNN. LĐTNN 1996 thay thế LĐTNN 1987 qua một lần sửa đổi năm 2000 lại càng cởi mở và thông thoáng hơn vừa thể hiện tiến trình hội nhập nhanh vào quốc tế và khu vực, vừa thể hiện sự trưởng thành của công tác quản lý nhà nước vềđầu tư trực tiếp nhà nước tại Việt Nam những quy định về mọi chủđầu tư nước ngoài đều được đầu tư vào Việt Nam không phân biệt nước đó có chếđộ chính trị, xã hội như thế nào,đã hay chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, quy định mở rộng chủ thể, phạm vi lĩnh vực đầu tư, quy định về kéo dài thời hạn đầu tư, biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư… làm cho LĐTNN ở Việt Nam trên thực tếđã thực sự hấp dẫn đối với các nhàđầu tư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.docx (Trang 48 - 50)