Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
806,34 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== VƢƠNG THỊ NGOAN THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI TRÊN CÂY CHÈ TẠI NGỌC THANH – PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. VŨ THỊ THƢƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN! Để hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: - GVHD – ThS. Vũ Thị Thƣơng là ngƣời đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài. - Tất cả các giáo viên Bộ môn, ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã góp ý để tôi hoàn thành đề tài này. - Tất cả các bạn bè và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi. Một lần nữa tôi bày tỏ lòng biết ơn tới mọi sự giúp đỡ đó! Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Vƣơng Thị Ngoan LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học và chƣa sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Vƣơng Thị Ngoan DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC HÌNH 1. Danh mục bảng Bảng 3.1: Thành phần thiên địch trên cây chè vụ Xuân 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Bảng 3.2: Phổ vật mồi của thiên địch trên cây chè vụ Xuân 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Bảng 3.3: Tần suất xuất hiện của một số thiên địch trên cây chè vụ Xuân năm 2014 tại Ngọc Thanh - Tx Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Bảng 3.4: Cây ký chủ cuả một số loài thiên địch trên cây chè vụ Xuân năm 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Bảng 3.5: Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên cây chè vụ Xuân năm 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Bảng 3.6 : Mối tƣơng quan giữa bọ rùa đỏ và rầy xanh. 2. Danh mục hình Hình 1: Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ vụ Xuân năm 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Hình 2: Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ và rầy xanh trên cây chè tháng 1, 2 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật KHKTNNVN: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam ĐH: Đại học BMAT: Bắt mồi ăn thịt MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở khoa học 4 1.2. Những nghiên cứu trên thế giới 5 1.3. Những nghiên cứu trong nƣớc 6 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Thời gian, địa điểm, đối tƣợng và dụng cụ nghiên cứu 14 2.2. Nội dung nghiên cứu 15 2.3. Phƣơng pháp xử lý và bảo quản mẫu vật 16 2.4. Xử lý số liệu 17 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 3.1. Đặc điểm sản xuất chè Ngọc Thanh - Tx Phúc Yên - Vĩnh Phúc 18 3.2. Thành phần thiên địch trên cây chè vụ Xuân tại Ngọc Thanh - Tx Phúc Yên - Vĩnh Phúc 18 3.3. Phổ vật mồi của một số thiên địch sâu hại trên cây chè vụ Xuân tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc 22 3.4. Tần suất xuất hiện các loài thiên địch của sâu hại trên chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc vụ Xuân năm 2014 24 3.5. Cây ký chủ của một số loài thiên địch trên cây chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc vụ Xuân năm 2014 26 3.6. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên chè vụ Xuân năm 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc 28 3.7. Mối tƣơng quan giữa bọ rùa đỏ và rầy xanh 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 1. Kết luận 33 2. Kiến nghị 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trƣởng và phát triển tốt trong điều kiện nóng và ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật cây chè đã đƣợc trồng ở cả những nơi khá xa nguyên sản của nó. Chè là cây công nghiệp lâu năm, đƣợc trồng khá phổ biến trên thế giới tiêu biểu nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Việt Nam… Việt Nam là một trong những nƣớc có điều kiện tự nhiên cho cây chè phát triển. Lịch sử phát triển của cây chè đã có từ lâu, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Cây chè phát nguyên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đƣờng biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hƣớng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95 o đến 120 o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 29 o đến 11 o Bắc. Với điều kiện khí hậu địa lí, đất đai của Việt Nam phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây chè nên cây chè đƣợc trồng nhiều ở đây đặc biệt là các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc. Cây chè cho chất lƣợng, năng suất tƣơng đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng nhƣ thu nhập hằng năm cho ngƣời lao động đăc biệt là các tỉnh miền núi và trung du. Với ƣu thế là cây trồng dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc thì cây chè đƣợc coi là cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi. Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc là xã sản xuất nông, lâm nghiệp là chính. Ngoài những cây lƣơng thực, thực phẩm nhƣ đậu tƣơng, ngô, lạc, thì cây chè là một trong những cây trồng chính, sản phẩm chè là đồ uống thông dụng và rất tốt cho sức khoẻ. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế thì cây chè cho thu nhập tƣơng đối cao và thu nhập tƣơng đối ổn định so với cây 2 trồng khác… Vậy tại sao diện tích chè chƣa đƣợc mở rộng, làm thế nào để sản xuất chè đạt hiệu quả năng suất và an toàn? Đó là cần từng bƣớc giảm bớt việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, sử dụng hợp lý và cân đối phân bón cho một nền sản xuất công nghiệp sạch và thân thiện với môi trƣờng, đảm bảo sức khoẻ ngƣời tiêu dùng. Theo quan điểm của mô hình canh tác bền vững thì phải quan tâm nhiều hơn đến hệ sinh thái, phát triển chè ở các tỉnh miền núi và trung du tăng cƣờng sử dụng thiên địch để kiểm soát số lƣợng sâu hại và giảm dần sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật. Xuất phát từ yêu cầu khoa học và thực tiễn, việc nghiên cứu về thành phần thiên địch trên cây chè, hƣớng tới các biện pháp phòng trừ tổng hợp hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao và ít ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh thái đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành chè Việt Nam. Để góp phần giải quyết những tồn tại về phƣơng diện Bảo vệ thực vật cho ngành chè và là cơ sở của những nghiên cứu tiếp theo, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thành phần thiên địch của sâu hại trên cây chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc”. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Xác định thành phần, sự phát sinh, phổ vật mồi của một số loài thiên địch trên cây chè. Làm cơ sở để đề xuất các biện pháp sử dụng các loài ký sinh, bắt mồi trong kiểm soát số lƣợng sâu hại chè nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc hoá học và các dƣ lƣợng độc hại trên sản phẩm chè. 3 2.2. Yêu cầu - Xác định thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng ký sinh, bắt mồi trên chè tại địa điểm nghiên cứu. - Xác định đƣợc phổ vật mồi, sự phát sinh, phát triển theo thời gian trong năm của một loài thiên địch trên chè tại địa điểm nghiên cứu. [...]... tra thành phần thiên địch của sâu hại cây chè từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, tôi thấy thành phần thiên địch chè có mức độ phổ biến không giống nhau Thành phần thiên địch trên chè khá phong phú, số lƣợng loài tƣơng đối lớn điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng trừ sâu hại chè 3.3 Phổ vật mồi của một số thiên địch sâu hại trên cây chè vụ Xuân tại Ngọc Thanh. .. Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc Nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa thiên địch và vật mồi, tôi đã tiến hành điều tra phổ vật mồi của thiên địch trên cây chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc Công việc này đƣợc tiến hành song song với việc điều tra thành phần thiên địch trên chè Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.2 Bảng 3.2: Phổ vật mồi của thiên địch trên cây chè tại Ngọc Thanh Phúc Yên - Vĩnh Phúc vụ... là bƣớc đầu, Ngọc Thanh là vùng chè có điều kiện thuận lợi cho cây chè phát triển đã tạo nguồn thức ăn dồi dào cho sâu hại nối tiếp nhau phá hại trên đồng ruộng Để hạn chế những tác hại mà sâu hại gây ra và sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại, tôi tiến hành điều tra thành phần thiên địch trên cây chè, nhằm xác định thành phần thiên địch trên cây chè ở Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc Kết quả... vật mồi của một số loài thiên địch trên cây chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc khá phong phú, trong đó có những loài gây hại chính trên cây chè là sâu non cánh vẩy, rầy xanh Đặc biệt là sâu non cánh vẩy, nhiều loài sâu là thức ăn của bọ ngựa, chuồn chuồn ngô, muồn muỗm Sự có mặt của các loài thiên địch trên đã góp phần nào giúp ngƣời dân của xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc bảo vệ cây chè, ... hiện của sâu hại chè đã ảnh hƣởng thế nào đến mật độ của thiên địch trên nƣơng chè Có một điều tôi có thề khẳng định rằng thiên địch trên cây chè đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và trọng việc điều hòa số lƣợng sâu hại Do vậy chúng ta cần bảo vệ những loài côn trùng có ích này 3.4 Tần suất xuất hiện các loài thiên địch của sâu hại trên chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc vụ... bắt mồi trên cây chè Thiên địch là một trong những yếu tố sinh thái ảnh hƣởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu hại, chúng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa số lƣợng của các loài sâu hại trên cây chè Ở Việt Nam nghiên cứu về thiên địch của sâu hại trên cây chè đã đƣợc nhiều tác giả trong nƣớc tiến hành nhƣ: Nguyễn Văn Thiệp (1998) [17] cho biết thiên địch chủ yếu của các loài sâu hại chè trong... lại quay trở lại trên cây chè Trên cơ sở này tôi thấy có thể hạn chế sự lây lan gây hại của sâu hại trên cây chè bằng cách trồng xen canh cây chè và các cây ký chủ phụ khác trên các nƣơng chè 3.6 Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên chè vụ Xuân năm 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc Bọ rùa đỏ là loài thiên địch rất phổ biến trong các vùng chè trong cả nƣớc, loài thiên địch này có vai trò quan trọng... thành phần sâu hại cây chè đã có những thay đổi, song chƣa đƣợc cập nhật Mặt khác, chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về thành phần thiên địch của sâu hại cây chè Những dẫn liệu về thành phần thiên địch trên cây chè chỉ đƣợc công bố tản mạn trong nhiều nghiên cứu khác nhau Nhận xét chung: Ở Việt Nam các nghiên cứu về côn trùng ký sinh, bắt mồi, sử dụng côn trùng bắt mồi trong kiểm soát sâu hại chè. .. và vùng cao nhƣ Hà Tuyên, Mộc Châu, Thái Nguyên đều có các loài côn trùng bắt mồi Ngoài chè một số loài thiên địch còn tồn tại trên một số cây ký chủ phụ khác, tại địa điểm mà tôi nghiên cứu kết quả nhƣ bảng 3.4 26 Bảng 3.4: Cây ký chủ cuả một số loài thiên địch trên cây chè vụ Xuân năm 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc Tên cây ký chủ STT Tên thiên địch Tên khoa học Cây Cây xuyến mâm chi xôi... về tập hợp nhện lớn BMAT Nghiên cứu về thiên địch của sâu hại chè ở nƣớc ta hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm Chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về thành phần loài thiên địch trên cây chè ở nƣớc ta Các kết quả về thành phần thiên địch của sâu hại chè đã có ở nƣớc ta thƣờng đƣợc công bố chung cùng với các kết quả nghiên cứu về sâu hại cây chè Các loài thiên địch đã thu thập đƣợc tập trung nhiều nhất ở bộ . 3.1: Thành phần thiên địch trên cây chè vụ Xuân 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Bảng 3.2: Phổ vật mồi của thiên địch trên cây chè vụ Xuân 2014 tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. . xuất chè Ngọc Thanh - Tx Phúc Yên - Vĩnh Phúc 18 3.2. Thành phần thiên địch trên cây chè vụ Xuân tại Ngọc Thanh - Tx Phúc Yên - Vĩnh Phúc 18 3.3. Phổ vật mồi của một số thiên địch sâu hại trên. trên cây chè vụ Xuân tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc 22 3.4. Tần suất xuất hiện các loài thiên địch của sâu hại trên chè tại Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc vụ Xuân năm 2014 24 3.5. Cây