Văn học mọi dân tộc đều là sản phẩm của lịch sử
Trang 1Bộ giáo dục vμ đμo tạo trường đại học sư phạm hμ Nội
Trang 2Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i th− viÖn Quèc gia vµ th− viÖn
Tr−êng §¹i häc s− ph¹m Hµ Néi
Trang 3Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả
có liên quan đến đề tμi
1 Nguyễn ái Học, Không gian nghệ thuật trong thơ Tản Đà, tạp chí
Trang 41 Lý do chọn đề tài
Văn học mọi dân tộc đều là sản phẩm của lịch sử Sự vận động, phát triển của một nền văn học thể hiện qua hệ thống nghệ thuật ở các nhà văn (nhà thơ) lỗi lạc của nền văn học ấy Nghiên cứu hệ thống thi pháp các nhà văn lỗi lạc là cơ sở để tìm hiểu tiến trình văn học dân tộc
Tản Đà là nhà thơ lớn của dân tộc Việt nam Ông là nhà thơ cổ điển cuối cùng và là nhà thơ mới đầu tiên, giữ vị trí đặc biệt trong tiến trình văn học Việt Nam Đã có nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu về thơ Tản Đà Nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết đã đưa ra được những nhận định quí báu về thơ Tản Đà Song, có thể nói, từ trước tới nay chưa có một công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu thơ Tản Đà như một hệ thống nghệ thuật Điều này đã thành mối quan tâm của nhiều người
ý kiến của các nhà lý luận, nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ cũng như những người quan tâm đến thơ Tản Đà (tiêu biểu như ý kiến của Trần Đình Sử, Trần
Đình Hượu, Xuân Diệu, Huy Cận,Trần NgọcVương …) giúp chúng ta nhận
thấy: muốn tiến tới đánh giá ngày càng đúng hơn những đóng góp lớn của thơ Tản Đà đối với lịch sử văn học dân tộc, đòi hỏi chúng ta phải có những công trình với những cách tiếp cận thơ Tản Đà trên một cấp độ mới, tìm hiểu thơ ông một cách toàn diện hơn, xem xét thơ ông như một chỉnh thể, một thế giới nghệ thuật có qui luật vận động nội tại, đặt nó trong tiến trình vận động-đổi mới thơ
ca Việt Nam từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại
Xuất phát từ lý do trên, luận án của chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
Thi pháp thơ Tản Đà
Thực hiện đề tài Thi pháp thơ Tản Đà - một đề tài thuộc chuyên ngành lý luận văn học, chúng tôi nhằm vận dụng một số luận điểm lý luận về thi pháp học hiện đại vào việc tìm hiểu đánh giá một tác giả văn học cụ thể theo quan điểm lý luận và thực tiễn không tách rời
Giải quyết đề tài Thi pháp thơ Tản Đà, chúng tôi còn nhằm mục đích góp phần trang bị thêm lý luận, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần thơ Tản
Trang 5Đà trong các cấp học hiện nay: đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, phổ thông cơ sở Chính vì vậy, đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn
2 Lịch sử vấn đề
Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay đã 80 năm trôi qua,Tản Đà được giới văn nghệ đánh giá qua nhiều công trình Theo thư mục thống kê của chúng tôi, cho đến nay(2006) đã có hơn 300 công trình đề cập, giới thiệu, nghiên cứu, phê bìn, bình luận về cuộc đời và thơ văn Tản Đà - một khối lượng không thể coi là nhỏ Thơ Tản Đà đã có sức sống mãnh liệt, sâu sắc trong lòng bạn đọc qua nhiều thế hệ Nhìn chung lịch sử nghiên cứu thơ Tản Đà cho đến nay có thể chia làm 3 hướng chính :
- Thứ nhất : nghiên cứu thơ Tản Đà theo hướng khảo sát nội dung xã hội, nội
dung chính trị, giai cấp
- Thứ hai : nghiên cứu thơ Tản Đà theo hướng tìm hiểu tư tưởng, loại hình nhà văn - xã hội
- Thứ ba : nghiên cứu thơ Tản Đà theo hướng phân tích, bình luận, bình giảng
các tác phẩm thơ Tản Đà trên các mặt nội dung và nghệ thuật, theo từng chủ đề, vấn đề - phần nhiều theo lối thưởng thức, cảm thụ chủ quan Đây chính là hướng nghiên cứu đã đề cập đến yếu tố thi pháp thơ Tản Đà Chúng ta có thể nói đến công trình của các tác giả theo xu hướng này- kể từ khi thơ Tản Đà xuất hiện cho đến nay như :Trương Tửu, Lê Thanh, Hoài Thanh, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Chú, Phạm Văn Diêu, Phạm Thế Ngũ,
Đặng Tiến
Luận án đã khảo sát và phân tích lịch trình nghiên cứu thơ Tản Đà , và đi
đến kết luận:từ trước đến nay không phải người ta chưa nói đến các yếu tố nghệ thuật thơ Tản Đà, nhưng , các yếu tố nghệ thuật thơ Tản Đà chỉ được nhìn riêng lẻ Rõ ràng, các nhà nghiên cứu trước đây chưa nghiên cứu sâu vào thế giới nghệ thuật thơ Tản Đà Thơ Tản Đà như một hệ thống thi pháp chưa hề
được ý thức tìm hiểu Nói một cách đầy đủ hơn, từ trước đến nay, nghiên cứu thơ Tản Đà , các nhà nghiên cứu tập trung làm nổi bật con người thế giới quan, con người ý thức hệ của tác giả nhiều hơn là việc lưu ý để nhìn thấy nhà nghệ sĩ tác giả ở trong đó Người ta, chủ yếu đã nhìn nghệ thuật thơ Tản Đà như là thủ pháp hay phương tiện mà chưa lưu ý đến sự hiện diện của chủ thể tác giả
Trang 63 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ chung của luận án này là nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ
Tản Đà, khám phá nhà nghệ sĩ Tản Đà trong sáng tác thơ của Tản Đà- Nguyễn
Khắc Hiếu, nhìn tác phẩm thơ của Tản Đà như một dạng tồn tại của chủ thể.Từ
đó tìm ra cái nhìn mới của chủ thể thơ Tản Đà, tiến tới đánh giá đóng góp của Tản Đà đối với tiến trình phát triển thơ Việt Nam
- Vận dụng một số phạm trù lý thuyết thi pháp học hiện đại nghiên cứu
đặc điểm của hệ thống các yếu tố thi pháp: con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật,thể loại và ngôn ngữ trong toàn bộ sáng tác thơ của Tản Đà
( theo Tản Đà toàn tập-NXB Văn học-2002).Từ đó, chỉ ra sự đóng góp đổi mới thi pháp thơ Việt Nam của Tản Đà
4 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, đặc biệt chú
ý phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình
5 Đóng góp mới của luận án:
Đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu hệ thống thi pháp thơ Tản Đà Công trình chỉ rõ sự đóng góp của Tản Đà trong việc đổi mới kiểu nhà thơ, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới không gian, thời gian,
đổi mới thể loại và ngôn ngữ… Tóm lại là chỉ ra cụ thể những nội dung cách
chưa từng có trong thơ ca Việt Nam trước đây, cho thấy, Tản Đà mở ra một bước ngọăt quan trọng, xác lập, khơi dòng cho sự ra đời và phát triển của thơ ca hiện đại
Thi pháp thơ Tản Đà là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể của tác giả Sự thống nhất các yếu tố được lựa chọn trên mọi cấp độ tạo nên phong cách nghệ thuật của thơ Tản Đà Chính vì vậy nghiên cứu thi pháp thơ Tản Đà, công trình tiến tới chỉ ra cơ sở phong cách nghệ thuật của thơ Tản Đà Đây cũng là một đóng góp mới của bản luận án của chúng tôi
6 Cấu trúc luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận,danh mục, mục lục tài
liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương:
- Chương1.Kiểu nhà thơ trong thơ Tản Đà
- Chương 2 Nhân vật trữ tình trong thơ Tản Đà
- Chương 3 Không gian, thời gian trong thơ Tản Đà
- Chương 4 Thể loại và ngôn ngữ thơ Tản Đà
Trang 7NộI DUNG
Chương 1
Kiểu nhμ thơ trong thơ tản đμ
1.1 Khái niệm kiểu nhà thơ
Kiểu tác giả là một phạm trù của thi pháp học lịch sử Văn học phát triển bằng cách thay đổi các vai trò tác giả trong sáng tác, bởi vậy luận án bắt đầu bằng khái niệm kiểu tác giả để đi vào tìm hiểu con người trong thơ Tản Đà
Đổi mới kiểu nhà thơ là yêu cầu của thời đại, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự vận động và đổi mới thơ ca Quá trình phá vỡ những quy ước của mô hình
cũ để tạo thành kiểu tác giả mới là quá trình xiết bao khó khăn, vật vã đối với nhà thơ Nó đòi hỏi vừa tài năng lớn của cá nhân vừa sức mạnh của thời đại Sự thử thách ấy đặt ra với mọi nhà thơ, và, đã đặt ra với Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu
1.2 Kiểu nhà thơ mới trong thơ Tản Đà
ở mục này luận án tập trung phân tích, làm rõ quá trình đổi mới kiểu nhà thơ của Tản Đà
1.2.1 Những dấu vết cuối cùng của nhà thơ trung đại và ý thức “giải qui phạm”
Luận án dựa vào những đặc điểm thi pháp của kiểu nhà thơ trung đại được đề cập trong hàng loạt công trình của các nhà nghiên cứu ngoài và trong nước như : Riptin; Likhachev, Xtêblin - Camenxki; Trương Sở Long - Long Truyền Minh,
Đồng Khánh Bính, Lixêvích; Cao Hữu Công - Mai Tổ Lân, đặc biệt là trong các công trình Thi pháp của Trần Đình Sử để khảo sát sự khai thác yếu tố cổ điển
của Tản Đà Và luận án đã cho thấy: cái nhìn siêu cá thể, nhà thơ vũ trụ đứng giữa núi sông, đất trời giải thoát bằng thơ rượu trước cuộc đời đổi thay là những dấu vết của kiểu nhà thơ trung đại ở trong thơ Tản Đà Nhà thơ vũ trụ,
đứng giữa núi sông đất trời, xem mình là một phần của vũ trụ, với cái nhìn "tự tôn","tự trọng","tự túc","tự lạc"…đã tạo cho con người trong thơ Tản Đà một cốt cách riêng, làm nên phong độ ung dung tự tại, giúp Tản Đà đi qua giữa cái hỗn
độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với "tấm lòng bình thản của một người thời trước" (phong độ ấy, cốt cách đẹp ấy chúng ta đã không thể tìm lại được ở
Trang 8thơ ca Việt Nam về sau nữa Nó đã một đi không trở lại, nó chỉ có ở thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu )
Nhiều nhà nghiên cứu văn học trung đại (như Nguyễn Bách Khoa, Trần
Đình Hượu, Phan Ngọc, Trần Đình Sử ) đã cho thấy sự tồn tại của một kiểu tác giả vào giai đoạn cuối của văn học trung đại khẳng định mạnh mẽ ý thức cá nhân, cá tính, tài năng của con người Chúng tôi tạm gọi kiểu nhà thơ này là kiểu nhà thơ "giải quy phạm" Khảo sát thơ Tản Đà chúng tôi thấy:Kiểu nhà thơ này đã góp phần tạo nên nội dung mới, sinh động của kiểu nhà thơ trung đại
trong thơ Tản Đà Luận án đi đến kết luận: Kiểu nhà thơ trung đại tồn tại trong thế giới nghệ thuật của thơ Tản Đà, một mặt, lưu dấu vẻ đẹp "cổ kính" cũng như
sự nối tiếp truyền thống của thơ ông, mặt khác, ý thức “giải qui phạm” lại cho thấy cơ sở nền tảng vững chắc của sự ra đời kiểu nhà thơ hiện đại - một đóng góp lớn của Tản Đà trong việc đổi mới kiểu nhà thơ, trong quá trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc
1.2.2 Tìm đến thơ ca dân gian-nỗ lực giải phóng sự trói buộc của thi pháp trung đại
Thơ ca dân gian ở một số mặt nào đó là sự đối lập với một bộ phận lớn văn học giáo huấn, khô khan, khuôn sáo, nặng tính duy lý, tính quy phạm Qua khảo sát
thơ Tản Đà, luận án đi đến kết luận: tìm về với kiểu sáng tác dân gian, thơ Tản
Đà đã bộc lộ tư tưởng giải phóng cho tâm hồn, cho tình cảm của con người ra khỏi xiềng xích của khuôn sáo, luật lệ của quy phạm của văn học trung đại
1.2.3 Nhà thơ l∙ng mạn – người tấu khúc dạo đầu của “bản giao hưởng tân kỳ”
Khi con người của thời đại mới - con người cá nhân tư sản xuất hiện thì ý thức cá nhân lãng mạn đòi hỏi sự giải phóng cao độ, buộc Tản Đà cho ra đời một kiểu nhà thơ mới - Kiểu nhà thơ lãng mạn hiện đại Kiểu nhà thơ lãng mạn hiện đại ra
đời trong thơ Tản Đà như một tất yếu lịch sử đáp ứng yêu cầu của con người thời
đại Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập
Dựa trên nội dung khái niệm thơ lãng mạn, luận án đã phân tích để thấy
được chính kiểu nhà thơ lãng mạn đã gíup cho Tản Đà đỏi mới tư tưởng, khám phá con người cũng như đổi mới những thủ pháp nghệ thuật, chứ không đơn thuần ở cảm hứng lãng mạn như nhiều công trình trước đây đã nêu
Luận án chứng minh : mang ý thức cái riêng vào văn học, Tản Đà đã làm được một bước chuyển mới về ý thức nghệ thuật thực sự đáng kể Tản Đà đã làm một bước
Trang 9"tiểu thuyết hóa" thơ hiểu theo cách của M.Bakhtin (nhà văn có thể dùng kinh nghiệm của mình làm sâu sắc cho hình tượng và chủ đề)
Khảo sát toàn bộ thơ Tản Đà, luận án chỉ ra ý thức của con người cá nhân hiện đại trong thơ Tản Đà được thể hiện đầy đủ qua con người tiểu sử, con người hình tượng hoá (cái tôi thứ hai) trong thơ, qua giọng điệu…Luận án nâng cao
cái nhìn về con người cá nhân trong thơ Tản Đà Luận án đi tới kết luận: kiểu tác giả trong thơ Tản đã tạo nên thế giới nghệ thuật độc đáo, phong phú, sinh
động, đồng thời cũng tạo nên tính “phức tạp”, thậm chí “ mâu thuẫn” của thế giới ấy Nhưng thế giới thơ Tản Đà hướng tới một sự thống nhất cao độ trong tư tưởng đổi mới thi pháp thơ ca, "phá cách, vứt điệu luật" của quy phạm văn học trung đại, đặt thi ca Việt Nam vào quỹ đạo thi pháp hiện đại
* Cái mới Tản Đà góp cho thơ ca Việt Nam là đã tạo ra một kiểu nhà thơ
mới chưa từng có trong lịch sử thơ trước đó Đó là kiểu nhà thơ lãng mạn - hiện
đại thuộc về một thời đại mới, đáp ứng tư tưởng tự do dân chủ, tự do cá nhân
của con người
Chương 2
nhân vật trữ tình trong thơ tản đμ
2.1.Về khái niệm nhân vật trữ tình
Tìm hiểu con người trong thơ cũng chính là tìm hiểu nhân vật trữ tình Ngoài
khái niệm nhân vật trữ tình theo Từ điển thuật ngữ văn học, luận án cố gắng bổ sung thêm những kiến giải mới về nhân vật trữ tình, phân biệt nhân vật trữ tình giữa thơ trung đại và thơ hiện đại, các mô típ trữ tình ở nhân vật trữ tình…
2.2 Nhân vật trữ tình mới trong thơ Tản Đà
Từ quan niệm về nhân vật trữ tình nêu ở phần trên, luận án đi vào phân
tích nhân vật trữ tình trong thơ Tản Đà* Luận án đưa ra cái nhìn mới mẻ về con
người tư tưởng xã hội- vốn là nền tảng của sự xuất hiện con người trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ.* Vận dụng tư tưởng lý thuyết cấu trúc văn bản của Lôt man, luận án chứng minh đóng góp lớn của Tản Đà cho sự đổi mới thơ ca Việt Nam trong sự giải thoát sự chi phối của “nguyên tắc mỹ học đồng nhất” bằng các
“nguyên tắc của mỹ học của sự đối lập”, Đây là một thay đổi có ý nghĩa hết sức quan trọng của thơ Tản Đà
Trang 10Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Tản Đà đương
nhiên phải gắn với nền tảng của nó là sự đổi mới con người tư tưởng(triết học), con người xã hội của nhà thơ Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh tính chất nhà
nho ở con người Tản Đà Luận án chứng minh : mặc dầu nguồn gốc xuất thân của Tản Đà là nhà nho, nhưng không thể qui Tản Đà hoàn toàn vào phạm trù nho giáo Tản Đà đã không còn là người hoàn toàn nhập thế, thực hiện lý tưởng
nho giáo, ông không còn ý thức về đạo quân thần, Tản Đà cũng không phải là nhà nho ẩn dật theo kiểu Nguyễn Khuyến, Tản Đà cũng không phải là nho “cuối mùa” bị bế tắc, vây hãm kiểu Tú Xương Tản Đà là con người cá nhân mới, người chủ động nhập cuộc vào xã hội mới – xã hội “làm ăn” cá nhân- tư sản theo tư tưởng hiện đại Lý tưởng nho giáo cứng nhắc với “tam cương, ngũ thường” đã dược thay thế bằng lý tưởng” thuyết “thiên lương” mang một nội dung mới của Tản Đà, gắn với nhà hoạt động xã hội Tản Đà (làm chủ những tờ báo là cơ quan tiến thủ của quốc dân) Thuyết thiên lương có thể có nguồn gốc
từ tư tưởng Mạnh Tử, nhưng với Tản Đà nó đã mang nội dung rộng lớn, mới mẻ, hiện đại Trong những trang viết bàn về thuyết thiên lương, Tản Đà đã nối tiếp tư tưởng Lương Khải Siêu, Tản Đà khẳng định: “ Thế giới được thành ra thế giới
là nhờ có thiên lương của những người hào kiệt”, ông đã chú thích những nhà khoa học hiên đại người Mỹ như franklin dùng điện khí, Lincoln chống phân biệt chủng tộc Thuyết thiên lương của Tản Đà gắn với mục đích thiết thực cụ thể là phải có những con người tài trí, hiểu biết văn minh nhân loại để giải phóng cho “ quốc dân” thoát khỏi tình trạng ngu dốt, lạc hậu, nghèo nàn Ông nhắm tới “nhân tâm, phong tục sao cho được thuần chính, dân trí tư tưởng sao cho được khai minh” Khai minh ở đây là khai sáng theo tư tuởng văn minh,
khoa học hiện đại của Âu - Mỹ
Con người tư tưởng, con ngưòi hoạt động xã hội trong xã hội mới, thời
đại mới như đã phân tích ở trên chính là nền tảng tư tưởng cho sự xuất hiện những nhân vật trữ tình mới trong thơ Tản Đà như : con người cá nhân- tự đo lãng mạn, con ngườiquốcdân- công dân yêu nước, con người lao động xã
hội…Đó là cả một thế giới nghệ thuật mới mẻ chưa từng có trong thơ ca Việt
Nam về trước
Sự sáng tạo một thế giới nghệ thuật mới mẻ của Tản Đà như vừa nói gắn với quá trình giải thoát sự chi phối của “nguyên tắc mỹ học đồng nhất” đối với
Trang 11cả nghìn năm thơ ca trung đại Đây là một đóng góp lớn của Tản Đà trong lịch
sử tư tưởng thơ ca Việt Nam mà văn học sử nước nhà không thể không ghi nhận
Mỹ học của sự đồng nhất - theo Iu.Lotman: “Nó dựa trên sự đồng nhất hoá hoàn
toàn những hiện tượng có tính biểu hiện của đời sống cùng với các mô hình- khuôn sáo được cử toạ biết rõ và đã đi vào hệ thống các nguyên tắc Những khuôn sáo trong nghệ thuật đó không phải là sự thoá mạ, mà là một hiện tượng nhất định có ý nghĩa tiêu cực chỉ về các phương diện cấu trúc và lịch sử nào đấy Những bản đúc(khuôn sáo) của ý thức đóng vai trò to lớn trong quá trình nhận thức và rộng hơn - trong quá trình truyền đạt thông tin Bản chất mỹ học có tính
nhận thức luận của sự đồng nhất là ở chỗ các hiện tượng muôn vẻ của đời sống
được nhận thức theo con đường cào bằng chúng nhờ một mô hình lô gích nhất
định Đồng thời nhà nghệ sĩ gạt bỏ một cách cá có ý thức tất cả những cái làm nên sự độc đáo cá thể của hiện tượng coi như là có tính thứ yếu”
Các nguyên tắc tư tưởng, nội dung, thể loại, các biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật… mang tính qui phạm của thơ ca trung đại chính là hệ quả của sự chi phối của các nguyên tắc mỹ học của sự đồng nhất như cách nói của Lôtman Tuy nhiên, Lôt man không chỉ dừng lại như ở trên, ông còn cho biết: “
Để cho mỹ học đồng nhất không đánh mất bản chất mình như một phương tiện nhận thức thông tin và sáng tạo mô hình thế giới nhất định, nó cần phối hợp những khuôn mẫu bất biến của các khái niệm với sự đa dạng của chất liệu sống
được đưa đến cho chúng” Đây là sự “phối hợp hết sức tự do và cũng hết sức bó buộc” Sự phối hợp này đã xẩy ra với những tài năng lớn Trong lịch sử thơ ca trung đại của dân tộc, chúng ta đã chứng kiến sự phối hợp này ở Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và, đầu thế kỷ XX với Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Chịu sự chi phối của một số nguyên tắc thể loại thơ ca trung đại, nhưng thơ Tản
Đà quả là đã chứa đựng sự đa dạng của “chất liệu sống” Nhưng điều đáng nói
hơn hết là Tản Đà đã giải thoát sự chi phối của mỹ học đồng nhất bằng nguyên
tắc của “ mỹ học của sự đối lập” Cũng theo Lôt man “nhà nghệ sĩ đối lập cách
giải quyết độc đáo của mình, cách giải quyết mà anh ta cho là chân thực hơn với
những phương thức mô hình hoá hiện thực quen thuộc đối với độc giả” Đó
chính là sự phá huỷ hệ thống quen thuộc để sáng tạo hệ thống mới (chứ
không phải phá huỷ tính hệ thống)
Trang 12Theo nguyên tắc mỹ học đối lập, thơ Tản Đà đã trở thành một hệ thống nghệ thuật mới lạ, độc đáo chưa từng có trong lịch sử thơ ca dân tộc
Thơ Tản Đà không còn quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” theo cách hiểu truyền thống Trong thơ Tản Đà gần như hoàn toàn vắng bóng những biểu tượng quen thuộc gắn với những mẫu người quân tử chung chung của thơ
ca trung đại như: tùng, cúc, trúc, mai…những hình ảnh khuôn sáo như: ngư, tiều, canh, mục…Thay vào đó là cuộc sống xã hội, con ngưòi xã hội, những con người của hiện thực đời sống, con người của hoạt động đời sống xã hội
Khảo sát nhân vật trữ tình trong thơ Tản Đà chúng ta dễ dàng nhận thấy những khía cạnh mới tiêu biểu của con người hiện đại như chúng tôi đã đề cập
2.2.1 Con người cá nhân-tự do-l∙ng mạn
Nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của con người trong kiểu nhà thơ trung đại "giải qui phạm" Đến giai đoạn đầu của thời
kỳ hiện đại con người cá nhân phong kiến, cá nhân "giải qui phạm" đã bước vào thơ Tản Đà trong một môi trường mới - môi trường tư sản- hiện đại, để tạo thành con người cá nhân - tự do - lãng mạn, với nhiều nét mới Nói cách khác đó chính
là sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người - con người cá nhân trong thơ
Tản Đà Luận án đã đi sâu phân tích những đặc điểm mới mẻ của con nguươì cá nhân tự do lãng mạn so với con người cá nhân “nhà nho tài tử” trong ý thức tài tình, trong ý thức hưởng lạc, trong cảm xúc sầu mộng
Luận án chỉ ra những mô típ trữ tình độc đáo của nhân vật trữ tình Ví dụ
như mô típ nhớ, nhớ người tình nhân không quen biết rất đậm đặc trong thơ
Tản Đà, cho thấy nỗi cô đơn, bơ vơ, buồn bã, nỗi khát khao tìm bạn, tìm người
“đồng tâm”,tri kỉ Và nỗi nhớ bạn, tìm bạn của Tản Đà đã rất khác với thơ xưa Bạn của Tản Đà không còn là bạn đồng khoa ,“đồng liêu”… cũng không phải là những người bạn tri âm cụ thể kiểu như Đỗ Phủ - Lý Bạch, như Lý Bạch- Mạnh
Hạo Nhiên, như Dương Khuê- Nguyễn Khuyến Khái niệm bạn ở Tản Đà rất
mở rộng Tản Đà tìm bạn trong cuộc sống đời thường, trong đời sống dân dã
Đó chính là sự hoà đồng của ông với cuộc sống mà ta chưa gặp trong thơ ca
trung đại (Tản Đà - Nhớ chị hàng cau, Nhớ ông Trần Quỳ, Nhớ trong Nam, Nhớ ông Lư Thoa, Ngày xuân nhớ xuân, Nhớ ai, Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng, Nhớ
ông bạn ở phố Mã Mây, Nhớ bạn sông Thương, Nhớ bạn Hà Nội, Ngày xuân nhớ cảnh nhớ người Bạn và “ nhớ bạn” - tất cả đã mang màu sắc mới, màu sắc
hiện đại
Trang 132.2.2 Con người quốc dân yêu nước, lo đời
Luận án tập trung phân tích bối cảnh xuất hiện con người yêu nước mới trong thơ Tản Đà
Có thể nói nét nổi bật của tư tưởng yêu nước của thời đại giai đoạn đầu thế
kỷ XX là "Các nhà yêu nước đã có cuộc vận động chuyển biến người thần dân thành người quốc dân, kêu gọi hợp quần, hợp chủng - hình thức liên kết quốc
dân mới" (Trần Đình Sử) Tư tưởng của thời đại- tư tưởng "tân thư" hô hào học theo Âu - Mỹ, cải cách đất nước trên mọi mặt: cạnh tranh sinh tồn, đường lối cứu nước lấy dân làm động lực đã tác động mạnh mẽ đến tầng lớp nho sĩ yêu nước, trong đó có Nguyễn Khắc Hiếu Luận án phân tích, làm sáng tỏ nhữg đặc
điểm mới của người quốc dân- công dân yêu nước trong thơ Tản Đà Đó là
người quốc dân - công dân yêu nước đêm ngày trằn trọc, ưu tư về lẽ thịnh suy, tiến hóa của đất nước, đồng thời thể hiện lòng yêu thương đối với dân chúng đói khổ, lầm than; Người quốc dân yêu nước kêu gọi tinh thần xây dựng đất nước, trách nhiệm của người dân đối với nước; Người quốc dân yêu nước với cảm hứng tìm về truyền thống anh hùng dân tộc, với bao tấm gương người yêu nước trong lịch sử; Người quốc dân - công dân yêu nước tố cáo hiện thực, đấu tranh chống nạn bóc lột, nạn tham nhũng của bọn quan lại đương thời Mảng thơ này
đã làm cho thơ Tản Đà mang thêm chất phóng sự đời sống Người quốc dân yêu nước thể hiện trong nội dung thơ một cách phong phú, sinh động đã mang
đến cho quan niệm nghệ thuật về con người của thơ Tản Đà nhiều khía cạnh thật
sự mới mẻ
2.2.3 Con người lao động - x∙ hội
Luận án tập trung phân tích nguyên nhân xuất hiện con người lao động trong thơ Tản Đà và ý nghiã của nó
Sự xuất hiện con người lao động xã hội là kết quả tất yếu của sự vận động thơ ca trước áp lực thay đổi của thời đại Đó là xu hướng thế tục hóa đã xuất hiện trước đó trong thế giới thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, trước sức tấn công của tư tưởng - văn hóa phương Tây làm suy sụp, tan rã tư tưởng "đạo thánh hiền" phương Đông trong giai tầng nho sĩ Việt Nam Khái niệm "thế tục hóa" của nhà sử học Arnold Toynbee khi lý giải sự tiếp xúc giữa các nền văn minh trong không gian…đã được nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn vận dụng để lý giải