Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy Trường THCS Lê Quý Đôn Địa chỉ: 68 Nguyễn Văn Huyên- Cầu Giấy- Hà Nội Điện thoại:04.38364046 Email :c2lequydon@gmall.com Bài dự thi Cuộc thi vận dung kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Tên tình huống: HÃY ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI THAM GIA GIAO THÔNG! Môn học chính vận dụng: Giáo dục công dân Các môn tích hợp: Công nghệ, Mĩ thuật, Sinh học,Địa lý, Ngữ văn, Toán Học sinh thực hiện : Họ và tên : Nguyễn Ngọc Trâm Anh Lớp : 6C Ngày sinh: 19/03/2003 Hà Nội, năm 2014 1.Tên tình huống: Ai cũng biết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ có lợi cho chúng ta rất nhiều. Mũ bảo hiểm giúp chúng ta tránh các chấn động. Hình dáng và cấu trúc mũ bảo hiểm được chế tạo phù hợp với mục đích này. Mũ an toàn có thể giúp chúng ta bảo vệ một cách cao độ. Vậy mà nhiều người không biết đến điều đó mà đội mũ bảo hiểm một cách chống đối. Vì vậy, chúng em xin đưa ra một lời khuyên rất thiết thực, cấp bách trong đời sống hiện nay là: Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông 2.Mục tiêu giải quyết: - Giúp mọi người nắm vững và tuân thủ mọi biện pháp an toàn khi tham gia giao thông. - Giáo dục thói quen cư xử có văn hóa, đúng luật pháp, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, nhất là đối tượng học sinh; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện làm cơ sở để từng bước hình thành “văn hóa giao thông” trong mỗi người khi tham gia giao thông - Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của nhà trường với chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Để giải quyết tình huống trên, chúng em đã đi tìm hiểu và nhận thấy có thể vận dụng các môn học trong nhà trường như sau: Môn GDCD: Vấn đề này chúng ta nên áp dụng môn GDCD để giải quyết vấn đề vì sau khi học xong môn này sẽ giúp cho chúng ta có ý thức tự giác chấp hành luật an toàn giao thông. Môn Công nghệ: Với môn học này, chúng ta sẽ biết được quy trình sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm : Sản phẩm được phát triển theo tiêu chí rất quan trọng đó là người sử dụng phải hết sức thoải mái, theo như vấn đề mấu chốt cho việc hình thành một sản phẩm luôn được người sử dụng quan tâm. Những sản phẩm mới đảm bảo một sự vừa vặn hoàn hảo có thể đáp ứng được việc giới thiệu ra thị trường và có thể tăng khả năng bảo vệ người sử dụng chiếc nón bảo hiểm. Dưới đây là một số công đoạn trong quy trình hình thành một chiếc nón bảo hiểm. A: CÔNG ĐOẠN THIẾT KẾ Trong suốt công đoạn này, thiết kế của nón được phát họa những yếu tố cần thiết, dễ sử dụng, và có cả hình dáng thật bắt mắt. Mọi việc không chỉ nhìn ở khía cạnh kỹ thuật, mà còn sự phối hợp tài tình trong cấu trúc chiếc nón bảo hiểm của một nhà sản xuất nón bảo hiểm hàng đầu trên thế giới. Nói chung, mọi thành công của sản phẩm tùy thuộc vào sự tận tâm và chuyên nghiệp của những nhà thiết kế. B: PHÒNG THỬ KHÍ ĐỘNG HỌC - HẦM GIÓ Trong khi chạy xe, đầu của người lái được bảo vệ bởi nón bảo hiểm và như vậy chiếc nón cũng đạt một tốc độ tương đương với tốc độ của chiếc xe máy, ví dụ: ở tốc độ từ 20 đến hơn 100km/h sẽ có một dòng khí lớn lướt qua nón bảo hiểm của người lái xe nhưng hoàn toàn không thể nhìn thấy được. Những nhà sản xuất nào sở hữu Hầm gió sẽ rất thuận tiện cho việc thí nghiệm tạo ra những luồn gió nhân tạo. Kết quả của những thí nghiệm trên được lưu lại. C: THỰC HIỆN VIỆC THỬ NGHIỆM THỰC TẾ Bất kỳ sản phẩm mới nào đã xuất sắc vượt qua 2 điều kiện quan trọng là Thiết kế kiểu dáng và Thử nghiệm trong Hầm gió đều phải tiếp tục thử nghiệm thực tế trên đường chạy. Thử nghiệm này kiểm nghiệm được những yếu tố ưu điểm có thực tế đạt yêu cầu hay không. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và giá trị được xác định của sản phẩm, nhà sản xuất sẽ chọn điều kiện thử nghiệm thực tế khác nhau. Với lý do này, việc chạy thử không chỉ được thực hiện trên đường bình thường mà còn được thử nghiệm trên cả đường đua cho một vài loại sản phẩm đặc biệt. D. HẤP THU LỰC VA ĐẬP, Phương pháp thử nghiệm: 4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 306cm đầu tiên sau đó là 225 cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu. Và thí nghiệm khác với vật tiếp xúc va đập có hình dáng nhọn.Lực va đập trong thí nghiệm này tương tự như khi người đội mũ bảo hiểm bị ngã xuống với trọng lượng của đầu là 5kg.4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 183cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu đầu tiên sau đó là 138 cm. Mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Môn Mĩ thuật: Học sinh sẽ tham gia vẽ tranh tuyên truyền cổ động để giúp mọi người nhận thức được và hành động. Môn Toán : Môn này sẽ giúp chúng ta thống kê lại những số liệu số người thiệt mạng tại Việt Nam hàng năm lên tới hơn 12.000 người. Ngoài trường hợp tử vong, hàng ngàn người còn bị chấn thương phần đầu và gặp di chứng ở não do không đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn. Chỉ riêng nảm 2005, hàng tháng có khoảng 500 thanh niên chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Ở nước ta, ngay từ khi luật đội mũ bảo hiểm được áp dụng, số ca chấn thương do tai nạn giao thông lập tức giảm thấy rõ. Ở bệnh viện Việt Đức số bệnh nhân bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông đã giảm từ 40ca/ngày năm ngoái xuống còn 30 ca/ngày chỉ sau 3 ngày luật được áp dụng. Tai nạn giao thông do đội mũ bảo hiểm không đúng Môn Ngữ Văn: Học sinh sẽ thuyết minh về mũ bảo hiểm. 4. Giải pháp để giải quyết tình huống: -Vận dụng kiến thức của các môn học như: Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ Văn,…để giải quyết tình huống. -Thực hiện các biện pháp đơn giản và dễ dàng như: đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng khi tham gia giao thông. - Tuyên truyền cho mọi người hiểu và hạnh động đội mũ bảo hiểm. 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí cũng cho biết các ca chấn thương sọ não đã giảm rõ rệt sau khi luật đội nón bảo hiểm có hiệu lực. Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái mũ thì như vậy nước ta sẽ là thị trường khổng lồ của mũ bảo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai. Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc mũ bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về mũ bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó. Sẽ có một ngày nào đó, khi luật đội mũ bảo hiểm được áp dụng cho cả xe đạp, khi ấy hình ảnh những con người đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe gắn máy chỉ thấy ở trên phim, khung cảnh của những nước văn minh- hiện đại, thì giờ đây nó đã là một phần của hình ảnh Việt Nam…Và tại sao chúng ta không mơ tới một đất nước văn minh – hiện đại như một nước Nhật Bản, Hoa Kỳ và hơn thế? Chúng em tin chắc rằng Việt Nam sẽ là một nước hiện đại trong tương lai, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Đây sẽ không chỉ là ước mơ của một mình em mà là ước mơ của toàn dân Việt Nam. 6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Bằng sự hiểu biết ở các môn đã được học, em muốn chia sẻ kiến thức của mình thông qua tình huống. Để giữ gìn và xây dựng nên hình ảnh đẹp của đất nước ta, mỗi người là công dân của đất nước này, hãy có ý thức bảo vệ chính mình. Chỉ cần một hình ảnh tiêu cực sẽ tạo nên biểu tượng xấu cho Việt Nam. Khi chúng ta đã hiểu và cảm nhận sâu sắc về giao thông, chúng ta sẽ biết tôn trọng và phát huy nó. Việc làm này sẽ bảo vệ chính bản thân mình và góp phần nâng cao đời sống văn minh, thanh lịch. . thi Cuộc thi vận dung kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Tên tình huống: HÃY ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI THAM GIA GIAO THÔNG! Môn học chính vận dụng: Giáo. áp dụng. Tai nạn giao thông do đội mũ bảo hiểm không đúng Môn Ngữ Văn: Học sinh sẽ thuyết minh về mũ bảo hiểm. 4. Giải pháp để giải quyết tình huống: -Vận dụng kiến thức của các môn học như: Sinh. đời sống hiện nay là: Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông 2.Mục tiêu giải quyết: - Giúp mọi người nắm vững và tuân thủ mọi biện pháp an toàn khi tham gia giao thông. - Giáo dục thói