1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

10 8K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 273 KB

Nội dung

NỘI DUNG 1. Quan hệ thứ bậc giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia: Khuynh hướng cho thấy, một trật tự thứ bậc giữa luật quốc gia và quốc tế đang được hình thành và công nhận. Tuy nhiên, có một cuộc tranh luận giữa hai trường phái là nhất nguyên luận – vốn đa phần bảo vệ sự ưu tiên đối với hiệu lực của Luật Quốc tế và bên kia là trường phái nhị nguyên hay đa nguyên luận – vốn không quan tâm đến việc công nhận một trật tự thứ bậc giữa luật quốc gia và quốc tế, đồng thời chối bỏ sự cần thiết của việc công nhận trật tự này. Trường phái nhất nguyên cho rằng: chỉ có một luật điều chỉnh các quan hệ trên thế giới. Luật quốc tế được áp dụng trực tiếp trong quốc gia bởi luật quốc tế và luật quốc gia có mối quan hệ tương tác, xuất phát từ việc chúng có cùng chủ thể điều chỉnh chung; không cần thiết phải xây dựng những thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện luật quốc tế trong phạm vi quốc gia. Như vậy, đa số cho rằng quốc gia không có chủ quyền tuyệt đối, luật quốc tế chiếm vị trí ưu tiên, việc luật quốc tế nằm cao hơn luật quốc gia là điều tự nhiên. Trường phái nhị nguyên cho rằng: luật quốc tế và quốc gia có những khác biệt về cơ bản, không thể được xem như một; trái lại, chúng là hai bệ thống pháp luật hoàn toàn độc lập. không có điểm gì liên hệ với nhau ngoài chế định về trách nhiệm pháp lý quốc tế mà ngay cả chế định này cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các quy định của luật quốc gia, vốn chịu chi phối của luật quốc gia. Luật quốc tế và quốc gia có đối tượng điều chỉnh khác nhau và điều chỉnh những mối quan hệ khác nhau. Luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ liên quốc gia còn luật quốc gia chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân. Luật quốc gia chỉ áp dụng trong phạm vi quốc gia và trên nguyên tắc không liên quan gì đến trật tự pháp lý quốc tế, trừ các quy định về trách nhiêm pháp lý quốc tế. Như vậy, nó gạt bỏ sự tồn tại thứ bậc giữa luật quốc gia và luật quốc tế vì cho rằng hai luật này nằm ở trật tự tách rời nhau nhưng không thuyết phục khi nhiều hiến pháp của quốc gia trên thế giới quy định về vị trí, thứ bậc của luật quốc tế so với luật quốc gia. Một số thì cho rằng khái niệm “nhị nguyên luận” không thể hiện được bản chất đa dạng của các trật tự pháp luật. Có bao nhiêu nước thì bấy nhiêu trật tự pháp luật và mỗi tổ chức đều đưa ra một luật riêng.

TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC 3B MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nhật Linh Nhóm thực hiện đề tài: Nhóm 1 – QTH K38 B 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. VŨ NGỌC HUYỀN K38.608.070 2. HOÀNG THỊ HUYỀN K38.608.072 3. NGUYỄN MINH KHA K38.608.074 4. TRẦN THỊ NHƯ NGỌC K38.608.092 5. NGUYỄN THỊ NHÂN K38.608.094 6. NGUYỄN THỊ YẾN NHI K38.608.098 7. HUỲNH THỊ THANH THẢO K38.608.115 NỘI DUNG 1. Quan hệ thứ bậc giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia: Khuynh hướng cho thấy, một trật tự thứ bậc giữa luật quốc gia và quốc tế đang được hình thành và công nhận. Tuy nhiên, có một cuộc tranh luận giữa hai trường phái là nhất nguyên luận – vốn đa phần bảo vệ sự ưu tiên đối với hiệu lực của Luật Quốc tế và bên kia là trường phái nhị nguyên hay đa nguyên luận – vốn không quan tâm đến việc công nhận một trật tự thứ bậc giữa luật quốc gia và quốc tế, đồng thời chối bỏ sự cần thiết của việc công nhận trật tự này. Trường phái nhất nguyên cho rằng: chỉ có một luật điều chỉnh các quan hệ trên thế giới. Luật quốc tế được áp dụng trực tiếp trong quốc gia bởi luật quốc tế và luật quốc 3 gia có mối quan hệ tương tác, xuất phát từ việc chúng có cùng chủ thể điều chỉnh chung; không cần thiết phải xây dựng những thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện luật quốc tế trong phạm vi quốc gia. Như vậy, đa số cho rằng quốc gia không có chủ quyền tuyệt đối, luật quốc tế chiếm vị trí ưu tiên, việc luật quốc tế nằm cao hơn luật quốc gia là điều tự nhiên. Trường phái nhị nguyên cho rằng: luật quốc tế và quốc gia có những khác biệt về cơ bản, không thể được xem như một; trái lại, chúng là hai bệ thống pháp luật hoàn toàn độc lập. không có điểm gì liên hệ với nhau ngoài chế định về trách nhiệm pháp lý quốc tế - mà ngay cả chế định này cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các quy định của luật quốc gia, vốn chịu chi phối của luật quốc gia. Luật quốc tế và quốc gia có đối tượng điều chỉnh khác nhau và điều chỉnh những mối quan hệ khác nhau. Luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ liên quốc gia còn luật quốc gia chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân. Luật quốc gia chỉ áp dụng trong phạm vi quốc gia và trên nguyên tắc không liên quan gì đến trật tự pháp lý quốc tế, trừ các quy định về trách nhiêm pháp lý quốc tế. Như vậy, nó gạt bỏ sự tồn tại thứ bậc giữa luật quốc gia và luật quốc tế vì cho rằng hai luật này nằm ở trật tự tách rời nhau nhưng không thuyết phục khi nhiều hiến pháp của quốc gia trên thế giới quy định về vị trí, thứ bậc của luật quốc tế so với luật quốc gia. Một số thì cho rằng khái niệm “nhị nguyên luận” không thể hiện được bản chất đa dạng của các trật tự pháp luật. Có bao nhiêu nước thì bấy nhiêu trật tự pháp luật và mỗi tổ chức đều đưa ra một luật riêng. Kết luận: Luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ qua lại, tương hỗ với nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong đó luật quốc tế ưu thế hơn, và giá trị cao hơn so với luật quốc gia vì luật quốc tế được áp dụng trên áp dụng trên phạm vi rộng lớn hơn, vừa 4 đảm bảo được lợi ích quốc gia, dân tộc đồng thời cũng vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. 2. Ảnh hưởng của luật quốc tế đến luật quốc gia Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Điều này được thể hiện thông qua nghĩa vụ thực hiện luật quốc tế và việc chuyển hoá luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. Quá trình đó làm luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ, do ảnh hưởng của những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế. Sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế, đặc biệt là trong thời kì hiện đại, minh chứng rất rõ điều này. Ví dụ: trong lĩnh vực nhân quyền, những quy phạm tiến bộ trong các công ước quốc tế về quyền con người như bộ Văn kiện quốc tế về quyền con người đã tạo ra những chuẩn mực quan trọng về quyền con người. Việc các quốc gia tự nguyện tuân thủ và áp dụng chúng khiến pháp luật của các nước ngày càng tiến bộ, nhân văn hơn. 3. Ảnh hưởng của luật quốc gia đối với luật quốc tế Luật quốc gia tác động đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế: thông qua sự tham gia của từng quốc gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Luật quốc gia chi phối và thể hiện nội dung của luật quốc tế . Điều ước ngày càng trở thành một nguồn quan trọng của luật các quốc gia, đồng thời hướng luật quốc gia một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, nước phát triển theo chiều hướng tiến bộ.Chẳng hạn các ĐƯQT về nhân quyền đã tác động tích cực đến sự thay đổi pháp luật về nhânquyền ở các nước còn tồn tại chính sách phân biệt chủng tộc, giới tính… Ngược lại, cũng có rất nhiều quy phạm của luật quốc tế được xây dựng dựa trên các quy phạm pháp luật tiến bộ của một số quốc gia. Ví dụ: • Tuyên ngôn về Nhân Quyền của Mỹ được áp dụng trong luật quốc tế, cụ thể là trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 5 Tuyên ngôn được coi là tuyên ngôn nhân quyền này của Mỹ chính là một phần trong tuyên ngôn độc lập năm 1776. Nội dung tuyên ngôn này khá dài dòng nhưng cũng có một số ý liên quan đến nhân quyền như sau: Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ phải do dân bầu ra, quyền lực là quyền lực của nhân dân. Nếu chính phủ nào hủy hoại những mục tiêu này thì người dân có quyền thay đổi hoặc lật đổ chính phủ và hình thành nên chính phủ mới, dựa trên những nguyên tắc và tổ chức quyền lực theo hình thức mà người dân cho là chắc chắn sẽ đảm bảo được sự an toàn và hạnh phúc của họ. Cùng với tuyên ngôn Nhân quyền, Hiến pháp Mỹ cũng có thêm 17 điều sửa đổi bổ sung (tu chính án) trong đó có 10 điều có liên quan đến nhân quyền để phù hợp với tinh thần tuyên ngôn này. Trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 cũng có ghi một số điều khoản : Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái. Ðiều 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân. Ðiều 6: Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật. • Luật của quốc gia Tây Ban Nha được thi hành với các nước trên thế giới khi họ kí với nhau Hiệp ước dẫn độ Năm 1985, Tây Ban Nha đã thông qua một đạo luật cho phép các tòa án của mình xét xử các cá nhân về tội diệt chủng và những tội ác chống lại nhân loại, dựa trên nguyên tắc thẩm quyền phổ quát. Nguyên tắc thẩm quyền phổ quát khẳng định rằng bất kể bị cáo 6 mang quốc tịch gì, cư trú tại quốc gia nào hay quan hệ thế nào với đất nước tổ chức phiên tòa, thì nếu bản chất của tội ác đi ngược lại các giá trị thông thường của nhân loại và nếu đặc biệt tàn ác, thì bất cứ quốc gia nào cũng được cấp thẩm quyền bắt giữ bị cáo. Các tội ác đó bao gồm diệt chủng, khủng bố và vi phạm quyền tác giả. Tháng 09/2004, Tây Ban Nha đề nghị với Trung Quốc hai nước cùng ký hiệp ước dẫn độ. Tháng 10/2005, hai bên đồng ý các điều khoản ghi trong hiệp ước. Ngày 14/11/2005, Hiệp ước Dẫn độ Phạm nhân giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tây Ban Nha được ký kết tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Theo luật pháp Trung Quốc, trước khi thi hành hiệp định này phải được cơ quan quyền lực tối cao (Quốc hội) phê chuẩn. Ngày 29/04/2006, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn, từ đó hiệp ước dẫn độ bắt đầu có hiệu lực. Bộ Nội vụ Tây Ban Nha mở cơ quan đại diện ở Trung Quốc. Từ ngày Trung Quốc và Tây Ban Nha ký hiệp ước dẫn độ đến nay, hai bên chưa yêu cầu đối phương dẫn độ một tên phạm nhân nào. Tháng 11/2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha căn cứ vào đơn tố cáo tội ác diệt chủng của học viên Pháp Luân Công đưa ra quyết định chưa từng có trong lịch sử nước này, khởi tố Giang Trạch Dân, La Cán, Ngô Quan Chính, Giả Khánh Lâm cùng Bạc Hy Lai là những nhân vật có uy tín trong Bộ Chính trị ĐCSTQ từng phạm tội ác tra tấn và diệt chủng đối với học viên PLC ở Bắc Kinh và các tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông… yêu cầu những người này đến Tây Ban Nha xét xử. Hiệp ước dẫn độ quy định, Trung Quốc và Tây Ban Nha đều có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản ghi trong hiệp ước, phải làm đúng các yêu cầu đối phương nêu ra, dẫn độ những kẻ phạm tội hình sự đối phương yêu cầu. Nếu họ Giang và đồng bọn không chấp hành lệnh truy nã, Tòa án Tây Ban Nha có quyền gửi truy nã yêu cầu phía Trung Quốc phải theo những điều hiệp ước quy định, bắt và nộp bị cáo cho đối phương. Từ đây ta thấy, luật quốc gia của nước Tây Ban Nha đã được áp dụng trên thế giới khi họ kí với nước nào đó Hiệp ước này, chứng tỏ Luật quốc gia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến luật quốc tế Luật quốc gia chính là phương tiện thực hiên luật quốc tế: Pháp luật quốc tế khi áp dụng trên lãnh thổ của một quốc gia cần phải trải qua một quá trình chuyển hoá vào 7 pháp luật quốc gia. Cơ chế thực thi trong luật quốc gia đóng vài trò quan trọng trong việc đưa nội dung của các quy phạm pháp luật quốc tế vào áp dụng trên thực tế. Ví dụ: Trong Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá của Việt Nam, có quy định việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định chi tiết việc thi hành các Điều ước này. 4. Việt Nam và việc nội luật hóa điều ước quốc tế Khái niệm về nội luật hoá: Ở các nước, để thi hành điều ước quốc tế, người ta thường phải chuyển hoá các quy phạm của điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước và thi hành điều ước quốc tế trên cơ sở các quy phạm pháp luật trong nước vốn là quy phạm của điều ước quốc tế đó. Qúa trình chuyển hoá đó thường được gọi là chuyển hoá điều ước quốc tế hay nội luật hoá các điều ước quốc tế. Nội dung chính: Điều ước quốc tế mà CHXHCNVN kí kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Chính phủ nước CHXHCNVN với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. Việt Nam đã nội luật hóa Công ước Bernr (Công ước Berne ra đời cách đây 123 năm, văn bản ngày 24-7-1971 tại Paris, sửa đổi ngày 28-9-1979 là văn bản đang được thi hành tại 164 quốc gia thành viên). Nội dung của Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. 8 Nguyên tắc đối xử quốc gia, là nguyên tắc đặt ra cho các quốc gia thành viên thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác, tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình. Sự bảo hộ đó không kém thuận lợi, không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân thuộc quốc gia mình. Nguyên tắc này đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên. Tiếp theo là nguyên tắc bảo hộ đương nhiên, là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kì thủ tục hình thức nào, như là thủ tục đăng kí cấp giấy chứng nhận, việc nộp lưu chiểu, hoặc các thủ tục tương tự khác. Nguyên tắc cuối cùng là nguyên tắc độc lập bảo hộ. Nguyên tắc này nêu yêu cầu cho các quốc gia thành viên việc bảo hộ để công dân và các pháp nhân được hưởng và thực thi các quyền được cấp theo Công ước là độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm. Ngày 13/10/2005, Tổng thư ký Liên hợp quốc, cơ quan lưu chiểu của Công ước Brussels đã thông báo: Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Công ước, Công ước Brussels sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 12/1/2006. Đến thời điểm này, Việt Nam là thành viên thứ 27 của Công ước Brussels. Nội dung : Công ước liên quan đến việc phát các tín hiệu mang chương trình truyền hình qua vệ tinh Ngày 1 tháng 12 năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành các thủ tục gia nhập và chính thức là thành việc của Công ước ROME về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát song. Nội dung : Việt nam có nghĩa vụ bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng của các nước thành viên khác; đồng thời quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng của Việt Nam cũng được bảo hộ tại các nước thành viên khác. Sau khi ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), năm 1994, Quốc hội đã phê chuẩn và đã chính thức trở thành thành viên công ước. Việc nhanh chóng nội luật hóa, biến các quy định UNCLOS thành quy định cụ thể là yêu cầu tất yếu, bất kỳ quốc gia nào cũng phải có nghĩa vụ thực hiện. 9 Một ví dụ điển hình là việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó quyết định : "2. Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này và các cam kết khác của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới. Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm." Kết luận: Qua phân tích pháp luật Việt Nam, có thể kết luận các điều ước quốc tế đã được Việt Nam ký kết và gia nhập thì có hiệu lực pháp lý bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện ngay cả trong trường hợp điều ước quốc tế đó có quy định trái với quy định của pháp luật trong nước. Bằng việc “nội luật hoá” các quy định của điều ước quốc tế, thì ở những mức độ khác nhau, đã có thể coi các quy định của điều ước quốc tế đó là một bộ phận cấu thành của pháp luật trong nước. Chính vì thế, điều ước quốc tế giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống các quy phạm pháp luật quốc gia của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO: • Th.S Trần Thị Thùy Dương, Th. S Nguyễn Thị Yên – Đại học Luật TP. HCM; Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1); NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam • http://ditmecodosaovang.wordpress.com/tag/l%E1%BB%87nh-truy-t%E1%BB %91-giang-tr%E1%BA%A1ch-dan-th%E1%BB%AD-thach-hi%E1%BB%87p- %C6%B0%E1%BB%9Bc-d%E1%BA%ABn-d%E1%BB%99-trung-qu%E1%BB %91c-tay-ban-nha/ 10 • http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n_t%E1%BA %A1i_Hoa_K%E1%BB%B3 • vi.wikipedia.org/wiki/ Tuyên_ngôn_Quốc_tế_Nhân_quyền • http://laodong.com.vn/chinh-tri/noi-luat-hoa-la-yeu-cau-tat-yeu-71323.bld • http://123doc.vn/document/1308521-noi-luat-hoa-cac-dieu-uoc-quoc-te-viet-nam- ky-ket-va-tham-gia-phuc-vu-qua-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.htm?page=7 . http://laodong.com.vn/chinh-tri/noi -luat- hoa-la-yeu-cau-tat-yeu-71323.bld • http://123doc.vn/document/1308521-noi -luat- hoa-cac-dieu-uoc -quoc- te- viet-nam- ky-ket -va- tham -gia- phuc-vu-qua-trinh-hoi-nhap-kinh -te -quoc- te. htm?page=7 . quan hệ liên quốc gia còn luật quốc gia chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân. Luật quốc gia chỉ áp dụng trong phạm vi quốc gia và trên nguyên tắc không liên quan gì đến trật. luật quốc tế Luật quốc gia tác động đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế: thông qua sự tham gia của từng quốc gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Luật quốc gia chi phối và thể hiện

Ngày đăng: 15/07/2015, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w