Hãy phân tích và làm sáng rõ vai trò, mối quan hệ giữa dân tộc và Hồ Chí Minh

9 1K 1
Hãy phân tích và làm sáng rõ vai trò, mối quan hệ giữa dân tộc và Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hãy phân tích và làm sáng rõ vai trò, mối quan hệ giữa dân tộc và Hồ Chí Minh qua luận điểm sau : “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”

BÀI TIỂU LUẬN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ: Hãy phân tích làm sáng vai trò, mối quan hệ giữa dân tộc Hồ Chí Minh qua luận điểm sau : “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta non sông đất nước ta” (Trích điếu văn Hồ Chủ Tịch – 1969) BÀI LÀM Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là một nước nông nghiệp lạc hậu, xã hội theo chế độ phong kiến, đất nước độc lập cho đến năm 1858 thực dân Pháp sang xâm lược. Khi Pháp sang xâm lược Việt Nam đặt dưới ách thống trị của bọn thực dân đế quốc, lúc này xã hội Việt Nam xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn mới trên nền mâu thuẫn cũ. Nhân dân Việt Nam phải đứng dậy chống cả triều đình lẫn phương Tây, các phong trào yêu nước của các sĩ phu cũng điều bị thất bại hay bị dập tắt nhanh chóng cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng bị khủng hoảng về đường lối. Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp nỗi dậy chống lại ách thống trị của thực dân Pháp dưới ngọn cờ yêu nước tiêu biểu nối tiếp nhau, song đều lần lược bị thất bại.Đám mây đen của chủ nghĩa thực dân vẫn bao phủ bầu trời Việt Nam.Dân tộc Việt Nam rơi vào khủng hoảng đường lối cách mạng. Nguyễn Tất Thành sinh ra lớn lên chính trong phong trào yêu nước của dân tộc. Bối cảnh của thời đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lúc này chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trên thế giới hình thành hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc thực dân. Xuất hiện các mâu thuẫn của thời đại giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa, giữa tư bản vô sản các nước phát triển, giữa nông dân địa chủ ở các nước lạc hậu…Đã đặt ra nhu cầu giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa bằng mọi giá khác nhau. Ở Việt Nam có các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Yên Thế (Hoàng Hoa Thám), khởi nghĩa Phan Đình Phùng.Các phong trào của cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tự là Tất Thành. Quê nội của người ở làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Bác được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Quê nội của Bác, là làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ. Thân phụ Bác là một nhà nho yêu nước tên là Nguyễn Sinh Sắc từng đỗ phó bảng. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Bác có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm Hồ Chí Minh sinh ra lớn lên trong một gia đình sĩ phu yêu nước, ở một quê hương giàu truyền thống cách mạng, trong một đất nước có truyền thống yêu nước lâu đời nồng nàn. Bác sinh ra lớn lên sống chứng kiến nỗi đau của người dân mất nước, được sự giáo dục của gia đình, quê hương, dân tộc về lòng yêu nước thương dân. Bác sớm tham gia các phong trào đấu tranh chống Pháp, trong con người Bác lúc nào cũng luôn băn khoăn canh cánh trong lòng mình những suy nghĩ trước những thất bại của các sĩ phu yêu nước chống Pháp. Chính trong thời kì này ở trong con người Bác đã hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham muốn học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Chính dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Bác nuôi dưỡng Bác tạo cho Người những tiền đề trong tư tưởng lý luận. Bởi dân tộc Việt Nam ta có những giá trị truyền thống dân tộc phong phú bền vững. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất…tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là tinh thần tương thân, tương ái nhân nghĩa, quí trọng hiền tài tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc…Trong nguồn giá trị truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng văn hóa đó của dân tộc đã thúc dục Bác ra đi tìm tòi, học hỏi tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng văn hóa của Người. Chính quá trình hoạt động thực tiễn của Bác ở trong nước khi còn bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu hoạt động, đã làm cho Người có một hiểu biết sâu sắc về thực tiễn dân tộc thời đại, nhất là thực tiễn Phương Đông để xem xét, đánh giá bổ sung cơ sở triết lí phương Đông cho học thuyết Mác- Lênin. Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trái tim, khối óc của Người dành cho dân tộc Việt Nam ta cũng hướng về giai cấp vô sản các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Là người học trò trung thành của Các Mác Lê- nin, Hồ Chí Minh chẳng những là một nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là một chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế phong trào giải phóng dân tộc của thế kỷ 20. Người thường dạy chúng ta phải chǎm lo bảo vệ sự đoàn kết quốc tế, vì sự nghiệp to lớn của cách mạng Việt Nam, vì nghĩa vụ cao cả đối với cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh đã làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam, chính Người đã chèo lái con thuyền cách mạng đầy gian khổ đi đến bến bờ vinh quang của độc lập tự do dân tộc. Hồ Chí Minh được ca ngợi trong vai trò là người bảo vệ những con người bị áp bức. Bác là sự kết tinh của "nhân dân hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân". Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước dòng chảy của thời đại. Hệ thống đó bao gồm những nội dung cơ bản như: - Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. - Sức mạnh của nhân dân khối đại đoàn kết dân tộc - Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân,vì dân - Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân - Phát triển kinh tế văn hóa, không ngừng nâng cao đời sông vật chất, tinh thần của nhân dân - Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tư. - Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. - Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân… Chính tư tưởng con đường đi đúng đắn của Người đã làm cho dân tộc thoát khỏi nô lệ, chiến tranh, nước ta được tự do hòa bình phần lớn là nhờ công lao của Hồ Chí Minh. Bác quan niệm về vấn đề dân tộc; luôn coi độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mọi dân tộc trên thế giới, Người đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc đây là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập. Cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Về cách mạng giải phóng dân tộc Người chỉ muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, phải có Đảng cộng sản lãnh đạo dưới sự đồng lòng của toàn dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực. Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội, đã vận dụng phát triển một cách sáng tạo, đưa ra nhiều kiến giải mới nhằm bổ sung vào lý luận Mác- Lênin để phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Nét sáng tạo của Hồ Chí Minh trước hết ở chỗ, Người đến với chủ nghĩa xã hội, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để. Về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Người đã khẳng định, con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Người luôn thận trọng từng bước giải quyết các mâu thuẫn cơ bản khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ nhận thức được vai trò của truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báo của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước lũ cướp nước”. Quan điểm cơ bản của Bác về đại đoàn kết dân tộc: - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng. - Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. - Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất. Khát vọng độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội đã thôi thúc Hồ Chí Minh hi sinh cả đời mình để thực hiện, cũng là lý do hi sinh của bao thế hệ người Việt Nam hôm qua hôm nay. Qua khảo sát thực tế, từ kinh nghiệm của bản thân, Hồ Chí Minh nhận thức được rằng : chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động ở cả chính quốc thuộc địa. Muốn đánh thắng chúng phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với nhau giữa lao động ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc; nếu tách riêng mỗi lực lượng thì không thể nào thắng lợi được. - Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới. - Kết hợp chặc chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. - Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. - Có quan hệ hữu nghị, hợp tác, sãn sànglàm bạn với tất cả mọi nước dân chủ” Luận điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam: - Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đi đến thăng lợi. - Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân phong trào yêu nước. - Đảng cộng sản Việt Nam – Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động của dân tộc Việt Nam. - Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt” - Đảng cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. - Tăng cường cũng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân. - Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Hồ Chí Minh tâm niệm về việc xây dựng nhà nước phải là nhà nước của dân do dân vì dân. Khi xây dựng nhà nước thì phải thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, cần có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân tính dân tộc của Nhà nước. Xây dựng một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, quản lý nhà nước bằng pháp luật chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, tích cực xây dựng đội ngủ cán bộ, công chức đủ tài đức, cần xây dựng một nhà nước trong sạch vững mạnh hoạt động có hiệu quả luôn đề phòng khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước. Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chí Minh là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Người dạy chúng ta: "Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Chính những tư tưởng mang tính thời đại chiến lược của Người đã chèo lái con thuyền cách mạng của nhân dân ta đi đến bến bờ của thành công vượt qua mọi khó khăn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa- cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên tri thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ những năm hai mươi thế kỉ trước là bài giảng về : “Tư cách của một người cách mạng”.Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “HỒNG” vừa “CHUYÊN”. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới đó là : - Trung với nước, hiếu với dân. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. - Có tình thương yêu con người. - Có tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung. Khi xây dựng đạo đức mới phải chú trọng đến các nguyên tắc như: - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. - Xây phải đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Về tấm lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh khác lòng từ bi của Phật, lòng nhân ái của Chúa Giêsu cả về đối tượng cơ sở khoa học. Về đối tượng, Hồ Chí Minh thương yêu con người đang sống thực trên trần gian này. Về cơ sở khoa học, Người đã chỉ ra được nguồn gốc mọi sự đau khổ của những con người nô lệ, mất nước, của những người lao động làm thuê, đó là chủ nghĩa thực dân, đế quốc tàn bạo; là ách áp bức bóc lột giai cấp mà công nhân, nông dân phải chịu đựng. Từ đó Hồ Chí Minh chỉ ra con đường cách mạng, con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”. Ngay từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới một xã hội mới tự do, hạnh phúc, không có áp bức, bóc lột, bất công. Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắc lọc tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây,văn hóa mácxit, từng bước xây dựng lý luận văn hóa. Con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho sự phát triển của dân tộc ta là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường này Hồ Chí Minh đã tìm thấy năm 1920 được xác định một cách đúng đắn trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng khi Đảng mới thành lập vào đầu năm 1930. Hồ Chí Minh từ người tìm đường trở thành người mở đường người dẫn đường cho dân tộc Việt Nam. Thực tế của đất nước ta trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn chứng minh cho sự đúng đắn của con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, Bác đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng phong phú, vô cùng trong sáng đẹp đẽ. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Bác đã sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lê- nin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lê-nin ánh sáng soi đường cứu dân, cứu nước. Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta non sông đất nước ta.” . các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Yên Thế (Ho ng Hoa Thám), khởi nghĩa Phan Đình Phùng.Các phong trào của cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày. thành của Các Mác và Lê- nin, Hồ Chí Minh chẳng những là một nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là một chi n sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của thế. và con đường đi đúng đắn của Người đã làm cho dân tộc thoát khỏi nô lệ, chi n tranh, nước ta được tự do hòa bình phần lớn là nhờ công lao của Hồ Chí Minh. Bác quan niệm về vấn đề dân tộc; luôn

Ngày đăng: 26/05/2014, 22:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan