1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

TỔNG ôn tập NGỮ văn 9

102 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 873 KB

Nội dung

1 Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ - Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê: “Hồi nhỏ sống với rừng Với sông rồi với biển” - Con người khi đó sống giản dị, th

Trang 1

- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ

- Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơthiên nhiên một “Ánh trăng”

- Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩamới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người

- Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tìnhvới những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ânhận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ

II Thân bài.

1 Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ

- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê:

“Hồi nhỏ sống với rừng

Với sông rồi với biển”

- Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên tronglành: “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”

- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt củangười lính trong rừng sâu

“Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trang 2

->Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người línhtrong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trongnhững năm dài kháng chiến Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa

2 Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sốngcách biệt

+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấyquan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăngnhư một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi

+ Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâmvẫn thường xảy ra trong cuộc sống

=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vậtchất điều khiển chúng ta

c Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.

- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ

+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ

+ “Trăng tròn”, hình ảnh thơ khá hay, tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa

+Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhânhoá) Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào Cách viết thật lạ và sâu sắc!

- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè nămxưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên

+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợithương khi gặp lại bạn tri kỉ

+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đangđược sống lại một giấc chiêm bao

Trang 3

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Đủ cho ta giật mình”

+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ Ánh trăng chính

là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vôtình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt

+“Giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra

sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách,

tự thấy phải đổi thay trong cách sống Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ đượclàm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên

=> Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những ngườiđang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranhcách mạng của biết bao người đi trước

III Kết luận:

Cách 1:

- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên,

vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua

- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, cách

sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời

- Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìmlại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng

- Giới thiệu đôi nét về bài thơ “Ánh Trăng”

+ In trong tập “Ánh Trăng”- tập thơ được giải A của Hội nhà văn Việt Nam

+ Thể thơ 5 chữ kết hợp kết hợp chặt chẽ giữa tự sự với trữ tình

Trang 4

+ Viết vào thời điểm cuộc kháng chiến đã khép lại 3 năm, Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” nhưmột lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ,nghĩa tình.

Cách 2: Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các

nhà văn, nhà thơ Đặc biệt là ánh trăng Xưa, Lý Bạch khi đối diện với vầng trăng đã giật mìnhthảng thốt nhớ cố hương Nay, Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một ánh trăng.Và đối diện trước vầng trăng, người lính đã giậtmình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua Bàithơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ

Cách 3: Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm : “Tre Việt Nam”,

“Hơi ấm ổ rơm” Nhưng khi hoà bình lập lại, ông đã chuyển sang một trang mới viết về sựchuyển mình của đất nước, của con người cuộc sống đời thường đang che lấp mất dần những điềuđáng quý mà họ vốn có Bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề đó Bài thơ nhưmột lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bóvới thiên nhiên đất nước đồng thời thức dậy trong tâm hồn người lính lòng trung hiếu trọn vẹn vớinhân dân

Cách 4: Trăng trong thơ vốn là một vẻ đẹp trong trẻo, tròn đầy, đó là cái gì lãng mạn nhất

trong cuộc đời, nhất là trong hai trường hợp: khi con người ta còn ở tuổi ấu thơ hoặc khi có nhữngtâm sự cần phải chia sẻ, giãi bầy Ánh trăng của Nguyễn Duy là cái nhìn xuyên suốt cả hai thờiđiểm vừa nêu Chỉ có điều, đây không phải là một cái nhìn xuôi, bình lặng từ trước đến sau, mà làcách nhìn ngược: từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay Bài thơ nhưmột câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian nhắc nhở về một thời đã qua của người lính gắn

bó với thiên nhiên, bình dị, hiền hoà, với nghĩa tình đằm thắm sáng trong

II Thân bài.

1 Đề tài “Ánh trăng”

- Đây là một đề tài quen thuộc của thơ ca xưa đặc biệt là thơ lãng mạn: (Thuyền ai đậu bếnsông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay (Hàn Mạc Tử); khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền(HCM); Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương (Lý Bạch)

- Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩamới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người

2 Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh trăng”.

a Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ

Trang 5

Trước hết là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa, hiền hậu, bình dị gắn liền với kỉ niệm một thời

đã qua, một thời nhà thơ hằng gắn bó

- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê:

“Hồi nhỏ sống với rừng

Với sông rồi với biển”

- Nhớ đến trăng là nhớ đến không gian bao la Những “đồng, sông, bể” gọi một vùng khônggian quen thuộc của tuổi ấu thơ, có những lúc sung sướng đến hả hê được chan hoà, ngụp lặn trongcái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt

- Những năm tháng gian lao nơi chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉniệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu: khi trăng treotrên đầu súng, trăng soi sáng đường hành quân Vầng trăng ấy cũng là “quầng lửa” theo cách gọicủa nhà thơ Phạm Tiến Duật Trăng thành người bạn chia sẻ ngọt bùi, đồng cảm cộng khổ và nhữngmất mát hi sinh, vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ với người lính

“Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

- Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành:

“trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ” Cuộc sống trong sáng và đẹp đẽ lạ thường

- Hôm nay, cái vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa ấy đã là quá khứ kỉ niệm của con người Đó là một quákhứ đẹp đẽ, ân tình, gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi con người và của đất nước

- Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúcbồi hồi

b Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

* Vầng trăng - người dưng qua đường

- Sau tuổi thơ và chiến tranh, người lính từ giã núi rừng trở về thành phố - nơi đô thị hiện đại Khi

đó mọi chuyện bắt đầu đổi khác:

Từ hồi về thành phố

Trang 6

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ,còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung? => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta khôngkhỏi nhói đau Tình cảm xưa kia nay chia lìa

- NT đối lập với khổ 1,2, giọng thơ thầm thì như trò chuyện tâm tình, giãi bày tâm sự vớichính mình Tác giả đã lí giải sự thay đổi trong mối quan hệ tình cảm một cách lô gíc

- Vì sao lại có sự xa lạ, cách biệt này?

+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sốngcách biệt: Từ hồi về thành phố, người lính xưa bắt đầu quen sống với những tiện nghi hiện đại như

“ánh điện, cửa gương” Cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sứcsống của ánh trăng trong tâm hồn con người Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp, hối

hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ Và anh lính đã quên đi chính ánh trăng đãđồng cam cộng khổ cùng người lính, quên đi tình cảm chân thành, quá khứ cao đẹp nhưng đầy tìnhngười Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâmvẫn thường xảy ra trong cuộc sống Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống tiện nghi lạikéo theo sự thay dạ đổi lòng? (liên hệ: bởi thế mà ca dao mới lên tiếng hỏi: “Thuyền về có nhớ bếnchăng?”; Tố Hữu, nhân dân Việt bắc ở lại cũng băn khoăn một tâm trạng ấy khi tiễn đưa cán bộ vềxuôi:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông còn nhớ bản làng

Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? )

=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vật chấtđiều khiển chúng ta

* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng

- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ Tình huống mấtđiện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối omnơi căn phòng buyn đinh hiện đại Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu vàhành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng Và hình ảnh vầng trăng tròn tình

Trang 7

cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lênkhuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia

=> Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suynghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở conngười, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác

- Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đã có cử chỉ, tâm trạng:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

- Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn Con ngườithấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào Cách viết thật lạ và sâu sắc!

- Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thươngkhi gặp lại bạn tri kỉ Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi Một tình cảm chừng như nén lạinhưng cứ trào ra đến thổn thức, xót xa Cuộc gặp gỡ không tay bắt mặt mừng này đã lắng xuống ở

độ sâu của cảm nghĩ Trăng thì vẫn phóng khoáng, vô tư, độ lượng biết bao, như “bể”, như “rừng”

mà con người thì phụ tình, phụ nghĩa

- Trước cái nhìn sám hối của nhà thơ, vầng trăng một lần nữa như gợi lên bao cái “còn” mà conngười tưởng chừng như đã mất Đó là kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn nghèo nàn, gianlao Lúc ấy con người với thiên nhiên - vầng trăng là bạn tri kỉ, là tình nghĩa Nhịp thơ hối hả dângtrào như tình người dào dạt Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêmbao

- Bài thơ khép lại ở hình ảnh:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Đủ cho ta giật mình”

- Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào Ở đây có sự đối lập giữa “trònvành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của conngười

+ Trăng tròn vành vạnh, trăng im phăng phắc không giận hờn trách móc mà chỉ nhìn thôi,một cái nhìn thật sâu như soi tận đáy tim người lính đủ để giật mình nghĩ về cuộc sống hoà bìnhhôm nay Họ đã quên mất đi chính mình, quên những gì đẹp đẽ, thiêng liêng nhất của quá khứ đểchìm đắm trong một cuộc sống xô bồ, phồn hoa mà ít nhiều sẽ mất đi những gì tốt đẹp nhất củachính mình

Trang 8

+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ Ánh trăng chính

là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vôtình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt

- Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đếncái “giật mình” ở câu thơ cuối Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một ngườibiết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình Cái “giậtmình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống Cái “giật mình” tự nhắc nhởbản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại

mà coi rẻ thiên nhiên Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta,những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên côngsức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước

III Kết luận:

Cách 1:

Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên,

vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua Thơ của Nguyễn Duy không hề khai tháccái đẹp của trăng, nhưng ánh trăng trong thơ ông vẫn mãi làm day dứt người đọc - sự day dứt vềnhững điều được và mất, nên và không, khi sống trong cuộc đời Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp củavăn chương cách mạng vì thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” tacách học làm người Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vởhay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấyđược gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trongquên lãng

Cách 2: Bài thơ khép lại nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc Nguyễn Duy

- một phong cách rất giản dị nhưng mang triết lí sâu xa Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suyngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quákhứ

===========================

Trang 9

Bài 7: CON CÒ

A Kiến thức cần nhớ

1 Tác giả:

- Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh ra ở Quảng Trị nhưng lớn lên

ở Bình Định, là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam Ông có những đóng góp quantrọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX Tập thơ đầu tay: “Điêu tàn” (1937) đã đưa tên tuổi ChếLan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới

- Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo Đó là phong cách suy tưởng triết

lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại

- Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ Hình ảnh thơ của ôngphong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liêntưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú Nhưng cũng do những đặc điểm này mà thơ Chế LanViên không dễ đi vào công chúng đông đảo

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm) Kết hợp vớimiêu tả

- Bố cục: Bài thơ chia làm 3 đoạn ứng với sự phát triển của hình tượng con cò, hình tượng trungtâm xuyên suốt bài thơ, trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ thơ bé đến trưởng thành

và suốt cả đời người

+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru tuổi ấu thơ

+ Đoạn 2: Cánh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trênmọi chặng đường của cuộc đời

+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộcđời mỗi người

3 Một số câu hỏi xoay quanh bài thơ

1 Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 của bài thơ “Con cò”.Trình bầy cảm nhận của em về đoạn thơ:

“Dù ở gần con theo con”

(Viết đoạn văn quy nạp phân tích với câu chủ đề: Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có

ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc (12 câu có sử dụng 1 câu phức)

Gợi ý

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dòcủa mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấmlòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời

- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ Hìnhtượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng

- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng - xuống bể” gợi lên không gian rộnglớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thờigian đằng đẵng Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tìnhmẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che

cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương

yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên

con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹkhông còn có mặt trên đời

Trang 10

- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ,đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ:cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bêncon, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều vađập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp

Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trởnên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi

Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian Haicâu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí,

quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ

=> Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc

Câu 2: Em có biết câu thơ, văn nào nói về mẹ nữa không? Hãy chép lại 2 câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu)

Con là mầm đất tươi thơm

Nở trong lòng mẹ - mẹ ươm mẹ trồng

Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng

Như con sông chở nặng dòng phù sa

(Hát ru - Vũ Quần Phương)

Câu 3: Phân tích hai câu thơ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Gợi ý:

- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò

- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con

- Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn không, dù trưởngthành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa con vẫn là con của

mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hivọng của mẹ

- Dù mẹ có phải xa con, lâu, rất lâu, thậm chí suốt đời, không lúc nào lòng mẹ không ở bên con

=> Từ việc hiểu biết tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnhhằng: tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc Qua đó ngợi ca tình cảm vô biên,thiêng liêng của người mẹ

Câu 4: Đọc hai câu thơ sau: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”.

a Hai câu thơ trên là lời của ai nói với ai, nhằm mục đích gì?

(lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con)

Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ là quan hệ nào?

( Quan hệ đối lập)

b Ý nghĩa nào toát lên từ hai câu thơ trên

(Hạnh phúc của con khi có mẹ)

Câu 5: Hình ảnh trong câu thơ: “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” đẹp và hay như thế nào?

-> Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, bay bổng Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, trong mơ con vẫnthấy hình ảnh con cò Con có giấc mơ đẹp Lời ru của mẹ đã nâng đỡ tâm hồn con Cánh cò trởthành một hình ảnh ẩn dụ giầu ý nghĩa

=====================

ĐỀ TẬP LÀM VĂN : Phân tích bài thơ : “Con Cò”

A Mở bài:

- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam

- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ một số nét của phong cách NT Chế Lan Viên

- Thông qua một cánh cò tượng trưng, Chế Lan viên đã đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêuthương của người mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người

Trang 11

B Thân bài:

1 Luận điểm 1: Nhận xét chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò: nguồn gốc và sáng tạo

- Thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi Các điệp từ, điệp ngữ cósức gợi gần gũi với những điệu hát ru quen thuộc

- HÌnh tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ là con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh

cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả

- Trong ca dao truyền thống, hình ảnh con cò xuất hiện phổ biến và mang ý nghĩa ẩn dụ cho hìnhảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giầuđức tính tốt đẹp và niềm vui sống

- Trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con

cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi conngười

2 Luận điểm 2: HÌnh ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.

+ Con còn “bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, và theo đó là cả điệuhồn dân tộc Đứa trẻ được võ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đónnhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ

- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”

Và:

“ngủ yên, ngủ yên, cò ơi chớ sợ

Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng”

- Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở

- Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến

- Những cảm xúc yêu thương ấy mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp,chở che của tiếng ru lòng mẹ:

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

………

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.

- Vì thế, tái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ Đoạn thơ khép lại bằng nhữnghình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ

3 Luận điểm 3: Hình ảnh con cò trong đoạn 2 (cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành

bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.)

- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc,hàm chứa nhiều ý nghĩa

+ Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm: Còn ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của

cò hai đứa đắp chung đôi”

Trang 12

+ Đến cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con: Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh của

cò hai đứa đắp chung đôi”

+ Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiênnhà Và trong hơi mát câu văn”

- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa: Sự dìu dắt, nâng đỡ yêuthương bền bỉ suốt cả đời mẹ đối với con

4 Luận điểm 4: HÌnh ảnh con cò được nhấn mạnh ở đoạn 3 với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời :

Dù ở gần con… vẫn yêu con”

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dòcủa mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấmlòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên

cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giớihạn: Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộcđời Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, củatình cảm và hành động của nhân vật trữ tình Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dầnthêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ tráitim của mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ.

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian Đó làquy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát,đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lí Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dùgần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ

Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng

thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời

Nguyễn Duy đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lí:

“Ta đi trọn kiếp con người.

Cũng không đi hết một lời mẹ ru”.

Tiếng ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời như một hành trang tinh thần của tình mẫu tử

- Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: “à ơi” Nhịp điệu của câu thơ dồn về vớinhững vần “ôi”, “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ:

bờ che chở nâng đỡ mỗi con người

C Kết luận:

- “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên

- Bằng sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm

ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la củamỗi người mẹ trong cuộc đời này

- Bài thơ gợi lên những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc về công ơn sinh thành của người mẹ… Dàn ý 2: Phân tích bài thơ : “Con Cò”

A Mở bài:

- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam Đọc thơ ông, người đọc có thểrút ra từ đó những triết lí sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người

Trang 13

- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ một số nét của phong cách NT Chế Lan Viên Bài thơ đượcsáng tác năm 1962 in trong tập thơ “Hoa ngày thường chim báo bão” của ông

- Thông qua một cánh cò tượng trưng dập dìu trong lời ru, câu hát, Chế Lan viên đã đi đến nhữngkhái quát sâu sắc về tình yêu thương của người mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗicon người

B Thân bài:

1 Luận điểm 1: Nhận xét chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò: nguồn gốc và sáng tạo

- Bài thơ được Chế Lan Viên viết theo thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệuluôn biến đổi Tác giả thường xuyên dùng các điệp từ, điệp ngữ có sức gợi gần gũi với nhữngđiệu hát ru quen thuộc

- HÌnh tượng con cò là hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ Cả bài thơ, hình tượng con còđược bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả

- Trong ca dao truyền thống, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biết và hình ảnh ấy lại thường đivào những lời hát ru, mang ý nghĩa ẩn dụ cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trongcuộc sống còn nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giầu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống

- Trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con

cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi conngười

2 Luận điểm 2: HÌnh ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.

- Ở đoạn đời đầu tiên, khi con còn ẵm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc:

có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âm yếm mẹ luôn dành cho con Con còn “bế trêntay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, và theo đó là cả điệuhồn dân tộc Đứa trẻ được võ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đónnhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ

- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”

Trang 14

- Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình,hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.

Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểuthế nào là tình mẹ Đoạn thơ khép lại bằng những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằngnhững giấc nồng say của trẻ thơ

3 Luận điểm 3: Hình ảnh con cò trong đoạn 2

Nếu ở đoạn 1, cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu, xuất phát, thì sang đoạn 2, cánh cò đãtrở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạnđồng hành của con người trong suốt cuộc đời

- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc,hàm chứa nhiều ý nghĩa Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm: Còn ngủ yênthì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” Đến cánh cò của tuổi tới trường quấnquýt chân con: Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” Cho đếnkhi trưởng thành, con thành thi sĩ: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Vàtrong hơi mát câu văn”

- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa Ở đâu, lúc nào, cò cũng

ôm ấp, quấn quýt bên con, “bay hoài không nghỉ” cùng con Không phải cò đâu, là lòng mẹ tađấy, là sự dìu dắt, nâng đỡ yêu thương bền bỉ suốt cả đời mẹ đối với con

4 Luận điểm 4: HÌnh ảnh con cò được nhấn mạnh ở đoạn 3 với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời :

Dù ở gần con

…….

Cò mãi yêu con.

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dòcủa mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấmlòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên

cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giớihạn: Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộcđời Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, củatình cảm và hành động của nhân vật trữ tình Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dầnthêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ tráitim của mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ.

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian Đó làquy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát,đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lí Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dùgần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ

Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng

thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời

Nguyễn Duy đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lí:

“Ta đi trọn kiếp con người.

Cũng không đi hết một lời mẹ ru”.

Tiếng ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời như một hành trang tinh thần của tình mẫu tử

- Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: “à ơi” Nhịp điệu của câu thơ dồn về vớinhững vần “ôi”, “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ:

À ơi!

Trang 15

bờ che chở nâng đỡ mỗi con người

C Kết luận:

Có thể nói, “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên Bằng con đường của sự suy tưởng, bằng

sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âmhưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trongcuộc đời này Ngày nay mỗi lần đọc lại bài thơ vẫn gợi lên những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc

về công ơn sinh thành của người mẹ…

- Thơ TH chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành

- Các tác phẩm chính: Các tập thơ “những đồng chí trung kiên” (1962), Huế mùa xuân (hai tập 1970

và 1975), Dấu võng Trường Sơn (1977)

- Năm 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu

- Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đếnlúc qua đời

2 Tác phẩm:

a Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: (tháng 11- 1980, chỉ ít ngày sau, nhà thơ qua đời.Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khókhăn và thử thách gay gắt

(Năm 1980, TH đau nặng phải vào BV Huế điều trị khoa nội Tuy căn bệnh được các bác sĩ chẩnđoán là không thể qua được nhưng TH luôn là người lạc quan yêu đời Nằm ở tầng 4 của bệnhviện, những lúc khoẻ, TH thường ra ngắm cảnh và làm thơ… Nhưng rồi vào một ngày cuốiđông, trời Huế bỗng trở lạnh và mưa lâm thâm… Những người bạn của THải nhận được tinnhư sét đánh: TH đã qua đời Thương tiếc người bạn tài hoa ra đi khi tuổi đời vừa bước sang

50, mọi người đến viếng và đưa nhà thơ về nơi an nghỉ cuối cùng Đang lúc làm lễ, thì vợ THtìm gặp nhạc sĩ Trần Hoàn và trao cho ông một bài thơ cuối cùng mà THải đã sáng tác khi nằmviện vào tháng 11 năm 1980 Đó chính là bài thơ: Một mùa xuân nho nhỏ.- bài thơ cuối cùngcủa THải Nỗi thương bạn và niềm cảm xúc trào dâng mãnh liệt, nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổnhạc ngay bài thơ chỉ trong vòng không đầy ba mươi phút và bài hát đó đã được vang lên ngaytrong buổi lễ tiễn đưa ấy.)

b Thể thơ 5 chữ, không ngắt nhịp trong từng câu, chia nhiều khổ, mỗi khổ từ 4 đến 6 dòng Nhịp

điệu và giọng điệu của bài có biến đổi theo mạch cảm xúc

c Bài thơ bắt đầu bằng những xúc cảm trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống củamùa xuân thiên nhiên, đất trời Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước hômnay và cả đất nước bốn ngàn năm Từ đó mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ướcnguyện của nhà thơ được góp “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.Mạch thơ phát triển tự nhiên để rồi khép lại cũng tự nhiên, đằm thắm trong một điệu dân ca xứHuế

Trang 16

c Bố cục:

+ Khổ 1 (gồm 6 dòng thơ): cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời

+Khổ 2,3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước

+ Khổ 4,5: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước

+ Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

d Nội dung, nghệ thuật:

- Nội dung: Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước,với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, gópmột “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

- Nghệ thuật:

+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca Sử dụng cách gieo vầnliền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm,những so sánh và ẩn dụ sáng tạo

+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểutrưng, khái quát Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này thường được phát triển từnhững hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa,con chim, mùa xuân)

+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân Từ mùa xuân của đất trờisang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đờichung

+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả Giọng điệu có sự biến đổi phùhợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha

ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết

3 Gợi ý phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

a Mùa xuân của thiên nhiên đất nước (khổ 1)

* Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh xuân rất đẹp, đầy sức sống vàtràn ngập niềm vui rạo rực

- Bức tranh ấy được chấm phá bằng rất ít chi tiết: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, mộttiếng chim chiền chiện Những nét chấm phá ấy đã vẽ ra được một không gian cao rộng, màusắc tươi thắm của mùa xuân và cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện

+Ngay hai câu mở đầu đã gặp một cách viết khác lạ Không viết như bình thường : một bông hoatím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tímbiếc” Động từ “mọc” đặt ở đầu khổ thơ của bài thơ là một dụng ý NT của tác giả => khắc sâu

ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân.Tưởng như bông hoa tím biếc kiađang từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên, xoè nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân

+ Tại sao màu nước sông lại xanh mà không là “dòng nước trong mát” (bài “Vàm cỏ đông” củaHoài Vũ), hay không là “dòng sông đỏ nặng phù sa” trong thơ Nguyễn Đình Thi – bài Đấtnước)? Có phải đấu là màu nước của Hương Giang, hay chính là tín hiệu báo mùa xuân đangvề? Mùa xuân trang trải êm trôi một dòng xanh dịu mát Màu xanh lam của dòng sông hươnghoà cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến rũ Đó làmầu sắc đặc trưng của xứ Huế

+ Tiếng chim chiền chiện tạo nên một nét đẹp nữa của mùa xuân: “Ơi con chim chiền chiện Hót chi

mà vang trời”=> nhạc điệu của câu thơ như giai điệu của mùa xuân tươi vui và rạo rực Các từthan gọi “ơi, chi, mang chất giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế (thân thương, gầngũi) Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi

ca Câu hỏi tu từ “hót chi” thể hiện tâm trạng đùa vui, ngỡ ngàng, thích thú của tác giả trướcgiai điệu của mùa xuân

- Quả thật, thiên nhiên nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người mọi vẻ đẹpnếu con người biết mở rộng tấm lòng Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sựtài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái timxao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo: “Từng giọt long lanh rơi.

Tôi đưa tay tôi hứng”

Trang 17

Về hai câu thơ trên, có hai cách hiểu: từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng củatrời xuân; nhưng cũng còn có thể hiểu hai câu này gắn với hai câu trước: Tiếng chim đang vang

xa bỗng gần lại, rõ ràng, tròn trịa như kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu, rơi rơi, rơimãi tưởng chừng không dứt và nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh ấy Như vậy từ mộthình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ( thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến

nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lạiđược như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc ( xúc giác).Nghệ thuật ví ngầm, chuyểnđổi cảm giác quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục Hai câu thơ đã biểu hiện niềm saysưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vàoxuân Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc đời

b Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, cảm hứng thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên.

-Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả và gian lao đang

đi lên phía trước Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụchiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát Ai cũng cónhiệm vụ của mình: người lính tiếp tục bảo vệ quê hương, vòng là nguỵ trang của người chiến

sĩ đang nảy những chồi non, lộc biếc như mang theo cả mùa xuân cùng các anh ra trận Ngườinông dân ra đồng làm nên hạt lúa, trên nương mạ, ruộng lúa của bác nông dân, mầm non, sứcsống thanh xuân đang đua nhau trỗi dậy, giục giã, thôi thúc lòng người Sức gợi cảm của câuthơ được thể hiện qua hình ảnh “lộc” của mùa xuân gắn với người cầm súng, người ra đồng

“Lộc” là chồi non, nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc.Câu thơ vừa tả thực, vừa tượng trưng cho sức sống của mùa xuân đất nước, sức sống của mỗicon người

- Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu

- Sức sống của mùa xuân còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, trong âm thanh xôn xao Vàđất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp: đất nước như vì sao Cứ đi lên phíatrước” Hình ảnh so sánh gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng “Đất nước bốnnghìn năm”, hoá thành những vì sao đi lên, bay lên, ngời sáng lung linh => Cảm xúc của nhàthơ đối với đất nước: say mê, tự hào, tin tưởng con người và cuộc sống của quê hương, đấtnước khi vào xuân

c

Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày

tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.

( Đoạn này, tác giả dùng phương thức biểu cảm trực tiếp Nhân vật “ta” trực tiếp bộc lộ tâm niệm

- Những hình ảnh bông hoa, tiếng chim hót được tác giả phác hoạ ở phần đầu bài thơ giờ đây lại trởlại trong khổ thơ này trong giọng thơ êm ái, ngọt ngào Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sựđối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến chođời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời.Trong bài “một khúc ca xuân” Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự:

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?

Trang 18

=> Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bàithơ Điệp từ “ta” như một lời khẳng định Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trởthành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người Điệp ngữ “dù là” như một lời

tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật đểmãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước Giọng thơnhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn

= > Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời.Thếnhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng mỗi người

d Kết thúc: Một điệu dân ca xứ Húê quen thuộc, ngọt ngào, êm dịu., sử dụng ngôn ngữ giàu nhịp

điệu, các vần bằng tha thiết, êm ái

Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo ra sự đối ứng chặt chẽ, hài hoà cân đối cho bài thơ đồng thời thểhiện rõ hơn mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên

- Kết thúc bài thơ là câu hát “Câu Nam ai, nam bình…” Nam Ai nam Bình là những điệu ca Huế

nổi tiếng

- Đó là ý nguyện của người tha thiết với vẻ đẹp của tâm hồn quê hương đất nước mình

B.Luyện tập :

1 Mở đầu bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ », Thanh Hải viết :

Mọc giữa dòng sông xanh.

Một bông hoa tím biếc.

Em hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc về cách đặt câu của câu thơ trên.

Gợi ý :

- Cách đặt câu đặc biệt theo cấu trúc đảo ngữ : từ «mọc » được đặt ở đầu câu

- Tác dụng : gợi ấn tượng về sự xuất hiện của bông hoa tím -> diễn tả sức sống mãnh liệt của mùaxuân Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, thú vị của nhà thơ trước một hình ảnh của mùa xuân

2 Em hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » như thế nào ? Từ đó nêu chủ đề của bài

thơ.

Sự sáng tạo đặc sắc nhất của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ là hình ảnh « mùa xuân nho nhỏ »

Người ta dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như : mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý,

xuân lòng nhưng « mùa xuân nho nhỏ » là một phát hiện mới mẻ và sáng tạo độc đáo trong ý

tưởng thơ và ngôn ngữ của nhà thơ Từ láy « nho nhỏ » vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng tronglòng nhà thơ trước mùa xuân lớn của cuộc đời vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh đáng yêu của nó.Hình ảnh ấy cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến tất cảđều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết củanhà thơ Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân nghĩa là ông muốn sống đẹp, có ích, sống vớitất cả sức sống tươi trẻ của mình và mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinhtuý của mình, dù nhỏ bé

3 Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta” Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?

- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuậttạo nên hiệu quả sâu sắc

- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đấtnước Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến Thểhiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại mới

- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc

4 Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long

lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó?

- Nếu hiểu là “giọt mưa xuân” cũng có chỗ hợp lí: nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễgợi cảm xúc xôn xao trong lòng người Nhưng có chỗ chưa thật hợp lí: mưa xuân thường nhẹ

và ấm …(Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay - Nguyễn Bính), chứ không thể tạo thành giọt

- Cách hiểu thứ hai hợp lí hơn:

+ Liền mạch với câu thơ trước

Trang 19

+ NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim (chuyển đổicảm giác) Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanhánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác -> Diễn tả niềm say sưa, ngây ngất củanhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.

5: Giải nghĩa từ “lộc” trong đoạn thơ:

“Mùa xuân người cầm súng.

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”.

- Lộc: chồi non, lá non Nhưng “lộc”còn là hình ảnh ẩn dụ cho mùa xuân, là sức sống, là thành quảhạnh phúc

Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước.Đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùaxuân mới Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ Hình ảnh “người cầmsúng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đấtnước Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu Câu thơvừa tả thực, vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nôngdân với từ “lộc” nhiều nghĩa “Lộc” là chồi non, lá non, nhưng lộc còn có nghĩa là mùa xuân, làsức sống, là thành quả hạnh phúc Từ “Lộc” khiến sắc xanh như tràn ngập khắp đất trời, sắcxanh hay sắc xuân bao phủ lên đất nước Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận nhưmang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ.Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt háimùa xuân về cho đất nước

6: Trong đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng….

Tất cả như hối hảTất cả như xôn xao”

a.Từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên được không? Vì sao?

b Viết đoạn văn quy nạp từ 8 đến 10 câu văn phân tích đoạn thơ trên với câu chủ đề sau: Sáu câuthơ là những xúc cảm về mùa xuân đất nước trong chiến đấu, lao động

Gợi ý:

a Từ “lao xao” không thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên Từ “la xao” chỉ đơn giản làgợi âm thanh, âm thanh của thiên nhiên hoặc của con người Còn “xôn xao” khi đặt trong khổthơ này, không chỉ là âm thanh rộn ràng của cuộc sống nhộn nhịp lao động khẩn trương của đấtnước sau thống nhất, mà còn là những xúc cảm mãnh liệt, phấn chấn trước mùa xuân thiênnhiên, trời đất tươi đẹp của con người

b.Viết đoạn văn: (tham khảo bài tập làm văn)

7.Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Gợi ý:

-Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn là: mùa xuân, lộc, tất cả

-Vị trí điệp ngữ: đầu câu

-Cách điệp ngữ: cách nhau

-Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấntrong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động, chiếnđấu

Trang 20

8 Viết đoạn văn quy nạp từ 9 -> 15 cõu với chủ đề: Bài thơ “mựa xuõn nho nhỏ” đó vẽ nờn một

bức tranh thiờn nhiờn tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

(tham khảo phần phõn tớch)

Gợi ý : Bức tranh thiên nhiên mở đầu bằng không gian thoáng đãng, yên ả, thơ mộng Đó là khônggian của một dòng sông xanh Dòng sông ấy gợi nhắc đến sông Hơng thơ mộng của Xứ Huế vàkhông gian của mùa xuân không ngừng đợc mở rộng với tiếng hót vang trời của con chim chiềnchiện Chiền chiện vốn là loài chim báo tin xuân, hình ảnh của nó xuất hiện trong khổ thơ khiếnngời đọc có cảm giác không gian nh đợc trải đầy một sắc xuân Thanh Hải lựa chọn màu sắc trẻtrung, tơi tắn và căng tràn sức sống cho bức tranh mùa xuân của mình Đó là màu xanh củadòng sống hoà lẫn màu xanh của bầu trời Là một màu tím biếc đến nao lòng của xứ Huế Nhngbức tranh này không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh Chỉ có điều ở đây tiếngchim hót nh trở nên cụ thể, hữu hình, thành hình khối long lanh náo nức để có thể đa tay ra màhứng lấy, mà nâng niu Quả thật, Thanh Hải với lòng yêu thiên nhiên say đắm đã thể hiện mộtbức tranh thiên nhiên tơi đẹp, tràn đầy sức sống

2 Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 cõu theo cỏch tổng hợp – phõn tớch - tổng hợp, nội dungtrỡnh bày những cảm nhận của em về bức tranh mựa xuõn xứ Huế trong đoạn thơ đầu của bàithơ (tương tự cõu 1)

9 Em hóy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dũng diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chõnthành của Thanh Hải trong đoạn thơ trờn

Phần tập làm văn: Phân tích b à i th ơ “Mùa xuân nho nh ỏ ”

D

à n ý:

A Mở bài:

- Giới thiệu đề tài mựa xuõn trong thi ca

- Dẫn vào bài thơ “mựa xuõn nho nhỏ của Thanh Hải”

- Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: 1980 – lỳc nhà thơ đang nằm trờn giường bệnh, chỉ mộtthỏng sau, nhà thơ qua đời

-Những xỳc cảm của tỏc giả trước mựa xuõn của thiờn nhiờn, đất nước và khỏt vọng đẹp đẽ muốnlàm “một mựa xuõn nho nhỏ” dõng hiến cho cuộc đời

B Thõn bài

1 Luận điểm 1: mựa xuõn của thiờn nhiờn

- Bức tranh mựa xuõn tươi đẹp, trong sỏng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn ró qua cỏc hỡnhảnh thơ đẹp: Bụng hoa tớm biếc, dũng sụng xanh, õm thanh của tiếng chim chiền chiện

- Nghệ thuật:

+ Từ ngữ gợi cảm, gợi tả

+ Đảo cấu trỳc cõu: Mọc giữa dũng sụng xanh …

+ Sử dụng màu sắc, õm thanh…

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giỏc trong cõu thơ: “Từng giọt long lanh rơi Tụi đưa tay tụi hứng”.

- Cảm xỳc : say sưa, ngõy ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuõn

2 Luận điểm 2: Mựa xuõn của đất nước

Đõy là mựa xuõn của con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả và gian lao đang đilờn phớa trước

- Hènh ảnh biểu tượng: người cầm sỳng, người ra đồng -> hai nhiệm vụ chiến đấu và xõy dựng đấtnước

- Hỡnh ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lỏ non, sức sống của mựa xuõn, thành quả hạnh phỳc) trong

cõu thơ: “ Lộc giắt đầy trờn lưng Lộc trải dài nương mạ”

Nghệ thuật

+ Nhịp điệu hối hả, những õm thanh xụn xao

+ Hỡnh ảnh so sỏnh, nhõn hoỏ đẹp: “đất nước như vỡ sao… cứ đi lờn phớa trước” -> ngợi ca vẻ đẹp

đất nước trỏng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sỏng ngời của nhà thơ về đất nước

Trang 21

3 Luận điểm 3: Tâm niệm của nhà thơ (Xem câu 1).

- Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiếnphần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước

+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ướcnguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vàovườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào húc ca tiếng hát củanhân dân…

+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ,

êm ái, ngọt ngào… mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời

là một lẽ tự nhiên

- Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảmxúc của bài thơ

- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái

“ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người

- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộcđời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêmtốn, không kể gì đến tuổi tác

+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách vớithời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn củaquê hương, đất nước

+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn

- Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời Thế nhưngdâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người…

C

Kết luận:

- Cấu tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu vui tươi tha thiết

- Bài thơ đem đến những cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của mộttâm hồn trong sáng

- Càng tin yêu mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” của lòng mình Muốn góp phần côngsức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân của cuộc đời thêm tươi đẹp

Bài tham khảo

I – Mở bài:

Mùa xuân từ lâu đã là đề tài vô tận cho các thi sĩ Nhưng hiếm có bài thơ nào viết về mùa xuân lạihay và trong hoàn cảnh đặc biệt như “mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, nhà thơ của xứ Huếmộng mơ Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm 1980, khi tác giả đang nằm trêngiường bệnh và chỉ mấy tuần lễ sau khi hoàn thành bài thơ thì nhà thơ đã qua đời Đây là mộtbài thơ hay tiêu biểu cho hồn thơ Thanh Hải đã thể hiện được “tâm nguyện thật thiết tha, cảmđộng của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời

II – Thân bài:

1 Mùa xuân của thiên nhiên.

Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, hiền hoà, đầy sức sống của xứ Huế mộng mơ

Mọc giữa dòng sông xanh

…………

Tôi đưa tay tôi hứng

Trang 22

- Xứ Huế đã đi vào trong thi ca của không ít các thi nhân như Hàn Mạc Tử, Tố Hữu… nhưng ở đâyvới bài thơ này ta vẫn cảm nhận được phong vị rất riêng của Thanh Hải Bức tranh xuân ấyhiện lên rất ít chi tiết nhưng vẫn đẹp, một vẻ đẹp hoàn thiện với đầy đủ sắc màu, âm thanh vàđường nét Có một dòng sông xanh hiền hoà, mênh mang làm nền cho sắc tím của bông hoa,màu tím của xứ Huế thơ mộng, của nhớ nhung đã tạo nên cảm giác mát dịu làm sao! Nghệthuật đảo ngữ càng làm nổi bật vẻ đẹp của bông hoa Bông hoa ấy mọc từ giữa dòng sông nhưtâm điểm của một bức tranh đầy ấn tượng Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sứcsống dồi dào, bất tận của dòng sông xanh để không ngừng vươn lên bất tử Bức tranh ấy càngsống động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện quen thuộc của quê hương miền trung.Tiếng chim ấy hót vang bên trời cao, tiếng hót trong trẻo, ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏakhông dứt, làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường

- Hãy đọc lại khổ thơ đầu và lắng nghe trong đó: có phải là nhạc và thơ đã hoà quyện vào từng chữ,từng dòng trong cả khổ thơ, đem đến môt giai điệu mùa xuân vui tươi, rạo rực ? Nhà thơ lặngngắm, lắng nghe với vẻ say mê và tấm lòng tràn đầy một cảm xúc thanh cao trong sáng Bằng

sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ, nhà thơ đã tạo dựng được một hình ảnh tuyệt đẹp,gợi ra sự liên tưởng phong phú cho người đọc về âm thanh của tiếng chim Âm thanh mượt

mà, trong vắt của tiếng chim thánh thót như chuỗi ngọc long lanh, đọng lại làm thành từng giọtniềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân Nhưvậy từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ( thính giác), tác giả đãchuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có hình khối,màu sắc rồi lại được như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc ( xúc giác) Sự chuyển đổicảm giác ấy là một sáng tạo nghệ thuật gợi cảm từ con mắt nhìn rất thơ của thi sĩ Hình ảnhđưa tay “hứng” xiết bao yêu quý, nâng niu đã thể hiện được sự đồng cảm của tâm hồn nhà thơtrước thiên nhiên và cuộc đời

2.Trong mùa xuân lớn ấy, đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới:

Mùa xuân người cầm súng

……

Lộc trải dài nương mạ

- Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ Hình ảnh dân tộc Việt Nam kết tụ lại

ở “người cầm súng” và “người ra đồng” Đây là mùa xuân của con người đang lao động vàchiến đấu, của đất nước vất vả gian lao đang đi lên phía trước Câu thơ vừa tả thực vừa tượngtrưng hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nông dân với từ “lộc” nhiềunghĩa “Lộc” là chồi non, lá non, nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thànhquả hạnh phúc Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang như mang theo sức xuân vào trận địa,người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ Những con người lao động chiến đấu ấy

đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước Âm hưởng thơhối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu cùng với các tính từ “hối hả”,

“xôn xao” làm tăng thêm sức xuân phơi phới, mãnh liệt trong mỗi con người và trong cả cộngđồng rộng lớn là dân tộc Điều đó làm cho tác giả nhớ đến niềm tự hào lớn lao của đất nước:

Đất nước bốn nghìn năm

……

Cứ đi lên phía trước”

- Đất nước đang bước vào mùa xuân, từ thiên nhiên đến con người đều hối hả và xôn xao Mangtình sông núi, nhà thơ Thanh Hải đã có một cái nhìn sâu sắc và tự hào về chiều dài lịch sử bốnnghìn năm của đất nước.Đó là truyền thống anh hùng trong đánh giặc, cần cù trong dựng xây,

là truyền thống nhân ái, là khát vọng hòa bình Mỗi truyền thống ấy đều được xây đắp nên từ

mồ hôi, công sức, nước mắt và thậm chí cả xương máu của biết bao thế hệ con người Trongquá trình xây dựng và giữ nước, đất nước ta còn đầy vất vả và gian lao nhưng đất nước ViệtNam vẫn ngời sáng cứ tiến lên phía trước như một vì sao sáng Vần thơ so sánh và nhân hoáthể hiện một niềm tin sáng ngời, ngợi ca đất nước tráng lệ, trường tồn Ba tiếng “cứ đi lên” đãthể hiện ý chí quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng đất nước giàu và mạnh

Trang 23

- Đặt bài thơ vào những năm 80 khi nước ta còn đang phải đương đầu với bao khó khăn, nền kinh

tế còn rất thấp kém thì ta càng trân trọng lòng yêu đời, yêu cuộc sống và niềm tin của nhà thơThanh Hải vào quê hương, đất nước

3.Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của mình để làm nên một mùa xuân lớn, mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:

để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về Được tô điểm cho mùaxuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sựphồn vinh của đất nước Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũiquá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ,

êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đãmang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đấtnước như một lẽ tự nhiên Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, nhưmột lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống caođẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta Đó là lẽsống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vôcùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời Thật cảm động làm sao trước aowowcs của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trongcái mùa xuân lớn lao ấy Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lươngtâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuânnho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tìnhnhưng mang sức khái quát lớn Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánhlên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ

Những câu thơ cuối cùng mang đậm dấu ấn của những làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế Nó nhưtiếng tâm tình, thủ thỉ, như tiếng lòng sâu lắng thiết tha, nồng đậm nghĩa tình:

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam Ai, Nam Bình

Nước non ngàn dặm

Nhịp phách tiền đất Huế

Cùng với ý nguyện ấy, khúc Nam Ai, Nam Bình ở khổ thơ kết nói lên niềm tin yêu tha thiết với quêhương, đất nước và cuộc đời Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ , tình cảm đó càng đáng trântrọng, càng cảm động biết bao !

III – Kết bài:

Trang 24

“Mựa xuõn nho nhỏ” là một bài thơ cú tứ thơ độc đỏo, cảm hứng xuõn phơi phới, hỡnh ảnh sỏng tạo,nhạc điệu vui tươi tha thiết Đọc “mựa xuõn nho nhỏ”, trỏi tim ta dường như xao xuyến, mộtcảm xỳc thanh cao, trong sỏng từ từ dõng ngập hồn ta Bài thơ đem đến cho chỳng ta bao cảmxỳc đẹp về mựa xuõn, gợi cho ta suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tõm hồn trong sỏngkhiến ta cảm phục và tin yờu Cũn gỡ đẹp hơn mựa xuõn ? Cú tỡnh yờu nào rộng lớn hơn tỡnhyờu quờ hương đất nước ? Thấm nhuần tõm tư, ước nguyện của của nhà thơ, chỳng ta càngthờm tin yờu vào mựa xuõn của đất nước và “mựa xuõn nho nhỏ” trong lũng mỡnh Chỳng tamuốn cựng con chim chiền chiện hút lờn khỳc ca ngọt ngào gọi xuõn về, muốn học thành tài đểhiến dõng cho đất nước, gúp phần cụng sức nhỏ bộ để tụ điểm cho mựa xuõn cuộc đời thờmđẹp

- Thơ Viễn Phơng thờng nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu

ác liệt ở chiến trờng

- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò” (1970); “Nhớ lời di chúc” (1972); “Nh mấy mùa xuân”(1978)

b Nội dung và nghệ thuật

*.Nội dung : Cảm xúc bao trùm trong toàn bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòngbiết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác

*Nghệ thuật : Cảm xúc trên đã chi phối giọng điệu của bài thơ : giọng điệu thành kính, trangnghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ Giọng điệu ấy đợctạo nên từ các yếu tố nh thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh của bài thơ

- Thể thơ và nhịp điệu : thể thơ bảy chữ nhng có những dòng đợc kéo dài thành 8,9 tiếng Bài thơ cónhịp chậm, nhiều dòng thơ hầu nh không ngắt nhịp, thờng gieo vần liền Các yếu tố ấy tạo nêngiọng điệu thiết tha trầm lắng và trang trọng thành kính, phù hợp với không khí và cảm xúc củabài thơ

- Từ ngữ và hình ảnh : Các từ xng hô “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, các hình ảnh ẩn dụ có giátrị súc tích và gợi cảm thể hiện đợc lòng thành kính ( mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sángdịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mơi chín mùa xuân, trời xanh… ) Lời thơ dung dị mà cô đúc,giàu cảm xúc mà lắng đọng

c.Bố cục: M ạ ch cảm xúc vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác

- Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre bên lăng gợi hình ảnh củaquê hơng đất nớc

- Khổ 2 – 3: Từ cảm xúc về dòng ngời bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm vàsuy ngẫm về lãnh tụ kính yêu đợc gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tợng: mặt trời,vầng trăng, trời xanh

- Khổ 4: Khi sắp phải trở về Miền Nam, niềm mong ớc thiết tha: muốn tấm lòng mình đợc mãi mãi

+ Cỏch dựng đại từ xưng hụ “con” rất gần gũi, thõn thiết, ấm ỏp tỡnh thõn thương, diễn tả tõm trạngcủa người con ra thăm cha sau bao nhiờu năm xa cỏch

Trang 25

+ Cách nói giảm, nói tránh : từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát ->Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người.

- HÌnh ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là

“hàng tre” Hàng tre vừa mang tính chất tả thực lại vừa tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởngsâu sắc: Hàng tre “bát ngát trong sương” là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê đấtnước Việt Nam – bên lăng Bác Hàng tre “xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳnghàng” là ẩn dụ, là biểu tượng của dân tộc VN với vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, kiêncường

=> Hình ảnh ẩn dụ này đã gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác đoàn kết, kiên cườngthực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc

+ “Ôi!” là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào trước hình ảnh hàng tre

* Sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Người

Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hình ảnh “mặt trời trên lăng” trong câu thơ trên là hình ảnh thực: một mặt trời thiên nhiên rực rỡvĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng Hình ảnh “mặt trời trong lăng” ở câu thơ dưới là hìnhảnh ẩn dụ - hình ảnh Bác Hồ Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp, gây ấn tượngsâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác Dùng hình ảnh ẩn dụ

“mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao củaBác đối với non sông đất nước, đồng thời thể hiện được sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dânvới Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta

- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗixúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương Nhịpthơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác Dòng người vào lăngviếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng ngườixếp thành hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận, mà còn là một ẩn dụ đẹp,sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác Những bông hoa tươithắm đó đang đến dâng Người những gì tốt đẹp nhất Dâng “bẩy mươi chín mùa xuân”: hìnhảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống mộtcuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người

2 Cảm xúc trong lăng Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào, khổ

thứ ba đã diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăngBác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.

- Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo củakhông gian trong lăng Bác Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sángdịu hiền Đó là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người cống hiến trọn vẹn cuộcđời mình cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước

- Nếu như trước đó Hải Như muốn được “canh giấc ngủ của Người” thì giờ đây, Viễn Phương lại

để cho vầng trăng ôm ấp, toả sáng giấc ngủ của Người Bởi có lẽ hình ảnh vầng trăng dịu hiềngợi giấc ngủ ban đêm bởi nhà thơ không muốn cảm nhận một giấc ngủ vĩnh viễn giữa banngày Hơn nữa sinh thời Bác rất yêu trăng, trăng như một người bạn tri âm, tri kỉ, chả thế mànhững vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiếntrận, giờ đây trăng cũng đến để dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người

- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trờixanh là mãi mãi” Bác ra đi nhưng hoá thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong

sự nghiệp và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao.(Tố Hữu đã từng viết: Bácsống như trời đất của ta”)

Trang 26

- Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người Nỗi đau xót đã được nhàthơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” Nỗi đau quặn thắt, tê táitrong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thithể của Người Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.

3.Cảm xúc khi rời lăng: (khổ 4): Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt luyến tiếc, bịn

rịn, không muốn rời xa Bác Khổ thơ thứ tư đã diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốnđược ở mãi bên lăng Bác

- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt Lời nói giản dị diễn tảtình thương sâu lắng Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn

xa nơi Bác nghỉ Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau khôngkhác gì tác giả Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởiNgười ấm áp quá, rộng lớn quá

- Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưamột lần nào gặp Bác

+ Muốn làm chim hót => âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành

+ Muốn làm đoá hoa => toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ

+ Muốn làm cây trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người

- Điệp từ “muốn làm” + biểu cảm trực tiếp và gián tiếp => tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tựnguyện chân thành của tác giả

- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại bài thơ với một nét nghĩa bổ sung: cây tretrung hiếu Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm néthình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn

B Luyện tập:

Câu 1: Viết đoạn văn tổng phân hợp: “Bài thơ “VLB” là tình cảm chân thành, xúc động của Viễn

Phương, của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.”

Gợi ý:

- Con – Bác

- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi… trong tim

- điệp từ, điệp ngữ, cấu trúc câu (khổ 3) đem lại cho khổ thơ nhạc điệu thiết tha, sâu lắng

- Hình ảnh ẩn dụ : cây tre trung hiếu => mong muốn thiét tha ở mãi bên người, mong được làm đẹpcho người Sinh thời Bác từng nói: “miền nam ở trong trái tim tôi”(thơ THữu)

- Cây tre mang nét nghĩa cụ thể hơ, không còn là những phẩm chất đẹp đẽ Phải chăng đó vừa làước nguyện, vừa là lời hứa thiêng liêng mà trung thành với con đường mà Bác đã soi sáng dẫndắt cả dân tộc

Tham khảo đoạn văn:

Tình cảm của tác giả và của mọi người thể hiện rất thành kính và sâu sắc Tác giả như một ngườicon về thăm, về viếng một người cha già kính yêu Tác giả đã chứng kiến dòng người ngày tiếpngày không dứt, tỏ lòng thương nhớ lãnh tụ bằng cách kết tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân củaNgười Những bông hoa viếng Bác, những người dân kết thành hoa dâng lên cuộc đời hoạtđộng, bình dị mà vĩ đại của Bác Đứng trước thi hài Bác, lí trí nhắc rằng Bác sống mãi, nhưngtrái tim tác giả vẫn nhói lên trước sự thật : Bác đã vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng Biết baonhiêu người đã không cầm được nước mắt trong lễ tang Bác Và cả khi về viếng sau này Viếtkhổ thơ cuối không có từ nhân xưng chính là để tác giả vừa bày tỏ tình cảm của mình, vừa nóilên ước nguyện của mọi người : muốn làm đoá hoa toả hương, con chim hót, cây tre trung hiếubên Bác mãi mãi

Trang 27

Câu 2: Cho câu văn sau: Đọc bài thơ “Viếng lăng Bác”, ta không chỉ thấy tình cảm xúc động chân thành của tác giả, của dân tộc dành cho Bác Hồ Áng thơ của Viễn Phương còn thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của Người trong lòng nhân dân.

a Biến đổi một trong hai câu trên thành câu bị động

b Nếu coi những câu thơ trên là phần mở đoạn của một đoạn văn thì phần mở đoạn ấy cho ta biết

đề tài của đoạn văn đứng trước nó là gì? Đề tài của đoạn văn sắp xây dựng là gì?

c Viết tiếp để có đoạn văn tổng phân hợp

Câu 3 : Mở đầu bài “VLB”, Viễn Phương viết 3 câu đầu khổ 1:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Ôi! Hàng tre, xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó có ý nghĩasâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu Viếtmột đoạn văn làm rõ điều đó và trong đoạn có sử dụng 1 câu có thành phần phụ chú (gạch chânchỉ rõ)

Gợi ý:

- Phân tích hình ảnh ẩn dụ: “ôi hàng tre xanh xanh VN Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

- Cây tre là biểu tượng của dân tộc VN

+ Xanh xanh: thể hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ Câu thơ thể hiện h ình ảnh quê hương, đất nước

VN HÌnh ảnh những con người quây quần, bảo vệ cho giấc ngủ của Người

- Muốn làm cây tre trung h iếu chốn này: Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” là tình cảm của VPcũng như của nhân dân Miền Nam tha thiết muốn ở mãi bên người

Hình ảnh giản dị chính là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân miền nam trung hiếu: trung vớiĐảng, hiếu với dân Đó vừa là một lời ước nguyện, vừa là một lời hứa thiêng liêng: DT VN mãimãi trung thành với con đường CM mà Bác đã đặt ra

Viết đoạn : Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh rất đẹp và độc đáo Trước hết hàng tre

gợi nhớ xóm làng thân thuộc với luỹ tre xanh bao bọc ở mỗi làng quê Việt Nam Mặt khác, câytre từng được coi là biểu tượng của con người Việt Nam với các đức tính cần cù, nhũn nhặn,hiên ngang, bền bỉ, đoàn kết Hàng tre xanh xanh, màu xanh tượng trưng cho sức sống của ViệtNam Cây tre được nhân hoá như những con người, như những người chiến sĩ đứng thẳng hàngvừa làm hàng rào danh dự, vừa canh giữ cho giấc ngủ bình yên mãi mãi của Người Mặc chobão táp, mưa sa, cây tre vẫn đứng thẳng hàng Đến khổ thơ cuối, cây tre trở thành cây tre trunghiếu, thể hiện tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp, với tư tưởng của Bác

Câu 4: Yếu tố nào làm nên thành công của bài thơ « Viếng lăng Bác » ?

Trước hết bài thơ thành công là do cảm xúc chân thành, sâu sắc của tác giả Những người con miềnNam không có mặt trong ngày Bác mất (1969), mãi bảy năm sau mới có dịp ra viếng Bác.Nguyên một điều đó thôi cũng làm cho tác giả xúc động mạnh mẽ Khi vào lăng viếng Bác, lạithấy lăng Bác với « hàng tre trong sương bát ngát » thân thuộc như mọi làng quê Việt Nam.Tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác, tình cảm của cả nước đối với Bác, Người đãlàm cho đất nước, cho dân tộc vẻ vang Chính tình cảm đó cộng với những xúc động của nhàthơ là yếu tố cộng hưởng, làm cho bài thơ thành công Mặt khác, những hình ảnh bình dị giàutính tượng trưng ; lời thơ giản dị, chân thành làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người

Câu 5 : Trong bài thơ « Viếng lăng Bác », VP viết : « kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùaxuân »

Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ « mùa xuân » có thể thay thế cho từ nào ? Theophưong thức chuyển nghĩa nào ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?

Trang 28

Gợi ý : Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi Cho nên « 79 mùa xuân » cũng đượchiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người Nếu để từ « tuổi » thì chỉ nói được BH đã sống 79năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác Còn dùng từ « Xuân » có nghĩa là : cả cuộcđời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân.Thêm nữa, kết « tràng hoa dâng 79 mùa xuân » gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác VÀ từ « mùaxuân » như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha.Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều ư

Câu 6: Chép chính xác bốn câu đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Viết đoạn vănkhoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phầnphụ chú (gạch chân chỉ rõ phần phụ chú đó)

Gợi ý: Đoạn văn có các ý sau:

- Hàng tre bát ngát trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – hàng tre bênlăng Bác

- Hàng tre xanh xanh Việt Nam… là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiêncường

- Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên cường, thựchiện lí tưởng của Bác, của dân tộc

Câu 7: Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên và tác giảbài thơ)

- Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn KhoaĐiềm)

Câu 8: Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc khổ thơ cuối bài thơ “Viếnglăng Bác” của Viễn Phương

(Tham khảo phần phân tích)

- Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụbằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng

B THÂN BÀI: (tham khảo bài phân tích trên)

C Kết luận:

Trang 29

- “Viếng lăng Bỏc” là một bài thơ đẹp về hỡnh ảnh thơ, hay về cảm xỳc… gõy xỳc động sõu xatrong lũng người đọc.

- Bằng cỏch sử dụng điờu luyện những biện phỏp tu từ một cỏch sỏng tạo, tỏc giả thể hiện tỡnh cảmngọt ngào đằm thắm lại rất giản dị, chõn thành đối với Bỏc

- Xin nguyện như Viễn Phương, sống một cuộc đời đẹp để trở thành những bụng hoa đẹp dõng lờnBỏc

Đề 2: Hãy làm rõ những tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ đợc thể hiện qua bài thơ : Viếng Lăng Bác của Viễn Ph“ ” ơng.

ớc đợc viếng lăng Bác Nhà thơ Viễn Phơng cũng ở trong số đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam raviếng Bác Trong niềm xúc động thiêng liêng, thành kính pha lẫn nỗi xót đau, nhà thơ đã viếtbài thơ này Bài thơ đã thể hiện đợc những tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta vớiBác Hồ kính yêu

II – Thân bài

Khổ 1 : Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác

- Khi đến thăm lăng Bác, tác giả chứa chan cảm xúc Mạch cảm xúc ấy đợc mở đầu bằng lời thơ tự

sự :

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tìnhthân thơng Ta cảm tởng giọng thơ tác giả run run khi thốt lên từ “con” gần gũi mà thân thơngbiết mấy Tâm trạng của Viễn Phơng bây giờ là tâm trạng của ngời con ra thăm cha sau bao năm

xa cách, mong mỏi nh Tố Hữu đã từng viết : “Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” Song ớcnguyện ấy không thành vì ngời cha ấy mãi mãi không còn nữa Câu thơ giản dị, chân thành vàxúc động biết bao! Dòng cảm xúc nh vỡ òa, chan chứa sau bao tháng năm kìm nén

- Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ đợc nỗi đau thơng, mất mát ấy

để ta thấy rằng trong tiềm thức của tác giả, Bác Hồ vẫn còn sống mãi Nhng dờng nh sự thật Bác

đã đi xa là nỗi đau quá đỗi lớn lao khiến Viễn Phơng không khỏi xót xa, xúc động

- Từ tâm trạng ấy, tác giả nhìn ra xa : “Đã thấy trong sơng hàng tre bát ngát” Nh thơ bắt gặp mộtàhình ảnh thân thuộc mà bao năm in vào tâm hồn mỗi ngời dân Việt Nam : hình ảnh hàng tre.Gặp lại hàng tre ấy, nhà thơ có cảm giác thân thuộc nh đợc trở về quê hơng, trở về cội nguồn.Hàng tre ấy nh tỏa bóng mát rời rợi trên con đờn dẫn vào lăng Bác và nh bao bọc ôm lấy bónghình của Ngời – vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Nh vậy hàng tre cũng là biểu tợng cho

đất nớc, quê hơng và tất cả nh hội tụ lại đây để canh cho giấc ngủ của Ngời

-Bởi vậy tác giả bật lên câu cảm thán : Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam!”

- “Ôi!” Thể hiện sự xúc động của nhà thơ trớc hình ảnh cây tre Cây tre bình dị, mộc mạc, chân quê

mà bên trong nh tiềm tàng một sức sống dai dẳng : “Bão táp ma sa vẫn thẳng hàng” Phải chăng

đó cũng là sức sống của dân tộc Việt Nam ? Sức sống ấy cũng dồi dào nh màu xanh của sự kiêncờng, bất khuất, không lùi bớc trớc kẻ thù

- Thật tài tình khi tác giả sử dụng hình ảnh “hàng tre” vừa mang ý tả thực lại vừa mang ý ẩn dụ Câytre tuy gầy guộc song vẫn hiên ngang Đó cũng chính là dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nh ng rấtkiên cờng, sắt son

=>Đến thăm lăng Bác, gặp lại hình ảnh hàng tre, tác giả vô cùng xúc động Đó là sự tiếc thơng bùingùi khi đợc gặp Bác song Bác đã đi xa Song đó không chỉ là tình cảm riêng của tác giả màcòn của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác

2 Sự tôn kính của tác giả đối với Bác khi đứng trớc lăng Ngời.

-Khổ thơ thứ hai đợc tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi :

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

- Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh mặt trời thực, mặt trời tự nhiên đem lại nguồnsáng cho thế gian Mặt trời ấy là sức sống của muôn vàn cỏ cây hoa lá

- “Mặt trời trong lăng” là mặt trời ẩn dụ, chỉ Bác Hồ kính yêu Tác giả nhấn mạnh “mặt trời rất đỏ’làm ta nhớ đến một trái tim nhiệt huyết chân thành vì nớc vì dân Ví Bác nh “mặt trời”, nhà thơmuốn nói Bác nh là ngời soi sáng cho dân tộc Việt Nam trên bớc đờng chién đấu, đa cả dân tộcthoát khỏi bóng tối nô lệ đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc Mỗi hành mặt trời tự nhiên vẫnhành trình trên quỹ đạo cũng nh mặt trời trong lăng lúc nào cũng tỏa sáng Bác tuy đã ra đi nh-

ng mãi thuộc về vĩnh cửu đối với hàng triệu con ngời Việt Nam

=>Thông qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, nhà thơ đã nêu lên sự vĩ đại của Bác, đồng thời thể hiệnniềm tôn kính, lòng biết ơn vô hạn của nhân dân ta với Bác

- Nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh nữa về Bác : Ngày ngày dòng ngời đi trong thơng nhớ

Trang 30

Kết tràng hoa dâng bảy mơi chín mùa xuân”

- Thời gian cứ trôi ngày tiếp ngày nhng dòng ngời vẫn nối nhau vào lăng viếng Bác Nhịp thơ chậm,giọng thơ trầm nh bớc chân dòng ngời vào viếng Bác Nhng “dòng ngời đi trong thơng nhớ” là

đi trong nỗi xúc động bồi hồi, trong lòng tiếc thơng kính cẩn

- Và đến đây, cảm xúc thăng hoa : hình ảnh dòng ngời thành một tràng hoa trớc lăng Mỗi con ngờivào viếng lăng giống nh một bông hoa đẹp, dâng lên Bác cả tấm lòng, cả cuộc đời, niềm thơngnỗi nhớ Điệp từ “ngày ngày” nhẫn mạnh trang hoa dâng lên Bác là bất tận Chỉ một từ “th ơng”thôi mà gửu gắm cả tấm lòng dân tộc Việt Nam đối với Bác Quả là cách diễn đạt mới lạ, thíchhợp Và tràng hoa ấy dâng lên “bảy mơi chín mùa xuân” – một hình ảnh hoán dụ thật hay Conngời bảy mơi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp nh những mùa xuân và làm ra mùaxuân cho đất nớc, cho mỗi chúng ta Cuộc đời chúng ta nở hoa dới ánh sáng của Bác

=>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng nhcủa dân tộc VN đối với Bác

- Khổ 3 : Đến đây niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giảnhìn thấy Bác : “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Bác nằm đó thanh thản nh đang trong giấc ngủ giữa ánh sáng dịu hiền của vầng trăng Sau chặng ờng bảy mơi chín mùa xuân cống hiến không ngừng nghỉ, dành trọn cuộc đời cho dân cho nớc,Bác cha có một đêm nào ngon giấc : “Cả cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu! ( Hải Nh)

đ-Giờ đây, Miền Nam đợc giải phóng, đất nớc đợc giải phóng, Bác có thể yên lòng và thanh thản nghỉngơi Từ ánh sáng của màu xanh mát dịu trong lăng, nhà thơ liên tởng tới vầng trăng sáng dịuhiền ru giấc ngủ cho Bác

+ Hình ảnh “vầng trăng” đợc nhà thơ dùng thật thích hợp khi nói đến Bác Hình ảnh “vầng trăng”gợi giấc ngủ ban đêm bởi một mặt Viễn Phơng không muốn cảm nhận một giấc ngủ vĩnh viễngiữa ban ngày Mặt khác tác giả muốn đa vầng trăng vào nâng niu, ôm ấp, tỏa sáng cho giấcngủ của Bác vì sinh thời Ngời rất yêu trăng, coi trăng nh ngời bạn tri âm tri kỉ gắn bó thắm thiếtcủa Ngời

- Tâm trạng xúc động của nhà thơ lại đợc biểu biện bằng một hình ảnh thơ ẩn dụ diễn tả sự mất mát

và nỗi nhớ thơng một cách độc đáo :Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác ra đi nhng đã hóa thân vào thiên nhiên, đất trời của dân tộc, nh Tố Hữu đã từng viết : “Bác sống

nh trời đất của ta” Trong cuộc sống yên bình hôm nay, đâu đâu ta cũng nh thấy một phần cônglao của Bác Bác sẽ còn mãi với non sông đất nớc Dù lý trí mách bảo nhà thơ là Bác còn sốngmãi nhng trái tim nhả thơ vẫn mách rằng Bác đã mãi ra đi Bởi vậy nhà thơ không sao ngăn đợcnỗi đau : “Nghe nhói ở trong tim” Đó là nỗ đau xót, tê tái, quặn thắt đến cực độ ! Một sự mấtmát không gì có thể bù đắp đợc ! Câu thơ tựa nh một tiếng nấc nghẹn ngào ! Đây cũng là tâmtrạng và cảm xúc của những ngời đã từng vào lăng viếng Bác

3.Khổ 4 : Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nớc mắt luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa Bác

Mai về miền Nam thơng trào nớc mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm bông hoa tỏa hơng đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

- Câu thơ mở đầu cho những dòng thơ cuối cùng nh một lời giã biệt Nhà thơ nghĩ tới lúc phải trở vềmiền Nam, phải xa Bác chỉ trong khoảng cách không gian địa lý mà câu thơ viết nên thật xúc

động Mỗi chữ, mỗi câu nh thấm đầy cảm xúc Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt ! Tìnhthơng, lòng kính yêu của nhà thơ nh nén giữa tâm hồn trong phút giây đầy nhớ nhung, lu luyếnnày đã bật lên thành bao ớc nguyện

- Nhà thơ muốn đợc hóa thành con chim để cất lên tiếng hót quanh lăng Bác Rồi nhà thơ lại muốnlàm đóa hoa tỏa hơng thơm ngát bên Ngời Và cuối cùng là mong muốn đợc hóa thành cây tretrung hiếu canh giấc ngủ cho Bác mãi mãi yên bình Ta thấy mọi ớc vọng khát khao trong cáitâm nguyện đó của nhà thơ đều quy tụ lại một điểm là mong đợc gần Bác, ở bên Bác Ước vọng

ấy cao đẹp và trong sáng quá bởi nó thể hiện đợc cái tâm niệm chân thành của nhà thơ mà cũnghết sức tha thiết : Hãy làm một cái gì đó dù là rất nhỏ có ích cho đời để xứng đáng với sự hysinh lớn lao mà ngời đã dành cho đất nớc, nhân dân Điệp ngữ “muốn làm” đợc lặp lại ba lần đểnhấn mạnh ý nguyện thiết tha và tâm trạng lu luyến đó

- Ta trân trọng nâng niu những ớc vọng cao đẹp của nhà thơ Đã gần 40 năm từ ngày ấy mà tấmlòng kính yêu của nhân dân ta với vị cha già của dân tộc vấn không một chút mai một Tìnhcảm của nhân dân và của tác giả đã làm ta những đứa con non trẻ xúc động sâu sắc Xin nguyện

nh Viễn Phơng : sống một cuộc đời đẹp để trở thành những bông hoa đẹp dâng Bác

III – Kết luận

“Viếng lăng Bác” là bài thơ đẹp về hình ảnh, hay về cảm xúc đã để lại trong lòng ngời đọc niềm xúc

động sâu xa Bài thơ là những giai điệu sâu lắng của niềm thành kính thiêng liêng, nỗi nhớ

th-ơng luyến tiếc mà những ngời con Miền Nam nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung dànhcho Bác

Trang 31

BÀI 10: SANG THU

A Kiến thức cần nhớ:

1 Tác giả:

- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc

- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

- Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm.Ông viết nhiều và hay về con người, cuộcsống ở nông thôn về mùa thu

- Có nhiều tập thơ, trường ca nổi tiếng

- Hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam

2 Tác phẩm

a Hoàn cảnh sáng tác:

+ 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ, in lại nhiều lần trong các tập thơ

+ Rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà Nội, 1991

b Thể thơ: Năm tiếng - ngũ ngôn

c Phương thức biểu đạt: trữ tình kết hợp với miêu tả và biểu cảm

3 Phân tích bài thơ:

* Giới thiệu:

Mùa thu không chỉ làm rung động lòng thi nhân mà còn đem đến cho ta những xúc cảm nhẹ nhàng,

êm ái gợi nhiều thương nhớ bâng khuâng… Thường thường, các nhà thơ chỉ cảm nhận về mùa

thu ở một số hình ảnh tiêu biểu như sắc trời xanh ngắt, gió thu se lạnh và màu vàng tượng

trưng cho mùa thu Ở một số thi nhân có thêm những cảm nhận riêng: với Xuân Diệu là :

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang…, với Lưu Trọng Lư là tiếng lá kêu xào xạc và tiếng châncon nai vàng đạp trên lá vàng khô, với Nguyễn Đình Thi là hương cốm đầu mùa… Nét đặcbiệt của Hữu Thỉnh trong bài thơ này là nhà thơ đã cảm nhận cái thời khắc sang thu bằng cảmột hệ thống hình ảnh thiên nhiên qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan với sự rung độngthật tinh tế Mười hai câu thơ ngắn mà có đến mười hình ảnh thiên nhiên được nói đến lúc đấttrời chuyển sang thu: hương ổi, gió se, sương, sông, chim, mây, nắng, mưa, sấm và cuối cùng

là hàng cây đứng tuổi Toàn là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người chúng ta

và điều này làm cho bài thơ dễ đến với người đọc Nhưng điều quan trọng nhất chính là sự cảmnhận tinh tế của ông đối với từng hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa và những rung động ấy

đã lan truyền sang ta như một tiếng nói đồng điệu

* Khổ 1: Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

a.Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương chùng chình), nhỏhẹp và gần (ngõ) => Đó là những cảm nhận rất riêng của nhà thơ

- Đầu tiên là sự cảm nhận về hương vị Cái hương ổi chín thường khó đọng lại trong những cơn giónồm nam thổi mạnh của mùa hè, giờ đây bỗng “phả vào trong gió se”, đem đến hương vị dịungọt, đằm thắm của mùa thu khiến nhà thơ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi củathiên nhiên.Từ “phả” là động từ mạnh diễn tả mùi hương ổi thơm nồng nàn lan toả Gió se làgió nhẹ, khô và hơi lạnh – gió của mùa thu, gió báo hiệu mùa thu đã đến Gió se mang theohương ổi của đồng quê Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sốnggiữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị, ông đã pháthiện ra một nét đẹp thật đáng yêu của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

- Trong “Sang thu”, dấu hiệu đầu thu là hương ổi, làn gió và sương thu Nhưng không phải là

“sương thu man mác đầu ghềnh” của Tản Đà mà là : “Sương chùng chình qua ngõ”- một hìnhảnh lung linh huyền ảo Không còn là những hạt sương mà đã là một màn sương mỏng nhẹ trôi,đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm “Chùng chình”là từ láy gợi hình diễn

tả hành động chậm chạp như là cố ý chậm lại Nhà thơ đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho mànsương thu chứa đầy tâm trạng, như người đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhàai……

b Con ng êi( nhà thơ)

Trang 32

- Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng Do ngỡ ngàng nên cả khứu giác, cả xúc giác

và thị giác đều như mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc Từ “hình như” là sựphỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, là cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng, xaoxuyến của thi sĩ Qua đó, ta hiểu tâm hồn nhà thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu vớitình yêu tha thiết

*khổ 2: Nhưng rồi mùa thu dần dần đến và hiện ra ngày càng rõ hơn trước mắt nhà thơ

- Sự vận động của h/a thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hoá bằng những đổi thay

của vạn vật Sông lúc sang thu không còn cuộn chảy dữ dội như những ngày hè mưa lũ, mà êm

ả dềnh dàng như đang lắng lại, đang trầm xuống Một chữ “dềnh dàng” mà nói lên được cáidáng vẻ khoan thai, thong thả của con sông mùa thu, ngỡ như nó được nghỉ ngơi thoải mái khimùa nước lũ cuồn cuộn đã đi qua

- Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về tổ lúc hoàng hôn Từ bắt đầu”

trong ý thơ được dùng rất độc đáo “bắt đầu vội vã” chứ không phải là “đang vội vã” Phải tinh

tế lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm mới nhận ra được sự bắt đầu trong những cánh chimbay

- Cánh chim trời vội vã bay đi, “có đám mây mùa hạ” còn vương lại Và mây lưu luyến bắc chiếc

cầu:

“Vắt nửa mình sang thu”

Một liên tởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ Người ta thường nói: khăn vắt vai, con đường mònvắt ngang sườn núi….Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnh mới mẻ, gợicảm: hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưahẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồnthơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.Trong “chiều sông thương”, ông cũng

có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ.”

c Khúc giao mùa của không gian và thời gian khi sang thu còn được thể hiện ở chiều sâu suy ngẫm

trong khổ cuối.

- Khổ cuối nói về những biến chuyển của nắng, mưa, sấm trong lúc giao mùa với những nhận xéttinh tế của môộ người am hiểu tường tận các hiện tượng thời tiết này:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

+Lại thêm một sự đối lập: nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần Mùa thu nắng sẽ nhạt dần, nhưnglúc giao mùa, nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng Những ngày sang thu, đã ít đi những cơnmưa rào ào ạt vàcũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ thường chỉ có trong mùa hạ Các từ ngữ :

“vẫn còn – đã vơi dần – cũng bớt bất ngờ” vừa cho thấy, vẫn còn đó dấu ấn, vẫn còn đó dư âmcủa mùa hạ Nhưng tất cả đã đi vào chừng mực, vào thế ổn định mang nét đặc trưng của mưanắng phút giao mùa sang thu Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùacủa lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên

+ Bài thơ khép lại bằng hai dòng thơ hàm chứa ý nghĩa:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Hai dòng cuối bài có hai tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ - gợi ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩakhác – ý nghĩa về con người và cuộc sống Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúcsang thu (cũng có thể hiểu: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa),nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời Và hàng cây đứngtuổi ở đây vừa gợi lên hình ảnh những hàng cây không phải là còn non, vừa gợi tả những conngười từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời Qua đó, conngười càng trở nên vững vàng

Trang 33

Hai câu kết đã khép lại bài thơ vừa là hình ảnh thiên nhiên sang thu, vừa là suy nghĩ chiêm nghiệm

về bản thân, về con người, về đât nước Nó vừa trang nghiêm chững chạc, vừa bâng khuângkhiêm nhường nhưng cũng đầy tự hào kiêu hãnh Chính nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: với hìnhảnh này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vànghơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời (1) Bài thơ kết thúc, nhưng

dư vị vẫn còn để người đọc tiếp tục nghĩ suy thêm về cái điều nhà thơ tâm sự

B Câu hỏi luyện tập:

1.Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong

không gian lúc sang thu ở khổ thơ:

- Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả ở các từ “bỗng, hình như” mở đầu vàkết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn, là tâm trạng ngỡ ngàng bângkhuâng, xao xuyến của một hồn thơ

2 Viết đoạn van khoảng 6 câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài “sang thu” (Hữu

Thỉnh):

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Gợi ý: Trong đoạn văn này người viết cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể

Vắt nửa mình sang thu”

Gợi ý: Đoạn văn có thể gồm các ý:

- HÌnh ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ

- Diễn tả hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời thu trong xanh, mỏng, kéo dài nhẹ trôirất hững hờ như còn vương vấn, lưu luyến không nỡ rời xa, cảnh có hồn

- Đó là hình ảnh gợi cảm giác giao mùa, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn

=============

PHẦN TẬP LÀM VĂN: Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Dàn ý 1:

A Mở bài:

Trang 34

- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca

- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng,khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng,đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

B Thân bài

Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời

a Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô) “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thumiền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ

+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồngquyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùithơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nôngthôn Việt Nam

+Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàngtrôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu Hạt sươngsớm mai cũng như có tâm hồn

b Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phả , hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bângkhuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn cóchút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hay

là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phútgiao mùa của cảnh vật Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưuluyến, bâng khuâng…

Khổ 2: HÌnh ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:

+Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản –>gợi lên vẻđẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu

+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh réttrong buổi hoàng hôn

+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên thathiết:

“ Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài

của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹpcủa mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế vànhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu

thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ.”

3 Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa:

- Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếudần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt

- Mưa cũng đã ít đi Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi Từ “vơi” có giá trịgợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ

- Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”

+ ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ởmùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu)

+ Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời “Hàng cây

đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng

trầm của cuộc đời Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn

=> Gợi cảm xúc tiếc nuối

C Kết luận: | “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhậnmới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọingười

Trang 35

- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp thêm một cáchnhìn riêng, một lối miêu tả riêng cho mùa thu thi ca thêm phong phú.

Dàn ý 2

A Mở bài:

- Mùa thu quê hương là đề tài gợi cảm xúc đối với thi nhân song mỗi người cảm xúc về mùa thutheo cảm nhận riêng của mình Với nhà thơ Hữu Thỉnh, khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu

đã rung động hồn thơ để thi sĩ vẽ nên một bức tranh thơ: “Sang thu” thật hay

- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chútsuy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

B Thân bài

Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời

- Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ:

+ chép khổ 1: ược nhà thơ cảm nhận đầy thú vị qua sự liên tưởng độc đáo: “vắt nửa mình sang thu”.Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến, đó là vẻđẹp của bầu trời sang thu Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một hình ảnhđám mây của mùa hạ cũng như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy Dường như giữamùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiiển hiện Liên tưởng đầy thú vị khôngchỉ cảm nhận bằng thị giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiênnhiên, tha thiết của Hữu Thỉnh (Liên hệ: trong bài thơ “Chiều sông Thương”, ông cũng có mộtcâu thơ tương tự về cách viết: “Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ”)

*Chốt lại 2 khổ đầu: Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâmhồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềmtĩnh bước sang thu Người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp,thật là khêu gợi hồn thơ

3 Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa:

Chép khổ 3

- Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếudần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt

- Mưa cũng đã ít đi Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi Tác giả dùng từ “vơi”

có giá trị gợi tả như sự đong đếm những sự vật có khối lượng cụ thể để diễn tả cái số lượng vôđịnh- diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ Tất cảđều chầm chậm, -từ từ, không vội vã, không hối hả

- Hình ảnh : “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”

+ trước hết mang ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơnmưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu) Hàng cây

cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ + Ý nghĩa ẩn dụ (gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm ở người đọc): Sấm : những vang động bất thườngcủa ngoại cảnh, của cuộc đời Hàng cây đứng tuổi gợi tả những con người từng trải đã từngvượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời Qua đó, con người càng trở nênvững vàng hơn Thời gian trôi nhanh qua cửa, cuộc đời mỗi con người là một chứng nhân nhìnmùa thu đi qua Bởi thế tiếc nuối vẫn mãi là cảm xúc của con người trước thời gian Tâm trạng

ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật, gửi vào trạng thái của thiên nhiên nhằm khắc hoạ thờikhắc mà mọi vật đang chuyển mình sang thu

Trang 36

Bài 11: NÓI VỚI CON

3 Gợi ý phân tích bài thơ:

a Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của

mỗi con người.

Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương - cái nôi êm để từ đó con lớn

lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiênngười cha muốn nói với đứa con của mình

-Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình qua cách nóithật lạ:

Chân phải/ bước tới cha

Chân trái/ bước tới mẹ

Một bước / chạm tiếng nói

Hai bước / tới tiếng cười

Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân

phải - chân trái , rồi một bước - hai bước , rồi lại “tiếng nói - tiếng cười”… Ta rất dễ hình

dung một hình ảnh cụ thể thường gặp trong đời sống: đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanhmừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của conđều được cha mẹ chăm chút, nâng niu, đón nhận Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói,tiếng cười” củ cha, của mẹ Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát mộtđiều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc (cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹpnhất trên đời) và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ.Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói tiếngcười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy.Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người Đó sẽ là hànhtrang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con

- Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sốnglao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên + Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người miền núi -nơi sinh dưỡng của chính mình - để nói những điều chân thực về quê hương rừng núi:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi!

Trang 37

Đan lờ cài nan hoa

“vách nhà ken câu hát” Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho ngườiđọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chấtgắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở

+ Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàuđẹp, nghĩa tình Quê hương của “người đồng mình” với hình ảnh rừng, một hình ảnh gắn liềnvới cảnh quan miền núi:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”.

Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnhkhác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cảnhững âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng… Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng.Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rấ lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất Hoa trong “NÓivới con” có thể là hoa thực - như một đặc điểm của rừng - và khi đặt trong mạch của bài thơ,hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát:chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con Đó cũng chính là mộtnguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường chonhững tấm lòng” Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng,bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người

=>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sốngtình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êmđềm

b Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha.

- Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc cội nguồnsinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp,đáng tự hào Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói vớicon về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương

+ Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không phai mờ về con người

quê hương Lời gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành: “Người đồng mình thương

lắm con ơi!”

Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương mộtcách xót xa Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng

mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn”

vừa mang sức khái quát Lấy sự từng trả (buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa + Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùngvới tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ vá sức mạnh vượt khó khăn gian khổ củanhững con người của quê hương

Trang 38

+ Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp

ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn” Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác

những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng

mình” có thể có nỗi đau buồn rất lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờquay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng Vàphải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên,thêm mãnh liệt?

- Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếpnối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồngthời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương

- Phẩm chất của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phảngiữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong nhưng rất đúng với người miền núi:

“ Người đồng mình thô sơ đa thịt.

Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con”

+ Đó là những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mà mộc mạc Người miền núi tuy cóthể mộc mạc, thô sơ da thịt, có thể không biết nói khéo, không biết nói hay… nhung ý nghĩ của

họ, phẩm chất của họ thì thật là cao đẹp Chính cái hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sứcsống mạnh mẽ của dân tộc ; giầu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí vàđặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương Ý chí và mong ước ấy được cô đúc trong hai câuthơ vừa có hình ảnh cụ thể lại vừa hàm chứa ý nghĩa sâu sắc:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục.

+ Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn làm dể làm rạng

rỡ quê hương Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày

đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp.Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi conđang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành

* Nói với con là lời thủ thỉ tâm tình của người cha với con về quê hương, 1 quê hương nhọc nhằnvất vả đã nuôi dưỡng chí lớn cho những đứa con Quê hương với sức sống giản dị mà mãnhliệt, hồn nhiên mà mạnh mẽ Tất cả được thể hiện qua thể thơ tự do với những từ ngữ, hình ảnhmộc mạc, cụ thể nhưng lại có sức khái quát sâu sắc.Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm

đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tụcsống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào vớitruyền thống của quê hương

- Không chỉ gửi mong ước của mình đầy tự hào, kết thúc bài thơ, người cha còn bộc lộ trực tiếpniềm mong ước này trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, chân tình, trìu mến trong tiếng gọi

“con ơi!” và lời nhắn nhủ “nghe con” Song cái điều người cha nói với con thì thật là ngắn gọn,hàm súc mà sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

B Luyện tập

Trang 39

Câu 1: Nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài: “Nói với con”của Y Phương:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước chạm tiếng cười

Gợi ý: Em có thể nêu các ý sau về những câu thơ mở đầu bài “Nói với con” (Y Phương)

- Bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc,đầm ấm và quấn quýt

+ Người con được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ

+ Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.+ Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng, đónnhận

- Lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của ngườimiền Núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm khiến cho tình cha con thêm chân thành, thấmthía Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt:chân phải, chân trái rồi một bước, hai bước rồi lại tiếng nói, tiếng cười….tạo nên không khí giađình đầm ấm mà đứa con đang lớn lên từng ngày trong tình yêu thưoơg, chăm sóc và mong chờcủa cha mẹ

- Cha nói với con lời đầu tiên đó để nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt, về cội nguồn củamỗi người

Câu 2: Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa”

đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương “Con đường cho những tấm lòng” là chonghĩa tình, tâm hồn và lối sống Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người,

là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau

Câu 3: Nhà thơ Y Phương muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi

… không lo cực nhọc”

Gợi ý:

- Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về nhữngphẩm chất cao đẹp của con người quê hương qua cách nói rất khác lạ mà cũng rất hay: “Ngườiđồng mình thương lắm con ơi… không lo cực nhọc”

+ Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không phai mờ về con người

quê hương Lời gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành: “Người đồng mình thương

lắm con ơi!”

+ Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương mộtcách xót xa Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng

mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn”

vừa mang sức khái quát Lấy sự từng trải để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa

Trang 40

+ Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùngvới tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ vá sức mạnh vượt khó khăn gian khổ củanhững con người của quê hương.

+ Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp

ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn” Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác

những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng

mình” có thể có nỗi đau buồn rất lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờquay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng Vàphải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên,thêm mãnh liệt?

- Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếpnối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồngthời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều ngườicha nói với con trong các câu thơ sau:

"Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Gợi ý:

- Người cha đã ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình bằng những hình ảnh đầy ấn tượng+ Đó là “người đồng mình thô sơ da thịt”, những con người chân chất, khoẻ khoắn, họ mộc mạc màkhông nhỏ bé về tâm hồn, ý chí Họ tự chủ trong cuộc sống, giàu bản lĩnh, đầy niềm tin

+ Đó là những con người tự đục đá kê cao quê hương, lao động cần cù không lùi bước trước khókhăn Tất cả những điều đó đã khiến họ giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc

+ Họ yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn

- Nói với con về những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống của quê hương, tựhào về dân tộc để tự tin trong cuộc sống

Tập làm văn: Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ : “Nói với con”

A Mở bài:

Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng cũngthiêng liêng nhất của con người Việt Nam Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nốitiếp xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảmcao đẹp đó Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy Chúng ta bắtgặp trong bài thơ “nói với con” của tác giả Y Phương một cách diễn đạt mộc mạc, chân chấtcủa người miền núi những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ của ngườicha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu của mình

B Thân bài:

Luận điểm 1: Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh

dưỡng của mỗi con người.

a Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của

mỗi con người.

Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương - cái nôi êm để từ đó con lớn

lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiênngười cha muốn nói với đứa con của mình

-Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình qua cách nóithật lạ:

Chân phải/ bước tới cha

Chân trái/ bước tới mẹ

Ngày đăng: 15/07/2015, 00:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w