GIÁO ÁN TIẾT HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ngày soạn: 10/2014 Ngày thực hiện: tháng 11/2014 Chủ đề CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077) I.Mục tiêu bài học Sau khi học xong chủ đề này, học sinh 1. Kiến thức - Trình bày được diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trong giai đoạn thứ hai (1076 - 1077) và tường thuật được diễn biến đó trên lược đồ. - Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075 – 1077. - Giải thích được tính “độc đáo, sáng tạo” trong đường lối đánh giặc của Lý Thường Kiệt. - Phân tích được công lao của Lý Thường Kiệt đối với lịch sử dân tộc. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để tường thuật diễn biến của một cuộc kháng chiến. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tống hợp những dữ liệu lịch sử. - Rèn luyện kỹ năng tích hợp kiến thức liên môn khi học lịch sử. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, sự biết ơn đối với các anh hùng dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập dân tộc cho học sinh. HS có ý thức học tập và biết vận dụng kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Giáo án, tư liệu tham khảo. - Phiếu học tập - Loa tay 2. Học sinh - SGK, vở ghi - Chuẩn bị trước bài ở nhà: Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai trên lược đồ; đọc thuộc bài thơ: “Nam quốc sơn hà” III. Phương pháp - Sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận nhóm, miêu tả,, tường thuật, sử dụng tư liệu lịch sử, trao đổi, đàm thoại… IV. Tổ chức giờ học 1.Ổn định tổ chức: 2.Đưa học sinh đến khu di tích Đền Đô ( cách nơi trường đóng khoảng 40km, phương tiện đi lại: oto) 3.Tập trung học sinh theo lớp, chia nhóm và phân công nhiệm vụ 4.Giáo viên tổ chức cho học sinh dâng hương và tham quan khu di tích 5.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: tại nhà Thủy Đình * Giới thiệu bài mới (1 phút) Sau khi tổ chức thắng lợi cuộc “tiến công trước để tự vệ” sang đất Tống, Lý Thường Kiệt đã nhanh chóng rút quân về nước, lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị những điều kiện cho cuộc kháng chiến trong giai đoạn tiếp theo. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trong giai đoạn tiếp theo diễn ra như thế nào? Các em hãy cùng cô giáo tham quan khu di tích Đền Đô, nơi tưởng niệm các vương triều nhà Lý để hiểu thêm về chiến thắng này nhé! HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG A. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC *Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu kháng chiến bùng nổ. 1.Kháng chiến bùng nổ Mục tiêu: HS nêu được những chuẩn bị của nhà Lý cho cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai. HS giải thích được tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chặn giặc. HS ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống. - GV trình đặt câu hỏi: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị kháng chiến ? + Học sinh: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi. + GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng. ( Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng ở những nơi hiểm yếu; đạo quân chủ lực do Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng trên phòng tuyến Như Nguyệt) - H: Vậy những nơi nào là những nơi hiểm yếu? Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chặn giặc? GV sử dụng lược đồ của khu di tích và yêu cầu HS phân tích trên lược đồ. + HS suy nghĩ, trả lời + GV nhận xét, bổ sung Những nơi hiểm yếu là những nơi mà quân giặc có thể từ phương Bắc tràn xuống xâm lược nước ta. Quan sát trên lược đồ và trên cơ sở phân tích địa hình, ta thấy quân Tống có thể tràn vào nước ta qua hai đường. Đường bộ - Chuẩn bị của nhà Lý: + Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng ở những nơi hiểm yếu + Đạo quân chủ lực do Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng trên phòng tuyến Như Nguyệt. là vùng biên giới Đông Bắc, tại đây nhà Lý đã cử các tù trưởng dân tộc ít người chỉ huy dân binh chốt giữ. Đường biển, quân Tống có thể đi vào nước ta qua vịnh Bắc Bộ, Lý Thường Kiệt đã cử Lý Kế Nguyên chỉ huy thủy quân chốt giữ. Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chặn giặc vì: Sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong (bờ Bắc là Bắc Giang, bờ Nam là Bắc Ninh ngày nay). Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long. Phòng tuyến dài gần 100km, được đắp bằng đất cao, vững chắc, bên ngoài còn có mấy lớp giậu tre dày đặc. Tuy nhiên ngày nay những dấu tích về phòng tuyến Như Nguyệt hầu như không còn vì tác động của con người. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách bố phòng của nhà Lý? + HS suy nghĩ, trả lời. + GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ý. (Cách bố phòng của nhà Lý rất chu đáo trên cơ sở phân tích rõ tình hình của ta và địch. Lý Thường Kiệt đã biết lợi dụng điều kiện tự nhiên kết hợp với sức mạnh của con người trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc. Đây là bài học quân sự quý báu trong kho tàng quân sự Việt Nam, đã được kế thừa và phát huy trong những giai đoạn sau. Ngày nay, chúng ta cũng cần phải vận dụng những bài học ấy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc - GV hỏi: Sau khi thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì? Dựa vào lược đồ, em hãy tường thuật lại diễn biến quá trình quân Tống vào xâm lược Đại Việt? + HS tường thuật diễn biến trên lược đồ + GV nhận xét, bổ sung, chốt ý và ghi bảng (Nếu HS làm chưa tốt, GV tường thuật lại trên lược đồ) - GV chốt và chuyển ý: Quân Tống khi bị chặn lại ở phòng tuyến Như Nguyệt làm gì? Diễn biến tiếp theo của cuộc kháng chiến như nào? *Hoạt động 2: (18 phút) Tìm hiểu cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. Mục tiêu: HS ghi nhớ và tường thuật trên lược đồ những nét chính về diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. HS trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống. -GV hỏi: Khi bị chặn lại ở phòng tuyến Như Nguyệt, quân Tống đã làm gì? + HS suy nghĩ, trả lời. + GV nhận xét, chốt ý ( Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến nhưng thất bại nên rất chán nản mệt - Hành động của quân Tống: Cuối năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào nước ta. + Đạo quân thủy bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh quyết liệt. + Đạo quân bộ do Quách Quỳ - Triệu Tiết chỉ huy bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt. 2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. mỏi. Quách Quỳ hạ lệnh “ai bàn đánh sẽ chém”) - GV hỏi: Trong lúc quân Tống chán nản, mệt mỏi như vậy, Lý Thường Kiệt đã làm gì? + HS suy nghĩ trả lời + GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. (Quân Tống ngày càng chán nản vì nhiều lần tấn công thất bại, vì lực lượng binh sĩ tiêu hao dần do thiếu lương thực do không hợp khí hậu nước ta. Đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào hai ngôi đền Trương Hống – Trương Hát ngân vang bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.) - Giáo viên hỏi: Em hãy đọc thuộc nội dung bài thơ (cả phiên âm và dịch nghĩa – Đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 – Bài 5). Nêu hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của bài thơ? + HS suy nghĩ, trả lời. + GV nhận xét, bổ sung. (Bài thơ hiện nay chưa xác định được chính xác tác giả nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đó là tác phẩm của Lý Thường Kiệt. Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 4 câu, 28 chữ nhưng đã khẳng định một chân lý hùng hồn: nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại - Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại nên rất chán nản mệt mỏi. -Đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào hai ngôi đền Trương Hống – Trương Hát ngân vang bài thơ Nam Quốc Sơn Hà. xâm, đồng thời cổ vũ nhân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vào thắng lợi hoàn toàn. Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Theo sách Việt Điện U Linh, “Đêm đêm nghe tiếng vang trong đền, quân ta đều phấn khởi, quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan”) (Tích hợp môn Ngữ Văn 10) - Giáo viên hỏi: Trong lúc quân Tống hoang mang, hoảng sợ như vậy, Lý Thường Kiệt có chiến lược gì? Kết quả? + HS suy nghĩ, trả lời + GV nhận xét, chốt ý ( Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. -> kết quả: Quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn) - Giáo viên hỏi: Trong lúc quân Tống rơi vào tình thế khó khăn tuyệt vọng, ta đang ở thế thắng, Lý Thường Kiệt có chiến lược gì? + HS suy nghĩ, trả lời. + GV nhận xét, chốt ý GV trên cơ sở câu trả lời của HS, nhận xét , bổ sung và phân tích những chỗ cần thiết. ? Vì sao ta đang ở thế thắng, Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? Vì: Lý Thường Kiệt không tiêu diệt kẻ thù khi chúng ở thế cùng lực kiệt, mà kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa để bảo đảm mối quan hệ - Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. -> kết quả: Quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn. bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự nước lớn, bảo đảm một nền hòa bình lâu dài. Đó chính là tính cách nhân đạo, thể hiện lòng yêu thương con người và sự khoan dung của dân tộc ta. Đây cũng là bài học quân sự tiêu biểu đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự độc đáo của nhân dân ta. Bài học đó được vận dụng trong các giai đoạn sau của lịch sử dân tộc. Ví dụ: việc tổ chức Hội thề Đông Quan trong khởi nghĩa Lam Sơn; Hiệp định Giơ – ne – vơ trong kháng chiến chống Pháp; Hiệp định Pa – ri trong kháng chiến chống Mỹ (Tích hợp môn Giáo dục công dân10) ? Nêu những nét độc đáo, sáng tạo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? + Tổ chức cuộc tiến công trước để tự vệ sang đất Tống (độc đáo, có một không hai trong lịch sử) + Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt kết hợp sức mạnh của tự nhiên với sức mạnh của con người để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. (sáng tạo) + Đánh giặc trên mặt trận tư tưởng tác phẩm Nam quốc sơn hà. (sáng tạo) + Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp “giảng hòa” (sáng tạo). => Đó là những chiến lược quân sự rất sáng suốt, đúng đắn của Lý Thường Kiệt, thể hiện - Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách “giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay, vội vã đem quân về nước. -> Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống kết thúc thắng lợi. tài năng quân sự bậc thầy của Lý Thường Kiệt. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc. ?Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077)? + Do tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm đánh giặc giữ nước của nhân dân ta. + Sự đoàn kết dân tộc, các tầng lớp, các thành phần dân tộc từ miền xuôi đến miền ngược đều tham gia vào cuộc kháng chiến chống giặc + Do sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lý Thường Kiệt => Vì vậy, là thế hệ sau, chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước, cần phải tích cực học tập và có ý thức kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cần quan tâm đến giá trị bảo tồn các di tích lịch sử (Tích hợp giáo dục công dân 10). - Giáo viên hỏi: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống là gì? + HS suy nghĩ, trả lời. + GV nhận xét, chốt ý ( Nền độc lập tự chủ của dân tộc được giữ vững) B. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Học sinh được chia thành 4 nhóm/ lớp thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập, sau thời - Ý nghĩa lịch sử: Nền độc lập tự chủ của dân tộc được giữ vững. gian 30 phút, các nhóm báo cáo kết quả làm việc. Giáo viên hỗ trợ và đánh giá, nhận xét 6.Củng cố: -GV khái quát nội dung toàn bài: Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) -Đánh giá hoạt động của các nhóm, trao phần thưởng 7. Hướng dẫn học bài: (2 phút) - Bài tập về nhà: Vẽ lại lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt - HS về nhà học bài, tường thuật lại diễn biến toàn bộ cuộc kháng chiến qua hai giai đoạn. - Chuẩn bị bài mới 8. Học sinh lên xe về trường, kết thúc chuyến học tập, tham quan . GIÁO ÁN TIẾT HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ngày soạn: 10/2014 Ngày thực hiện: tháng 11/2014 Chủ đề CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077) I.Mục tiêu. Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách “giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay, vội vã đem quân về nước. -> Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống kết thúc thắng lợi. tài năng quân. trong đền, quân ta đều phấn khởi, quân Tống sợ táng đẩm, không đánh cũng tan”) (Tích hợp môn Ngữ Văn 10) - Giáo viên hỏi: Trong lúc quân Tống hoang mang, hoảng sợ như vậy, Lý Thường Kiệt có chiến