1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

PHÂN TÍCH CHUYỂN SÂU TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN (Garmex Saigon)

84 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, công tác phân tích tài chính của các doanh nghiệp đang được chú trọng hơn trước kia bởi nó đem lại cho nhà quản trị những cái nhìn xác thực về hình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn tại doanh nghiệp. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Đồng thời, phân tích tài chính còn đóng vai trò hơn nữa đối với các cổ đông và các nhà đầu tư thì việc phân tích tài chính của các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư. Với vai trò quan trọng như vậy của việc phân tích tài chính doanh nghiệp, nhóm chọn đề tài “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn” để các bạn có thể hình dung rõ ràng hơn về ý nghĩa của các tỉ số tài chính – vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau một BCTC khô khan. Vài nét về Công ty: Công ty Cổ phần Sản Xuất Thương Mại May Sài Gòn tiền thân là Công ty Sản XuấtXuất Nhập Khẩu May Sài Gòn (Garmex Saigon JS) thành lập năm 1993 từ việc tổ chức lại liên hiệp may thành phố HCM

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

NGHIỆP CỦA CÔNG TY CPSXTM MAY SÀI

GÒN

Trang 2

Mục lục :

A TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY : 4

I CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN : 4

1 Giới thiệu về công ty và lịch sử hình thành : 4

2 Hoạt động và sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính : 5

3 Phân tích nghành : 5

4 Vị thế trong ngành : 7

5 Định hướng phát triển và đầu tư : 7

6 Phân tích SWOT : 8

II TỔ CHỨC DỮ LIỆU PHÂN TÍCH : 10

1 Bảng cân đối kế toán 10

2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : 11

B PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY : 12

I PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 13

1 Phân tích cấu trúc tài sản : 13

2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn : 23

3 Phân tích cân bằng tài chính : 29

4 Mối liên hệ giữa cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính : 33

II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG : 33

1 Cơ sở lý thuyết phân tích hiệu quả hoạt động : 33

2 Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp : 35

3 Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 54

4 Phân tích khả năng thanh toán : 58

III PHÂN TÍCH RỦI RO : 61

2 Rủi ro tài chính 69

3 Rủi ro phá sản 72

4 Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong doanh nghiệp 77

IV MỐI LIÊN HỆ GIỮA CẤU TRÚC, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO : 79

V XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP : 81

VI CÁC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO CÔNG TY: 82

1 Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư 82

2 Chú trọng đầu tư đúng hướng Tài sản cố định 83

3 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ 83

Trang 3

4 Tăng cường các biện pháp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh

doanh giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 83

5 Thực hiện các biện pháp tăng doanh thu, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, gia tăng thị phần 85

6 Tăng cường hoàn thiện công tác phân tích tài chính ở công ty 85

VII KẾT LUẬN VÀ DỰ BÁO : 86

1 Kết luận : 86

2 Dự báo : 86

C HẠN CHẾ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP : 86

1 Những hạn chế tiềm tàng của phân tích báo cáo tài chính: 87

2 Hạn chế của việc Phân tích BCTC các công ty Việt Nam khi so sánh với việc phân tích BCTC tại công ty Mỹ 88

LỜI GIỚI THIỆU

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế hiện nay, công tác phân tích tài chính của các doanh nghiệp đang được chú trọng hơn trước kia bởi nó đem lại cho nhà quản trị những cái nhìn xác thực về hình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn tại doanh nghiệp Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình Đồng thời, phân tích tài chính còn đóng vai trò hơn nữa đối với các cổ đông

và các nhà đầu tư thì việc phân tích tài chính của các doanh nghiệp có vai trò quan

Trang 4

trọng trong việc ra quyết định đầu tư.

Với vai trò quan trọng như vậy của việc phân tích tài chính doanh nghiệp,nhóm chọn đề tài “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sản xuất thương mại maySài Gòn” để các bạn có thể hình dung rõ ràng hơn về ý nghĩa của các tỉ số tàichính – vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau một BCTC khô khan

A TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY :

I CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN :

1 Giới thiệu về công ty và lịch sử hình thành :

Tên công ty : CTCP sản xuất thương mại may Sài Gòn

Mã giao dịch : GMC Sàn giao dịch: HOSE

Địa chỉ : Văn phòng Công ty tại số 236/7 Nguyễn Văn Lượng,

Phường 17, Quận Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh

tổ chức lại liên hiệp may thành phố HCM

- Ngày 05/05/2003, công ty được chuyển đổi sang hình thức cổ phần theo quyếtđịnh số 1663/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ chí Minh và được Sở Kế họach vàĐầu tư Thành phố Hồ chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

4103002036 ngày 07/01/2004 và đănh kí thay đổi lần 2 vào 21/09/2005

- Ngày 07/01/2004, công ty được thành lập và chính thức hoạt động theo môhình cổ phần ( trong đó 10% là vốn cổ đông nhà nước )

- Ngày 19/12/2005, công ty tham gia đấu giá mua 17,49% vốn điều lệ (7,2 tỷđồng) của Công ty Cp TMXNK quận 8 và được HĐQT Công ty Cp TMXNK quận 8phân công làm giám đốc công ty

- Ngày 15/06/2005, đạt chứng nhận ISO 9001:2000 theo đánh giá của tổ chứcQuarcert

- Ngày 09/12/2005 trở thành thành viên liên kết với Công ty Dệt May Gia Định (hoạtđộng theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con) theo quyết định số 6231/QĐ-UBNDcủa UBND thành phố HCM

Trang 5

- Ngày 12/8/2006, Công ty Cổ phần Phú Mỹ (thành viên liên kết) đã khởi côngxây dựng cơ sở hạ tầng Cụm CN – TTCN Hắc Dịch và dự kiến sẽ giao đất cho cácnhà đầu tư xây xưởng vào cuối năm 2006.

- Ngày 06/12/2006 Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép số 101/GPNYcho phép Công ty Cổ Phần SX-TM May Sài Gòn được niêm yết cổ phiếu phổ thôngtại Sở Giao dịch Chứng khóan TP.HCM kể từ ngày 06/12/2006 Ngày giao dịch ñầutiên của cổ phiếu GMC tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM là ngày 22/12/2006

2 Hoạt động và sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính :

- sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm may mặc

- dịch vụ chính :

+ Góp vốn, liên doanh liên kết, đầu tư bất động sản: Góp vốn đầu tư xây dựng

và khai thác Trung tâm Giải trí Thương mại và Văn phòng cho thuê tại 107 – 107bisTrần Hưng Đạo, Quận 5, Tp HCM thông qua Công ty TNHH Đại thế Giới; Góp vốnđầu tư kinh doanh Cụm Công nghiệp thông qua Cty liên kết CP Phú Mỹ + Dịch vụ quản lý doanh nghiệp: quản lý, hỗ trợ sản xuất, quản lý lao động và quản lýtài chánh cho các công ty nước ngoài đang đầu tư sản xuất tại Tp HCM + Dịch vụ khai thuế Hải Quan và giao nhận xuất nhập khẩu + Đầu tư tài chính: Thông qua việc mua cổ phiếu khi doanh nghiệp cổ phần hoá + Giặt tẩy

3 Phân tích nghành :

Theo nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam, trong toàn bộ biểu thuế gồm10,689 dòng thuế, Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3,800 dòng, chiếm 34.5% số dòngthuế của biểu thuế

Với nhóm hàng dệt - may: nhóm hàng xơ, sợi, thuế suất giảm từ 20% xuống5%; nhóm hàng vải, thuế suất từ 40% xuống 12%; nhóm quần áo và đồ may sẵngiảm từ 50% xuống 20%

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu như trên cùng với “tự do hóa hạn ngạch”, đã làmcho dệt may Việt Nam gặp khó khi cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của TrungQuốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc tràn vào Hàng dệt may Việt Nam từ đầu năm

2007 tuy có được lợi thế trên thị trường Hoa Kỳ và EU, nhưng lại bất lợi trên thịtrường khu vực và ngay trên sân nhà Theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam,năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 5,834 tỷ USD, trong đó vào thị trường Hoa Kỳđạt 3,044 tỷ USD (chiếm 52%), EU - 1,243 tỷ USD (chiếm 21%), Nhật Bản - 628triệu USD (chiếm 11%), ASEAN - 107 triệu USD (chiếm 1,8%) trong khi đó tạithị trường nội địa hàng dệt may Việt Nam chỉ chiếm 7% tổng mức bán lẻ (1,8 tỷUSD) Như vậy trên thị trường khu vực ASEAN, đặc biệt là thị trường nội địa, hàngdệt may Việt Nam đã lâm vào tình thế “bỏ trống sân nhà” Cũng theo Hiệp hội dệtmay Việt Nam, năm 2006 xuất khẩu của dệt may đạt 5,834 tỷ USD, thì nhập khẩuvải, sợi, bông, phụ liệu đã ở mức 5 tỷ USD Chênh lệch chỉ là 0,8 tỷ USD Mứcchênh lệch này chỉ là lấy công làm lãi, vì ngành dệt may Việt Nam có tới 2 triệu laođộng (chiếm 24% số lao động công nghiệp) trong 2000 doanh nghiệp dệt may vàchưa hạch toán chi tiết chi phí khấu hao máy, thiết bị, nhà xưởng, đất đai do đóhiệu quả của dệt may Việt Nam cần được đánh giá khách quan và chính xác

Trang 6

Mặc dù hiện nay Việt Nam đang được xếp hạng ở mức 16/153 nước xuất khẩudệt may của thế giới; Kim ngạch xuất khẩu được đánh giá là lớn, nhưng lợi nhuậnròng đem lại là rất thấp Thực tế cho thấy Việt Nam chưa chú trọng đầu tư vùngnguyên liệu cho công nghiệp dệt, mặc dù Việt Nam có điều kiện để phát triển bông

xơ, dâu tằm, đay gai Mặt khác, Việt Nam cũng chưa đầu tư phát triển ngành cơ khívới mục tiêu nội địa hóa những thiết bị cho công nghiệp dệt may; màu nhuộm và hóachất khác dệt may phải sử dụng thường xuyên với khối lượng lớn, nhưng chưađược đầu tư đúng mức để nghiên cứu sản xuất Do đó nguyên liệu, phụ kiện, hóachất và hầu hết máy thiết bị cho dệt may của Việt Nam đều gần như phải trông chờvào nguồn nhập ngoại Một vài số liệu cụ thể cho thấy: bông xơ sản xuất trong nướcmới đảm bảo 5% nhu cầu, sơ sợi tổng hợp - 30%; vải cho công nghiệp may phảinhập 52%, nguyên phụ liệu nhập 34% hơn thế nữa ngay cả nhiều mẫu mã thiết kếcũng phải nhập ngoại! Vì vậy mà Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫnđối với các nước cung cấp nguyên liệu, thiết bị và dịch vụ dệt may trong khu vực vàthế giới Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang là những đơn vị giacông lớn cho các công ty nước ngoài

Một thực tế hiện nay, phần lớn các sản phẩm dệt may xuất khẩu làm theo đơnđặt hàng, hoặc mua lại mẫu mã thiết kế của nước ngoài, gia công cho các đối tác.Chưa chủ động trong nghiên cứu thị trường và thiết kế các mẫu mã thời trang theothị hiếu của người tiêu dùng, hàng bán nội địa phần lớn vẫn sản xuất theo mẫu

“truyền thống” Do đó, hàng dệt may Việt Nam không những không hướng dẫn đượctiêu dùng, mà thị phần nội địa bị co hẹp dần bởi hàng dệt may nhập khẩu Thực trạngnày không phải hoàn toàn là lỗi của ngành Mỹ thuật công nghiệp, mà chủ yếu ở địnhhướng chiến lược đầu tư Hiệp hội dệt may Việt Nam, đúng hơn là ngành dệt mayViệt Nam và Bộ công nghiệp đang thiếu (hay chưa coi trọng) chiến lược này

Bên cạnh đó, các chính sách và biện pháp trợ giúp quy hoạch vùng nguyên liệu,tạo giống mới về bông, đay, gai, tạo khả năng kháng bệnh tốt, cho năng suất cao,phù hợp với điều kiện vùng miền Việt Nam, chưa đặt ra cụ thể Cơ sở hạ tầng chocác vùng nguyên liệu cũng trong điều kiện tương tự Việc hỗ trợ kỹ thuật về chuyểngiao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho dệt may, đáng lẽ phải được thực hiệnmạnh hơn nhưng cho đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ mới đang triển khai xâydựng Chương trình hỗ trợ cụ thể cho từng lĩnh vực Động thái này ảnh hưởng khôngnhỏ đối với ngành dệt may

Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia trong WTO, ngành dệt may Việt Nam phải chịu sức ép của những điều kiện cạnh tranh này Tuy nhiên, do hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường Hoa Kỳ và EU với khối lượng lớn, nên

cơ chế giám sát của họ đối với dệt may Việt Nam, sẽ chặt chẽ hơn

Trang 7

- Để nhận được sự ủy quyền từ những công ty có đẳng cấp, Công ty ngoài việcthường xuyên cải tiến công tác quản lý, điều hành để nâng cao năng suất lao động cònphải chú trọng chăm sóc điều kiện làm việc của người lao động, đồng thời công typhải thoả các điều kiện về giá cả, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, dịch vụ hậumãi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chính sách đối với người lao động Nhờ tíchcực điều chỉnh theo thông lệ quốc tế mà công ty đã tạo được nguồn khách hàng phongphú, chuyên môn hoá được sản xuất, đã được tổ chức Quacert cấp chứng nhậnISO:9001 – 2000 và Hiệp hội dệt may Việt nam kết hợp Thời báo kinh tế Sài Gònbình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu năm 2006, khách hàng NIKE hai năm liên tụctặng cúp “NIKE QUẢN LÝ TOÀN DIỆN” 2004 – 2005, riêng quý 3/2006 kháchhàng NIKE đánh giá chất lượng nhà máy tuyệt đối 100% khi giao hàng

- Ngoài ra để chuẩn bị cho hội nhập, Công ty đã tích cực xây dựng bộ máy đểchuyển đổi phương thức kinh doanh phù hợp tập quán các công ty xuyên quốc gia là

“Mua nguyên liệu – bán thành phẩm” Phương thức FOB giúp Công ty tự chủ hơntrong hoạt động kinh doanh, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao gấp 4 lần so với gia công.Sản xuất theo phương thức FOB hiện nay chiếm 30% năng lực sản xuất của công tynhưng đạt hơn 60% doanh thu, 80% lợi nhuận Năm 2003, doanh thu FOB chỉ đạt 5 tỷđồng thì đến thời điểm hiện nay đã đạt khoảng 120 tỷ đồng

5 Định hướng phát triển và đầu tư :

- Khai thác mọi cơ hội để tạo nguồn khách hàng phong phú, ổn định, hiệu quả và

đa dạng về thị trường cũng như chuyên môn hoá sản phẩm trên cơ sở phát huy tối ưunguồn lực của công ty để thiết lập qui mô sản xuất thích hợp, nâng cao năng lực cạnhtranh trên thường trường quốc tế với mức tăng trưởng sản xuất bình quân 12%/năm

- Vận dụng chính sách tái cơ cấu kinh tế của Tp HCM để xây dựng chương trìnhchuyển đổi mục đích sử dụng các cơ sở sản xuất của công ty trong khu vực nội thànhnhằm nâng cao giá trị sử dụng đất và tăng tích lũy đầu tư

- Hệ quả 2 mục tiêu trên là Công ty hình thành được một bộ máy hoạt động

chuyên nghiệp, thích hợp với tiến độ phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và

qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo

- Nhằm phục vụ phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh đến 2008, Công ty đã thành lập Ban quản lý dự án và phát triển dịch vụ để khai thác lợi thế nhà xưởng, xúc tiến kinh doanh trên lĩnh vực bất động sản và dịch vụ cung ứng khách hàng nước

ngoài khi hội nhập qua các dự án cụ thể, tạo điều kiện cho công ty phát triển kinh

doanh trên lĩnh vực mới

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân 15%/năm Cụ thể đến năm

2013, doanh số công ty về hàng may mặc sẽ ≥ 600 tỷ/năm Lợi nhuận trước thuế bìnhquân đạt 5% doanh thu sản xuất, cổ tức đạt 10-15%/năm

- Tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng tập trung hóa và nâng cao năng lực sản xuất,

để đến 2013 công ty sẽ đạt doanh thu sản xuất hàng may mặc trên 600 tỷ đồng/năm

6 Phân tích SWOT :

Điểm mạnh (S) Cơ hội (W)

- Sở hữu một lực lượng nhân công - Triển vọng kinh tế thế giới

Trang 8

giá rẻ, được thừa nhận là có kỹ năng

và tay nghề cao

- Thường xuyên cải tiến công tác

quản lý, điều hành để nâng cao năng

suất lao động

- Chiến lược mới mà công ty này

đang thực hiện là chuyển đổi mô hình

sản xuất từ FOB chỉ định (nhà nhập

khẩu chỉ định nguồn nguyên liệu)

sang FOB toàn phần (công ty tự mua

nguồn nguyên liệu, tự may và chào

bán sản phẩm) Khi GMC thực hiện

FOB toàn phần thì sẽ tăng thêm được

lợn nhuận do tiếc kiệm được chi phí

mua nguyên liệu vải

- So với các doanh nghiệp trong

ngành Dệt may, hoạt động kinh doanh

của Garmex Saigon Js có một số lợi

thế với kênh phân phối là thị trường

trung cao cấp và đã được uỷ quyền

sản xuất sản phẩm có thương hiệu tiêu

biểu là: Nike, Nautica, Haggar, JC

Penny, Quechua, Champion, Elleses,

Northface, Estivo, Otto, Bon – prix,

Tribord v.v… để xuất khẩu sang các

nước Nhật, Mỹ, Châu Âu

- Tìm được nguồn vải của một đối

tác Nhật tại Việt Nam giá rẻ hơn nhiều

so với nhập từ Pakistan nhưng chất

lượng tương đương và không tốn phí

- Các thị trường mới như Trung Đông và Nga đang được thử nghiệm

và hứa hẹn các cơ hội kinh doanh mới cho ngành Dệt may Việt Nam

- Chính sảch thương mại của Mỹ đang theo hướng thúc đẩy xuất khẩu

- Chính phủ Việt Nam có những biện pháp ưu tiên phát triển ngành Dệt may như ưu đãi đầu tư FDI hay miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô với mục đích sản xuất các sảnphẩm may tái xuất khẩu trong vòng 3-4 tháng

- Việc gia nhập WTO của ViệtNam là cơ hội to lớn để GMC gia tăngthị phần, đặc biệt là thị trường Mỹ, nơi

có lợi nhuận biên cao hơn các thịtrường khác Việc Mỹ áp dụng cơ chếgiám sát bán phá giá ít có ảnh hưởngđến GMC do sản phẩm may mặc củaGMC đã thành công khi gia nhập thịtrường Mỹ

Trang 9

- Năng lực sản xuất nguyên liệu

đầu vào và phụ trợ còn yếu, không

đáp ứng được nhu cầu của ngành may

mặc

- Năng lực thiết kế còn thấp, chưa

đáp ứng được thị hiếu của khách

hàng

- Dây chuyền công nghệ còn lạc

hậu so với thế giới

- GMC không chỉ bị tác động bởi

giá USD, EURO mà cả Nhân dân tệ

do thị phần của GMC là xuất khẩu

- Ngành Dệt may Việt Nam đangphải chịu sự cạnh tranh trên thị trườngnội địa từ các sản phẩm của TrungQuốc, Hàn Quốc và Thái lan

- Gặp phải sự cạnh tranh gay gắtcủa các đối thủ cùng ngành

- Xu hướng tăng cường bảo hộmậu dịch, đặc biệt tại các thị trườngtruyền thống của Việt Nam như Mỹ

và EU có thể sẽ tác động mạnh mẽđến hoạt động của công ty

- Chất lượng nguồn nguyên liệusản xuất tại Việt Nam chưa đạt đượcchất lượng yêu cầu, đồng thời giáthành cao hơn nguồn nguyên liệunhập khẩu từ Trung Quốc Do đó sảnphẩm của ngành không đủ sức cạnhtranh với các sản phẩm cùng loại từTrung Quốc quản lí

- Các chuyên gia về bông sợi đãgiảm dự báo của họ về sản lượng bôngtrong mùa tới vì giá bông sụt giảm đãkhiến nông dân tập trung vào loại câytrồng thay thế

II TỔ CHỨC DỮ LIỆU PHÂN TÍCH :

1 Bảng cân đối kế toán

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ

Tài Sản

Tài sản ngắn hạn

Trang 10

Tiền và các khoản

Các khoản đầu tư tài

Các khoản đầu tư tài

Nguồn kinh phí và

Tổng Nguồn Vốn 177,060 162,320 134,321 122,211 112,724 Lợi ích của cổ đông

TỔNG NGUỒN VỐN 466,070 396,435 310,101 210,928 185,955

Trang 11

Kết Quả Kinh Doanh 2012 2011 2010 2009 2008

Doanh Thu Thuần 1,058,994 865,687 613,883 353,993 424,291

Lợi ích của cổ đông

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 51,768 43,011 34,953 34,795 17,121

B PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY :

Một số chỉ tiêu cụ thể (Nguồn: báo cáo tài chính và FPTS tổng hợp):

Trang 12

15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản(ROA) 12% 12% 13% 18% 9%

16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ tăng trưởng tài chính

Tỷ lệ Thu Nhập

I PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CÂN BẰNG TÀI SẢN CỦA DOANH

NGHIỆP

1 Phân tích cấu trúc tài sản :

a Phân tích tỷ trọng các loại tài sản :

BẢNG CÂN

ĐỐI KẾ TOÁN

năm 2009

năm 2010

năm 2011

năm 2012 Giá trị trọng Tỉ Giá trị trọng Tỉ Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng TàiSản

Trang 14

Phân tích tổng quát:

Nhìn chung, quy mô tài sản của DN có sự thay đổi lớn qua các năm:

 Tăng liên tục qua các năm, tăng mạnh nhất ở thời kì 2009-2010, sự thay đổi

đó dẫn tới hàng loại sự thay đổi trong quy mô và tỷ trọng các loại tài sản

 Quy mô tài sản thay đổi do quy về về TSNH thay đổi là chủ yếu, không chịutác động lớn từ TSDH

Cụ thể:

 Giai đoạn 2009-2010: Giá trị tài sản vào cuối năm 2010tăng nhanh, tăng gần99,173 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 47.02%) so với năm 2009 Sự gia tăng nàythể hiện rõ rệt ở TS ngắn hạn, với TS dài hạn vẫn có tăng nhưng tăng nhẹ, tăng 3,112triệu đồng

 Giai đoạn 2010-2011: năm 2011 giá trị tài sản công ty cũng tăng mạnh, tăngkhoảng 86,334 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 27.84%) so với năm 2010 Đối với

Trang 15

TSDH vẫn có sự tăng đều nhẹ như giai đoạn trước, còn TS ngắn hạn thì tăng nhanhhơn.

 Giai đoạn 2012-2011: Đến năm 2012, quy mô TS tiếp tục tăng, năm 2012tổng giá trị TS tăng với mức 69,635 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 17.57%) so vớinăm 2011 Nguyên nhân do TSNH tiếp tục có sự gia tăng vượt bậc,

Nguyên nhân chính của sự tăng mạnh trong giá trị tài sản công ty trong những năm 2009-2012 là do:

 Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008nên tổng giá trị TS vẫn còn ở mức thấp

 Năm 2010, công ty tiếp tục mở rộng quy mô

 phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường vốn đầu tư cho việc mởrộng quy mô sản xuất, trong những năm tiếp theo, DN thu được thành quả lớn, và tiếptục tăng quy mô TS trong năm 2011, 2012 Nhưng việc thay đổi quy mô TS là do sựthay đổi của TSNH là chủ yếu Tiến hành phân tích chi tiết tỷ trọng và biến động củatừng khoản mục để hiểu hơn về sự thay đổi này

Cơ cấu TSNH và TSDH: Đồ thị 2: cơ cấu tài sản

Theo dõi bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp qua nhiềunăm, có thể nhận thấy doanh nghiệp có cơ cấu tài sản thay đổi liên tục.Cơ cấu nàyđang có xu hướng thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm dầntài sản dài hạn Nguyên nhân quy mô TS tăng chủ yếu là do TSNH tăng, còn TSDH

Trang 16

Tài sản ngắn hạn:

Trong cơ cấu tài sản thì phần lớn tỷ trọng là tài sản ngăn hạn, quy mô lẫn tỷtrọng đều tăng qua các năm

Cụ thể:

Giai đoạn 2009-2010: Tỷ trọng TS ngắn hạn/ tổng tài sản tại ngày 31/12/2010

là 69.66%, tăng mức 96,061 triệu đồng ứng với tăng 80.08% so với cuối năm 2009.Trong giai đoạn này, quy mô và tỉ trọng tài sản ngắn hạn có sự tăng trưởng vượt bậc

Giai đoạn 2010-2011: Tỷ trọng tài sản ngắn/ tổng tài sản tài ngày 31/12/2011

là 72.81% tăng 72,639 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 33.63% so với cuối năm 2010,giai đoạn này quy mô TSNH và tỉ trọng của TSNH trong tổng TS có sự gia tăngnhưng thấp hơn so với giai đoạn trước Tăng vốn điều lệ, có vốn tiếp tục để đầu tư

Giai đoạn 2011-2012: Tỷ trọng tài sản ngắn/ tổng tài sản tài ngày 31/12/2012 là72.79% tăng 50,584 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 17.52% so với cuối năm 2011,giai đoạn này tỷ trọng TSNH giảm nhưng không đáng kể so với giai đoạn trước( giảm0.02%)

Nguyên nhân: Nền công nghiệp dệt may vừa phục hồi, DN đầu tư vào TSNH,

tăng cường sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn

Tài sản dài hạn:

Quy mô tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ doanh nghiệpđang mở rộng quy mô sản xuất Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh doanhphát triển của doanh nghiệp Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp ứng tốthơn nhu cầu ngày một tăng của thị trường đối với các sản phẩm của công ty Đó cũng

là bước cần phải làm để thực hiện được mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra, tiếp tục

Trang 17

chiến lược ngắn hạn, vượt qua giai đoạn suy thoái của nền kinh tế toàn cầu.Trên đây

là những đánh giá khái quát về cấu trúc tài sản của công ty Để hiểu rõ hơn tình hình biến động tài sản tại công ty và những nguyên nhân của nó, ta đi vào phân tích tình hình biến động cũng như cơ cấu của TSDH và TSNH dưới đây

Phân tích chi tiết cấu trúc tài sản:

Tài sản ngắn hạn: Đồ thị 3: quy mô TSNH

Nhìn vào đồ thị ta nhận xét được sự thay đổi trong quy mô TSNH và cơ cấuTSNH

Quy mô: Nhìn chung quy mô TSNH tăng liên tục qua các năm từ 2009-2012,hầu hết các khoản mục trong TSNH đều tăng Nhưng nguyên nhân chính tác độngmạnh mẽ lên sự thay đổi này là do lượng HTK tăng nhanh và mạnh Khoản mục nàycũng chiếm tỷ trọng đáng kề trong tổng tài sản, tiếp theo đến khoản mục các khoảnphải thu ngắn hạn, tiền & tương đương tiền

Tỷ trọng: Đồ thị 4: Tỷ trọng các loại TSNH trong Tổng TS

Trang 18

Tỷ trọng của các khoản mục cũng có sự thay đổi, biến động qua các năm.

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Biến động mạnh, giảm liên tục từ năm

2009-2011, đến năm 2012 thì tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2009

Giai đoạn 2009-2010: Biến động mạnh, làm thay đổi kết cấu cơ bản của TSNH.Tại thời điểm cuối năm 2009, khoản mục này có giá trị 26,687 triệu đồng, chiếm12.65% tổng tài sản, đến hết năm 2010 giảm xuống còn 26,305 triệu đồng, chiếm 8.48

% Như vậy khoản mục này đã giảm 382 triệu đồng, tương ứng giảm 1.43% Điều nàychứng tỏ DN đang thay đổi chứng sách dự trữ tiền

Giai đoạn 2010-2011: Cuối năm 2011 khoản mục này có giá trị là 17,022 triệuđồng, chiếm 4.29%, như vậy so với năm 2010 đã giảm 9,283 triệu đồng ứng với giảm35.29%

Giai đoạn 2011-2012: Cuối năm 2012 khoản mục này có giá trị là 30,673 triệuđồng, chiếm 6.58%, như vậy so với năm 2011 đã tăng 13,651 triệu đồng tương ứng vớitốc độ tăng là 80.2%

Việc thay đổi lượng tiền liên tục làm cho TSNH cũng thay đổi một cách đángkể.Tuy có sự suy giảm liên tục từ 2009-2011 nhưng khoản mục tiền và tương đươngtiền cũng chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng TS

Tiền và các khoản tương đương vẫn có một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản Điềunày giúp tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời gây ứ đọng

và lãng phí vốn.Tuy giá trị của khoản mục nhìn chung là tăng qua các năm nhưng tỉ

Trang 19

+ Các khoản phải thu: Nhìn chung cả quy mô và tỷ trọng khoản phải thu đều tăng.Cụ thể:

Tại thời điểm cuối năm 2009, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 36,744 triệuđồng, chiếm 17.42% trong tổng giá trị tài sản Đến cuối năm 2010, khoản mục này tănglên 91,773 triệu tỷ đồng, chiếm 29.59% tức là đã tăng khoảng 55,029 triệu đồng

 Đến cuối năm 2011, khoản mục này tăng lên 110,676 triệu đồng tăng 18,903 triệuđồng, tương ứng tăng 20.6% Đến năm 2012 khoản mục này tăng lên 129,401 triệuđồng tăng 18,725 triệu đồng, tương ứng tăng 16.92%

Các khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do các khoản phải thu khách hàng và cáckhoản ứng trước cho người bán Tỉ trọng nợ phải thu lớn chứng tỏ DN đã sử dụng chínhsách bán hàng tín dụng để tăng doanh thu, bị chiếm dụng vốn nhiều, do đó DN cần xemxét lại chính sách quản lí nợ phải thu

+ Hàng tồn kho: tăng nhanh qua các năm làm cho tỉ trọng HTK đối với tổng TS

cũng tăng theo Cụ thể :

Giai đoạn 2009-2010: Giá trị khoản mục hàng tồn kho tăng từ 54.256 triệu đồng(chiếm 45,23%) lên đến 91.648 triệu đồng (chiếm 42,43 %), tức là đã tăng 37.392 triệuđồng Tuy giá trị HTK tăng nhưng tỉ trọng HTK so với tổng TS lại giảm xuống ( giảm2,8%)

Giai đoạn 2010-2011: Tăng nhanh về quy mô và tỷ trọng: Tại thời điểm cuối năm

2011, giá trị HTK là 156.039 triệu đồng chiếm 54,06% trong tổng giá trị tài sản Đếncuối năm 2012, khoản mục này tăng lên 172.123 triệu đồng nhưng tỉ trọng lại giảmxuống còn 50,74%

Nguyên nhân:

Tỷ trọng của khoản mục hàng tồn kho trong tổng tài sản rất lớn Như vậy DN đãlãng phí một lượng lớn chi phí dự trữ, còn ứ đọng hàng hóa, điều này có thể làm giảmhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có thể giải quyết tìnhtrạng cháy hàng và mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh khác DN cần xemxét lại chính sách dự trữ một cách hợp lý hơn

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: có sự thay đổi không đáng kể trong giai

đoạn 2009-2010

Tỷ trọng của khoản mục Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là rất nhỏ, ảnh hưởngkhông đáng kể trong cấu trúc tài sản của DN

Trang 20

+ Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty chủ yếu là

thuế gia tăng được khấu trừ, chi phí trả trước ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác thường có tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty Tuy

khoản mục này cũng biến động không ổn định nhưng vẫn giữ ở mức tỉ trọng không lớn

và ổn định nhất trong các loại TSNH qua các năm Từ 2.254 triệu đồng năm 2009(1,88%) lên 5.977 triệu đồng năm 2010 (2,77%), sang năm 2011 giảm còn 4.914 triệuđồng (1,7%) rồi sang năm 2012 giá trị khoản mục này lại tăng lên 7.038 triệu đồngtương ứng 2,07 % tổng tài sản

Về tài sản dài hạn: đồ thị 5: quy mô TSDH

Trang 21

Đồ thị 6: Tỷ trọng các loại TSDH

+ Tài sản cố định: Nhìn chung, TSCĐ tăng tương đối đều và chiếm tỷ trọng lớn

trong THDH, tuy nhiên do việc tăng mạnh giá trị tổng TS làm tỷ trọng TSCĐ cũnggiảm qua các năm

- Tại ngày 31/12/2009, giá trị TSCĐ là 71.361 triệu đồng, tương ứng chiếm33,83% tổng tài sản Đến ngày cuối năm 2010 giá trị của khoản mục này là 74.135 triệuđồng chỉ còn chiếm 8,48% tổng giá trị tài sản Như vậy, giá trị TSCĐ đã tăng 2.774triệu đồng, hay tăng 3,89 % Đến năm 2011, tỷ trọng khoản mục này tăng trong nhữngnăm tiếp theo Đến năm 2012 TSCĐ tăng lên 22,73% trong tổng TS nhưng vẫn thấphơn mức ban đầu

- Tài sản cố định trong đó tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổngtài sản (khoảng >50%) Xu hướng tăng của khoản mục này về giá trị và giảm dần tỷtrọng này phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp Sự tăng lên chủ yếu là

do đầu tư vào TSCĐ như máy móc thiết bị nhà xưởng lớn với mục tiêu dài hạn, do đóquy mô TSCĐ tăng cũng tương đối Nó cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh trong dài hạn

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Nhìn chung, tỉ trọng các khoản đầu tư

TC dài hạn trong tổng tài sản giảm dần qua các năm

- Tại ngày 31/12/2009, giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 18.345 triệuđồng, chiếm 8,7% tổng giá trị tài sản Khoản mục này giảm vào năm 2010 nhưng sangnăm 2011 lại tăng trở lại với mức 18.700 triệu đồng tương ứng với 4,72% tổng tài sản;mặc dù có sự gia tăng về giá trị nhưng tỉ trọng lại giảm

- Cuối năm 2012, giá trị các khoản đầu tư TC dài hạn lại tiếp tục giảm và giảmxuống còn 17.815 triệu đồng tương ứng với 3,82%

KẾT LUẬN: Qua phân tích cấu trúc tài sản của công ty, ta thấy công ty đã chú

trọng mở rộng phạm vi hoạt động của mình Bên cạnh đó, công ty cần xem xét chínhsách tín dụng cho phù hợp để có thể quản lý được công nợ một cách phù hợp Đặc biệttrong cơ chế thị trường và kinh tế đầy biến động, việc chú trọng đầu tư vào TSNH đóngmột vai trò rất quan trọng trong một môi trường cạnh tranh, đẩy mạnh việc chu chuyểnvốn, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro cho DN Nhưng DN cũng

Trang 22

nên chú trọng và xây dựng kế hoạch cho mục tiêu phát triên dài hạn, cần xem xét lạivấn đề mở rộng quy mô dài hạn Hơn nữa DN cũng nên chú trọng vào những chiến lượcquảng bá thương hiệu nhằm nâng cao uy tín của công ty với đối tác kinh doanh cũngnhư tạo niềm tin cho người sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củamình.

2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn :

Chênh lệch 2012/2011

Trang 23

Đồ thị 7: Biến động tỷ suất nợ, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất nợ/VCSH

Nhận xét:

Qua bảng số liệu tính toán ta thấy tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp có

xu hướng biến động giảm qua các năm Điều đó cho thấy tính tự chủ về mặt tài chínhcủa doanh nghiệp thấp Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn chủ thấp hơn nhiều sovới tốc độ tăng của tài sản Cụ thế:

 Vào năm 2009 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bởi 57,94 % vốn chủ sởhữu

 Tỉ suất tự tài trợ giảm dần qua các năm cụ thể 2010 là 43,32%, 2011 là 40,94%

và đến năm 2012 thì tỉ suất này chỉ còn 37,99%

Ngược lại với tỉ suất tự tài trợ thì tỉ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăngdần qua các năm và cao nhất vào năm 2012 là 62,01%, điều này có ảnh hưởng không tốtđến tình hình tài chính của đơn vị

Năm 2012, doanh nghiệp có khoản nợ phải trả chiếm tỉ lệ cao trong tổng nguồnvốn, trong đó chủ yếu là các khoản nợ vay Điều này cho thấy mức độ mạo hiểm củadoanh nghiệp trong hoạt động tài chính

Tuy nhiên khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượngtài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như mộtchính sách tài chính Nhưng từ năm 2010 đến 2012 khoản nợ phải trả của doanh nghiệp

Trang 24

chủ yếu là được hình thành từ nguồn vay ngắn hạn làm tăng rủi ro tài chính do bắt buộcphải trả lãi và hoàn trả nợ đúng hạn.

Ngoài ra, tính không ổn định về mặt tài chính còn thể hiện qua tỉ suất nợ trên vốnchủ sở hữu:

Cụ thể năm 2009 tỉ suất này là 0,73 nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sỡ hữu thì doanhnghiệp đi vay 0,73 đồng từ chủ nợ tỉ suất này tăng qua các năm và đến 2012 thì cứ 1đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phải đi vay 1,63 đồng Ta có thể nhận thấy đượcnhân tố ảnh hưởng đáng kể vào việc tăng tỉ suất nợ trên VCSH ở doanh nghiệp là sựtăng lên không đáng kể của vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả Cụ thể trong năm 2010

nợ phải trả doanh nghiệp tăng 87,063 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng lên12,110 tỷ đồng đã làm tăng tỉ suất này Tiếp tục trong 2 năm 2011 và 2012 vốn nợ phảitrả tăng lên lần lượt là 58,335 tỷ và 54,895 tỷ trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ tăng27,999 tỷ và 14,740 tỷ, tốc độ tăng nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên

tỉ suất nợ trên VCSH tiếp tục tăng

Tỉ suất này tăng chứng tỏ DN càng lúc càng ít có tính độc lập cao về tài chính,chịu nhiều sức ép bởi các chủ nợ Sự phát triển không ổn định như trên đã thể hiện đượcmột sắc thái tài chính không mấy khả quan của doanh nghiệp

Trang 25

lệch không nhiều Điều này chứng tỏ các kế hoạch huy động nguồn vốn chủ sở hữu đểđầu tư vào tài sản của doanh nghiệp vẫn chưa thật hiệu quả.

b Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ: bảng 2.3

Chênh lệch 2012/2011

Trang 26

Nguyên nhân : Do sự biến động quá lớn ở nợ ngắn hạn trong khi đó nguồn

vốn chủ sở hữu lại có sự gia tăng không đáng kể Nợ ngắn hạn tăng như vậy là dotrong năm này doanh nghiệp tăng cường việc sử dụng vốn vay của ngân hàng

Như vậy, tỉ suất nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời của doanhnghiệp có xu hướng biến động không tích cực qua các năm, nhìn chung tỉ suấtnguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời đều khá cao Năm 2009 doanhnghiệp sử dụng chủ yếu là nguồn vốn thường xuyên nhưng đến năm 2010, 2011,

Trang 27

vốn thường xuyên chỉ tăng chậm, không đáng kể Có thể thấy doanh nghiệp đang

sử dụng chiến lược tài chính kết hợp, tuy nhiên vẫn chủ yếu là nguồn vốn tạm thời

Một doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn vay tức là đã tối ưu hóa được

chi phí vốn Nguồn vốn này có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu vốn

trong ngắn hạn và cả dài hạn Tuy nhiên, khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp

thường bị động, lệ thuộc vào tình hình bên ngoài như điều kiện vay có thuận lợi

hay không Điều quan trọng hơn là nếu không chú ý đến cơ cấu vốn và sử dụng

vốn không hợp lý, vốn vay sẽ trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp (như lãi

vay cao, nguy cơ vỡ nợ)

KẾT LUẬN : Qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính

ổn định của nguồn vốn đã cho thấy phần nào tình hình cấu trúc tài chính của công

ty cũng như những vấn đề công ty cần phải chú trọng quan tâm Trong thời gian

đến công ty cần có các chính sách và các chiến lược đối chiếu các tỷ suất liên quan

đến nợ của công ty với các hạn mức của ngân hàng từ đó ước tính khả năng nợ của

mình để có quyết định huy động vốn hợp lý Qua đó xây dựng một cấu trúc nguồn

vốn hợp lý, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn ở mức thấp nhất có thể, tối đa hoá giá

trị của công ty, lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn

vốn tạm thời căn cứ vào tính chất và lĩnh vực hoạt động của DN và mục tiêu của

Trang 28

(c-b) /b*100 d-c (d-c) /c*100

Trang 29

- Năm 2011 có sự gia tăng VLĐR nhanh hơn năm 2010, cụ thể là tăng 15476 trđ(tương đương 38%), do sự tăng nhanh ở NVTX (do có sự tăng mạnh NDH ở năm

2011, tăng gần gấp 3 lần so với 2010) trong khi TSDH tăng nhẹ

- Năm 2012 bị giảm so với năm 2011 cụ thể là giảm (6074) trđ.Nguyên nhân do

sự gia tăng nhanh của TSDH là 19051trđ so với những năm trước, trong khi NVTX có

sự thay đổi tăng nhẹ so với năm trước,NVTX tăng nhẹ do năm 2012 doanh nghiệpkhông còn nợ dài hạn do năm ở năm 2012 doanh nghiệp đã trả hết nợ dài hạn, NVTXgiảm đáng kể

Như vậy,vốn lưu động ròng qua các năm có xu hướng tăng và đều dươngchứng tỏ công ty có trạng thái cân bằng tốt trong dài hạn nguồn vốn thường xuyênkhông chỉ sử dụng đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn sử dụng để tài trợ cho mộtphần tài sản lưu động của công ty, DN phát huy được tính linh hoạt trong việc sử dụngvốn lưu động.Tuy ở năm 2012 có sự giảm nhẹ về vốn luu động là do doanh nghiệp đãtrả hết nợ dài hạn=>tỉ trọng VCSH tài trợ ngày càng tăng, doanh nghiệp có tính tự chủcao trong tài chính Tuy nhiên cần chú trọng đến khía cạnh hiệu quả, đó là làm giảm

đi hiệu ứng của đòn bẩy nợ mặc dù cân bằng tàchính trong dài hạn có thể được xem là

tốt và an toàn.

Nhu cầu vốn lưu động ròng

Nhu cầu vốn lưu đọng ròng có xu hướng tăng đều qua các năm và đều dương cụthể như sau:

- Năm 2010 có sự tăng mạnh về NCVLĐR so với năm 2009 cụ thể là tăng hơngấp đôi tương đương 59,617trđ, do có sự tăng mạnh về HTK,NPT ngắn hạn,TS ngắnhạn khác với giá trị tăng tương ứng là 37,392trđ ; 55,029trđ; 3,723trđ, trong khi đó nợchiếm dụng ngắn hạn chỉ tăng 36,527 trđ

Trang 30

- Năm 2011 NCVLĐR vẫn tăng so với năm 2010 nhưng tăng nhẹ hơn tươngđương giá trị tăng 24,259trđ ,do ở năm này có sự tăng mạnh về hàng tồn kho cụ thểtăng 64,391trđ, nhưng NPT ngắn hạn tăng nhẹ hơn chỉ tăng 18,903trđ, và dặc biệt có

sự giảm sút của TSNH khác với giá trị tương đương 1,063 trđ Nợ chiếm dụng ngắnhạn cũng tăng 57,972trđ so với năm 2010 do có sự gia tăng mạnh của HTK và NPTngắn hạn nên việc giảm TSNH khác và việc tăng nợ chiếm dụng ngăn hạn là ko đáng

kể vì vậy nó vẫn làm NCVLĐR tăng so với 2010

- Năm 2012 NCVLĐR tăng so với 2011 với mức tăng tương ứng 26,902trđ(21%) Do có sự gia tăng về HTK,NPT ngắn hạn,và TSNH khác với các giá trị tăngtương ứng 16,048trđ; 18,725 trđ; 2,124trđ ;trong khi nợ chiếm dụng ngắn hạn chỉ tăng10,031 trđ

Như vậy, ta thấy qua các năm NCVLĐR đều tăng do ảnh hưởng của việc tăng dựtrữ hàng tồn kho,các khoản phai thu của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt, doanh nghiệp bịchiếm dụng vốn ngày càng nhiều, cần xem xét lại công tác quản lí nợ của doanhnghiệp Bên cạnh đó nợ chiếm dụng ngắn hạn của công ty mỗi năm đều tăng nhưng ko

đủ tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu phát sinh trong năm, DN cần sử dụngvốn vay để tài trợ cho phần thiếu hụt này vì doanh nghiệp bị áp lực trong thanh toán

Ngân quỹ ròng

- Ngân quỹ ròng qua các năm đều bị giảm và bị âm do VLĐR >0 và NCVLĐR

>0,đặc biệt VLĐR << NCVLĐR nên NQR bị âm

Cân bằng tài chính có dạng tổng quát qua các năm như sau:

Ngân quỹ ròng VLĐR

Nhu cầu vốn lưu động ròng

Ta thấy nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp qua các năm là quá cao so

Trang 31

đến ngân quỹ ròng,qua bảng phân tích ta thấy NQR của doanh nghiệp đều bị âm và bịgiảm nhanh qua các năm Điều này cho thấy VLĐR không đủ để tài trợ cho NCVLĐR,doanh nghiệp phải đi vay để tài trợ cho phần thiếu hụt Vì vậy DN bị mất cân bằng tàichính trong ngắn hạn,cho thấy doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanhtoán trong ngắn hạn.

4 Mối liên hệ giữa cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính :

- Doanh nghiệp có tỷ trọng TSDH thấp nên VLĐR cao, luôn dương nên cân bằngtài chính trong dài hạn tốt

- Doanh nghiệp có tỷ trọng HTK cao nên NCVLĐR lớn, lớn hơn cả VLĐR nênNQR thấp, luôn bị âm qua các năm, do đó doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trongngắn hạn

Như vậy DN đang hướng tới mục tiêu xây dựng một cấu trúc tài chính an toàn,lành mạnh nhưng tính hiệu quả trong sử dụng vốn thì chưa chắc, phải chăng DN nênmạo hiểm hơn nữa để gia tăng tính hiệu quả trong sử dụng vốn, đem lại hiệu quả kinhdoanh cao hơn? Tuy nhiên việc xây dựng cấu trúc tài chính như thế này đã phù hợpvới mục tiêu phát triển theo chiều sâu và đã thực sự đem lại kết quả cho cho doanhnghiệp

II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG :

1 Cơ sở lý thuyết phân tích hiệu quả hoạt động :

a Khái niệm về hiệu quả hoạt động: Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có

những quan niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động

- Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quảthu được và chi phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp

- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khảnăng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.Có thể nói rằng mặc dù

có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chấtlượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, song lại khó tìm thấy sự thốngnhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động.Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quảhoạt động là một vấn đề phức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt độngkinh doanh Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí

Trang 32

và kết quả, chi phí là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra Để đánh giáchính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung.

Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi phí

bỏ ra và kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kếtquả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quảnhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó

b Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt đông:

Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả,khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Bởi vì mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu,của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp; đểthực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tếcủa mình Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lãi thì lợi nhuận tương lai sẽ khôngchắc chắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn

 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động: Phân tích hiệu quả hoạt động chiếmmột vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đó làcông cụ quản lý có hiệu quả mà các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay Phân tíchhiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêukinh tế như thế nào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ranhững biện pháp để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp Điều đó cónghĩa là phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinhdoanh mà còn khởi đầu một chu kỳ kinh doanh tiếp theo Kết quả phân tích của thờigian kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới

sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển vàphương án kinh doanh có hiệu quả, nhằm hạn chế rủi ro bất định trong kinh doanh

 Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai tháctối đa những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất Phân tíchhiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghiã quan trọng đối với bản thân Công ty mà còn

có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến Công ty đặc biệt là nhà đầu tư, ngân hàng,

Trang 33

nhà cung cấp vì phân tích hiệu quả hoạt động sẽ giúp cho họ có những thông tin để

có những quyết định chính xác hơn, kịp thời hơn

2 Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp :

a. Phân tích trong kinh doanh cá biệt :

Trang 34

Ý nghĩa của H TSCĐ : chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị bình quân TSCĐ

bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, để phân tích xem đơn vị có sử

Trang 35

dụng hiệu của TSCĐ hay không Nâng cao hiệu suất sủ dụng TSCĐ sẽ góp phần đáng

kể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp

Qua bảng phân tích trên ta thấy HSSDTSCĐ tăng qua các năm cụ thể:

- năm 2009 cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra 2,57 đồng doanh thu

- năm 2010 cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra 4,24 đồng doanh thu, tăng 1,67 đồng so vớinăm 2009 do có sự gia tăng của doanh thu mạnh hơn nhiều so với TSCĐ bình quân

- năm 2011 cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra 5,35 đồng doanh thu,tăng so với năm 1010 là1,11đ cunng nhờ vào sự tăng lên doanh thu

- năm 2012 cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra 5,61 đồng doanh thu,tăng so với năm 2011 là0,26đ ,

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy doanh thu đều tăng qua các năm, và tăng mạnh

ở năm 2010 làm hiệu suât sd TSCĐ tăng lên đáng kể so với năm 2009, để hiệu suất sửdụng TSCĐ tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong việc tăng doanh

số và bán hàng Ngoài ra TSCĐ cũng tăng đều qua các năm, là do doanh nghiệp muốn

mở rộng đất đai, vườn tược, công trinh giao thông, và đẩy mạnh công tác quản lý và

sử dụng TSCĐ để khai thác tối đa năng lực TSCĐ,

Các nhân tố ảnh hưởng đến H TSCĐ :

Các nhân tố khách quan:

- Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường vàhành lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Bất kỳ một

sự thay đổ nào trong chế độ, chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt độngcủa doanh nghiệp Đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì các văn bản về đầu tư,tính khấu hao, sẽ quyết định khả năng khai thác TSCĐ

- Thị trường và cạnh tranh

Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu thị trường Hiện naytrên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, giữa các sản phẩmngày càng gay gắt do vậy các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tăng sức cạnh tranhcho sản phẩm của mình như tăng chất lượng, hạ giá thành mà điều này chỉ xảy ra khidoanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm Điều này đòi hỏidoanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như

Trang 36

lâu dài, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh cao, tốc độphát triển công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi công xây dựng,

Ngoài ra lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ

Vì lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp khi lãi suất thayđổi thì nó sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị

- Các yếu tố khác: Bên cạnh những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố khác cóthể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tố bấtkhả kháng như thiên tai, địch hoạ, Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàntoàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng màthôi

Các nhân tố chủ quan

- Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh

nghiệp Nhóm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sảnxuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, do vậy việc nghiên cứu các nhân tố này

là rất quan trọng thông thường người ta xem xét những yếu tố sau:

+ Ngành nghề kinh doanh: Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệpcũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại Với ngành nghề kinh doanh

đã chọn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp như cơ cấu tài sản đượcđầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá chúng ra sao Nguồn tài trợ cho những TSCĐ

đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanhnghiệp hay không?

+ Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh: Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sảnxuất kinh doanh tác động đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sự dụng TSCĐ như

hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất Nếu kỹ thuậtsản xuất giản đơn thì doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh vớiyêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm

+ Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ của doanhnghiệp

- Nếu trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì TSCĐ trướckhi đưa vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao đã có sự nghiên cứu trước một

Trang 37

được theo dõi một cách thường xuyên và có những thay đổi kịp thời để tránh lãng phí.

Vì vậy quy trình tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đưa ra nhữngkết luận đúng đắn về tình hình sử dụng TSCĐ từ đó đưa ra những đề xuất về biệnpháp giải quyết những tồn tại để TSCĐ được sử dụng một cách hiệu quả hơn nữa

+ Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm

- Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bịphục vụ cho sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc củangười lao động phải được nâng cao thì mới vận hành được chúng Ngoài trình độ taynghề, đòi hỏi cán bộ lao động trong doanh nghiệp phải luôn có ý thức trách nhiệmtrong việc giữ gìn, bảo quản tài sản Có như vậy, TSCĐ mới duy trì công suất caotrong thời gian

Giải pháp để nâng cao H TSCĐ :

- Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn của doanhnghiệp: Muốn có TSCĐ thì doanh nghiệp cần có vốn Khi hiệu quả sử dụng TSCĐcao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã làm cho đồng vốn đầu tư sử dụng có hiệu quả và

sẽ tạo cho doanh nghiệp một uy tín tốt để huy động vốn Bên cạnh đó khi hiệu quả sửdụng TSCĐ cao thì nhu cầu vốn cố định sẽ giảm đi, do đó sẽ cần ít vốn hơn để đápứng nhu cầu kinh doanh nhất định, kế đó sẽ làm giảm chi phí cho sử dụng nguồn vốn,tăng lợi thế cạnh tranh về chi phí Việc tiết kiệm về vốn nói chung và vốn cố định nóiriêng là rất ý nghĩa trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay

- TSCĐ được sử dụng hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo toàn và phát huyvốn tốt nhất (đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của nhà nước về vốn

đã đầu tư, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, tăng thu nhập cho ngườilao động và làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước) do tận dụng được công suất máymóc, sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý hơn, vấn đề khấu hao TSCĐ, trích lập quỹkhấu hao được tiến hành đúng đắn, chính xác

- Ngoài ra việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ còn tăng sức cạnh tranh chodoanh nghiệp trên thị trường Sức cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp trong đó có lợi thế về chi phí và tính khác biệt của sảnphẩm

Trang 38

- TSCĐ được sử dụng có hiệu quả làm cho khối lượng sản phẩm tạo ra tăng lên,chất lượng sản phẩm cũng tăng do máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại, sản phẩmnhiều chủng loại đa dạng, phong phú đồng thời chi phí của doanh nghiệp cũng giảm

và như vậy tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ có ý nghĩa quan trọng khôngnhững giúp cho doanh nghiệp tăng được lợi nhuận ( là mục tiêu hàng đầu của doanhnghiệp) mà còn giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn cố định, tăng sức mạnhtài chính, giúp doanh nghiệp đổi mới, trang bị thêm nhiều TSCĐ hiện đại hơn phục vụcho nhu cầu sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường

2012 số vòng quay là 5.42 vòng,có giảm so với năm 2011,tương đương với 66,4 ngày/vòng

Nguyên nhân : làm cho số VHTK biến động là vì :

+ Năm 2010 có sự tăng nhanh về GVHB trong khi HTKbq tăng nhẹ so vói nhữngnăm sau

+ Năm 2011 có sự gia tăng của GVHB và HTK bq tăng mạnh hơn năm 2010 nênlàm số vòng quay giảm đi

+ Năm 2012 có GVHB tăng và HTK bq tăng nhẹ hơn năm 2011 nên số vòng quaygiảm nhẹ

Những năm sau thì doanh nghiệp muốn tăng doanh thu nên tăng cường sản xuất,nên HTK nhiều để đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường

+ Do đây là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên sản phẩm kinh doanh dởdang nhiều làm tăng HTK

Trang 39

Hiệu suất sử dụng các khoản phải thu

Qua bảng phân tích trên ta thấy: Hiệu suất sử dụng các khoản phải thu tăng, ta cóthể thấy qua số vòng quay các khoản phải thu

+ Năm 2009 khoản phải thu quay được 18.35 vòng/năm tương đương 20ngày/vòng

+ Năm 2010 có sự sụt giảm số vòng quay NPT , khoản phải thu quay được 13.44vòng/năm tương đương 27ngay/vòng

+ Năm 2011 giảm số vòng quay NPT , khoản phải thu quay được 11.5 vòng/nămtương đương 31 ngày/vòng

+ Năm 2012 giảm số vòng quay NPT, khoản phải thu quay được 12.17 vòng/nămtương đương 29.6 ngày/vòng

Nguyên nhân : làm số vòng quay NPT giảm qua các năm là do:

- Doanh thu tăng qua các năm tuy nhiên khoản nợ phải thu khách hàng có tốc đọtăng nhanh hơn

- Do chính sách tín dụng của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

- Hiệu suất sử dụng vốn luu đong được phản ánh qua 2 chỉ tiêu:

+ số vòng quay của VLĐ

+ số ngày 1 vòng quay của VLĐ

Cụ thể như sau:

- Năm 2009 HVLĐ là 3.33 vòng ,tương đương 108 ngày/vòng quay

- Năm 2010 HVLĐ là 3.65vòng ,tương đương 99 ngày/vòng quay

- Năm 2011 HVLĐ là 3.43vòng ,tương đương 105 ngày/vòng quay

- Năm 2012 HVLĐ là 3.37vòng ,tương đương 107 ngày/vòng quay

Có thể thấy HVLĐ có xu hướng biến động giảm qua các năm ngoại trừ năm 2010

Đó là điều không tốt vì mặc dù doanh thu của các năm đều tăng nhưng vốn lưu động

bq có tốc độ tăng nhanh hơn làm giảm HVLĐ, điều này làm giảm hiệu suất sử dụng

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động qua 3 năm 2010, 2011, 2012:

Trang 40

Phân tích tốc độ lưu chuyển VLĐ thông qua chỉ tiêu số vòng quay VLĐ ( HVLĐ).Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

DTT

HVLĐ =

VLĐbq

Trong đó:

- DTT: ( doanh thu thuần SX-KD) được lấy từ mã số 10 trên BCKQHĐKD

- VLĐbq : ( VLĐ bình quân) tính bằng công thức sau:

VLĐ1 + VLĐ0

VLĐbq =

2Trong đó: quy định:

- VLĐ1 : VLĐ năm nay

- VLĐ0: VLĐ năm trước

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng VLĐ năm 2010:

Qua bảng trên về tốc độ chuyển vốn, VLĐ năm 2010 luân chuyển nhanhhơn so với năm 2009 là 0.32 vòng, làm cho số ngày một vòng quay VLĐ giảm từ

108 ngày/vòng vào năm 2009 còn 99 ngày/vòng vào năm 2010 Là do ảnh hưởngcủa các nhân tố sau:

+ Đối tượng phân tích:

ΔHHVLĐ = HVLĐ2010 - HVLĐ2009

=3.65-3.33 =0.32

+ Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố:

- Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:

Ngày đăng: 14/07/2015, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w