BC thăm dò khai thác nước dưới đất

37 213 0
BC thăm dò khai thác nước dưới đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Thị trấn PM là trung tâm hành chính, văn hoá của huyện Xp, trong nhưng năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, công nghiệp là sự gia tăng về dân số, keo theo đó là nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Trên địa bàn xã PM nguồn nước mặt bị ô nhiễm, nhân dân chủ yếu sử dụng nước từ các giếng khoan tay, lấy nước từ các tầng nông, khó đảm bảo về chất lượng và lưu lượng. Nhiệm vụ cấp thiệt hiện nay là xậy một hệ thống cấp nước tập trung, nhằm phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong thị trấn. Cơ sở pháp lý của việc thăm dò nước dưới đất: Quyết định số … ngày … của UBND tỉnh … về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống cấp nước sạch công suất 550m 3 /ngày đêm tại … Giấy phép khoan thăm dò nước dưới đất số ….GP-TNMT-TNN&KTTV Quyết định gia hạn giấy phép thăm dò khai thác nước dưới đất số …/QĐ-TNMT- TNN&KTTV Mục đích thăm dò: Đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất khu vực … để xây dựng và lắp đặt công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho … với lưu lượng 550 m 3 /ngày. Phạm vi thăm dò: Trong khu vực gần UBND thị trấn …. Tầng chứa nước thăm dò: Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen dưới - giữa. (qp 1 ) Thời gian thi công thăm dò: Từ ngày 05/5/2010 đến ngày 05/06/2010 Đơn vị thi công thăm dò: …… Cơ sở tài liệu lập báo cáo: Dựa trên những tài liệu địa chất, địa chất thuỷ văn đã có và các tài liệu thi công thực tế trong khu vực. Đơn vị lập báo cáo: Công ty cổ phần nước và xây dựng Đường Thành 1 CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THĂM DÒ 1.1. Vị trí địa lý PM là thị trấn thuộc huyện PX, thị trấn PM cách trung tâm huyện 5 km, trung tâm tỉnh 30 km và cách trung tâm thành phố 40 km. Địa giới hành chính được xác định như sau: - Phía Đông giáp … - Phía Tây giáp ……. - Phía Nam giáp …………. - Phía Bắc giáp …… Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 121,65 ha, trong đó: Đất thổ cư: 13 ha; Đất nông nghiệp: 32 ha; Diện tích khác 76,65 ha. 1.2. Địa hình, địa mạo Thị trấn PM là thị trấn đồng bằng ven biển sông Hồng, đất đai dạng bồi tích, địa hình bằng phẳng và tương đối thấp. Cao độ nền thị trấn từ 3,6 – 4,6m. Địa hình dốc về hướng Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Nhìn chung đất đai thị trấn có địa hình bằng phẳng tương đối thuận lợi cho xây dựng. Địa chất công trình ở PM có cường độ chịu tải R = 0,8 -1,2 kg/cm 2 . Mực nước ngầm về mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 thường gặp ở cốt -1m đến cốt -2m, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường gặp cốt -1,5 đến -3m. 1.3. Khí tượng, thủy văn 1.3.1 Khí Tượng PM nằm trong vùng HT nên mang tính đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ nói chung và HT nói riêng. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa chiếm từ 80% đến 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh khô và ít mưa. Theo tài liệu quan trắc từ tháng 1 năm 1996 đến tháng 4 năm 2006 tại trạm khí tượng – HT, khí hậu HT có đặc điểm như sau: 1.3.1.1 Lượng mưa 2 Tổng lượng mưa hàng năm từ 1169,8 mm (năm 2000) đến 2254,7 mm (2001), trung bình 1585,9mm. - Vào mùa khô, lượng mưa trung bình tháng dao động từ : 11,1 mm (tháng 1) đến 65,6mm (tháng 11). Tháng có lượng mưa cao nhất trong mùa khô đạt 254,7mm (11/1996), nhỏ nhất 0,4mm (1/2006) - Vào mùa mưa, lượng mưa trung bình tháng dao động từ 71,8mm (tháng 4) đến 293,3mm (tháng 7). Tháng có lượng mưa cao nhất vào mùa mưa lên tới 614,4 mm (6/1998) và nhỏ nhất là 7,9mm (10/2005). Có những ngày lượng mưa lên tới 169,8mm (3/8/2001). Lượng mưa lớn nhất thường tập trung vào các tháng 5,6,7 và tháng 8, lượng mưa ít nhất tập trung vào tháng 1,2 và tháng 12 hàng năm. Xem bảng 1.1 1.3.1.2 Lượng bốc hơi Tổng lượng bốc hơi hàng năm thay đổi từ 825,5 mm (2002) đến 1114,9mm (2003) trung bình 954,5mm. Lượng bốc hơi trung bình tháng từ năm 1996 đến tháng 4 năm 2008 thay đổi từ 50,2mm (tháng 2) đến 99,6mm (tháng 10). Tháng bốc hơi nhiều nhất : 126,0 mm (6/2003) Tháng bốc hơi ít nhất : 40,5 (2/2006) Tổng lượng bốc hơi trung bình năm chiếm 59,1 % tổng lượng mưa trungbình năm. Xem bảng 1.2 1.3.1.3 Độ ẩm không khí Độ ẩm không khi trung bình năm dao động từ 77,1% (2003) đến 81,1% (năm 2001). Trung bình 79,2%. Độ ẩm không khí trung bình tháng dao động từ: 74,5% (tháng 12) đến 83,1% (tháng 3). Trung bình 79,2%. Có những ngày độ ẩm không khí lên tới 99% (1/1/1998) và có ngày xuống thấp nhất là 22% (3/2/1999) Nhìn chung độ ẩm không khí khu vực HT tương đối cao. Xem bảng 1,3 1.3.1.4 Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động từ 23,6 0 C (1996) đến 25,1 0 C (1998). Trung bình 24,4 0 C. Nhiệt độ không khí trung bình tháng dao động từ 17,6 0 C (tháng 1) đến 29,6 0 C (tháng 7). 3 Nhiệt độ không khí của ngày cao nhất lên tới: 40,0 0 C (6/5/2003) Nhiệt độ không khí của ngày thấp nhất: 6,2 0 C (21/2/1996). Xem bảng 1.4 4 Bảng 1.1 - Lượng mưa khu vực HT từ tháng 1/1996 đến 4/2006 (mm) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng cả năm Max Ngày xuất hiện Min Ngày xuất hiện 1996 5,9 88,0 154,0 82,8 100,0 189,0 308,0 275,6 92,8 119,2 254,7 22,0 1692,0 145,3 5/XI 1997 2,9 68,0 78,8 52,8 220,0 179,0 278,0 375,6 91,8 102,8 117,9 32,0 1599,6 1998 4,3 7,7 32,9 30,4 156,5 614,4 116,9 124,0 129,3 106,6 2,4 12,7 1338,1 148,0 20/6 1999 25,0 7,3 13,9 67,2 168,8 283,3 336,6 166,2 105,4 201,4 89,4 83,1 1547,6 150,9 15/VII 2000 2,2 32,7 34,6 151,6 104,6 187,1 260,1 139,9 48,0 206,8 2,2 0,0 1169,8 74,4 4/X 2001 15,7 41,9 139,7 73,4 223,5 374,7 487,4 576,7 74,9 183,4 21,9 41,5 2254,7 169,8 3/VIII 2002 8,6 17,8 11,3 59,4 214,2 239,6 261,7 201,7 178,6 127,5 51,2 60,2 1431,8 73,0 1/VIII 2003 40,0 36,8 12,9 59,5 270,8 274,0 250,9 375,0 243,1 13,4 0,4 5,7 1582,5 135,2 25/5 2004 6,1 29,2 44,5 161,4 335,3 229,0 335,2 246,8 107,2 7,9 24,4 27,9 1574,9 83,0 21/VII 2005 11,4 35,6 27,4 32,9 221,2 278,0 277,7 377,7 336,0 17,8 91,9 26,8 1764,4 144,1 27/IX 2006 0,4 25,1 31,1 17,9 TB 11,1 35,5 52,8 71,8 201,5 284,8 293,3 285,9 143,7 108,7 65,6 31,2 1585,9 Bảng 1.2 - Lượng bốc hơi khu vực HT từ tháng 1/1996 đến 4/2006 (mm) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng cả năm Max Ngày xuất hiện Min Ngày xuất hiện 1996 67,8 40,6 51,3 58,9 89,5 87,9 82,1 76,3 61,5 95,6 78,2 63,1 852,8 7,2 2/VII 0,1 22/I 1997 58,7 42,6 49,4 47,8 87,6 98,2 87,5 78,6 96,8 113,8 82,9 86,5 930,4 7,3 17/XI 0,5 21/I 1998 67,8 61,2 46,0 81,2 100,0 94,9 113,4 95,6 94,9 114,4 100,2 99,6 1069,2 7,9 22/XI 0,2 22/I 1999 73,2 73,3 72,5 77,7 83,2 84,6 100,7 80,7 96,9 80,3 63,4 82,9 969,4 7,5 3/II 0,4 2/X 2000 71,6 50,4 46,1 64,4 93,5 93,6 101,3 83,7 99,0 80,6 108,0 96,1 988,3 2001 68,2 53,2 55,8 52,2 89,9 84,0 78,3 74,4 93,0 80,6 93,0 63,0 885,6 2002 68,2 44,8 63,0 78,0 86,8 84,1 78,0 69,0 69,0 72,0 63,0 49,6 825,5 2003 57,0 61,6 84,0 90,0 111,6 126,0 106,8 81,2 87,2 121,5 99,4 88,6 1114,9 2004 52,0 41,8 52,1 47,6 80,6 111,3 99,7 83,7 85,4 142,5 91,7 86,3 974,8 7,9 2/X 2005 54,9 42,7 59,8 69,9 105,5 104,8 93,8 69,0 87,2 94,6 67,1 84,9 934,2 6,6 26/VI 2006 75,6 40,5 50,1 73,3 Năm Năm 5 TB 65,0 50,2 57,3 67,4 92,8 96,9 94,2 79,2 87,1 99,6 84,7 80,1 954,5 6 Bảng 1.3 - Độ ẩm không khí khu vực HT tháng 1/1996 đến tháng 4/2006 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng cả năm Max Ngày xuất hiện Min Ngày xuất hiện 1996 81 73 84 84 80 79 79 83 80 77 76 72 79,0 98 5/XI 37 19/XI 1997 77 80 87 85 79 76 82 81 83 79 74 76 79,9 98 21/III 34 1/XI 1998 79 80 86 81 79 79 77 80 77 73 72 70 77,8 99 13/I 30 26/X 1999 77 76 79 80 80 80 78 82 77 81 81 74 78,8 98 7/XI 22 3/II 2000 78 81 86 84 80 80 80 82 78 82 71 71 79,4 2001 79 81 85 86 80 81 83 84 79 82 74 79 81,1 2002 78 85 82 82 84 80 79 81 76 78 79 81 80,4 97 4/II 38 4/I 2003 76 82 77 81 78 75 80 82 81 72 71 70 77,1 2004 79 83 81 85 82 75 79 83 81 67 75 73 78,6 32 24/I 2005 79 85 83 83 78 78 79 83 78 76 79 79 80,0 29 21/XII 2006 74 86 84 80 TB 77,9 81,1 83,1 82,8 80,0 78,3 79,6 82,1 79,0 76,7 75,2 74,5 79,2 Bảng 1.4 - Nhiệt độ không khí khu vực HT từ tháng 1/1996 đến 4/2006 ( 0 C) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng cả năm Max Ngày xuất hiện Min Ngày xuất hiện 1996 16,2 16,4 20,1 21,0 27,4 29,2 29,6 28,4 27,8 25,8 22,9 18,0 23,6 38,3 6/V 6,2 21/II 1997 18,4 17,0 20,7 24,5 28,1 29,8 28,8 29,1 26,0 26,4 23,8 19,2 24,3 38,9 8/VI 11,8 24/I 1998 17,8 19,2 20,7 26,5 28,6 30,3 30,7 29,7 28,3 26,2 23,0 20,3 25,1 39,6 15/VI 9,3 20/I 1999 17,9 19,8 21,7 25,4 26,4 29,4 30,1 28,7 28,4 25,4 22,0 16,3 24,3 37,7 9/VII 7,6 24/XII 2000 18,4 16,2 20,3 25,2 27,5 28,6 29,7 29,2 27,7 25,4 21,8 20,6 24,2 2001 18,6 17,5 21,3 24,3 27,2 29,0 29,3 28,7 28,5 26,1 21,2 17,8 24,1 2002 17,7 19,5 22,5 25,9 27,7 29,6 29,4 28,4 27,6 25,2 21,2 18,9 24,5 38,6 21/V 8,0 27/XII 2003 16,9 20,8 21,9 26,2 29,0 30,0 29,8 29,1 27,8 26,6 23,9 18,5 25,0 40,0 6/V 8,1 7/I 2004 17,2 18,1 20,7 24,2 26,6 29,7 29,2 29,1 28,3 26,1 23,1 19,3 24,3 38,6 3/VII 8,2 9/II 2005 16,2 17,8 19,2 24,3 29,2 30,3 29,7 28,8 28,7 26,3 22,7 17,4 24,2 38,5 13/VI 8,3 2/I 2006 18,3 18,4 20,3 25,4 Năm Năm 7 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng cả năm Max Ngày xuất hiện Min Ngày xuất hiện TB 17,6 18,2 20,9 24,8 27,8 29,6 29,6 27,9 27,9 26,0 22,6 18,6 24,4 Năm 8 1.3.2 Thuỷ Văn 1.3.2.1 Sông Hồng Sông Hồng là một trong những con sông lớn nhất ở Việt Nam, nó bắt nguồn từ Trung Quốc. Tại khu vực nghiên cứu sông Hồng chảy theo hướng Bắc Nam. Theo các tài liệu nghiên cứu đã được công bố thì nước sông Hồng là nguồn bổ cập quan trọng cho nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng. Mực nước sông Hồng thay đổi theo mùa rõ rệt, phụ thuộc vào lượng mưa trên lưu vực. Theo tài liệu của trạm thuỷ văn HT, từ 1/1996 đến 20 tháng 10 năm 2004. Các giá trị đặc trưng cho động thái sông Hồng cụ thể như sau: Mực nước: Mực nước trung bình tháng trong các năm dao động từ 275,8 cm (tháng 2) đến 845 cm (tháng 7). Mực nước cao nhất thường vào các tháng 7 và tháng 8 hàng năm, có ngày mực nước lên đến 1243 cm (ngày 21/8/1996). Ngược lại, vào các tháng 2 và tháng 3 hàng năm mực nước lại xuống thấp, có ngày mực nước chỉ đạt 200cm (20/2/1999) Bảng 1.5 - Mực nước trung bình tháng trạm HT – sông Hồng (cm) (theo tài liệu quan trắc trạm HT từ tháng 1/1996 đến 12/2008) Thán g Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB năm 1996 278 268 302 376 486 614 877 990 690 538 530 348 526 1997 325 320 360 490 427 410 876 844 694 663 402 349 515 1998 310 300 295 361 356 578 970 784 502 349 303 248 448 1999 250 232 255 300 391 592 831 764 745 504 559 348 482 2000 301 286 302 320 390 560 763 732 483 521 352 298 443 2001 268 266 306 308 452 760 914 821 529 455 507 332 495 2002 295 286 293 302 491 679 819 979 488 397 343 315 476 2003 345 285 300 308 378 461 710 661 638 398 294 258 421 2004 491 504 490 556 739 825 973 937 848 644 557 511 673 2005 495 471 485 493 482 702 942 1011 893 700 624 483 650 2006 467 449 430 467 540 700 989 905 654 723 527 435 609 2007 472 451 423 410 579 728 1009 966 904 749 536 471 643 2008 473 439 438 443 592 753 1071 1042 916 759 880 534 696 TB 289,1 275,8 268,5 307,7 375,1 517,8 752,0 731,3 630,6 425,5 411,3 312,0 543,7 Lưu lượng dòng chảy trung bình tháng trong các năm từ 1996 đến 2003 thay đổi từ 984,1 m 3 /s đến 6733,8 m 3 /s. Cũng như mực nước, lưu lượng dòng chảy thường 9 lớn nhất vào các tháng 7 và tháng 8 hàng năm có ngày lưu lượng dòng chảy chỉ đạt 14800 m 3 /s (ngày 20/8/1996). Vào mùa khô, lưu lượng dòng chảy giảm đi đáng kể, thấp nhất vào các tháng 2 và 3 hàng năm, có ngày lưu lượng chỉ đạt 540 m 3 /s (20/2/1999). Nhìn chung lưu lượng, mực nước của sông Hồng trong những năm gần đây biến đổi phức tạp do có sự điều tiết trực tiếp từ đập Hoà Bình. Bảng 1.6 – Lưu lượng nước trung bình tháng trạm HT - sông Hồng (m 3 /s) (theo tài liệu quan trắc trạm HT từ tháng 1/1996 đến 12/2003) Thán g Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB năm 1996 104 0 999 1220 1570 2380 3560 6890 883 0 3780 2630 2740 1270 3090 1997 1150 1120 1390 2380 1880 1770 7450 5120 4260 413 0 1690 1230 2900 1998 984 978 984 1340 1310 3590 8910 5280 2690 1500 1190 828 2480 1999 837 730 871 1160 1860 3700 6590 5520 5390 2810 3300 1490 2870 2000 1180 1090 1190 1300 1700 3220 5790 490 0 2360 2690 1380 1050 2330 2001 928 926 1080 1060 1910 5020 7320 5760 2580 2160 2580 1150 2720 2002 955 1020 1060 1070 2510 4220 5880 884 0 2330 1620 1340 1130 2680 2003 139 0 1010 1180 1130 1640 2400 5040 435 0 4240 1860 1140 939 2210 2004 892 1010 964 13400 2690 3210 5110 431 0 3250 1720 1230 989 2232 2005 928 838 901 939 936 2352 4305 5227 3916 2251 1763 944 2117 2006 773 749 656 831 1222 2159 5053 395 1 1772 264 4 1174 802 1828 2007 963 888 785 710 1672 2601 5639 4928 3916 2694 1301 1002 2271 2008 937 832 843 861 1620 2940 6410 5750 4060 2810 4130 1230 2709 TB 1058 984,1 1117,4 1376,3 1898,8 3440,0 6733,8 6200 3453,8 2425 1920,0 1135,9 2660 Độ đục: Hàm lượng phù sa sông Hồng rất cao vào mùa mưa do phù sa đưa từ thượng lưu về. Mùa mưa lượng phù sa trung bình tháng dao động từ: 205 g/m 3 (tháng 4) đến 1964 g/m 3 (tháng 8). Có ngày hàm lượng phù sa lên đến 6690 g/m 3 . Vào mùa khô, hàm lượng phù sa thường giảm, dao động từ 137 đến 498 g/m 3 có ngày chỉ đạt 12 g/m 3 . Sự thay đổi các giá trị đặc trưng của động thái sông Hồng từ tháng 1 năm 1996 đến tháng 12 năm 2003. Bảng 1.6 – Độ đục trung bình tháng trạm HT – sông Hồng (g/m 3 ) (theo tài liệu quan trắc trạm HT từ tháng 1/1996 đến 12/2003) 10 [...]... hệ thuỷ lực với tầng chứa nước qp2 Nước dưới đất tầng chứa nước qp1 được bổ cập bởi nước mưa, nước dưới đất của các tầng chứa nước qh và qp2 qua các “cửa sổ” địa chất thuỷ văn hoặc qua các lớp thấm nước yếu Thoát đi bằng việc ngấm xuống cung cấp cho nước dưới đất của phức hệ chứa nước Neogen và một phần lớn do khai thác nước phục vụ cho nhu cầu dân sinh 3.1.1.4 Phức hệ chứa nước Neogen (PHCN N) Phân... của các hộ dân khai thác từ 23m /ngày phục vụ sinh hoạt Tuy nhiên, phần lớn các giếng này đều khai thác từ tầng chứa nước TCNqh 3 27 CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT 4.1 Tính toán thông số địa chất thuỷ văn theo tài liệu hút nước 4.1.1 Cơ sở lý thuyết Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác thăm dò địa chất thuỷ văn, đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất là xác định... 4.2 Dự kiến sơ đồ khai thác và tính trữ lượng khai thác 4.2.1 Hiện trang khai thác nước Hiện tại, HT là thành phố lớn duy nhất ở nước ta sử dụng 100% lượng nước cấp cho thành phố từ nguồn nước dưới đất Do phát triển dân số và kinh tế, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công nghiệp ở thủ đô HT rất lớn và ngày càng tăng Năm 1978 các trạm khai thác nước tập trung ở HT mới chỉ khai thác khoảng 164.000... hoạch, nguồn nước thô cấp cho hệ thống cấp nước thành phố HT là nguồn nước dưới đất và nguồn nước mặt Trong đó dự kiến đến năm 2010, tổng công suất khai thác nước dưới đất ở phía Nam sông Hồng là khoảng 700.000m 3/ngày; ở phía Bắc sông Hồng là khoảng 140.000m3/ngày; và khai thác nguồn nước mặt trên sông Hồng hoặc sông Đà là khoảng 500.000m 3/ngày Trong tương lai, để đạt được mục tiêu cấp nước đến năm... mực nước tại giếng khai thác dự kiến và các giếng đang khai thác xung quanh Chúng tôi sử dụng phương pháp thuỷ động lực để dự báo hạ thấp mực nước của giếng khai thác sau này Áp dụng công thức: Stt = S + ∑Si S: Trị số hạ thấp mực nước tại giếng khai thác (m) Si: Trị số hạ thấp mực nước tại giếng khai thác do giếng khoan thứ i gây ra (m) S= Q 4.π km ln 2,25.a.t r2 Trong đó r - Bán kính giếng khoan khai. .. trung bình 77,28mg/l; Nước TCNqp2 thuộc kiểu bicacbonat – canxi, clorua-natri Theo tài liệu hút nước thí nghiệm chùm tại lỗ khoan PM01 cho thấy tầng chứa nước này có quan hệ thuỷ lực với tầng chứa nước qp1 Nước dưới đất TCNqp2 đươck bổ cập bởi nước mặt sông Hồng, và nước dưới đất của TCNqh bên trên Miền thoát chủ yếu ngấm xuống cung cấp cho TCNqp 1 bên dưới và một phần do khai thác phục vụ nhu cầu sinh... cách nước dày Do ảnh hưởng của khai thác, mực nước dưới đất bị hạ thấp, đặc biệt ở khu vực giếng khai thác sẽ tạo nên độ dốc thuỷ lực lớn làm tăng khả năng thấm xuyên của nước dưới đất từ các tầng chứa nước nằm trên, tăng khả năng cuốn theo của các dòng và khối nước mặt xuống cung cấp cho các tầng sản phẩm 34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên cơ sở khoan thăm dò, thí nghiệm các lỗ khoan PM01, PM02 trong khu... giếng khai thác, không làm các bãi thải và các chất bẩn có thể gây nguy hiểm cho tầng chứa nước - Tiến hành quan trắc thường xuyên mực nước hàng tháng và chất lượng nước theo mùa ở giếng để có biện pháp xử lý kịp thời 35 Các phụ lục kèm theo : - Bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1: 50.000 - Sơ đồ bố trí giếng thăm dò – khai thác - Sơ đồ tính toán di chuyển mặn - Cấu trúc giếng khoan thăm dò khai thác và... khoan thăm dò khai thác và các giếng quan sát - Kết quả bơm thí nghiệm và tính toán thống số địa chất thuỷ văn - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Giấy phép thăm dò nước dưới đất số …/GP-TNMT-TNN&KTTV - Quyết định gia hạn giấy phép thăm dò khai thác nước dưới đất số ……/QĐTNMT-TNN&KTTV 36 ... lớp bùn lắng ở đáy lòng sông Lớp phù sa này lắng đọng tạo thành một lớp thấm nước yếu, hạn chế khả năng cung cấp của nước sông Hồng cho nước dưới đất Theo tài liệu khảo sát trước đây của Xí Nghiệp Khảo Sát Địa Chất và Xây Dựng khi thăm dò nước dưới đất phục vụ xây dựng nhà máy nước ngầm Thượng Cát công suất 60.000 m3/ngày, nước sông Hồng có một số đặc điểm cơ bản sau: Tổng khoáng hoá TDS = 12,5 – 17,4 . hệ thống cấp nước sạch công suất 550m 3 /ngày đêm tại … Giấy phép khoan thăm dò nước dưới đất số ….GP-TNMT-TNN&KTTV Quyết định gia hạn giấy phép thăm dò khai thác nước dưới đất số …/QĐ-TNMT- TNN&KTTV. đích thăm dò: Đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất khu vực … để xây dựng và lắp đặt công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho … với lưu lượng 550 m 3 /ngày. Phạm vi thăm dò: . lớp thấm nước yếu, hạn chế khả năng cung cấp của nước sông Hồng cho nước dưới đất. Theo tài liệu khảo sát trước đây của Xí Nghiệp Khảo Sát Địa Chất và Xây Dựng khi thăm dò nước dưới đất phục

Ngày đăng: 14/07/2015, 16:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan