Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
162,5 KB
Nội dung
BÀI THI ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ HỌC Bài làm Câu I. 1.Chọn đáp án: D Giải thích : Để quản lí hiệu quả, nhà quản lí cần phải có cả 3 kĩ năng cơ bản trên. Ở mỗi cấp quản lí tầm quan trọng của mỗi kĩ năng lại khác nhau: +) Kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn: là khả năng thực hiện một công việc cụ thể. Đậy là kỹ năng rất cần thiết và có vai trò quan trọng nhất cho quản trị viên cấp cơ sở, vai trò giảm dần với nhà quản lí bậc trung và có ý nghĩa không lớn đối với nhà quản lí cấp cao. +) Kỹ năng nhân sự: là khả năng giao tiếp, làm việc chung, động viên hay điều khiển nhân sự. Nó có ý nghĩa quan trọng với mọi cấp quản lí. Tuy nhiên với nhà quản lí cấp cơ sở đó là khả năng thiết lập và củng cố mối quan hệ với đồng nghiệp trong phạm vi 1 nhóm. Khi nhà quản lí được đề bạt lên cấp cao hơn, quan hệ giữa các nhóm trở lên có tầm quan trọng lớn hơn, ngoài ra nhà quản lí khi đó phải sử dụng kĩ năng này trong quan hệ với các đối thượng ngoài tổ chức như: khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối, cơ quan nhà nước,… +) Kỹ năng tư duy và ra quyết định: là khả năng nắm bắt, nhận thức thông tin, cơ hội, nguy cơ,… Nó có vai trò nhỏ đối với nhà quản lí cấp cơ sở, trong trường hợp cụ thể thì nhà quản lí cấp cơ sở chỉ ra quyết định trong nội bộ nhóm, tổ sản xuất, hoặc với 1 số ít nhân viên cấp dưới…. Trở nên quan trọng đối với nhà quản lí cấp trung và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà quản lí cấp cao. Kết luận: Ở mỗi cấp quản lí khác nhau, đòi hỏi nhà quản lí cần phải kết hợp 3 kĩ năng cơ bản trên một cách có hiệu quả. Thường thì các nhà quản lí cấp cao phải trải qua những chức vị quản lí cấp thấp hơn hoặc tham gia vào nhiều vị trí công tác, thậm chí có thể quản lí ở nhiều tổ chức khác nhau. Vì vậy, các nhà quản lí cần phải có cả 3 kĩ năng cơ bản trên. 2. Chọn đáp án: B Giải thích: Mô hình cơ cấu tổ chức ma trận: -Ưu điểm của cơ cấu tổ chức theo ma trận là :giảm bớt công việc của người lãnh đạo cấp trên bằng cách giao cho cấp quản lý trung gian quyền ra quyết định trong điều kiện duy trì sự thống nhất giữa công tác phối hợp và kiểm tra những quyết định về tổ chức kỹ thuật chủ chốt ở cấp trên .Bảo đảm tính mềm dẻo và linh hoạt để sủ dụng các nguồn lực khi thực hiện một số chương trình trong phạm vi tổ chức :Xoá bỏ những khâu và cơ cấu trung gian trong việc quản lý các chương trình về mặt nghiệp vụ .Tăng cường trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo đối với chương trình nói chung cũng như với từng yếu tố của chương trình .Các nhà quản lý có thể linh hoạt điều động nhân sự giữa các bộ phận ,đem lại kiến thức chuyên sâu về các loại sản phẩm – dự án ,thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức ,cho phép tổ chức áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại .Mặt khác cơ cấu ma trận còn tạo điều kiện cho việc phân bổ một cách có hiệu quả các chuyên gia và tận dụng được tính hiệu quả nhờ quy mô thông qua việc cung cấp cho tổ chức những người có tài năng nhất và sử dụng họ nhằm mang lại hiệu qủa cao . -Tuy nhiên cơ cấu này còn một số hạn chế :khi tổ chức áp dụng mô hình cơ cấu theo ma trận làm cho nhân viên dưới quyền lâm vào tình trạng bối rối khi phải nhận những mệnh lệnh trái ngược nhau từ hai cấp quản lý .Mặt khác khi có sự trùng lắp về quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản trị sữ tạo ra các xung đột .Hơn nữa đây là một loại hình cơ cấu phức tạp và không bền vững ,nó dễ bị thay đổi trước những tác động của môi trường. Câu II. Trong các tổ chức, kỹ năng kỹ thuật chỉ cần thiết đối với nhà quản lí cấp cơ sở. Trả lời: Nhận định sai. Giải thích: Kỹ năng kỹ thuật là những hiểu biết, thực hành về một công việc cụ thể, một quy trình cụ thể,… trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Ví dụ: kỹ năng giảng dạy ở một giáo viên, kỹ năng giải toán của học sinh, kỹ năng tổ chức hội thảo của một nhà tổ chức sự kiện… -Kỹ năng kỹ thuật chỉ có thể có thông qua quá trình học tập, trải nghiệm, thực hành,… tại trường lớp, môi trường thực tế. Trong môi trường đó thì nhà quản lý được học tập trực tiếp từ người khác (giảng viên, giáo viên, thợ cả, người hướng dẫn,…). Sau đó người quản lý đem áp dụng vào tổ chức mình đang làm việc. -Ở mỗi cấp quản lý khác nhau thì kỹ năng kỹ thuật có tầm quan trọng khác nhau. Nó tăng dần từ quản lý cấp cao, quản lý cấp trung cho tới quản lý cấp cơ sở. Mặt khác, tầm quan trọng của kỹ năng kỹ thuật với mỗi cấp quản lý còn phụ thuộc rất lớn vào tổ chức, loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức mà nhà quản lý ấy đang làm việc. Cụ thể như sau: • Với tổ chức : Nhiều người cho rằng, đối với các tổ chức lớn, các quản lý cấp cao có thể không cần thiết phải sử dụng được kỹ năng kỹ thuật của nhân viên cấp dưới của mình. Ngược lại, ở tổ chức nhỏ, kỹ năng về kỹ thuật của nhà quản lý lại là vấn đề rất quan trọng. Ví dụ: Ở một tổ chức lớn như Google thì CEO, Larry Page, không cần thiết phải biết về kỹ năng chuyên môn của giám đốc Marketing và Thương mại, Susan Wojcicki và Sridhar Ramaswamy. Cũng như không cần thiết phải biết về kỹ năng chuyên môn của giám đốc phụ trách mảng Xã hội, Vic Gundotra. Khi đó CEO, Larry Page, chỉ cần quản lý bộ phận Marketing và Thương Mại thông qua chất lượng công việc, doanh thu, hoặc mục tiêu đã vạch ra từ trước. Nhưng nếu chỉ coi bộ phận Marketing của Google là một tổ chức nhỏ thì hai giám đốc, Susan Wojcicki và Sridhar Ramaswamy, phải có một hiểu biết nhất định về kỹ năng bán hàng, tiếp thì, PR sản phẩm, quan hệ với khách hàng,… đôi khi hai người giám đốc này cần phải hướng dẫn cấp dưới của mình các kỹ năng cần thiết cho công việc. • Với loại hình kinh doanh : Mỗi loại hình kinh doanh đặc thù thì kỹ năng kỹ thuật lại có tầm quan trọng khác nhau với từng cấp quản lý. • Với Cơ cấu tổ chức : Một số tập đoàn lớn thường tổ chức theo cơ cấu sản phẩm, đơn vị chiến lược,…. Các đơn vị chiến lược đó chỉ phụ thuộc với nhau về vốn, cổ đông lớn nhất là công ty mẹ. Và chúng là một tổ chức độc lập, hoạch toán độc lập, kinh doanh độc lập và có thể sản phẩm của mỗi đơn vị lại khác nhau. Như vậy, một nhà quản lý có thể không biết các kỹ năng chuyên môn của nhà quản lý ở các đơn vị chiến lược khác. Kết luận: Trong quản lý, kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho mọi cấp quản lý. Vai trò của nó đối với mỗi cấp quản lý lại khác nhau. Ở cấp cơ sở, người quản lý trực tiếp làm việc với người lao động thừa hành nên kỹ năng kỹ thuật là quan trọng nhất. Nhưng càng lên cấp cao thì tầm trong trọng của kỹ năng kỹ thuật lại giảm đi. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào cơ cấu của mỗi tổ chức Câu III 1, Học thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow. Hệ thống nhu cầu do Abraham Maslow xây dựng nên là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu về động cơ cá nhân. Nhu cầu của cá nhân rất phong phú và đa dạng, do vậy để đáp ứng được nhu cầu đó cũng rất phức tạp. Để làm được điều này Maslow đã chỉ ra rằng người quản lý cần phải có các biện pháp tìm ra và thoả mãn nhu cầu người lao động, khi đó sẽ tạo ra được động lực cho người lao động và ông nhấn mạnh rằng trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm 5 nhóm nhu cầu (hình ). Đó là: Theo lý thuyết này nhu cầu con người xuất hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao. Khi nhu cầu thấp được thoả mãn thì nhu cầu cao hơn sẽ xuất hiện. Ban đầu là các nhu cầu về sinh lý, tiếp theo là đến các nhu cầu về an toàn xã hội, nhu cầu tôn trọng và tự hoàn thiện mình 1. Nhu cầu sinh lý : nằm ở cấp thấp nhất trong hệ thống. Đây là những nhu cầu mà con người luôn cố gắng để thoả mãn trước tiên. Bởi nó là nhu cầu duy trì sự tồn tại tự nhiên của cơ thể nó bao gồm các yếu tố: ăn, ở, mặc, nghỉ ngơi, duy trì nòi giống các nhu cầu này xuất hiện sớm nhất, nó chi phối những mong muốn của con người, do đó con người sẽ tìm mọi cách để thoả mãn rồi để đạt đến những nhu cầu cao hơn. 2. Nhu cầu an toàn : Đây là nhu cầu sẽ xuất hiện tiếp theo khi nhu cầu sinh lý được thoả mãn. Ở mức nhu cầu này con người sẽ có những phản ứng lại đối với những dấu hiệu nguy hiểm, có nguy cơ đe doạ đến bản thân, người lao động sẽ không thích làm việc trong những điều kiện nguy hiểm mà thích được làm việc trong những điều kiện an toàn. 3. Nhu cầu giao tiếp : Khi các nhu cầu sinh lý, an toàn được thoả mãn thì tiếp theo là các nhu cầu về tình cảm sự thương yêu, tình đồng loại Con người sẽ cảm thấy trống vắng khi thiếu bạn bè, người thân trong gia đình và họ sẽ cố gắng tìm hiểu mọi người chung quanh. 4. Nhu cầu được tôn trọng : Nhu cầu này bao gồm cả việc cần hay mong muốn có được giá trị cao cả của tự động hoặc kích thích và tôn trọng của người khác. Maslow đã chia ra làm hai loại. + Các loại mong muốn về sức mạnh, sự đạt được, thẩm quyền, lòng tin đối với mọi người, đối với độc lập tự do. + Loại có mong muốn về thanh danh, uy tín, địa vị, thống trị, được chú ý, được thể hiện mình 5. Nhu cầu tự hoàn thiện mình : Maslow cho rằng: “mặc dù tất cả các nhu cầu trên được thoả mãn, chúng ta vẫn cảm thấy sự bất mãn mới và sự lo lắng sẽ xuất hiện, từ khi các nhu cầu cá nhân đang làm những công việc mà phù hợp với mình”. Như thế rõ ràng nhu cầu này xuất hiện khi đã có sự thoả mãn nhu cầu thấp hơn nó. Ta thấy rằng không phải trong cùng một thời kỳ mọi người đều xuất hiện những nhu cầu như nhau, mà ở từng thời điểm thì mọi người khác nhau có nhu cầu khác nhau. Nhưng về nguyên tắc các nhu cầu thấp hơn phải được thoả mãn trước khi được khuyến khích được thoả mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn. Nhà quản trị sẽ tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, giúp họ yên tâm với công việc hơn bằng cách thoả mãn những nhu cầu hiện tại của họ. Nhưng điều quan trọng đối với nhà quản trị là phải thực hiện phương châm “đói cho ăn, khát cho uống”, tức là phải tìm hiểu xem nhân viên của mình đang ở cấp nhu cầu nào, từ đó mới đưa ra được cách giải quyết hợp lý. 2, Học thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg. Frederick Herzberg là nhà tâm lý học người Mỹ, cha đẻ của thuyết hai nhân tố. Học thuyết này đã và đang được các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Herzberg cho rằng có một số nhân tố liên quan tới sự thỏa mãn đối với công việc, còn được gọi là các yếu tố động viên và các nhân tố này là khác biệt với các nhân tố liên quan tới sự bất mãn-còn được gọi là các nhân tố duy trì hay lưỡng tính. Ông đưa ra lí thuyết 2 yếu tố về sự thỏa mãn công việc và tạo động lực. Herzberg chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn trong công việc thành 2 nhóm nhân tố - Nhân tố động viên là tác nhân của sự thoả mãn, sự hài lòng trong công việc, như: - Đạt kết quả mong muốn. - Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo và đồng nghiệp. - Trách nhiệm. - Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp. - Sự tăng trưởng như mong muốn. -Nhân tố duy trì là tác nhân của sự bất mãn của nhân viên trong công việc tại một tổ chức, có thể là do: - Chế độ, chính sách của tổ chức. - Sự giám sát trong công việc không thích hợp. - Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viên. - Lương bổng và các khoản thù lao không phù hợp hoặc chứa đựng nhiều nhân tố không công bằng. - Quan hệ với đồng nghiệp "có vấn đề". - Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới) không đạt được sự hài lòng. Đối với các nhân tố động viên nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn từ đó động viên người lao động làm việc tích cực, chăm chỉ hơn. Nhưng nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc gây bất mãn. Trong khi đó đối với các nhân tố duy trì nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc có tình trạng thoả mãn. Học thuyết này giúp cho các nhà quản trị biết được các yếu tố gây ra sự bất mãn cho nhân viên và từ đó tìm cách loại bỏ những nhân tố này. Ví dụ, nhân viên có thể bất mãn với công việc vì mức lương của họ quá thấp, cấp trên giám sát quá nghiêm khắc, quan hệ với đồng nghiệp không tốt. Như vậy, nhà quản trị phải tìm cách cải thiện mức lương, giảm bớt giám sát và xây dựng tình đồng nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên khi các nhân tố gây bất mãn được loại bỏ thì cũng không có nghĩa là nhân viên sẽ hài lòng. Nếu muốn động viên nhân viên, làm cho họ hài lòng trong công việc thì người quản trị cần chú trọng đến những yếu tố như sự thành đạt, sự thừa nhận và giao việc. Ví dụ, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc khi họ được giao việc đúng khả năng và tính cách của mình, có cơ hội để học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và được thăng tiến. Câu IV 1.Giới thiệu về tập đoàn Google. * Giới thiệu chung - Được thành lập vào ngày 04/09/1998 tại California bởi Larry Page và Sergey Brin tại 1 ga-ra của nhà EstherWojcicki - Sau nhiều lần thay đổi vị trí, cuối cùng trụ sở được đặt tại Moutain View, Californa với tên gọi Googleplex - Doanh thu: chạm mốc 50 tỷ USD năm 2012, lợi nhuận tăng đáng kể, doanh thu trong quý III năm 2013 được báo cáo vào giữa tháng mười năm 2013 là 14890000000 đô la Mỹ, tăng 12 phần trăm so với quý trước. Kinh doanh Internet của Google chịu trách nhiệm về 10,8 tỷ USD trong tổng số này -Tháng 11/1998 : lần đầu tiên ra mắt bảng mẫu trang chủ Google - Quy mô hiện nay : 30.000 nhân viên, hơn 70 văn phòng tại hơn 40 quốc gia - Thành tích : +Đầu năm 2012, Google đứng đầu trong danh sách 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất ở Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn với tỷ lệ tăng trưởng việc làm trong năm 2011 là 33% . - Slogan : Don’t be evil ( Đừng làm quỷ ác ) - Logo * Các sản phẩm của Google - Chuyên về các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến mạng Internet. - Sản phẩm chủ đạo : công cụ tìm kiếm ( search engine ) - Gmail: các dịch vụ thư điện tử - Google Images Search: tìm kiếm hình ảnh - Googe Maps: Bản đồ chỉ hướng, hình từ vệ tinh toàn thế giới - Google Mobile: sử dụng Google trên điện thoại di động - Google Scholar: Tìm kiếm kho học liệu - Goole Translate: công cụ dịch thuật trực tuyến hỗ trợ 65 ngôn ngữ khác nhau ( tính đến 01/2013) - Google+ : Mạng xã hội - Youtube: đăng tải video và ứng dụng xã hội với video - Picasa - Google Toolbar: thanh công cụ trên trình duyệt Internet Explorer - Google Crome: trình duyệt web 2. Cơ cấu của tập đoàn Google *Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo mô hình ma trận Mô hình mà Google đang theo đuổi là mô hình ma trận, các khu vực, sản phẩm quan hệ mật thiết với nhau và cùng chịu sự điều hành từ tổng dinh đặt tại California. * Ban lãnh đạo cấp cao gồm có: [...]... sau :Nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Cơ cấu của hội đồng quản trị, Thủ tục vận hành hội đồng quản trị + Tính đến năm 2008, số lượng các nhà điều hành ( President & Vice President ) đã vượt qua con số 50 Họ nắm vai trò điều hành quản lí các Ủy ban và các nhóm dưới sự quản lí trực tiếp của chủ tịch Eric Smitch và Hội đồng quản trị Các Ủy ban Ban cố vấn và giám sát Ban điều hành ủy ban Kiểm toán... hóa đạo đức kinh doanh - Google đưa ra phương châm “ Don’t be evil” vào thực tế Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa các nhân viên và người sử dụng là nền tảng sự thành công của Google + Hướng dẫn quản trị doanh nghiệp - Được thành lập bởi Ban lãnh đạo của Google - Hội đồng quản trik dự định rằng những nguyên tắc phục vụ như là một khuôn khổ linh hoạt trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh,... Eric E Schmidt : Chủ tịch điều hành +Larry Page: Giám đốc điều hành +Sergey Brin: Nhà đồng sáng lập +Nikesh Arora: Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc kinh doanh +David C Drummond: Phó chủ tịch cấp cao, Giám đốc pháp lí và phát triển công ty +Patrick Pichette: Phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc tài chính * Nguyên tắc tổ chức công ti + Bộ qui tắc ứng xử - Toàn bộ nhân viên và ban Quản trị đều phải tuân... ban Ban cố vấn và giám sát Ban điều hành ủy ban Kiểm toán Ủy ban phát triển kĩ năng lãnh đạo và bồi thường nhân lực Ban M&A Các nhóm Nhóm phụ trách kinh doanh Nhóm phát triển kĩ thuật Nhóm phụ trách sản phẩm Nhóm pháp lí Nhóm quản lí tài chính Sơ đồ cơ cấu tổ chức kiểu ma trận : Đặc điểm : + Ngoài những người lãnh đạo theo tuyến và các bộ phận chức năng còn có những người lãnh đạo... khuyến khích tham gia giúp đỡ lẫn nhau => phát triển ý tưởng nhanh hơn * Nhược điểm : + Có sự mâu thuẫn về quyền hạn trong tổ chức + Có nguy cơ không thống nhất về mệnh lệnh theo chiều dọc và chiều ngang + Thi u hệ thống thứ bậc => không thực hiện được công việc như mong đợi + Tự do suy nghĩ, tự do ý kiến => dễ lệch hướng phát triển của tổ chức . BÀI THI ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ HỌC Bài làm Câu I. 1.Chọn đáp án: D Giải thích : Để quản lí hiệu quả, nhà quản lí cần phải có cả 3 kĩ năng cơ bản trên. Ở mỗi cấp quản lí tầm quan. tăng dần từ quản lý cấp cao, quản lý cấp trung cho tới quản lý cấp cơ sở. Mặt khác, tầm quan trọng của kỹ năng kỹ thuật với mỗi cấp quản lý còn phụ thuộc rất lớn vào tổ chức, loại hình kinh doanh,. lược khác. Kết luận: Trong quản lý, kỹ năng kỹ thuật cần thi t cho mọi cấp quản lý. Vai trò của nó đối với mỗi cấp quản lý lại khác nhau. Ở cấp cơ sở, người quản lý trực tiếp làm việc với người