1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của kiếm toán Nhà Nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế Quốc Dân

133 547 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 4,46 MB

Nội dung

Trang 1

Kk

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

VAI TRO CUA KIEM TOÁN NHÀ NƯỚC

TRONG QUAN LY Vi MO NEN KINH TE QUOC DAN

Chu nhiém dé tai: CN Ha Ngoc Son

Phó Chủ nhiệm: TS Lê Quang Bính

Thư ký: Th.S Ngô Thu Thuỷ

Hà Nội, 2003

Trang 2

Chuong 1 1.1 1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.2.4 1.3 1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.4 1.4.1 1.4.2 1.4.3 Chuong II 2.1 MUC LUC MỞ ĐẦU CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Bản chất và một số vấn đề lý luận chung về quản lý vĩ mô của Nhà nước

Những đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước và vai trò quản lý vĩ

mô của Nhà nước

Phương thức quản lý và cơ chế kiểm soát nền kinh tế của Nhà nước

Sự phát triển các công cụ kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ nền kinh tế Các công cụ kiểm tra, kiểm soát vĩ mô của Nhà nước

Bản chất các công cụ kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ Nhà nước Phân loại các công cụ kiểm tra, kiểm soát vĩ mô Nhà nước

Phân định ranh giới và mối quan hệ giữa KNN với các công cụ

kiểm tra kiểm soát nền kinh tế

Những tác động các công cụ kiểm tra, kiểm soát vĩ mô của Nhà

nước với các quan hệ kinh tế — xã hội

Vai trò và nội dung kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ nền kinh tế của KTNN

Vai trò của KTNN đối với kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ nền kinh tế Su cần thiết phải tăng cường vai trò KTNN trong quản lý vĩ mô nền

kinh tế

Những nội dung kiểm tra, kiểm soát của KTNN đối với nền kinh tế

Vai trò của KTNN trong quản lý vĩ mô nền kinh tế ở một số

nước trên thế giới

Cộng hoà Liên bang Đức

Trang 3

2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.2 2.2.1 2.2.2 2.3 2.4.1 2.4.2 2.4.3 2.4.4 Chuong III 3.1 3.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.2.4 3.2.5 3.2.6

Những cơ sở pháp lý cho hoạt động KTINN Việt Nam

Vị trí của cơ quan KTNN Việt Nam trong hệ thống các công cụ

kiểm tra, kiểm soát vĩ mô nền kinh tế

Sự phát triển cơ quan KTNN sau gần 9 năm hoạt động

Vai trò của KTINN đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế thời gian

qua

Đánh giá các ưu điểm và những tồn tại về tình hoạt động kiểm toán

của KTNN trong những năm qua

Những tác động của hoạt động KTNN đến quá trình quản lý vĩ mô nền kinh tế hiện nay

Những vấn đề đặt ra đối với hoạt dộng của KTNN hiện nay Vấn đề môi trường pháp lý cho hoạt động của KTNN

Vấn đề địa vị pháp lý của cơ quan KTNN Vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ

Vấn đề cơ sở vật chất, kỹ thuật và chế độ đãi ngộ đối với công chức

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA

KTNN TRONG QUẢN LÝ VĨ MÔ NỀN KINH TẾ

Những định hướng tăng cường vai tro KTNN trong quan ly vi

mô nền kinh tế

Những giải pháp và lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm tăng

cường vai trò của KTNN

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao địa vị pháp lý của KTNN Giải pháp phát triển các loại hình kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan KTNN

Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN

Xác định rõ các chế tài đối với các sai phạm được phát hiện trong

quá trình kiểm toán của KTNN

Trang 4

3.3 3.3.1 3.3.2 3.3.3

Những điều kiện nhằm bảo đảm các giải pháp nâng cao vai trò

KTNN trong quản lý vĩ mô nên kinh tế

Các điều kiện đổi mới chính sách về quản lý, sử dụng và kiểm sốt

tài chính cơng

Các điều kiện đối với bản thân cơ quan KNN

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới về tổ chức, cơ chế hoạt động của Nhà nước ta

đang mang lại những kết quả to lớn trên tất cả các phương diện trong đó đặc biệt là về mặt kinh tế Từ một nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, thậm

chí khủng hoảng triển miên về mặt tài chính - tiền tệ những năm 70, 80 đến

nay đã cơ bản ổn định, phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Việt Nam đang từng bước khẳng định được vai trò về kinh tế của mình trong quan hệ quốc tế Kết quả đó trước hết là nhờ vào sự đổi mới vai trò

quản lý vĩ mô của Nhà nước Nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển toàn diện từ khi Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế dựa vào cơ cấu kinh tế nhiều thành phần thực hiện sự cạnh tranh có hiệu qủa dưới sự điều tiết và kiểm sốt vĩ mơ của Nhà nước

Sự ra đời cơ quan KTNN là nhu cầu tất yếu, khách quan cho tiến

trình đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế kiểm sốt vĩ mơ của Nhà nước Tuy

nhiên, hiện nay hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát vĩ mô của Nhà

nước như: thanh tra tài chính, kiểm soát của Viện Kiểm sát nhân dân tối

cao, cơ quan công an v.v có sự chồng chéo cả về chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động Trên phương diện lý luận và chủ trương chính sách của

Nhà nước về việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế — xã hội còn nhiều vướng mắc, chưa thống nhất KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính

Trang 6

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu nhằm 4 mục tiêu sau:

- Lam rõ cơ sở lí luận về vai trò của KTNN trong quản lý vĩ mô nền kinh tế trong nền kinh tế thị trường

- Đánh giá vai trò của KTNN đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế hiện nay - Lầm rõ mối quan hệ giữa hoạt động kiểm toán của cơ quan KTNN với các công cụ trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ của Nhà nước

- Định hướng xây đựng các giải pháp phát huy vai trò của KTNN

trong quản lý vĩ mô nền kinh tế Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu là những tác động và ảnh hưởng của hoạt động KTNN tới các quan hệ kinh tế - xã hội từ góc độ kiểm tra, giấm sát các hoạt động tài chính công và vai trò của KTNN trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động của KTNN trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận của hệ thống các công cụ quản lý kiểm tra

kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, những tác động của các công cụ quản lý Nhà

nước đối với các quan hệ kinh tế - xã hội; nghiên cứu lí luận và thực tiễn những tác động của hoạt động KTNN đối với quá trình quản lý vĩ mô nền

kinh tế

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử; các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phân tích, khảo sát, thống kê, hệ thống hố, mơ hình hố v.v

5 Nội dung của đề tài

Trang 7

Chương I: Cơ sở lí luận về vai trò của KTNN trong quản lý vĩ mô nền

kinh tế

Chương II: Thực trạng vai trò của cơ quan KTNN Việt Nam trong những năm qua và những vấn đề đặt ra

Trang 8

CHUONG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ VĨ MÔ NỀN KINH TẾ

1.1 BẢN CHẤT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẦN LÝ VĨ MÔ NỀN KINH TẾ

1.1.1 Những đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước

- Quản lệ vĩ mô của Nhà nước theo nghĩa rộng: Đó là toàn bộ hoạt động của các cơ quan, các bộ phận của bộ máy Nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại, trên các

lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Nói cách khác, hiểu theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước vĩ mô là toàn bộ các hoạt động của một Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước đó

- Quản lý nhà nước vĩ mô theo nghĩa hẹp: đó là hoạt động của một loạt cơ quan trong bộ máy nhà nước, có chức năng chấp hành và điều hành Đó là cơ quan hành pháp (hay cơ quan hành pháp nhà nước) Công cụ chủ yếu để cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước là các quyết định

hành chính Nó mang đặc điểm là mệnh lệnh, bắt buộc, đơn phương

Nếu như hiểu theo nghĩa rộng thì toàn bộ hoạt động lập hiến, lập pháp của Quốc hội ; hoạt động kiểm sát, thực hiện quyền Công tố của Viện

Kiểm sát nhân đân ; hoạt động xét xử của Toà án nhân dân cũng như hoạt

động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đều là hoạt động quản lý Nhà nước Do đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước xét cho cùng là

nâng cao chất lượng của toàn bộ các hoạt động đó Day là một vấn đề có

phạm vi rộng lớn và phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài

không thể bao quát hết Vì vậy, quản lý nhà nước trong phạm vi nghiên cứu

Trang 9

thực hiện chức năng quản lý kinh tế trên phương diện chấp hành, điều hành

của mình

Khái niệm quản lý nhà nước đã được sử dụng từ lâu ở các nước trên

thế giới, nó gắn hiền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật; ở đâu có Nhà

nước thì ở đó có hoạt động quản lý của nhà nước Có nghĩa là quản lý nhà nước là sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện sự quản lý đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, của đất nước Đó là sự thực thi pháp luật

bằng các văn bản pháp quy, các thiết chế, các quy trình và thủ tục hành

chính một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả; là sự quản lý cụ thể mọi

nguồn tài lực to lớn thể hiện qua nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội; là một hệ thống quản lý đảm bảo cho xã hội phát

triển có kỷ cương, có nề nếp, bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện theo Hiến pháp và Pháp luật

Tuy nhiên, trong thực tế, quyền hành pháp là một bộ phận của quyền lực chính trị và trong một số trường hợp, nó đại diện cho sức mạnh đất nước Trong quản lý nền kinh tế, hoạt động chấp hành, điều hành là hoạt động thường xuyên, liên tục, mang tính tổ chức - chỉ huy Thông qua cơ quan hành pháp, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ thực hiện việc

đưa Pháp luật vào cuộc sống

- Mục tiêu quản lí vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế:

+ Bảo đảm cho nền kinh tế phát triển đúng hướng, phát triên ổn định, bển vững và đạt hiệu quả chung cao nhất

+ Hạn chế những cạnh tranh không lành mạnh, gắn kết lợi ích của từng đơn vị, cá nhân trong xã hội để tạo ra lợi ích chung của xã hội + Thực hiện quản lí tập trung thống nhất các nguồn lực tài chính công của nến kinh tế để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia, phát triển và duy trì lợi ích chung của cộng

Trang 10

+ Thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam theo định

hướng XHCN

Đặc điểm của nền kinh tế và quyển lực Nhà nước ở nước ta là gắn

Hển với quyền lực tối cao của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Quyền tối cao được phân công, phân nhiệm một cách hợp lý giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị Từ năm 1945 đến nay, qua từng giai đoạn

phát triển của đất nước, chúng ta chú trọng xây dựng một nền hành chính phát

triển Điều này thể hiện rất rõ trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 Quyền lực Nhà nước thống nhất và không phân chia

Ở đa số các nước trên thế giới quyền lực Nhà nước được chia thành các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp Các quyền này độc lập và chế

ước lẫn nhau

Ở nước ta, theo Hiến pháp hiện hành, quyền lực Nhà nước (bao gồm

lập pháp, hành pháp, quyền tư pháp) là thống nhất và có sự phân cơng Nước Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyển lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà

nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp

trí thức” Nhân dân sử dụng Quuyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và

Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân Như

Trang 11

Tuy rằng quyền lực Nhà nước là thống nhất và không phân chia

nhưng ở nước ta cũng có sự phân công giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện 3 quyển: lập pháp, hành pháp và tư pháp Tuy nhiên, đó

không phải là sự phân lập các quyền bởi giữa chúng không có sự độc lập và

chế ước lẫn nhau Đặc điểm này của bộ máy Nhà nước ta sẽ có ý nghĩa là

cơ sở lý luận để nghiên cứu, xem xét, xử lý nhiều vấn đề liên quan đến quá trình hoàn thiện các cơ chế kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Tóm lại, vai rò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế chính là Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và kiểm sốt nền kinh tế thơng qua những công cụ, chính sách vĩ mô, như hệ thống pháp luật; các chủ trương chính sách về tài chính tiền tệ; thuế; chính sách xuất nhập khẩu;

tương ứng với từng thời kì và các công cụ kiểm tra, kiểm soát Nhà nước như KTNN, Thanh tra Nhà nước.v.v Nhờ đó nền kinh tế mặc dù vận động theo

cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường nhưng vẫn bảo đảm hiéu qua xã hội cao, luôn duy trì được các mục tiêu lợi ích của quốc gia

1.1.2 Phương thức quản lý và cơ chế kiểm soát nên kinh tế của Nhà nước

Phương thức quản lý được hiểu là cách thức quản lý, cách thức tác động lên đối tượng quản lý Nhà nước thực hiện các phương thức quản lý nền kinh tế chính là Nhà nước sử dụng các công cụ phương pháp tác động

lên nền kinh tế, một mặt để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế -xã hội sao cho chúng phát triển mà không gây tổn hại lợi ích chung, mặt khác kiểm

soát nền kinh tế một cách có hiệu quả, duy trì sự ổn định và tăng trưởng Đứng trên phương diện phương thức quản lý, Nhà nước thực hiện: - Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật (luật, đạo luật, văn bản pháp

quy thích ứng với từng thời kỳ phát triển đất nước)

Trang 12

toàn sử dụng và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhận được, đồng thời nhận được sự công bằng khi có sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ

- Nhà nước sử dụng các công cụ để kiểm soát về tài chính và tiền tệ,

duy trì một nền kinh tế luôn lành mạnh và có tác động hỗ trợ lẫn nhau đối với sự phát triển chung của toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội

- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế chứ không phải là đứng ra làm kinh tế, tính chất này ngày càng được làm rõ cả về lý luận và

thực tiễn trong quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam

- Nhà nước có cơ chế kiểm soát các thông tin công khai trong các mối quan hệ kinh tế xã hội sao cho các thông tin đó, khi công khai có cơ sở để khẳng định là những thông tin trung thực, và hợp lý trên các vấn đề trọng yếu của các lính vực, hoạt động mà thông tin đó phản ảnh Ngăn chặn được các sai phạm, các âm mưu, các vụ lừa đảo, những rủi ro thông tin trong các quan hệ kinh tế của các cá nhân, tổ chức với nhau hoặc trong quan hệ với

Nhà nước

Đứng trên phương điện kiểm soát nền kinh tế, Nhà nước thực hiện một cơ chế kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua hệ thống các công cụ Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát

Như vậy, khi đề cập đến cơ chế kiểm toán,thanh tra, kiểm tra, giám sát là đề cập đến không chỉ về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của một hệ thống cơ quan có chức năng kiểm toán, thanh tra, kiểm tra hay giám sát mà còn phải để cập đến các mối quan hệ giữa chúng với các cơ quan khác; để cập đến cách thức, phương thức và quá trình vận hành của chúng trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình Nói cách khác, việc

nghiên cứu cơ chế kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát là nghiên cứu về

3 nội dung sau đây:

- Về các chủ thể tiến hành kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám

Trang 13

Theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta hiện nay thì nhiệm vụ

xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật và áp dụng những biện pháp xử

lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuộc về một số cơ quan Nhà nước,

+ Quốc hội thực hiện quyển giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước

+ Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công đân ở địa phương

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước (Chính phủ, các Bộ, Ủỷ ban nhân

dân, Sở, Phòng, Ban ) kiểm tra, thanh tra việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân theo phạm vi, lĩnh vực quản lý thuộc thẩm quyền

Viện kiểm soát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chính

quyển địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công

dân Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương kiểm tra việc tuân thủ pháp

luật của các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã

hội và công dân

Các tổ chức Thanh tra Nhà nước thanh tra việc thực hiện chính sách,

pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của cơ quan, tổ chức và cá nhân

có trách nhiệm

Trang 14

- Về mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành kiểm toán, thanh tra,

kiểm tra, giám sát:

Với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước, hoạt động theo một thể chế pháp luật thống nhất, giữa các chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước, giám sát có những mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình Ví dụ như mối quan hệ giữa KTNN với Thanh tra Nhà

nước, với các cơ quan Điều tra, Kiểm sát trong việc kiến nghị xử lý những

hành vi phạm pháp; mối quan hệ giữa thanh tra Nhà nước với thanh tra ngành và lĩnh vực; mối quan hệ giữa các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với các cơ quan Nhà nước, trong đó có các cơ quan Kiểm toán

Nhà nước, Thanh tra Nhà nước, Điều tra, cơ quan Kiểm sát, trong việc xử lý

các sai phạm trong hoạt động tài chính công

- Về phương thức hoạt động Kiểm toán , thanh tra, kiểm tra, giám

sát đốt với nền kinh tế:

Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giấm sát của mình

thông qua các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; xem xét báo cáo tài chính của các cơ quan Nhà nước; chất vấn người đứng đầu cơ quan Nhà nước về mặt sử dụng tài chính trong đơn vị; xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Quốc hội, Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, người

có trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật, có biện pháp để thực hiện nhiệm vụ, chấm đứt những hành vi trái pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật; biểu thị sự tín nhiệm đối với những cử trị, bảo vệ lợi ích kinh tế và lợi ích khác của

công dân Để thực hiện các chức năng này Quốc hội, Hội đồng nhân dân,

Trang 15

Các cơ quan quản lý Nhà nước, người lãnh đạo cao nhất cha don vi

có trách nhiệm tự kiểm tra, thanh tra hoặc uỷ quyền cho những cơ quan, cá

nhân thuộc quyển quản lý kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của cơ

quan, tổ chức và cá nhân dưới quyền

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân thông qua kiểm sát việc ban hành các văn

bản pháp quy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương và kiểm sát việc chấp hành pháp

luật của các cơ quan Nhà nước nói trên, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân Khi thực hiện quyền kiểm sát của mình, Viện kiểm sát nhân dân có quyển kháng nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị đình

chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bải bỏ các văn bản vi phạm pháp luật, chấm

đứt hành vi vi phạm pháp luật, loại trừ nguyên nhân gây ra vi phạm pháp

luật; yêu cầu xử lý ký luật, xử phạt hành chính đối với người vi phạm

Các tổ chức Thanh tra Nhà nước khi thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền yêu cầu, kiến nghị, kết luận hoặc quyết định xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật

KTNN 18 co quan kiểm tra tài chính công cao nhất, hoạt động độc lập với các cơ quan, đơn vị ,tổ chức thuộc đối tượng kiểm toán của KTNN

KTNN có chức năng kiểm tra xác nhận tính đúng đắn, hợp lý các số liệu,

tài liệu kế toán trên BCTC của các đơn vị tổ chức có sử dụng tài chính công và đánh giá tính tuân thủ pháp luật, tính hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị và các tổ chức đó trong việc sử dụng tài chính công

Xem xét tính chất, vai trò của công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra,

kiểm toán trong quản lý Nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan

thực hiện việc giám sát, kiểm sát, kiểm tra, kiểm toán ,thanh tra thì thấy rõ

là các mặt công tác đó đều dựa trên cơ sở của quyền lực Nhà nước Không

Trang 16

bất nguồn từ quyền lực Nhà nước, mà quyền kiểm tra, kiểm toán, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức Thanh tra Nhà nước,

KTNN cũng bất nguồn từ quyền lực Nhà nước, từ sự quản lý vĩ mô nền kinh

1.1.3 Sự phát triển các công cụ kiểm (tra, kiểm sốt vĩ mơ nền kinh tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì phương thức quản lý và cơ

chế kiểm soát vĩ mô cũng có những thay đổi Sự ra đời của cơ quan KTNN theo Nghị định 70/CP ngày 7/11/1994 của Chính phủ đã minh chứng điều

đó Sự ra đời của cơ quan này là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập

quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền và chuyển đổi nền kinh tế theo cơ

cơ chế thị trường Ở nước ta Chính sự ra đời của cơ quan KTNN cho thấy

một sự chuyển hoá cơ chế kiểm tra giám sát từ phía Nhà nước đối với các

hoạt động kinh tế xã hội Coi trọng cơ chế giám sát, kiểm tra thường xuyên, tăng cường tính độc lập khách quan và quyền lực của các công cụ kiểm tra,

kiểm soát nền kinh tế, coi trọng việc kiểm tra, kiểm soát và giấm sát từ bên

ngoài đối với các hoạt động tài chính công; Nhà nước đã nhận thức được

các nguy cơ trực tiếp và tiểm tàng về nạn tham những, lãng phí tài chính công trong giai đoạn hiện nay và tương lai

Quá trình phát triển các công cụ kiểm tra, kiểm soát vĩ mô nền kinh tế có thể khái quát qua một số giai đoạn phát triển của nền kinh tế như sau:

Sự phát triển của hệ thống thanh tra, kiểm tra, kiểm sát các hoạt động

kinh tế của Nhà nước có sự chuyển biến về vật chất bắt đầu từ giai đoạn

1986, đây là thời kỳ đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo

cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng

XHCŒCN Để thích ứng với cơ chế mới, ngày 01/04/1990 Chủ tịch nước

CHXHCN Việt Nam ký sắc lệnh công bố “Pháp lệnh thanh tra” và đến

ngày 30/06/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 244/HĐÐBT để triển

Trang 17

tra Nhà nước, thanh tra Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan thuộc HĐBT, thanh

tra các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành

phố trực thuộc tỉnh

Tuy nhiên từ năm 1990 thep Pháp lệnh về thanh tra và Nghị định

244/HĐÐBT ngày 30/06/1990 thì thanh tra tài chính nằm trong hệ thống

thanh tra Nhà nước Phạm vi của thanh tra tài chính được giới hạn theo sự

phân công trong hệ thống thanh tra Nhà nước Trên cơ sở pháp lệnh về

thanh tra và nghị định 244/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ tài

chính đã ban hành quyết định số 173/TC-QĐ-TCCB về quy chế tổ chức,

hoạt động của thanh tra ngành tài chính

Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, công cuộc cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia được tiếp tục đẩy manh, đòi hỏi cấp thiết phải

kiện toàn lại hệ thống thanh tra, kiểm tra nhà nước, khắc phục tình trạng

chồng chéo, trùng lấp và hoạt động kém hiệu quả của hệ thống này Trên lĩnh vực hoạt động ngân sách và tài chính công đã đến lúc cần phải thiết lập

một cơ cấu tổ chức mới trong bộ máy cơ quan quyền lực Nhà nước, có vị trí độc lập và đủ mạnh để thực hiện chức năng giúp cơ quan quyền lực kiểm

tra, giám sát hoạt động thu chỉ giám sát, quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực tài chính công, ngăn ngừa lãng phí, tiêu cực, tham

những Chính vì nhu cầu này mà ngày 11/7/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/CP thanh lap co quan KTNN

Sự ra đời của cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã đánh đấu một bước

đổi mới phương pháp và thể thức kiểm tra từ phía Nhà nước đối với nền kinh tế Hoạt động kiểm tra tài chính cơng của Kiểm tốn Nhà nước được

Trang 18

1.2 CAC CONG CU KIEM TRA, KIEM SOAT Vi MO CUA NHA NUGC

1.2.1 Bản chất các công cụ kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ Nhà nước

Kiểm tra kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế là một chức năng

quản lý vĩ mô của Nhà nước Nhà nước thực hiện chức năng này thông qua hệ thống các công cụ kiểm soát của mình Bản chất các công cụ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát xét về mặt bản chất được hiểu như sau: - Khái niệm về kiểm toán: kiểm toán là một quá trình mà theo đó một KTV ( tế chức kiểm toán), có thấm quyền được đào tạo nghiệp vụ đầy đủ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về một đơn vị kinh tế cụ thể nhằm mục

đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng của

đơn vị đó với các chuẩn mực đã được xây dựng

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan Nhà nước thực hiện kiểm tra hoạt

động tài chính công một cách độc lập nhằm xác định tính đúng đắn, trung

thực, hợp lý của các thông tin về hoạt động tài chính công, đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính tuân thủ việc sử dụng các nguồn lực tài chính

công đối với các tổ chức cá nhân có liên quan Hoạt động kiểm toán của cơ quan KTNN có tính độc lập cao, chỉ tuân thủ pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động của KTNN có 3 đặc trưng cơ bản:

- Có tính độc lập khách quan, chỉ tuân thủ pháp luật

- Công việc kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên là

những công chức Nhà nước được đào tạo nghiệp vụ đầy đủ (theo chuẩn mực), có đạo đức nghề nghiệp, được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ

- Phạm vi hoạt động của KTNN trong trong lĩnh vực hoạt động Tài

chính công, tức là việc điều hành quản lý, việc thu, chỉ sử dụng tài chính công

Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước nhằm góp phần tăng cường sự

Trang 19

gia, bảo đảm tính trung thực, chính xác, hợp pháp và hợp lệ của việc sử dụng nguồn lực của tài chính công, ngăn ngừa sự xâm hại đối với tài sản

Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu lực và hiệu quả trong

quản lý kinh tế - xã hội

Trong quá trình hoạt động, vai trò của Kiểm toán Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường, đáp ứng những yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ trong việc kiểm tra, giám sát, hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý điều hành ngân sách Nhà nước Biểu hiện qua các mặt:

- Kiểm tra việc chấp hành những quy định về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện nộp đúng, nộp đủ theo quy định của Pháp luật Qua hoạt động kiểm toán góp phần cải cách công tác tổ chức và quản lý thu ngân sách Nhà nước có hiệu quả Một mặt tập trung tăng nguồn thu, đáp

ứng nhu cầu chỉ tiêu ngân sách Nhà nước, điểu quan trọng là lập lại trật tự trong việc chấp hành luật Nhà nước, đảm bảo sự bình đẳng trong môi

trường kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế trong và ngồi quốc doanh - Kiểm sốt chặt chẽ việc sử dụng ngân sách Nhà nước, chống thất thoát, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản Nhà nước

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhu cầu chi ngân sách Nhà nước rất lớn trong khi khả năng đáp ứng còn hạn hẹp, thì việc tăng

cường quản lý ngân sách Nhà nước, chống thất thoát, lãng phí, tham những, nâng cao hiệu quả sử dung ngân sách Nhà nước có một ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời giúp các đối tượng sử dựng NSNN chấp hành đúng những quy định của pháp luật trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách

- Kiểm toán Nhà nước cung cấp thông tin dữ liệu chính xác, kịp thời

phần ánh thực trạng quá trình xây dựng dự toán, điều chỉnh dự toán, chấp

hành ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách ở các ngành, các địa

phương và các đơn vị thuộc các cấp ngân sách phục vụ sự điều hành quản lý

Trang 20

- Đề xuất kiến nghị với Nhà nước giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế,

chính sách về kinh tế - tài chính phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực hoạt

động, từng loại đối tượng thụ hưởngsản xuất kinh đoanh hoặc thụ hưởng ngân sách Nhà nước, góp phần từng bước đồng bộ, chuẩn hoá luật pháp, chế độ, chính sách Nhà nước trong các lĩnh vực quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước

- Khái niệm thanh tra

Thanh tra (tiếng Anh là IspeetÐ xuất phát từ gốc La tình (Ispeetare) có nghĩa là "nhìn vào bên trong", chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối

với hoạt động của một đối tượng nhất định Theo từ điển pháp luật Anh -

Việt, thanh tra "là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra" Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích thanh tra "là sự tác động của chủ thể

đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyển được giao nhằm đạt được mục đích nhất định - sự tác động có tính trực thuộc" Theo Từ điển Tiếng

Việt : "thanh tra là kiểm soát xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp" Với nghĩa này: Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định Thanh tra

thường đi kèm với một chủ thể nhất định: Người làm nhiệm vụ thanh tm, đoàn thanh tra của Bộ và đặt trong phạm vi quyển hành của một chủ thể nhất định

Quan niệm về thanh tra hiện nay cũng như trong lịch sử nước ta được

thể hiện qua mô hình các cơ quan Nhà nước và các quy định của Hiến pháp và pháp luật và được đề cập ở các giác độ khác nhau:

Hiến pháp 1992, khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn qua các điều 112, 115, 116 và 124 Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ

có nhiệm vụ "tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước,

công tác thanh tra, kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham những trong

bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dan"

Trang 21

Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó " Đối với Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Thủ trưởng

các cơ quan thuộc Chính phủ "ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó " (Điều 116) Đối với UBND, Điều 124 Hiến

pháp 1992 cũng quy định "UBND ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó"

Thanh tra có những đặc điểm sau đây : Thanh tra gắn liên với quản lý Nhà nước :

Với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý

Nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước Việc xem xết, định hướng đánh giá kết quả quản lý là một phương diện của quản lý xã hội Quản lý Nhà nước là một bộ phận quản lý xã hội và ở đâu có quản lý Nhà

nước ở đó có thanh tra

Trong mỗi quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (đề ra đường lối chủ trương, quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từ phía các cơ quan thanh tra) Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lý Nhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra

nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền

Là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời tác động trở lại, góp phần điều chỉnh các cách

thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý Nhà nước Trong chu trình

đó, thanh tra phản ánh và bảo vệ mục đích của quản lý Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra

sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tuỳ tiện thiếu ký cương trong hoạt

động quản lý Nhà nước

Trang 22

Tính quyền lực Nhà nước của hoạt động thanh tra có mối liên hệ chặt chẽ với tính quyền uy - phục tùng của quản lý Nhà nước Là một chức năng

của quản lý Nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác đông tích cực nhằm thực hiện quyền lực chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Không thể không có quyền lực mà không gắn với một tổ chức Nói về quyền lực

Nhà nước trong quá trình thanh tra cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp

lý tính chất Nhà nước của tổ chức thanh tra

Điều 1 Pháp lệnh thanh tra quy định: "thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế,

tăng cường kỹ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội

chủ nghĩa"

Tính quyền lực Nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ, các

cơ quan Thanh tra Nhà nước đều có quyền hạn được xác định và khả năng

thực hiện những quyền lực đó:

- Ra các quyết định bắt buộc thi hành đối với các đối tượng bị thanh tra trong việc sửa chữa những thiếu sót đã bị thanh tra phát hiện

- Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết để nghị của thanh tra, yêu

cầu truy cứu trách nhiệm đối với những người có lỗi gây ra những vị phạm

được phát hiện, kế cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để truy tố

trước pháp luật

- Trong một số trường hợp trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước

Thanh tra chỉ: có tính độc lập tương đối:

Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra Đặc

điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của

Trang 23

cơ quan quản lý Nhà nước khác, các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ như những cơ quan quản lý Nhà nước khác, cơ quan thanh tra có nhiệm vụ chủ

yếu là xem xết đánh giá một cách khách quan: "việc thực hiện chức năng, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan tổ chức và cá

nhân" Tính độc lập tương đối trong quá trình thanh tra được thể hiện trên

các điểm sau :

~- Chỉ tuân theo pháp luật

- Tự mình tổ chức các cuộc thanh tra theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định

- Ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của pháp luật về thanh tra; chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình

Ở đây tính độc lập của hoạt động thanh tra chỉ là tương đối bởi vì bản

thân nó luôn là cơ quan thanh tra nội bộ của Chính phủ, không độc lập với

chính phủ mà chỉ độc lập tương đối với các đối tương bị thanh tra, kiểm tra mà thôi Trong hoạt động thanh tra các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào pháp luật và chính sách hiện hành

- Khái niệm kiểm tra

Theo từ điển Tiếng Việt thì "kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét" Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng hơn thanh tra rất nhiều Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là một chủ thể phi Nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Đảng, Công đoàn, Mặt trận, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ ) hoạt động kiểm

tra trong nội bộ một doanh nghiệp: kiểm tra của Giám đốc đối với các phòng ban, kiểm tra của quản đốc đối với người lao động Trên một bình điện rộng hơn nữa, kiểm tra có thể là sự xem xét thực tế đánh giá, nhận xét

của bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội trong bất cứ một hoạt động nào

Trang 24

sự ra đời của Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Có thể nói, kiểm tra sẽ tồn tại cùng với loài người Khi Nhà nước tự tiêu vong, thanh tra sẽ mất đi như đã

nói ở trên, nhưng kiểm tra thì vẫn tồn tại cùng với "chức năng quản lý đơn

thuần chăm lo đến lợi ích của xã hội" như Ăng ghen đã chỉ ra - Khái niệm giám sát

Trong từ điển tiếng Việt, "giám sát" được hiểu là "sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định" hoặc được hiểu là "theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điểu quy định không” Cũng

trong từ điển tiếng Việt, giám sát còn được hiểu là “chức quan thời xưa

trông nom, coi sóc một loại việc nhất định”

Tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ "giám sát" có khác

nhau nhưng chúng đều có một số đặc điểm sau đây:

- "Giám sát" luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả

lời được câu hỏi: ai (người hoặc tổ chức) nào có quyền thực hiện việc theo

đõi, xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận định về một việc lầm nào đó đã

được thực hiện đúng hoặc sai những điều đã quy định Đồng thời "giám sát"

giám sắt ai, giám sát việc gì Điều này có ý nghĩa quan trọng là ở chỗ, nó phân biệt giữa "giám sát" và "kiểm tra" "Kiểm tra" thì chủ thể hoạt động và

đối tượng chịu sự tác động của hoạt động đó có thể đồng nhất với nhau, đó

là việc tự kiểm tra của chủ thể hoạt động Nói một cách khác, chủ thể tự

mình xem xét, đánh giá tình trạng tốt, xấu của công việc mình đang làm

Nhưng "giám sát" thì không thể tự mình giám sát hoạt động của chính

mình "Giám sát" là hoạt động của chủ thể ngoài hệ thống đối với đối tượng thuộc hệ thống khác, tức là giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu giám sát

không nằm trong một hệ thống phụ thuộc nhau

- "Giám sát" phải được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ

của chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát "Giám sát" cũng phải được tiến hành trên những căn cứ nhất định, nếu như không có những quy

định này thì không có cơ sở để chủ thể có quyền thực hiện việc giám sát

Trang 25

- Trong hoạt động giám sát, cả chủ thể giám sát, đối tượng bị giám sát và nội đưng, tính chất hoạt động giám sát đều rất đa dạng Từ giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước đến giám sát thi công một công trình, giám sát kỹ thuật, giám sát một trận thi đấu thể thao v.v Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ đề cập đến hai loại hình giám sát chủ yếu sau đây:

Giám sát mang tính quyền lực Nhà nước :

Là loại giám sát được tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống các cơ quan Nhà nước khác

theo những nguyên tắc nhất định về sự phân công quyền lực Nhà nước Ở

nước ta, đó là hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ, toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; là hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với các cơ quan Nhà nước ở

địa phương Ngoài ra có thể kể thêm hoạt động giám sát của Toà án đối với

bộ máy Nhà nước thông qua hoạt động xét xử Các phương pháp, cách thức mà loại hình giám sát này áp dụng luôn luôn mang tính quyền lực Nhà nước và nó trực tiếp mang lại những bậu quả có tính pháp lý

Giám sát không mang tính quyền lực Nhà nước -

Là loại hình giám sát được tiến hành bởi các chủ thể phi Nhà nước Ở

nước ta, đó là hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ

chức thành viên của Mặt trận đối với bộ máy Nhà nước và đội ngñ cán bộ, công chức Nhà nước

Khái niệm kiểm sát

Theo từ điển tiếng Việt, kiểm sát "là theo dõi và kiểm tra xem việc

thực hiện có đúng với những điều quyết định hay không" hoặc là "trông

nom, xem xét công việc có tốt không” Kiểm sát còn được hiểu là một trong

những chức năng cơ bản của một hệ thống cơ quan Nhà nước, đó là hệ

thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp

Như vậy, có thể khái quát khái niệm về kiểm sát như sau: kiểm sát là

Trang 26

kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân; kiểm tra, giám sát việc

tuân theo pháp luật trong các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam

giữ và cải tạo

1.2.2 Phân loại các công cụ kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ Nhà nước

Qua nghiên cứu các khái niệm về kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm sát trên, giúp chúng ta có thể rút ra một vài tiêu chí phân định một số loại hình thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nước ta hiện nay cũng

như lý giải về mặt lý luận những vấn đề đặt ra từ thực tiễn Tổng quát các loại hình kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ của Nhà nước như sau:

- Hình thức kiểm tra, kiểm soát tài chính công độc lập, hình thức này

được xác lập trước hết là kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước Một cơ chế kiểm tra độc lập về tình hình sử dụng tài chính công từ bên ngoài đối tượng

sử dụng tài chính công và các nguồn lực quốc gia Phạm vi hoạt động của KTNN chủ yếu là hoạt động tài chính công và các quan hệ tài chính công

Đặc trưng cơ bản về hoạt động của KTNN là tính độc lập và trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cao của người đi kiểm tra và của cơ quan kiểm tra Tính độc lập của cơ quan KTNN, hay gọi là hình thức kiểm tra từ bên ngoài kết hợp với kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ cao (theo chuẩn mực) được coi là đặc trưng cơ bản về hoạt động cha KTNN

- Hình thức thanh tra của Thủ trưởng và Thanh tra nhân dân: thanh tra của Thủ trưởng được lập ra ỏ doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đặt dưới sự chỉ đạo, điểu hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó Nhiệm vụ của nó là xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy trình, quy phạm, nội quy, quy chế của các đối tượng trong phạm vi nội bộ đơn vị mình Còn các tổ chức Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan hành chính sự

nghiệp, Thanh tra nhân dân do tập thể những người lao động bẩu ra, đặt dưới sự chỉ đạo của Mặt trận tổ quốc (ở xã, phường, thị trấn) hoặc của tổ

Trang 27

của các Ban thanh tra nhân dân là giám sát việc chấp hành pháp luật của chính quyền cơ sở và của Thủ tướng cơ quan, đơn vị

- Thanh tra chuyên ngành: đây là tên gọi chỉ một hình thức thanh tra được tổ chức ở các ngành, xuất hiện ở nước ta từ lâu nhưng đến đầu những năm 90, khi cơ chế quản lý ở nước ta được chuyển từ cơ chế quản lý tập

trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, quản lý các hoạt động kinh

doanh bằng chính sách, pháp luật thì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều thành lập

một bộ phận làm công tác "xem xét tình hình thực tế, nhận xét, đánh giá” việc chấp hành chính sách, pháp luật của các đối tượng (cơ quan, tổ chức, cá nhân) thuộc quyền quản lý Nhà nước của ngành mình, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm Đó là cơ quan Thanh tra chuyên ngành

Thanh tra chuyên ngành chính là thanh tra của Nhà nước được tổ chức ở các cơ quan quản lý Nhà nước về ngành và lĩnh vực Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận sự khác nhau giữa thanh tra chức trách hành chính công vụ với thanh tra theo một ngành, một lĩnh vực Sự khác nhau đó chỉ có thể dẫn đến sự phân biệt giữa chúng về cách thức, phương pháp tiến hành thanh tra, các tiêu chuẩn nghiệp vụ của Thanh tra viên chứ không phải sự phân định về bản chất

- Kiểm sát của Viên kiểm sát nhân dân: Đây là loại hình kiểm sát của

cơ quan tư pháp Có rất nhiều điểm mà giữa hoạt động cơ quan Viện kiểm

sát với loại hình hoạt động Thanh tra Nhà nước trùng lấp cần phải làm rõ những vấn đề liên quan đến chức năng của Viện kiểm sát; cần có sự so sánh, đối chiếu với khái niệm thanh tra và khái niệm giám sát

+ Trước hết, so với khái niệm thanh tra: ở đây, giữa thanh tra và kiếm sát có hai điểm trùng lặp:

Một là, sự trùng lặp về phạm vị đối tượng: như đã trình bày ở trên,

thanh tra là một chức năng của quản lý, gắn liễn với cơ quan quản lý Nhà

nước Do đó, đối tượng của thanh tra là các Bộ, Uy ban nhân dân các cấp và

Trang 28

Trong khi đó, đối tượng của kiểm sát cũng là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dan Vi vay,

những đối tượng này sẽ đồng thời chịu sự thanh tra của các cơ quan thanh tra Nhà nước và sự kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân

Hai là, sự trùng lặp về phương pháp, cách thức: cả thanh tra và kiểm

sát hầu như có chung một phương pháp là xem xét tại chỗ, đánh giá, đối

chiếu giữa thực tế và các quyết định của pháp luật để đưa ra kết luận về việc chấp hành pháp luật (hoặc tuân theo pháp luật) của một đối tượng nhất định, xác định rõ nguyên nhân, tính chất, mức độ của hành vi sai phạm va

đưa ra các kiến nghị khắc phục hay chấn chỉnh

Có ý kiến cho rằng, điểm khác nhau cơ bản giữa thanh tra và kiểm

sát là ở chỗ: thanh tra là công việc thường xuyên của người lãnh đạo, người

quản lý, còn kiểm sát chỉ tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật Tuy nhiên, đây không thể là một đặc điểm để phân biệt thanh tra với kiểm sát vì

trên thực tế, mục đích của hoạt động thanh tra cũng là nhằm uốn nắn, sửa

chữa những sai pham Thanh tra không chỉ nhằm phát huy ưu điểm mà còn

phát hiện để chấn chỉnh kịp thời những vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý Trách nhiệm phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý một co quan hành chính thuộc về thủ trưởng cơ quan đó thông qua công tác thanh tra, kiểm tra Chủ tịch Hồ chí Minh đã nói: đi đến ngọn nguồn lạch sông thì những cơ quan nào có phạm khuyết điểm trước hết là vì cán bộ lãnh đạo ở đó không làm tròn trách nhiệm, cho nên họ phải

phụ trách, phải chịu phê bình Do vậy, khi phát hiện một cơ quan, một tổ

chức nào đó có vi phạm pháp luật thì đó chính là một trong những căn cứ để tiến hành thanh tra, kiểm tra

+ Hình thức giám sát tối cao Ở đây cần làm rõ: thẩm quyền kiểm sát

việc tuân theo pháp luật của Viên kiểm sát nhân dân là một quyển năng pháp lý hoàn toàn độc lập hay là một hình thức, một cách thức để thông qua hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, Quốc hội thực hiện quyền giám sát

Trang 29

Về mặt lý luận, ở nước ta, quyển lực là thống nhất và không phân chia Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Tuy nhiên, ở nước ta cũng có sự phân công thực hiện quyền lực Nhà nước giữa ba quyền: lập

pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Toà án) Từ sự phân công quyền lực này, như phần trên đã đề cập, quyển giám sát tối cao của Quốc hội là quyển giám sát của cơ quan quyển lực Nhà nước cao nhất đối

với hoạt động của Chính phủ, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân đân tối cao trong việc thực hiện các quy định của Hiến

pháp, các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội và Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Như vậy, mặc dù Viện kiểm sát nhân dân các cấp độc lập với các cơ quan hành chính Nhà nước, độc lập với Toà án nhân

dân, chỉ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội nhưng không thể cho rằng đó là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội

1.2.3 Phân định ranh giới và mối quan hệ giữa KTNN với các

công cụ kiểm tra kiểm soát của nền kinh tế

Ở nước ta hiện đang tồn tại nhiều lại hoạt động thanh tra, kiểm tra,

giám sát do nhiều chủ thể tiến hành, với phạmvwi, đối tượng, tính chất khác nhau

Đó là hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc

hội); hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hoạt động giám sát của Toà án nhân đân các cấp; hoạt động thanh tra của các tổ chức Thanh tra Nhà nước và thanh tra chuyên ngành; hoạt động kiểm tra của Đảng; hoạt

động kiểm sát việc tuân theo Pháp luật của Viện Kiểm sát nhân dân; hoạt

động kiểm tra báo cáo quyết toán của Kiểm toán Nhà nước; hoạt động giám sát thông qua công tác xét xử hành chính của Toà án nhân dân; hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Công an nhân dân Hoạt động của mỗi cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát đã tạo thành một cơ chế kiểm soát tổng thể từ trung ương đến cơ sở, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương trong mọi mặt của đời sống xã hội và là một yếu

Trang 30

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn chung, các cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nước ta còn nhiều khiếm khuyết, bất cập

- Đối với cơ chế giám sát của Quốc hội: Sự bất cập thể hiện ở việc

thiếu những phương thức giám sát có hiệu quả; việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội trong quá trình giám sát không nghiêm; còn thiếu những cơ quan chuyên trách giúp Quốc hội thực hiện quyền giấm sát tối

cao như Thanh tra của Quốc hội hoặc Kiểm toán của Quốc hội

- Đối với các cơ quan Thanh tra; vấn để lớn nhất đặt ra là, tìm ra mô hình tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp với cơ chế quản lý mới Mô

hình tổ chức hiện nay vừa tập trung, vừa phân tán Sự chỉ đạo, điều hành

thiếu thông suốt Một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra

chưa hợp lý Tổ chức thanh tra chuyên ngành còn lộn xôn, thiếu thống nhất

- Đối với các tổ chức Thanh tra nhân dân: thiếu một cơ chế, một định hướng hoạt động có hiệu quả Thanh tra nhân dân hiện nay còn lẫn lộn với

Thanh tra của thủ trưởng (ở các cơ quan, doanh nghiệp) hoặc ở Tổ hoà giải (ở xã, phường, thị trấn) Một số nơi, các Ban Thanh tra nhân dân không hoại

động hoặc ngược lại, có những hoạt động vượt ra khỏi các quy định của Pháp luật, thậm chí, có nơi còn có những hành vi quá khích, vi phạm Pháp luật

- Đối với Viên kiểm soát nhân dân: vấn đề đặt ra là phải xác định lại chức năng cho hợp lý Hiện nay, phạm vi, đối tượng thuộc quyền kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân đân quá rộng (bao gồm các cơ quan Nhà nước, các

tổ chức, don vi vii trang va moi cong dan)

- Đối với hoạt động kiểm toán: thực tiễn hoạt động kiểm toán hiện

nay còn đang có những phức tạp trong việc định hình về đối tượng và cách

thức tiến hành Mặt khác, việc phân biệt giữa hoạt động kiểm toán Nhà nước và thanh tra tài chính hiện có những vấn để chưa rõ cả về lý luận và

Trang 31

- Đối với hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc: cái thiếu lớn nhất

của cơ chế này là cách thức giám sát: bằng cách nào để một tổ chức như Mặt trận Tổ quốc có thể giám sát được toàn bộ bộ máy Nhà nước? Phạm vi giám sát của Mặt trận Tổ quốc đến đâu? Quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc

khi thực hiện quyền giám sát như thế nào?v.v Đó là những vấn đề đang dat ra cần phải giải quyết

Tình trạng chồng chéo, trùng lặp và thiếu sự phối hợp chặt chẽ đang là

một thực tế trong hoạt động kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát hiên nay Việc kiểm toán, thanh tra, kiểm tra trùng lặp trong lĩnh vực tài chính

- thuế thường do cơ quan quản lý về tài chính, thuế, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, thanh tra Sở, Viện kiểm sát nhân dân, Kiếm tốn, Cơng an, Bảo hiểm và các cơ quan trực tiếp quản lý doanh nghiệp tiến hành; trong lĩnh vực lao động thường do các cơ quan Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở, Công an, Bảo hiểm, Liên đoàn Lao động, Cơng đồn ngành tiến hành; trong lính vực môi trường thường do các cơ quan quản lý về khoa học, công nghệ - môi trường

và các cơ quan quản lý về y tế tiến hành

Kết quả khảo sát nêu trên đã còn cho thấy sự trùng lặp xảy ra không chỉ giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác nhau mà nhiều khi xảy ra giữa

các tổ chức trong cùng hệ thống cơ quan với nhau (giữa các cấp hành chính,

giữa Bộ và Sở, ngành ở địa phương, giữa cơ quan quản lý theo ngành và cơ

quan quản lý theo lãnh thổ)

Qua phân tích những qui định của pháp luật, cũng như qua ý kiến

phản ảnh của những đối tượng thanh tra, kiểm tra, có thể nêu ra một số

nguyên nhân của tình trạng trên như sau:

- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra nói

riêng có những điểm còn chưa rõ ràng, thiếu cụ thể Chức năng thanh tra

việc thực hiện chính sách, pháp luật của các tổ chức Thanh tra Nhà nước,

Trang 32

động kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân và chức năng phòng

chống tội phạm (hoạt động tiền điều tra) của Cảnh sát kinh tế, An ninh kinh tế, văn hố thuộc lực lượng Cơng an đều trùng nhau về đối tượng, đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân Với quy định như vậy, trong thực tế cũng rất khó phân biệt với chức năng quản lý Nhà nước về ngành và lĩnh vực (quy định trong các văn bản quản lý ngành, lĩnh vực) được thực hiện bởi các bộ phận chuyên môn hoặc tổ chức thanh tra chuyên ngành dưới hình thức chủ yếu là hoạt động kiểm tra Do vậy, doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan có chức năng quản lý và cơ quan có chức năng thành tra, kiểm tra

- Trình tự thanh tra, kiểm tra, điều tra rất khác nhau, tuy nhiên hiên

nay, ngoài trình tự, thủ tục về thanh tra được quy định cụ thể trong pháp

lệnh thanh tra và một số văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Thanh tra

Nhà nước (Nghị định 244/HĐBT ngày 30/6/1990 Quy chế Đoàn thanh

tra ), còn trình tự, thủ tục trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an, kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân chưa được luật hoá một cách cụ thể Vì vậy, khi áp đụng còn chưa thống nhất hoặc có cách làm khác nhau Tính thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể của các quy định pháp luật như vậy làm

cho nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, điều tra bị lẫn lộn, chưa thống nhất về phương thức và cách làm cả phía cơ quan Nhà nước và

doanh nghiệp

Quan hệ hỗ trợ phối hợp, kết hợp công tác giữa các cơ quan làm

nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, điều tra chưa đi vào quy chế, nền nếp, mạnh ai nấy làm, không trao đổi thông tin, không sử dụng và kế thừa

kết quả cong tác của nhau, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát vì

thế rất thấp kém Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo, trùng

lặp trong thanh tra, kiểm tra, điều tra hiện nay

- Sự chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra, kiểm tra của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước chưa phát huy tốt và trách nhiệm chưa đầy đủ

Trang 33

không nghiêm ngay từ đầu, dẫn đến đùn đẩy lên trên, làm cho tính chất vụ việc thêm phức tạp, phải giải quyết nhiều lần, gây tốn kém thời gian, công sức của nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Để khác phục những khiếm khuyết, bất cập trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát hiện nay đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, toàn diện Có thể nêu ra những biện pháp cơ bản sau đây:

- Hoàn thiện thể chế Pháp luật quy định vẻ tổ chức, chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm toán ,thanh tra, kiểm tra, giám sát gắn với quá trình cải cách bộ máy Nhà nước

- Phân định rõ phạm vi, đối tượng kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát; xây dựng một cơ chế phối hợp chặt chế giữa các cơ quan, tổ chức

có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng chồng lấn,

trùng lặp trong hoạt động

- Hoàn thiện cách thức, phương thức tiến hành các hoạt động kiểm

toán ,thanh tra, kiểm tra, giám sát, cho từng cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiếm tra, giám sát thật sự trong sạch, vững mạnh

- Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính công, cũng

cần làm rõ ranh giới các loại hình kiểm tra chủ yếu sau Pham vi kiểm tra của kiểm toán Nhà nước:

Trên phương diện Pháp luật, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan Nhà

nước hoạt động một cách độc lập với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và

các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết

Trang 34

công của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế

Nhà nước và các đoàn thể, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân

sách cấp

Theo pháp luật hiện hành của Nhà nước ta thì Kiểm toán Nhà nước

thực hiên kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi trình ra Hội đồng nhân dân và tổng quyết

toán Ngân sách Nhà nước của Chính phủ trước khi trình Quốc hội; kiểm

toán báo cáo quyết toán của Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, Toà án Nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,

các đơn vị sự nghiệp cơng, các đồn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí Nhà nước Kiểm toán báo cáo quyết toán của các chương

trình dự án, các công trình đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước.v.v Phạm vị hoạt động của KTNN không có vùng cấm Nói cách khác, ở đâu có quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và tài chính công thì ở

đó phải chịu sự kiểm toán của KTNN

So với phạm vị hoạt động của Kiểm toán Nhà nước các nước trên thế giới thì phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ta về cơ bản không có khác biệt, nhưng trong các văn bản pháp luật phạm vi và đối tượng của KTNN chưa được quy định cụ thể hoá, gây ra những trở ngại nhất định cho hoạt động thực tiến của KTNN Chúng tôi cho rằng những vấn đề này cần

phải sớm được khắc phục để tăng cường hiệu qủa hoạt động của KTNN

Phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước chủ yếu xoay quanh việc kiểm tra giấm sát việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước và các nguồn lực tài chính công ở các đối tượng liên quan Hoạt động của KTNN là hoạt động kiểm tra và xác nhận độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và là

Trang 35

Phạm vì kiểm tra của Thanh tra Nhà nước

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà

nước; thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Pham vi hoạt động của Thanh tra Nhà nước là kiểm ta, giám sát việc

chấp hành các chính sách, chế độ, các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân

Việc kiểm tra, giám sát về ngân sách và tài chính công chỉ là một lĩnh vực trong hoạt động của thanh tra Nhà nước Thanh tra chuyên ngành tài chính do hệ thống thanh tra tài chính các cấp đảm nhiệm

Theo pháp lệnh Thanh tra, thanh tra tài chính là một bộ phận trong cơ

cấu thanh tra Nhà nước, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực hoạt động tài

chính ngân sách Hệ thống thanh tra Tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức, nghiệp vụ Thanh tra Xét trên góc độ chung thì giống như Thanh tra của các Bộ, ngành khác là Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội và công dân

theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của ngành tài chính

Xét trên góc độ cụ thể theo quy định của Quyết định số 173/TC-QĐ- TCCB ngày 21/5/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Thanh tra Tài chính là

một chức năng quan trọng của cơ quan tài chính Nhà nước, là một công cụ

quản lý tài chính có hiệu lực, nhằm bảo đảm cho pháp luật, các chính sách; chế độ tài chính và kế hoạch ngân sách Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh

Trong phạm vi chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, các cơ quan Tài chính có trách nhiệm tổ chức thanh tra hoạt động tài chính đối

với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các công dân có mối

Trang 36

Nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra Tài chính là:

- Thanh tra việc chấp hành Pháp luật và các chính sách, chế độ tài chính, kế toán, kế hoạch ngân sách Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân

- Xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định

của Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thanh tra

Như vậy, Thanh tra Tài chính hoạt động trong phạm vị chức năng

nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước nói chung trên lĩnh vực tài chính như một

công cụ nội kiểm của hệ thống cơ quan hành pháp

- Các công cụ kiểm tra kiểm soát khác như Viện kiểm sát, công an kinh tế, thanh tra ngành v.v được xem là các cơng cụ kiểm sốt Nhà nước

có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ về các ngành nghề chuyên môn cụ thể

và có sự khác biệt khá xa với hoạt động của loại hình KTNN, Thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính

1.2.4 Những tác động các công cụ kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ

của Nhà nước với các quan hệ kinh tế xã hội

Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát là một trong những phương

thức thực hiện chức năng quản vĩ mô của Nhà nước Trong chế độ ta, tất

cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Với quyền lực nhân dan giao cho, Nhà nước quản lý xã hội để phục vụ nhân dân Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước bao gồm 3 mặt thống nhất chặt chế với nhau như sau:

- Ban hành quyền quản lý;

- Tổ chức, phân công, chỉ đạo thực hiện các quyết định quản lý; - Kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý

Như vậy, Nhà nước ban hành pháp luật là để quản lý Nhưng chỉ ban

Trang 37

tiếp theo là phải tổ chức, điểu hành để biến các quy định của pháp luật trở thành hành vi xử sự của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân Cuối cùng là phải

kiểm tra, đánh giá chất lượng của pháp luật để đề ra các biện pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lại các quy định của pháp luật Rõ ràng kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong 3 mặt thống nhất của quản lý (hiểu theo

nghĩa rộng), là một khâu không thể thiếu của hoạt động quản lý Nhà nước Quan điểm của Đảng ta về hoạt động quản lý và công tác thanh tra, kiểm

tra, giám sát được hình thành trên nguyên lý của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn luôn coi kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát là công tác cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước Theo quan

điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, ở đâu có Nhà nước thì ở đó có thanh tra,

kiểm tra, giám sát Lênin đã từng nói : "quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn để cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra trong việc để ra chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đó

Kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, và giám sát là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý hành vì ví phạm pháp luật

Kiểm toán, Thanh tra, kiểm tra, giám sát là phương thức bảo đảm pháp chế

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống chính trị và bộ máy

Nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nội dung của nguyên

Trang 38

nhiệm đã được quy định trong các văn bản pháp luật Ngay trong hoạt động ban hành các quyết định, các văn bản quản lý, nguyên tắc pháp chế cũng

được thể hiện ở việc văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với các quy

định trong các văn bản của cơ quan cấp trên, văn bản có hiệu lực thấp hơn phải phục tùng những văn bản có hiệu lực cao hơn và mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp - đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất

Về phía các đối tượng quản lý, mọi công dân, tổ chức trong mọi mặt

của đời sống kinh tế - xã hội đều phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Hệ thống pháp luật quy định cho mỗi công dân, mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức có quyển nhất định như quyền tự do kinh doanh, tự do di lại,

quyển được học tập, quyển có nhà ở đồng thời pháp luật cũng quy định những nghĩa vụ nhất định Ngoài ra, pháp luật còn có những quy phạm điều

chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Pháp chế đòi hỏi tất cả những quy định

đó đều phải được tuân thủ một cách tuyệt đối

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, không phải lúc nào, ở đâu pháp luật cũng được thực thi nghiêm chỉnh Sự vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ

còn là một thức tế Để giải quyết vấn đề này, người ta có thể áp dụng nhiều biên pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế Tất cả các biện pháp đó

đều cần đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Chỉ có qua thanh tra,

kiểm tra, giám sát mới có thể đánh giá được một cơ quan, tổ chức, cá nhân

nào đó chấp hành pháp luật như thế nào, có vi phạm pháp luật hay khong, vi

phạm ở mức độ nào Từ đó đề ra những biên pháp xử lý thích hợp Do vậy,

thanh tra, kiểm tra, giám sát chính là một phương thức bảo đảm pháp chế

Kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, và giám sát là biện pháp ngăn

ngừa, phát biện và xử lý hành vi vì phạm pháp luật Đặc biệt là các vi phạm trong lĩnh vực tài chính công

Tại Pháp lệnh chống tham những và Pháp lệnh thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí năm 1998 đều có những quy định về trách nhiệm của các cơ

Trang 39

Quốc hội; các cơ quan hành chính Nhà nước; các cơ quan Thanh tra, Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nhấn mạnh việc “định kỳ kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hoá” Nghị quyết cũng xác định một trong những biện pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham những là phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán, bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản cơng, tài chính Đảng, đồn thể, tài chính các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ đo nhân dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ

Tuy nhiên, vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn, giám

sót khơng chỉ và không phải chủ yếu là phát hiện và xử lý mà quan trọng hơn, thanh tra, kiểm tra, giám sát đóng vai trò như một biện pháp phòng

ngừa hữu hiệu các vì phạm pháp luậi Tính phòng ngừa của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với các hành vi vì phạm pháp luật được thể

hiện ở những mặt sau:

Một là, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát (dù được thực hiện

bằng phương thức gì, do cơ quan nào tiến hành) luôn luôn là hiện thân của

kỷ cương Pháp luật Chỉ riêng sự hiện diện của các cơ quan thanh tra, kiểm

tra, kiểm toán, giám sát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát rằng: Pháp luật phải

được tuân thủ Sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát định kỳ, thường

xuyên hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lên các đối tượng và nhờ đó, nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật

Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát.không chỉ có chức năng bảo đảm pháp chế mà còn có chức năng tìm hiểu, giúp đố, định hướng cho

Trang 40

trở nên quan trọng nếu chúng ta quan niệm về một Nhà nước làm dịch vụ

công Khi đó các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và

giám sát sẽ thực sự trở thành một trong những điaạ chỉ mà các cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp công dân trông cậy để có thể nhận được những khuyến

nghị, những chỉ dẫn bảo đảm cho mình đúng Pháp luật

Hai là, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, và giám sát luôn luôn là cách

thức phân tích, mổ xẻ một cách sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân,

động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của một hành vi vi phạm Do vậy các giải pháp (các khuyến nghị, kiến nghị, yêu cầu ) được đưa ra từ hoạt động thanh tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý hành vi vi phạm Pháp luật mà nó phát hiện được mà nó cồn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác

Bà là, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát dù là hình thức nào

cũng luôn luôn có tính định hướng và tính xây dựng Vai trò phòng ngừa

của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát được để cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính chủ động

1.3 VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG KIEM TRA, KIEM SOAT VI MO NEN KINH TE

CUA KTNN

KTNN là một trong những công cụ kiểm tra, kiểm sốt vĩ mơ nền

kinh tế Tuy nhiên, vai trò và nội dung kiểm tra, kiểm soát của KTNN khác

với các công cụ kiểm tra kiểm soát khác Để có thể hiểu rõ hơn việc Nhà

nước sử dụng công cụ KTNN như thế nào trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân, phần này của để tài tập trung nghiên cứu về vai trò và nội dung kiểm tra, kiểm soát vĩ mô nền kinh tế của KTNN

Ngày đăng: 18/10/2014, 02:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w