1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn

26 935 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 296,37 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ THỊ THU THỦY PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: PGS.TS Trần Đình Thao . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tháng 9/2008 trở thành mốc khó quên trong lịch sử kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ rồi nhanh chóng lan rộng ảnh hưởng toàn cầu. Tiếp theo sau đó là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu mà Hy Lạp là nước đầu tiên bước vào vòng xoáy này. Nền kinh tế thế giới hứng chịu nhiều hệ quả nặng nề. Suy thoái kép không xảy ra, nhưng những cuộc khủng hoảng ở quy mô quốc gia hay khu vực trong suốt 5 năm qua dường như đang trì hoãn những nỗ lực phục hồi kinh tế toàn cầu sau cơn "địa chấn" tài chính 2008. Sáu năm sau khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn chưa thể phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất ổn khi lạm phát và lãi suất cho vay cao, nợ xấu trở nên nhức nhối, thu nhập tăng chậm và đời sống người dân khó khăn…Muốn thoái khỏi tình trạng này, Việt Nam phải dọn dẹp hệ thống ngân hàng, tiếp tục cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và hồi sức cho khu vực tư nhân trước khi thành tựu của 14 năm kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời bị xóa sạch. Trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, khi hàng ngày có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản thì kinh tế hộ gia đình đặc biệt là hộ kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế cả nước. Ngoài việc đóng góp vào mức tăng trưởng chung của cả nước, các hộ kinh doanh còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Đặc biệt, hộ kinh doanh thương mại còn là mạng lưới rộng nhất, phát triển đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không thay thế được. Vì vậy, đây chính là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương. 2 Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Vì vậy, muốn kinh tế phát triển, tăng trưởng thì phải cung ứng đủ vốn cho các thành phần kinh tế thông qua cung cấp tín dụng. Do đó, việc phát triển cho vay đối với hộ kinh doanh là cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn và từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn” làm đề tài để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển cho vay hộ kinh doanh của NHTM; - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn. Qua đó rút ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong phát triển cho vay hộ kinh doanh. - Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những giải pháp để phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng. * Câu hỏi nghiên cứu: - Nội dung phát triển cho vay hộ kinh doanh là gì? Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển cho vay hộ kinh doanh? Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay hộ kinh doanh? - Thực trạng phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn hiện nay như thế nào? - Ngân hàng phải làm gì để phát triển cho vay hộ kinh doanh? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn 3 đề lý luận và thực tiễn liên quan cho vay hộ kinh doanh tại Agribank Quận Ngũ Hành Sơn. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn và đề xuất giải pháp phát triển trong thời gian tới. Phạm vi thời gian: Thực trạng được nghiên cứu trên cơ sở số liệu từ năm 2011 đến năm 2013 và đề xuất giải pháp phát triển trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa một số vấn đề về cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng, rút ra những kết quả, hạn chế trong việc phát triển cho vay hộ kinh doanh. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để phát triển cho vay hộ kinh doanh nhằm tăng nguồn thu nhập cho Chi nhánh. 5. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn. Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. CHO VAY HỘ KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm và vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế a. Khái niệm hộ kinh doanh Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có các đặc điểm pháp lý sau: Không có tư cách pháp nhân; Là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ; Chế độ chịu trách nhiệm; Tính bền vững không cao; Không phân biệt được giữa lao động của chủ hộ với người lao động làm thuê. b. Vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế - Hộ kinh doanh góp phần tạo việc làm, sử dụng số lượng lớn lao động trong xã hội, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo - Hộ kinh doanh có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phân công lao động dẫn tới chuyên môn hóa - Hộ kinh doanh là kênh quan trọng, phân phối và lưu thông hàng hóa tới vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước Với mạng lưới rộng khắp cả nước, cả ở những vùng sâu, 5 vùng xa, hộ kinh doanh là một kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng mà không có bất cứ một kênh nào có thể làm được. 1.1.2. Phân loại hộ kinh doanh - Căn cứ vào ngành nghề hoạt động: + Hộ kinh doanh hoạt động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp + Hộ kinh doanh hoạt động trong ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến + Hộ kinh doanh hoạt động trong ngành vận tải, xây dựng + Hộ kinh doanh hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ + Hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành khác - Căn cứ vào chủ tạo lập ra nó: + Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ + Hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ + Hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ - Căn cứ vào Giấy phép đăng ký kinh doanh + Hộ kinh doanh không có giấy phép kinh doanh + Hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh 1.1.3. Vai trò cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng thương mại - Cho vay hộ kinh doanh còn giúp ngân hàng bán chéo sản phẩm, thu hút được tiền gởi dân cư và các dịch vụ khác, giúp tăng nguồn thu nhập cho Ngân hàng. - Đối với hộ kinh doanh, hoạt động cho vay có vai trò: + Các ngân hàng khi cho vay sẽ bổ sung vốn cho các hộ kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động của hộ kinh doanh được ổn định. + Tạo điều kiện cho hộ kinh doanh được tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh. + Thúc đẩy các hộ kinh doanh tính toán, hạch toán trong sản 6 xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. + Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong xã hội. - Đối với nền kinh tế, hoạt động cho vay hộ kinh doanh giúp tăng thu nhập cho hộ kinh doanh từ đó thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế. 1.1.4. Đặc điểm cho vay hộ kinh doanh - Cho vay hộ kinh doanh là một lĩnh vực có tiềm năng lớn. - Nhu cầu vay kinh doanh co dãn nhiều với lãi suất. Người đi vay quan tâm nhiều đến lãi suất phải chịu - Phân tán được rủi ro do số lượng khách hàng đông - Chi phí quản lý tăng do nhiều khách hàng 1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Quan niệm phát triển cho vay hộ kinh doanh a. Quan niệm phát triển cho vay hộ kinh doanh Phát triển cho vay là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình như vốn, hệ thống mạng lưới, công nghệ, nguồn nhân lực nhằm gia tăng về quy mô, mở rộng thị phần, đa dạng hóa và hợp lý hóa cơ cấu cho vay hộ kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay và tăng thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh trên cơ sở kiểm soát mức rủi ro và đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Việc phát triển cho vay hộ kinh doanh có ý nghĩa: - Là vấn đề tất yếu trong kinh doanh, việc phát triển cho vay giúp nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng do tăng thu nhập từ cho vay và kiểm soát rủi ro 7 - Giúp ngân hàng phân tán được rủi ro trong hoạt động cho vay - Góp phần đa dạng hóa đối tượng khách hàng - Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. b. Sự cần thiết của phát triển cho vay hộ kinh doanh Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn lực tài chính trong xã hội, để đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh chiểm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu nhập từ cho vay. Nó có sự quyết định to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ khác, bán chéo sản phẩm, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ, giảm dần tỷ trọng thu nhập từ cho vay. Đây là một hướng phát triển trong tương lai của các Ngân hàng. 1.2.2. Nội dung phát triển cho vay hộ kinh doanh a. Mở rộng quy mô cho vay b. Gia tăng thị phần c. Đa dạng hóa sản phẩm và hợp lý hóa cơ cấu cho vay d. Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay e. Kiểm soát rủi ro f. Tăng trưởng thu nhập cho vay 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển cho vay hộ kinh doanh a. Nhóm tiêu chí tăng trưởng quy mô - Tăng trưởng dư nợ cho vay hộ kinh doanh: - Tăng trưởng số lượng khách hàng: b. Tiêu chí tăng trưởng thị phần cho vay hộ kinh doanh 8 c. Tiêu chí đa dạng hóa sản phẩm và hợp lý hóa cơ cấu cho vay d. Tiêu chí về chất lượng dịch vụ cho vay e. Tiêu chí về mức độ kiểm soát rủi ro trong cho vay f. Tiêu chí về sự tăng trưởng thu nhập cho vay 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay hộ kinh doanh a. Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng - Định hướng phát triển trong kinh doanh và chính sách tín dụng của ngân hàng - Năng lực tài chính của ngân hàng - Quy trình tín dụng - Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng - Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng b. Nhóm các nhân tố bên ngoài tác động đến Ngân hàng - Nhân tố thuộc về khách hàng - Tình hình kinh tế vĩ mô - Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực cho vay hộ kinh doanh - Môi trường văn hóa – xã hội KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 [...]... TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển. .. vụ cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn qua khảo sát điều tra d Kiểm soát rủi ro e Thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 2.3.1 Những kết quả đạt được Qua 17 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng No&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn. .. trình cho vay của Ngân hàng - Môi trường kinh tế - xã hội và các chính sách của cơ quan nhà nước - Tình trạng thông tin bất cân xứng và những yếu tố thuộc về khách hàng KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 15 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 3.1 NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ... NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 2.2.1 Tình hình và đặc điểm khách hàng hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn Hiện nay, trước tình hình hậu khủng hoảng kinh tế, hoạt động kinh doanh với mô hình hộ kinh doanh càng phát triển và ổn định hơn so với doanh nghiệp Mô hình này có vốn đầu tư nhỏ, ít chịu ảnh hưởng lớn từ biến động của nền kinh. .. thế lớn trong cho vay hộ kinh doanh tại địa bàn Quận 16 Ngũ Hành Sơn là các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước 3.1.3 Định hướng và mục tiêu phát triển cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank phải thực sự trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cấp tín dụng cho phát triển kinh tế hộ sản xuất kinh doanh Áp dụng công nghệ thông tin hiện... Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn trong điều kiện hiện nay nhằm duy trì và phát triển khách hàng hộ kinh doanh vay vốn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh với các NHTM hiện nay Do vậy, Chi nhánh không ngừng thực hiện các biện pháp để phát triển cho vay hộ kinh doanh đảm bảo phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khả năng của ngân. .. đến hoạt động phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn a Hạn chế Thứ nhất: tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh, dư nợ cho vay hộ kinh doanh vẫn còn thấp và chiếm 14 một tỷ lệ chưa cao trong tổng dư nợ cho vay Thứ hai: Nhìn chung các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh còn đơn điệu, chưa có sự khác biệt và đa dạng so với... Các biện pháp phát triển cho vay hộ kinh doanh đã thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian qua - Giao khoán chỉ tiêu đến từng cán bộ tín dụng - Tăng khả năng tiếp cận khách hàng hộ kinh doanh để tăng số lượng khách hàng hộ kinh doanh - Đánh giá lại khách hàng để tăng mức dư nợ, giảm lãi suất cho vay - Mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển các sản... khách hàng và khả năng của ngân hàng Luận văn đã đánh giá những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh Từ đó, luận văn đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị hiệu quả, tích cực nhằm góp phần phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn Đối với Nhà nước Đối với Ngân hàng Nhà nước Đối với NHNo&PTNT... xuất kinh doanh: Phát triển cho vay hộ kinh doanh hoạt động ở những lĩnh vực, những ngành nghề có triển vọng phát triển, có lợi thế và phù hợp với xu thế phát triển chung của Quận và của Thành phố - Theo phân loại khách hàng: Đánh giá khách hàng theo các tiêu chuẩn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp từ đó đưa ra các chính sách khác nhau phù hợp với từng khách hàng - Theo thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay . TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 2.2.1. Tình hình và đặc điểm khách hàng hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát. PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG. về phát triển cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành

Ngày đăng: 13/07/2015, 12:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w