1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác bảo hiểm cho người nghèo Tỉnh Bến Tre.

26 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 189,2 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ HỮU NHÂN CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Đà Nẵng ngày 22 tháng 07 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – H ọc liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người trong cuộc sống, cũng như trong quá trình lao động luôn phải chịu ảnh hưởng và chịu sự tác động của môi trường. Môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, nên ốm đau bệnh tật là khó ai tránh khỏi. Chính vì vậy được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ là một nhu cầu tất yếu của mọi người xã hội. Bến Tre là một tỉnh còn nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, ngoài việc phát triển nền kinh tế xã hội nâng cao mức sống người dân, thì tỉnh còn chú trọng quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Xuất phát từ yêu cầu thực tiển đó, em đã chọn đề tài “Công tác Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Bến Tre” làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác BHYT. - Nghiên cứu thực trạng công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác BHYTcho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: BHYT cho người nghèo - Phạm vi nghiên cứu: BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2008 đến 2013. 4. Ph ương pháp nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu, việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh … 2 Cách tiếp cận: Thu thập số liệu từ cơ sở dữ liệu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre, Chi cục Thống kê, Sở Y tế 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài góp phần nhằm hoàn thiện công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre, qua đó đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp trong công tác BHYT cho người nghèo 6. Tổng quan tài liệu Trong thời gian qua đã có không ít đề tài, bài viết nghiên cứu xung quanh vấn đề về BHYT và công tác BHYT. Mỗi đề tài nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau. 7. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Chỉ ra thực trạng, những ưu điểm, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác BHYTcho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, hoàn thiện hơn trong công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về BHYT cho người nghèo - Chương 2: Thực trạng về BHYT cho người nghèo tại Bến Tre - Ch ương 3: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác BHYT cho người nghèo tại Bến Tre 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM Y TẾ 1.1.1.Khái niệm, bản chất và nguyên tắc của BHYT a. Khái niệm Chính sách về BHYT được Đảng và Nhà nước ta tổ chức thực hiện từ năm 1992. Ngày 14/11/2008 Luật BHYT được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Khái niệm về BHYT được hiểu là:“BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm phải tham gia theo quy định của Luật BHYT”. b. Bản chất BHYT là một phần thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. BHYT sẽ đảm bảo cho những người tham gia BHYT phòng tránh bệnh tật, chữa trị và khôi phục sức khỏe sau bệnh tật. BHYT giúp người tham gia BHYT khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu KCB của mọi người dân. BHYT góp phần nâng cao chất lượng và công bằng trong KCB. BHYT góp phần giảm gánh nặng cho NSNN thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT. BHYT mang tính cộng đồng và chia sẽ rủi ro rất cao, nó thể hiện sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau. c. Nguyên t ắc - Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; 4 - Mức đóng BHYT theo tỷ lệ % của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hoặc mức lương tối thiểu; - Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng, trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT; - Chi phí KCB do quỹ BHYT và người tham gia cùng chi trả, - Quỹ BHYT được quản lý tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. 1.1.2. Đặc điểm của công tác BHYT đối với người nghèo - Người nghèo nên thường không có tiền mua BHYT. Do đó BHYT là hết sức cần thiết cho họ có thể chăm sóc sức khỏe. - Người nghèo thường có trình độ thấp nên ít am hiểu về các thủ tục hành chính, lợi ít được hưởng của người tham gia BHYT. - Người nghèo thường hay bị đau ốm và dễ bị tác động và tổn thương do họ không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe. - Người nghèo tham gia BHYT thông qua trợ cấp từ ngân sách Nhà nước. Người nghèo thường có tâm lý chủ quan trong việc CSSK 1.1.3. Vai trò của BHYT Thứ nhất BHYT chính là biện pháp để xoá đi sự bất công giữa người giàu và người nghèo trong việc KCB. Thứ hai: BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Thứ ba: Bảo hiểm y tế mang tính nhân đạo và đoàn kết theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”. Th ứ tư: BHYT làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư. 5 Thứ năm: BHYT còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Thứ sáu: Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó. Thứ bảy: BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thứ tám: BHYT còn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế. 1.1.4. Mối quan hệ giữa BHYT và chế độ chăm sóc y tế cho người nghèo Chăm sóc sức khỏe nghĩa là nhằm giải quyết những vấn đề sức khoẻ có tính phổ biến và quan trọng của cộng đồng. Phương châm là thực hiện kết hợp phòng bệnh (chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng) với điều trị bệnh tật (khám, chữa bệnh). Nếu công tác chăm sóc khoẻ ban đầu làm tốt, phòng bệnh đạt hiệu quả cao thì tỉ lệ bệnh tật và tử vong giảm xuống, các chi phí khám, chữa bệnh cũng giảm và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động BHYT. 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO 1.2.1. Tổ chức việc cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo. - Người nghèo phải được rà soát chặt chẽ, đúng đối tượng . Việc lập danh sách phải đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ số lượng. Công tác cấp phát thẻ được thể hiện rõ qua trình tự sau: Trình tự thực hiện: được thực hiện qua 5 bước. Bước 1: Khảo sát, bình xét hộ nghèo B ước 2: UBND xã phường, thị trấn lập danh sách Bước 3: UBND các huyện, thành phê duyệt danh sách chuyển về Sở Lao động - TB và XH 6 Bước 4: Sau khi Sở Lao động - TB và XH thẩm định, phê duyệt thị chuyển sang BHXH tỉnh in cấp thẻ BHYT. Bước 5: Sau 05 ngày UBND các huyện, thành thị nhận thẻ về cấp phát cho đối tượng. Bước 6: Sở Lao động - TB và đề nghị chuyển kinh phí cho Bảo hiểm xã hội tỉnh. 1.2.2. Tổ chức mạng lưới BHYT tạo thuận lợi cho người nghèo Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác BHYT cho người nghèo. BHYT ra đời đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân của người nghèo, đảm bảo và tạo tính công bằng cho người dân trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. 1.2.3. Nâng cao chất lượng về công tác BHYT và chăm sóc sức khỏe cho đối tượng BHYT Hiện nay, trong quá trình tiến tới BHYT toàn dân, một trong những giải pháp được đặt ra hàng đầu là phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thái độ phục vụ, đáp ứng nhu cầu KCB ngày một tăng lên theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội người dân. Cải cách thủ tục hành chính trong việc khám chữa bệnh, trong thanh toán chi phí KCB. Tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo và người dân không phải chờ đợi lâu, mất thời gian. Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở KCB hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng, đủ các thủ tục khám, chữa bệnh BHYT. 1.2.4. Qu ản lý việc sử dụng thẻ BHYT của người nghèo 7 Trong các năm gần đây thì công tác BHYT cho người nghèo đã và đang mang lại nhiều kết quả rất tốt, qua đó đáp ứng nhu cầu KCB của người nghèo. Công tác xác định và lập danh sách cho người nghèo ở một số địa phương còn diễn ra chậm, còn thiếu soát. Phải thưởng xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác BHYT cho người . - Công tác cấp thẻ BHYT được tiến hành chặt chẽ đãm bảo thẻ BHYT đến tận tay người nghèo đúng lúc, đủ số lượng . 1.2.5. Tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho người nghèo Trên thực tế thẻ BHYT đã và đang chưa phát quy hết vai trò và lợi ích của nó, đặc biệt là công tác thẻ BHYT cho người nghèo Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền đa dạng với nhiều hình thức, như báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng…Nội dung tuyên tuyền phải đảm bảo, nội dung phải ngắn gọn, dễ hiễu, dễ nhớ. Bên cạnh đó cần mở các cuộc tiếp xúc trực tiếp ở các vùng sâu, vùng xa để người nghèo và người dân có thể giúp họ giải quyết các vấn đề thắc mắc.Lòng ghép và đưa công tác giáo dục ý thức vào các cuộc họp tổ nhân dân tự quản, hội Nông dân, hội Cụ chiến binh. 1.2.6. Xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo Xã hội hóa bao gồm: đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân ) trong đó y tế Nhà nước có vai trò chủ đạo, cho phép nhiều lực lượng có hiểu biết và kinh nghi ệm nghề nghiệp tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 8 dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm cung ứng dịch các vụ y tế ngày càng thuận tiện cho người dân. 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO 1.3.1. Tiêu chí đánh giá về công tác BHYT cho người nghèo - Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo được cấp thẻ BHYT là 100%. Tất cả người nghèo cỏ thẻ BHYT để KCB và chăm sóc sức khỏe. - Đảm bảo 100% các trạm y tế cơ sở có bác sĩ, để tạo điều kiện cho người dân và người nghèo trong việc KCB và chăm sóc sức khỏe. - Đảm bảo và đáp ứng cho người nghèo, được hưởng các chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ và đúng quy định Để người nghèo ngày càng được chăm lo sức khỏe tốt hơn thì đòi hỏi phải cần được sự quan tâm hơn nữa của các ngành các cấp và toàn xã hội. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác BHYT cho người nghèo - Nhân tố về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. - Nhân tố về điều kiện kinh tế: tình hình phát triển, cơ cấu kinh tế. - Nhân tố về điều kiện xã hội: Nhân khẩu, tập quán, tôn giáo, truyền thống và trình độ nhận thức của từng cộng đồng dân cư… Trình độ đội ngũ công chức đóng vai trò rất quan trọng trong công tác BHYT đặc biệt là BHYT cho người nghèo. 1.3.3. Kinh nghiệm bảo đảm BHYT cho người nghèo tại một số địa phương [...]... và chăm sóc sức khỏe của người nghèo và người dân 3.2.3 Tăng cường công tác quản lý sử dụng thẻ BHYT 3.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục Trước hết, về công tác BHYT cho người nghèo nói riêng và công tác BHYT nói chung, phải quán triệt đầy đủ và sâu sắc cho các ngành các cấp trong tỉnh Từ tỉnh đến tuyến cơ sở phải có ý thức và trách nhiệm về công tác BHYT cho người nghèo, ý thức được rằng đây... cũng góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện cho người dân trong việc 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH BẾN TRE 2.3.1.Những kết quả đạt được Công tác BHYT cho người nghèo ra đời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngưởi nghèo, giúp người nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại Nó là chiếc phao giúp nghèo và đảm bảo cho họ trong việc KCB và giảm bớt gánh nặng về kinh... nước về BHYT, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI BẾN TRE 3.2.1 Đẩy mạnh công tác cấp phát thẻ BHYT người nghèo Việc xác định người nghèo phải được thực hiện chặt chẽ và đồng bộ hơn hơn Phải tiến hành thực hiện từ tuyến cơ sở đảm bảo xác định đúng, đầy đủ đối tượng nghèo Phải có tiêu chí đánh giá người nghèo một cách rõ ràng,... làm cho chính sách BHYT cho người nghèo phát huy hết ý nghĩa Qua đó từng bước hoàn thiện để tiến tới lộ trình BHYT CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI BẾN TRE 2.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẾN TRE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, ... quyết vấn đề BHYT cho người nghèo ở Bến Tre trong tương lai a Xác định nhu cầu BHYT cho người nghèo Người nghèo rất cần và có nhu cầu rất lớn với thẻ BHYT trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Để đáp ứng nhu cầu đó trong các năm qua Bến Tre luôn cố gắn phấn đấu đảm bảo cho mọi người nghèo đều có thẻ BHYT, cụ thể đến năm 2015 Bến Tre có ít nhất 98% trong số 110.000 người nghèo sẽ có thẻ BHYT,... của người nghèo và người dân Thấy được vai trò quan trọng đó Bến Tre đã chú trọng triển khai công tác BHYT cho người nghèo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.CSSK cho người nghèo thông qua chính sách BHYT là một chủ trương đúng đắn, thể hiện tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc của truyền thống “lá lành đùm lá rách” Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khi mà đại bộ phận người nghèo của tỉnh. .. của người nghèo nói riêng và BHYT cho các đối tượng khác nói chung 2.2.5 Thực trạng công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho người nghèo - Người nghèo vẫn chưa phát quy và hiểu hết vai trò của thẻ BHYT trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Ngoài việc chưa phát quy vai trò của thẻ BHYT thì người nghèo, thì một số vần đề của người nghèo cần phải được giải quyết, giáo dục ý 17 thức Trong đó công tác. .. người nghèo là 164.864 đến năm 2013 số người nghèo còn 111.823 người Tổng số dân qua các năm liên tục giảm xuống năm 2008 là 1.263.328 đến năm 2012 là 1.275.548 người Với những số liệu cụ thể trên từ năm 2008 - 2013 thì có thể nói công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bến Tre được thực hiện rất tốt Công tác Kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát dân của tỉnh Bến tre được thực rất có hiệu quả Tuy số người nghèo. .. tế như cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường bảo hiểm, bảo hiểm riêng cho từng loại bệnh, bảo hiểm bệnh cấp cứu, tai nạn và bệnh nghề nghiệp 3.3.2 Đối với các ngành, các cấp - Trước hết cần tập trung công tác xóa đói giảm nghèo, cần có những chính sách hỗ trợ, biện pháp cụ thể để tạo điều kiện cho người nghèo từng bước thoát nghèo 23 - Kết hợp chặt chẽ với tuyến cơ sở bình xét hộ nghèo, ... của tỉnh được giảm xuống nhưng nhìn chung tỷ lệ người nghèo và số dân của tỉnh vẫn còn cao so với mặt bằng chung của cả nước Do đó Bến Tre cần cố gắng hơn nữa trong việc giảm nghèo và kiểm soát tốc độ tăng dân số, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân 13 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH BẾN TRE THỜI GIAN QUA 2.2.1 Thực trạng việc cung ứng thẻ BHYT cho người nghèo . tại trong công tác BHYTcho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, hoàn thiện hơn trong công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện. THỰC TRẠNG VỀ BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI BẾN TRE 2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẾN TRE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng. luận về BHYT cho người nghèo - Chương 2: Thực trạng về BHYT cho người nghèo tại Bến Tre - Ch ương 3: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác BHYT cho người nghèo tại Bến Tre 3

Ngày đăng: 13/07/2015, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w