Phá giá đồng VND có phải là giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Hiện nay

16 545 0
Phá giá đồng VND có phải là giải pháp quan trọng  nhất để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 6 : Lớp CH23K Tham gia nghiên cứu bài tập môn “ Kinh tế quốc tế” gồm có 1. Trần Thị Thanh 2. Nguyễn Tất Thành 3. Nguyễn Thị Ngọc Dung 4. Thiều Thị Ngọc Chi 5. Nguyễn Thị Thanh Mai 6. Nguyễn Thanh Mai 7. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ 8. Dương Thị Băng Nhung. 1 Lời nói đầu 3 Phần I: Lý thuyết xuất khẩu và phá giá tiền tệ 4 1.Biện pháp các nước đang phát triển sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu: 4 2.Những vấn đề chung về phá giá đồng nội tệ: 6 2.1.Điều kiện để một cuộc phá giá nội tệ thành công: 6 2.2.Tác động của phá giá nội tệ đến xuất khẩu: 7 Phần II. Phá giá tiền tệ trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay 10 1.Ảnh hưởng của phá giá đến cán cân vãng lai 10 2. Luồng vốn vào – ra trong nền kinh tế 14 3. Ảnh hưởng của phá giá đến lạm phát 14 4. Tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam 14 5. Ảnh hưởng của phá giá đến ngân sách 15 Kết luận: 15 2 Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo hướng là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã phải gồng mình để chống lại những đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và chúng ta cũng thấy được các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ta trong việc can thiệp để giữ vừng sự phát triển kinh tế quốc gia, giữ vững vị thế đất nước, trong những công cụ điều hành đó, chúng ta cũng thấy được sự thành công và khôn khéo trong việc sử dụng công cụ điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu về vấn đề phát triển xuất khẩu tại Việt Nam, chúng tôi xin được đề xuất nghiên cứu đến vấn đề: “Phá giá đồng VND có phải là giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Hiện nay.” Chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu tính đa chiều của tác động của việc phá giá đồng nội tệ đến xuất khẩu. Với thời lượng nghiên cứu có hạn, đề tài sẽ không tránh được sơ sài và thiếu sót, mong các bạn và cố góp ý, xây dựng, và hoàn thiện đề tài trên. 3 Phần I: Lý thuyết xuất khẩu và phá giá tiền tệ. 1. Biện pháp các nước đang phát triển sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu: Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu cách chính phủ Trung Quốc sử dụng công cụ tỉ giá hối đoái để đẩy mạnh xuất khẩu trong nước ra sao, Trung Quốc thực hiện phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) như thế nào? Chính sách phá giá nội tệ Trung Quốc được phân làm 05 giai đoạn: (1) Thời kỳ cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá (trước năm 1979); (2)Thời kỳ chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang thả nổi có điều tiết (1979-1993); (3)Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất 2 tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi (1994-1997); (4)Chính sách duy trì đồng NDT yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và giảm những cú sốc bên ngoài (1997-2005); (5) Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Thời kỳ cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá (trước năm 1979: Việc thực hiện cơ chế tỷ giá cố định đã làm cho giá trị đồng NDT luôn được gán cao hơn giá trị thực. Điều này làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, gây mất cân đối trong nền kinh tế Ngân sách nhà nước hàng năm phải bù lỗ cho sản xuất và tiêu dùng, năm 1979 mức bù lỗ là 76,3 tỷ NDT tương đương với 29% thu nhập tài chính. Vào lúc này con số nợ của TQ lên tới 47 tỷ USD trong khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt, lạm phát tăng cao. Nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, từ năm 1979 Trung Quốc đã thực hiện cải cách kinh tế. Chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế. Thời kỳ chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang thả nổi có điều tiết (1979-1993): Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT trên thị trường. Từ năm 1981- 1985, Trung Quốc thực hiện là phá giá đồng tiền. Trong thời gian này, đồng NDT được điều chỉnh 23 lần trong năm 1981, 28 lần trong năm 1982 và 56 lần trong năm 1984 ở các mức độ khác nhau để tiến tới tỷ giá thực của nó. Ra đời từ đầu những năm 1980 ở TQ, thị trường ngoại hối phát triển rất nhanh từ đầu những năm 1980 ở TQ, thị trường ngoại hối phát triển rất nhanh từ sau những năm 1986 dẫn tới một mạng lưới thanh toándựa vào thị trường Với sự hiện diện của thị trường này, đã làm cho tỷ giá trao đổi từng bước được dao động tự do hơn. Chính sách tỷ giá trong thời kỳ này đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán và đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Nếu như năm 1978 tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 20,64 tỷ USD bằng 9,8% GDP, đứng thứ 27 trên thế giới về buôn bán đối ngoại và cán cân thương mại là -15.002 triệu USD thì nhờ thương mại phát triển đến năm 1990 cán cân thương mại là 8.646 triệu USD. Cho nên, đầu những năm 90 (1991- 1993), Trung Quốc chính thức công bố áp dụng một tỷ giá thả nổi. Trong giai đoạn này, tỷ giá trao đổi của đồng NDT thường xuyên dao động, đồng NDT hầu như hạ giá. Sau khi tỷ giá được điều chỉnh tương đối sát với biến đổi của thị trường và sức mua thực tế của đồng NDT, tỷ giá danh nghĩa giữa đồng NDT với USD tương đối ổn định ở mức 5,2 -> 5,8 NDT/USD. Tuy nhiên, 4 mức điều chỉnh này được dựa vào mức giá giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm cho lạm phát cao ở Trung Quốc tác động xấu tới mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế. Có thể nói đây là những bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi tỷ giá hối đoá và chính sách tỷ giá ở Trung Quốc, là giai đoạn để cho tỷ giá ấn định trước đây được thả nổi theo sát với những diễn biến của thị trường. Như từ mức thặng dư thương mại là 9.165 triệu USD với tốc độ lạm phát 3,06% năm 1990 thì đến năm 1993 cán cân thương mại bị thâm hụt – 10.654 triệu USD và tốc độ lạm phát là 14,58%. Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất 2 tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi (1994-1997): Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ 5,8 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 35%. Đồng thời đưa tỷ giá chính thức ngang bằng với tỷ giá thị thường, thống nhất 2 tỷ giá về một tỷ giá. Mục tiêu nhằm kiềm chế lạm phát, kích thích xuất khẩu, khôi phục sản xuất trong nước; khắc phục tình trạng 2 tỷ giá chênh lệch quá lớn, hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, thao túng tỷ giá làm cho thị trường ngoại hối bất ổn Ban hành một loạt những biện pháp hỗ trợ và quản lý ngoại hối như: thực hiện chế độ ngân hàngkết hối, xoá bỏ sự găm giữ ngoại tệ và tăng giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng; cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái; xoá bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối Năm 1994 1995 1996 1997 FDI 33.79 35.84 40.18 44.23 Lạm phát (%) 24.2 16.9 8.3 8.3 Xuất khẩu (tỷ USD) 121 148.8 151.2 182.9 Nhập khẩu (tỷ USD) 115.7 129.1 138.9 142.2 Cán cân XNK +5.3 +19.7 +12.3 +40.7 Chính sách duy trì đồng NDT yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và giảm những cú sốc bên ngoài (1997-2005): Tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ Thái Lan sau đó đã lan rộng ra toàn khu vực và trên thế giới. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương không phá giá đồng NDT, tỷ giá vẫn giữ ở mức 8,3NDT/USD, với biên độ giao động nhỏ. Thu nhập ngoại tệ của các DN bắt buộc phải bán cho những NH đã được chỉ định trước, việc bán ngoại tệ cũng phải có hoá đơn theo quy định mới được rút, thậm chí các nhà đầu tư NN cũng phải bán ngoại tệ cho các NH TQ để đổi lấy một lượng NDT nhất định sử dụng trong lãnh thổ nước này Trong thời kỳ này, TQ đã liên tiếp 3 lần hạ lãi suất cho vay và tiền gửi bằng đồng NDT, lãi suất chiết 5 khấu cũng giảm 1,91%, đồng thời với việc giảm cả lãi suất với các loại tiền gửi bằng ngoại tệ, hỗ trợ vốn cho các DN, kích thích tiêu dùng ở các tầng lớp dân cư. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Ngày 21/07/05 nâng tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với đồng USD một lần lên 2%, tức là 8,11 NDT đổi 1 USD. Ngày 15/5/2006 Giá trung gian của tỷ giá hối đoái đồng NDT so với đồng USD lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 8NDT/1USD. Ngày 18/05/07 NHTW Trung Quốc thông báo biên độ giao dịch ngay giữa các ngân hàng từ mức 0,3% tăng lên 0,5%. Ngày 10/04/08, giá trung gian của tỷ giá hối đoái giữa đồng NDT với đồng USD lần đầu tiên xuống dưới mức 7NDT/1USD. Ngày 07/2008 Tỷ giá 6,8 NDT đổi 1USD nhằm mục tiêu kích thích tăng trưởng XK, khôi phục lại nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Ngày 06/2010 Đồng NDT đã giảm 1,8% lên mức 6,7081 nhân dân tệ/USD từ mức 6,8202 NDT/USD sau 23 tháng tỷ giá neo cố định. Ngày 29/04/11 Nhân dân tệ phá vỡ gưỡng 6,5 NDT/USD. Ngày 22/06/11 Nhân dân tệ lên mức 6,7980 NDT/USD. Xuất khẩu và vai trò của nó đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Những chính sách Trung Quốc sử dụng đã mang lại cho Việt Nam một số bài học trong việc thực hiện chính sách tỷ giá thúc đẩy xuất khẩu trong nước. 2. Những vấn đề chung về phá giá đồng nội tệ: 2.1. Điều kiện để một cuộc phá giá nội tệ thành công: Khi xem xét có nên phá giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc thận trọng các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá tiền tê, bao gồm các điều kiện sau: Thứ nhất, thị trường phải ổn định và lạm phát phải kiểm soát được. Khi môi trường vĩ mô ổn định, duy trì niềm tin vào VND thì ngân hàng nhà nước phải giữ một mức chênh lệch đủ lớn về lãi suất của VND và USD, song giữ cho VND không được mất giá quá nhanh khiến mức chênh lệch lãi suất không còn nhiều ý nghĩa. Khi thực hiện phá giá và mở đường cho nới lỏng tiền tệ hơn nữa sẽ tạo nguy cơ lạm phát và khiến cầu mua USD tăng lên. Một sự mất ổn định trong giá cả tiêu dùng và phá giá có thể dẫn đến kì vọng về lạm phát tăng cao và VND sẽ càng mất giá. Nếu rủi ro càng cao, kỳ vọng về phá giá và lạm phát sẽ càng lớn, tạo thành một vòng xoáy liên tục trong vài năm trước đây khi mà chúng ta đối phó với lạm phát hai con số. Như vậy có một sự mâu thuẫn ở một chừng mực nào đó giữa việc muốn ổn định vĩ mô và việc phá giá đồng nội tệ để cải thiện sức cạnh tranh. Ngân hàng nhà nước không thể lựa chọn cả hai nhưng quan điểm của ngân hàng nhà nước là rất rõ ràng: ổn định vĩ mô thì ngân hàng nhà nước mới điều chỉnh tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu một ít. Nói cách khác, để phá giá thành công thì ổn định vĩ mô vẫn là ưu tiên. Những năm gần đây, rủi ro về lạm phát được đánh giá là thấp và sự ổn định của VND trong một thời gian dài khiến kì vọng về phá giá không nhiều khiến kỳ vọng về phá giá không nhiều, NHNN ít nhiều 6 đã tạo ra uy tín rằng mình có thể làm chủ được phương tiện về chính sách tiền tệ. Điều chỉnh phá giá tiền tệ không diễn tả sự thay đổi trong quan điểm chính sách của ngân hàng nhà nước mà chỉ khẳng định thêm rằng ngân hàng nhà nước vẫn ưu tiên giữ ổn định vĩ mô và lạm phát cần phải được kiểm soát. Nền kinh tế Việt Nam sau một đợt phá giá mạnh thì sẽ lại trở thành một nền kinh tế chi phí cao, năng suất thấp và sẽ lại phải tiếp phá giá… Do vậy, để phá giá nội tệ có hiệu quả, cải thiện sức cạnh tranh thì cần phải có môi trường ổn định và lạm phát ở mức kiểm soát được. Khi đó, cải cách được doanh nghiệp nhà nước, gỡ bỏ nút thắt về thiết chế để tăng năng suất và tăng năng lực áp dụng công nghệ. Sau đó, mới dùng tỷ giá để tương trợ cho sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu. Trong điều kiện hiện tại, khi mà ngân hàng nhà nước phải cân nhắc giữa hai chọn lựa: chính sách ổn định vĩ mô giữ đồng VND ổn định hoặc cho đồng VND mất giá nhiều hơn nữa để tương trợ xuất khẩu (đi kèm rủi ro về lạm phát, gánh nặng nợ và gia tăng chuyển đổi tài sản tử VND sang đồng tiền khác). Do vậy, ngân hàng nhà nước có lẽ sẽ chọn phương án an toàn, điều này ẩn ý trong thời gian tới, lạm phát duy trì thấp và cán cân tính số ổn định, ngân hàng nhà nước sẽ có thời cơ điều chỉnh phá giá thêm một ít, nhưng khó có cú sốc tỷ giá. Thứ hai, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa ít phụ thuộc vào đầu vào nhập khẩu. Một số lĩnh vực sản xuất tại một quốc gia, cần thiết phải nhập nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế làm đầu vào cho sản xuất xuất khẩu, Trong trường hợp này, phá giá tiền tệ làm tăng giá thành sản xuất hàng xuất khẩu và làm hạn chế cơ hội có giá cả cạnh tranh hơn so với những hàng xuất khẩu mà đầu vào chỉ bao gồm hàng hóa trong nước. Do đó, phá giá tiền tệ đặc biệt thuận lợi cho các ngành sản xuất mà nguyên liệu đầu vào là các hàng hóa nội địa. Ví dụ như khoảng sản và nông nghiệp. Thứ ba, chi phí sản phẩm thiết yếu không được quá cao. Các nước đang phát triển đặc biệt phụ thuộc vào một số sản phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm y tế. Phá giá tiền tệ làm giá thành các sản phẩm này tương đối đắt đỏ và có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đời sống nhân dân. Thứ tư, nợ nước ngoài/GDP phải ở mức tương đối thấp. Một số nước nghèo luôn trong tình trạng vay nợ nước ngoài nhiều. Việc phá giá sanh nghĩa đồng tiền nội địa làm tăng nợ nước ngoài tính bằng đồng nội địa. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cho ngân sách nhà nước, do phải trả lãi và các khoản trả góp nước ngoài cao do đồng ngoại tệ tăng giá. Trong trường hợp này cần thay đổi thuế và chi tiêu chính phủ. Các công ty tư nhân có nợ nước ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng lớn đặc biệt nếu sản phẩm của các công ty này hướng vào thị trường nội địa. Cuối cùng là vấn đề về cơ cấu chính sách. Khi tác động của những chính sách như trợ giá, kiểm soát giá hoặc hạn ngạch xuất khẩu, sẽ làm cản trở sự cân bằng các yếu tố bên ngoài theo quy luật kinh tế, Những vấn đề này cần được xử lý ngay nếu không việc phá giá tiền tệ sẽ không còn ý nghĩa. Tóm lai, phá giá tiền tệ không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề mang tính chính trị-xã hội. Vì thế, để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, các nước đều phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại của biện pháp này dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế. 2.2. Tác động của phá giá nội tệ đến xuất khẩu: 7 Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đối với tài khoản vãng lai Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và từ đó cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa, kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Tuy nhiên, việc cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn. Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng. Khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng nội chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay. Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và số lượng hàng nhập cũng không giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả thường có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi. Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng trong nước với hàng nhập. Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại sau khi phá giá bao gồm: - Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu: Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả. - Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nước đang phát triển, yêu cầu về chuẩn hàng hóa tham gia thương mại quốc tế cao, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển. 8 - Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu. - Mức độ linh hoạt của tiền lương: Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ. - Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước: Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đối với lạm phát Do giá cả nhập khẩu tăng, nên giá cả nội địa cũng thường tăng lên sau khi thực hiện phá giá tiền tệ. Ảnh hưởng này sẽ càng lớn nếu nhập khẩu chiếm một tỉ trọng lớn trong tiêu dùng nội địa và nếu nhà xuất khẩu đặt giá nội địa cao bằng với giá xuất khẩu sang nước ngoài. Việc tăng giá hàng nội địa sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giá cả – lương. Nếu lương được điều chỉnh theo mức độ lạm phát thì trong trường hợp này lương sẽ tăng. Như vậy, sẽ dẫn tới hiện tượng lạm phát leo thang gây ảnh xấu đến tiết kiệm, đầu tư, phát triển kinh tế, phân bổ thu nhập cũng như ổn định chính trị. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ gây nên lạm phát có thể kiểm soát được bằng cách giảm tín dụng kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đối với sản xuất Trong ngắn hạn, việc tăng giá sẽ làm giảm tiền lương thực tế (trước khi lương danh nghĩa được điều chỉnh), đồng thời giảm tài sản của người dân đang được cất giữ dưới dạng đồng tiền nội địa, tài khoản ngân hàng và trái phiếu nội địa. Tài sản của người dân sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nếu họ cất giữ dưới phương thức tài sản nước ngoài. Giảm thu nhập thực tế sẽ hạn chế người dân tiêu dùng dẫn tới giảm mức chi tiêu của quốc gia. Do vậy, thông thường sẽ có sự tái phân bổ thu nhập và tài sản sau khi phá giá tiền tệ. Tuy nhiên, nếu việc tái phân bổ này được thực hiện ở nhóm dân số có mức tiêu dùng thấp thì vẫn dẫn tới việc giảm chi tiêu của quốc gia. Việc giảm chi tiêu có thể cải thiện tài khoản vãng lai, nhưng đồng thời cũng làm giảm cầu đối với hàng hóa nội địa, từ đó gây ra thất nghiệp trong một số ngành kinh tế. Qui mô sản xuất sẽ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào mức độ chi tiêu chính phủ và tốc độ ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đến việc sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đến ngân sách Phá giá tiền tệ có thể có những ảnh hưởng gián tiếp đến ngân sách, có thể cải thiện hay làm thâm hụt ngân sách. Điều này phụ thuộc vào tầm quan trọng của các khoản thu và chi chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái. 9 - Xét về nguồn thu ngân sách bao gồm các khoản như thuế xuất nhập khẩu và viện trợ nước ngoài. Phá giá có xu hướng làm tăng thuế thu đối với giao dịch thương mại nước ngoài. Mức độ ảnh hưởng của chính sách này phụ thuộc vào tương quan so sánh giữa thuế thu từ xuất nhập khẩu và tổng thuế thu được, độ co giãn về thuế, độ co giãn theo giá của xuất nhập khẩu. Nếu đất nước nhận được một lượng lớn viện trợ nước ngoài, thì khoản thu này cũng sẽ tăng theo tỉ lệ của phá giá tiền tệ. - Xét về nguồn chi ngân sách gồm những khoản bù trừ nguồn thu. Trước hết, nếu đất nước đang có một khoản nợ nước ngoài lớn, thì việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho họ phải trả khoản lãi suất lớn. Thứ hai, khoản chi của chính phủ cho mua xăng dầu, máy tính, thiết bị quân sự từ nước ngoài sẽ tăng lên. Phần II. Phá giá tiền tệ trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay 1. Ảnh hưởng của phá giá đến cán cân vãng lai Mục tiêu của phá giá là để cải thiện cán cân vãng lai, có nghĩa là góp phần vào làm giảm sự mất cân bằng giữa tiết kiệm vào đầu tư. Nhưng đối với Việt Nam, liệu biện pháp phá giá có cải thiện được cán cân thương mại hay không khi hầu hết các mặt hàng sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu (90% tổng giá trị hàng nhập là nhập nguyên vật liệu sản xuất), ngay cả hàng xuất khẩu cũng đến 70% là giá trị hàng nhập. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế. Thâm hụt cán cân thương mại đã trở thành một hiện tượng thường nhật trong cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Thực trạng này bắt nguồn sâu xa từ chính sự mất cân đối trong cơ cấu xuất nhập khẩu. - Cơ cấu xuất khẩu (Xem bảng 1) Bảng 1: Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu giai đoạn 2005- 2013 Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng Triệu đô la Mỹ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 TỔNG SỐ 32447.1 39826.2 48561.4 62685.1 57096.3 72236.7 96905.7 114529.2 132032.9 Phân theo khu vực kinh tế Khu vực kinh tế trong nước 13893.4 16764.9 20786.8 28162.3 26724.0 33084.3 41781.4 42277.2 43872.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (*) 18553.7 23061.3 27774.6 34522.8 30372.3 39152.4 55124.3 72252.0 88160.2 Phân theo nhóm hàng Hàng công 11701.4 14428.6 16646.7 23209.4 17621.8 22402.9 34722.6 48228.2 58554.7 10 [...]... tế; phải đảm bảo nền kinh tế đã có đủ các điều kiện để có thể phát huy tốt mặt tích cực và hạn chế được những mặt tiêu cực của việc phá giá Thêm vào 15 đó, mức độ phá giá là bao nhiêu cũng phải được cân nhắc cẩn thận, dựa trên tình hình cụ thể Nếu có quyết định phá giá, cũng phải phá giá có lộ trình Để tránh việc phá giá sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao và từ đó dẫn đến bất ổn định vĩ mô, đi kèm với phá giá. .. sức quan trọng là hiện nay Chính phủ đang kêu gọi hạ lãi suất Trong khi đó, thông thường, nếu NHNN phá giá nội tệ, để có thể kiềm chế lạm phát, biện pháp thường được sử dụng theo lý thuyết là thắt chặt tiền tệ, nghĩa là phải tăng lãi suất Như vậy, việc phá giá nội tệ sẽ có thể trở thành mâu thuẫn với chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ 4 Tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam Việt Nam là. .. nữa, tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu của nước ta ở mức cao (theo một số tính toán là khoảng 70%) dẫn tới thực tế là muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu - Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, mà đối với một nền kinh tế đang phát triển, có một số hàng hóa... khẩu của Việt Nam vào Mỹ và châu Âu còn nhỏ Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu lớn còn rất manh mún và chưa đủ sức để thúc đẩy sản xuất đại trà Nếu các doanh nghiệp trong nước không có năng lực sản xuất hàng xuất khẩu (cung cấp không đủ lượng, chất theo nhu cầu của đối tác) hoặc không tìm được thị trường xuất khẩu cho mình thì khi Chính phủ thực hiện phá giá, ... việc phá giá VND không những không giải quyết được, mà có thể còn đẩy nền kinh tế tới chỗ bất ổn hơn 5 Ảnh hưởng của phá giá đến ngân sách Phá giá tiền tệ có thể cải thiện hoặc làm thâm hụt ngân sách còn phụ thuộc rất nhiều vào việc các nguồn thu, chi ngân sách có chịu ảnh hướng trực tiếp bởi tỷ giá hay không - Xem xét cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam thì tỷ lệ thu ngân sách từ dầu thô và xuất nhập khẩu. .. đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao, năm 1994 là 24,24%, tăng hơn 66,25% so với mức lạm phát năm 1993 Xét trên khía cạnh này thì trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi mà phá giá có cải thiện cán cân thương mại hay không còn chưa chắc chắn (như đã phân tích ở trên) thì lạm phát đã tăng Trong khi đó, Việt Nam với thực trạng kinh tế như hiện nay khó có thể chấp nhận trước tình trạng tái lạm phát... tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không chắc sẽ lựa chọn hàng trong nước Như vậy, nếu thực hiện phá giá, nền kinh tế Việt Nam với năng lực sản xuất hàng thay thế cho hàng nhập khẩu còn hạn chế, có thực sự hạn chế được nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại... cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ nhưng không thể phủ nhận thực tế những dao động của tỷ giá sẽ có ảnh hưởng nhất định đến giá trị của các khoản nợ khi quy đổi ra nội tệ Kết luận: Tóm lại, để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, phá giá phải được xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại dựa trên tất cả các khía cạnh của. .. Tỷ trọng nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn không thay đổi nhiều từ năm 2005 - đến nay Nhóm hàng máy móc tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn Cơ cấu này cho thấy nhập khẩu của ta chủ yếu là để phục vụ sản xuất nên những biện pháp kiềm chế nhập khẩu hiện nay tập trung vào các nhóm hàng hóa tiêu dùng đặc biệt như ô tô, xa xỉ phẩm… sẽ chỉ có thể có những tác động nhỏ đến tình trạng nhập siêu hiện nay. .. 2009 và hiện đang trong tầm kiểm soát, nhưng diễn biến của lạm phát trong 20 năm qua ở Việt Nam, cho thấy tính ổn định nhìn chung là không cao Do đó, ổn định lạm phát luôn luôn là mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khi thực hiện phá giá, do giá cả nhập khẩu tăng nên giá cả nội địa cũng thường tăng lên, gây áp lực lên lạm phát Điều này đã từng xảy ra ở Trung Quốc, khi Trung Quốc phá giá CNY . đề xuất nghiên cứu đến vấn đề: Phá giá đồng VND có phải là giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Hiện nay. ” Chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu tính đa chiều của tác động của. thuyết xuất khẩu và phá giá tiền tệ 4 1.Biện pháp các nước đang phát triển sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu: 4 2.Những vấn đề chung về phá giá đồng nội tệ: 6 2.1.Điều kiện để một cuộc phá giá nội. lai Mục tiêu của phá giá là để cải thiện cán cân vãng lai, có nghĩa là góp phần vào làm giảm sự mất cân bằng giữa tiết kiệm vào đầu tư. Nhưng đối với Việt Nam, liệu biện pháp phá giá có cải thiện được

Ngày đăng: 13/07/2015, 00:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • Phần I: Lý thuyết xuất khẩu và phá giá tiền tệ.

    • 1. Biện pháp các nước đang phát triển sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu:

    • 2. Những vấn đề chung về phá giá đồng nội tệ:

      • 2.1. Điều kiện để một cuộc phá giá nội tệ thành công:

      • 2.2. Tác động của phá giá nội tệ đến xuất khẩu:

      • Phần II. Phá giá tiền tệ trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay

        • 1. Ảnh hưởng của phá giá đến cán cân vãng lai

        • 2. Luồng vốn vào – ra trong nền kinh tế

        • 3. Ảnh hưởng của phá giá đến lạm phát

        • 4. Tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Việt Nam

        • 5. Ảnh hưởng của phá giá đến ngân sách

        • Kết luận:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan