Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quantâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khôn
Trang 1Lời mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ thiên tài, một người thầy vĩ đại củacách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thếgiới Tuy Người đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn,những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tưtưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục, rèn luyện đảngviên về phẩm chất, đạo đức Người đã đặt lên hàng đầu “tư cách người cáchmệnh” và bản thân Nguời là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng Conngười, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là tấm gương đạo đức chotoàn Đảng, toàn dân ta học tập suốt đời
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm Thực chất của đổimới kinh tế là chuyển từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu hành chính baocấp sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việcchuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã vàđang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó vừa có tínhtích cực, vừa có tính tiêu cực đối với đạo đức Kinh tế thị trường kích thích chủnghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống chạy theo đồng tiền bấtchấp đạo lý Ta có thể nhận thức thấy rõ được sự xuống cấp đạo đức của một
số tầng lớp cán bộ hiện nay Là một lĩnh vực đặc trưng cho nhân tính, đạo đứcrất nhạy cảm trước tác động của kinh tế thị trường, nó trở thành vấn đề cấpbách gây ra mối quan tâm không chỉ trên bình diện lý luận mà cả trên bình diệnthực tiễn
Chính vì lý do đó ngày hôm nay chúng tôi xin được gửi tới các bạn bài
thảo luận “Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức” để chúng ta cùng bàn
luận, tìm hiểu rõ hơn nữa tư tưởng của Bác về đạo đức, qua đó cùng phấn đấu,
Trang 2rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng xã hội ngày mộttrong sạch, vững mạnh.
Bài thảo luận của chúng tôi được chia thành các phần chính như sau
1 Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ ChíMinh
2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam trong thời đạimới
2.1 Trung với nước, hiếu với dân2.2 Thương yêu con người
2.3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
3 Những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới trong giai đoạn hiệnnay
3.1.Nói đi đôi với làm, phải nêu tấm gương về đạo đức3.2 Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi
3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
4 Công tác xây dựng, phát triển đạo đức, học tập tấm gương đạo đức HồChí Minh
Trang 3I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1 Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩmbàn về vấn đề đạo đức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quantâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Trong hệ tư tưởngcủa mình, Người đánh giá vai trò của đạo đức là gốc, làm nền tảng hình thànhnên cốt cách của người chiến sĩ cách mạng Cho đến nay và mãi về sau nhữngquan điểm ấy còn mãi giũ vững tính đúng đắn của mình, là kim chỉ nam chỉđường dẫn lối cho tất cả mọi người trong việc tu dưỡng đạo đức để “thànhngười, làm người, và ở đời” như Người đã từng nói
Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm “Đạo đức cách mạng” trong cuốn sách
“Sửa đổi lối làm việc” tháng 10/1947 Qua cuốn sách này, Bác phân tích ngắngọn, dễ hiểu các từ: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Người giải nghĩa ngắn gọn:
- “Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào Vì
thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đếnnhân dân
- Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, lúc Đảng giao việc thì bất kỳ to
nhỏ, đều làm hết sức cẩn thận, thấy việc thì phải làm, thấy việc thì phải nói.Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn đúngđắn
Trang 4- Trí là đầu có sáng suốt, biết xem người, biết xét việc Vì vậy, biết làm có
lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, để phòngngười gian
- Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm
phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn phải có gan chịu đựng Nếu cần phải
có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờrụt rè, nhútnhát
- Liêm là không tham địa vị, không ham tiền tài, không ham người tâng bốc
mình Quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”
Bác Hồ kết luận: “Đó là đạo đức cách mạng Đạo đức đó không phỉa là đạođức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cánhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”
Người đã từng viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Quan điểm “đức là gốc” của con người đã xuất hiện từ xa xưa trong họcthuyết “đức trị” của Nho giáo Rõ ràng, quan điểm “đức là gốc” của Nho giáochứa đựng những yếu tố hợp lý nhất định, nhưng vấn đề ở đây là “đức” màNho giáo nói đến lại là những chuẩn mực đạo đức phong kiến trói buộc conngười vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp, tôn ti trật tự hếtsức hà khắc của giai cấp phong kiến “Đức là gốc” trong tư tưởng Hồ ChíMinh là đạo đức mới – đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân,kết hợp truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa của đạođức nhân loại Sự khác biệt giữa đạo đức cũ với đạo đức mới đã được Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau.Nói như vậy là lầm to Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều Đạo đức
Trang 5cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới nhưngười hai chân đứng vững dưới đất, đầu ngẩng lên trời” Đó quyết không phải
là đạo đức thủ cựu “Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danhvọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”
Xét về lý luận, quan điểm “đức là gốc” của Hồ Chí Minh có nội dungphong phú, bao trùm và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng đạo đức cách mạng củaNgười
Thứ nhất, đạo đức là “gốc”, là nền tảng của người cách mạng Khi Lênin
mất, Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy xúc động trước tấm gương đạo đứctrong sáng mẫu mực của người thầy vĩ đại : “Không phải chỉ thiên tài củaNgười, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tưtrong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của ngườithầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của
họ hướng về người, không gì ngăn cản nổi” Còn trong “Đường kách mệnh”tác phẩm “gối đầu giường” của những người cách mạng Việt Nam, Hồ ChíMinh đã giành chương đầu tiên để bàn về tư cách người cách mệnh, sau đómới nói về lý luận và đường lối cách mạng Với Hồ Chí Minh, “đức là gốc”cho nên, đạo đức cách mạng không chỉ giúp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hộimới mà còn giúp người cách mạng không ngừng cầu tiến bộ và hoàn thiện bảnthân mình Người có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thấtbại tạm thời cũng không rụt dè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công, vẫngiữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn, chất phác, không công thần, địa vị, kèncựa hưởng thụ, thật sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Vì
“đức là gốc” cho nên đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của conngười Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong đời sống xã hội cũng nhưtrong hoạt động cách mạng, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau,người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng bất cứ ai giữ được đạo đức cáchmạng đều là người cao thượng
Trang 6Thứ hai, trong mối quan hệ giữa đức và tài thì “đức là gốc” nhưng đức
và tài phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia được HồChí Minh yêu cầu: tài lớn thì đức càng phải cao Vì khi đã có cái trí thì cái đứcchính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình
đã giác ngộ, đã chấp nhận và lựa chọn tin theo “Đức là gốc” vì trong đức đã
có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Đạo đức và tài năng không phải là thứ sảnphẩm bẩm sinh hoặc tạo hóa ban cho hoặc chờ đợi người khác mang đến cho
mà phải đầu tư học vấn, mở mang tri thức và được trải nghiệm qua quá trìnhrèn luyện, tu dưỡng của con người Nhân tài có vai trò quyết định trong việclàm cho dân giàu, nước mạnh Bởi vì quần chúng sáng tạo ra lịch sử và nhândân có thể làm cho xã hội đột biến về chất đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúccho nhân dân Bác nói: "Không biết thì học, học để làm được Chỉ đòi hỏi cóquyết tâm hay không Nếu có quyết tâm thì làm được hết"
Thứ ba, "Đức là gốc" trong xây dựng Đảng là Đảng phải “là đạo đức, là
văn minh”
Phát triển tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lênin về Đảng của giai cấp côngnhân, trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng ta, HồChí Minh đã đưa ra một hình tượng về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản:
"Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình
Đảng ta là đạo đức, là văn minh"
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh" trong
đó đạo đức là "gốc", vẫn là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt lên trên hết, trướchết Bởi Đảng cộng sản muốn đóng được vai trò tiên phong thì trước hết phải
là một đảng tiêu biểu cho đạo đức cách mạng, tận tâm, tận lực phụng sự tổquốc và nhân dân Có lẽ trong lịch sử phong trào cách mạng thế giới, hiếm cómột lãnh tụ cách mạng nào coi trọng vấn đề đạo đức đến tầm mức như Hồ Chí
Trang 7Minh, đã đặt đạo đức lên vị trí hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng Bởithế, một đảng nếu xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng, nếu thoái hóa về đạođức thì tức là đã hỏng từ "gốc" và cuộc cách mạng nếu được tiếp tục, tất yếu sẽ
bị biến chất và không còn ý nghĩa Tất nhiên, một đảng tiên phong cách mạngnếu chỉ có đạo đức cách mạng thì chưa đủ mà Đảng còn phải "là văn minh",phải tiêu biểu cho trí tuệ của cả dân tộc Ngoài đạo đức cách mạng là yêu cầutiên quyết, Đảng còn phải có trí tuệ, có năng lực nhận thức quy luật và hànhđộng cách mạng đúng đắn, biết phân tích chính xác tình hình, đề ra đường lối,chủ trương sát đúng, đưa cách mạng tiến lên từng bước
Có thể nhận thấy, quan niệm "Đảng ta là đạo đức, là văn minh", đạo đức
là "gốc" trong xây dựng Đảng là một tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong tưtưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo vàkhông được nhân dân tín nhiệm nữa nếu Đảng yếu kém, không trong sạch, suythoái về đạo đức Người cảnh báo: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người,ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngàymai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sángnữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân" Do đó, thường xuyên tự đổi mới và tựchỉnh đốn Đảng là một yêu cầu khách quan của chính sự nghiệp cách mạngtrong tất cả các thời kỳ Trong di chúc của mình, phần nói về những công việcphải làm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh cũng đãchỉ rõ: "việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảngviên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phócho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Làm được như vậy, thì dù côngviệc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi" Và, khôngchỉ trong Di chúc, mà chính trong bài viết cuối cùng mà Hồ Chí Minh để lạicũng là bài viết về đạo đức Phải chăng, Người muốn dành bài viết cuối cùngcho điều mà Người tâm huyết nhất và cũng là điều mà Người trăn trở nhấttrong sự nghiệp cách mạng - Đó là vấn đề "nâng cao đạo đức cách mạng, quét
Trang 8sạch chủ nghĩa cá nhân", là "thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rờithắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân".
2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam trong thời đại mới
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cáchmạng Việt Nam gồm những điểm sau:
2.1 Trung với nước hiếu với dân
Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩmchất khác
Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyềnthống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nộidung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếuvới dân” Đây là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức
Theo Người, trung với nước thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân vớicộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cáchmạng lên trên hết, trước hết, "tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân".Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng Thực hiện tốt mọi chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước
Hiếu với dân tức là phải khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhândân Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổchức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng và Nhà nước
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự docủa Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nàocũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói đó của Người vừa là lờikêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người ViệtNam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài
về sau
Trang 92.2 Yêu thương con người
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo HồChí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩmchất đạo đức cao đẹp nhất Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh luônđược nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản: tình yêuthương dành cho những người cùng khổ, những người bị áp bức; mỗi ngườiphải nghiêm khắc với mình, rộng rãi với người Tình thương yêu con ngườiluôn gắn với niềm tin tin vào lương tri, long dũng cảm, sức sáng tạo của conngười trong hành trình con người tự giải phóng mình
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với những hànhđộng cụ thể, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người.Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ Nhữngngười lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn,ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta đượchoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt
họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phân biệtmột ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trongtấm lòng nhân ái của Người
Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầmkhuyết điểm Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúngta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phầntốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi,
đó là thái độ của người cách mạng Đối với những người có thói hư tật xấu, từhạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằngcách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứkhông phải đập cho tơi bời"
Trang 10Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêulẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêuthương con người
2.3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là nềntảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tưtưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, là mối quan hệ “với tự mình” Người quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người, nhưtrời có bốn mùa, đất có bốn phương
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo,
có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng,không ỷ lại, không dựa dẫm Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, lànguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta" Tuy nhiên, cần cù phải có tính kếhoạch, khoa học, phải đi đôi với chuyên Cần nhưng không phải "ăn xổi", quátrớn mà phải biết nuôi dưỡng tinh thần lực lượng
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của
của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ,nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừabãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không
xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân" Phải "trongsạch, không tham lam" "Không tham địa vị Không tham tiền tài Không thamsung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chínhđại, không bao giờ hủ hoá"
Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn" Đối với mình: không
tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để pháttriển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình
Trang 11Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới,luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừalọc.
Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà
Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người,
với việc" “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởngthụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"
2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản của Hồ Chí Minh có sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng Người đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc
Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minhthể hiện trong các điểm sau:
- Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột
- Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”
- Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội
- Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc
3.Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu tấm gương về đạo đức
Trong bài giảng "Tư cách một người cách mệnh", Bác viết:
"Tự mình phải:
Trang 12Cần kiệm.
Hoà mà không tư
Cả quyết sửa lỗi mình
Cẩn thận mà không nhút nhát
Hay hỏi
Nhẫn nại (chịu khó)
Hay nghiên cứu, xem xét
Vị công vong tư
Không hiếu danh, không kiêu ngạo
Nói thì phải làm”
Trước hết, nguyên tắc “Nói đi đôi với làm, phải có hành động nêu
gương về đạo đức” Hồ Chí Minh là một tấm gưong sáng tuyệt vời về nói
đi đôi với làm Trong suốt cuộc đời mình, Bác rất coi trọng giáo dục mọingười và chính bản thân, Bác đã thực hiện điều này một cách nghiêm túc.Qua học tập, nghiên cứu những câu chuyện kể về Bác, ta thấy Bác nói ítnhưng làm nhiều hoặc có những vấn đề về đạo đức Bác hành động nêugương mà không nói nhưng mọi người cũng dễ nhận ra Đi sâu vào hành viđạo đức của Bác, ta càng khám phá ra bản chất sâu xa trong tư tưởng đạođức của Người
Nói đi đôi với làm trước hết là ở sự nêu gương Không thể nói màkhông làm hoặc nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo Lúc sinhthời Bác đã nêu một luận điểm quan trọng đối với cán bộ, đảng viên là:
“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà tađược họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạođức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta
Trang 13bắt chước” Bác cho rằng đảng viên phải đi trước để làng nước theo sau,
“một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Mộtnền đạo đức mới phải được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc,khi những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã trở thành hành vi đạo đức ngàycàng phổ biến trong xã hội Chính những tấm gương đạo đức của cán bộ,đảng viên, những người tiêu biểu, người tốt việc tốt trong xã hội có ý nghĩathúc đẩy quá trình đó phát triển Sự nêu gương của thế hệ đi trước với thế
hệ đi sau, của cán bộ lãnh đạo với cấp dưới; của đảng viên với quần chúng,của cha mẹ với con, của thầy cô giáo với các em học sinh… vì thế rất quantrọng
Vậy tại sao nói thì phải đi đôi với làm, phải nêu tấm gương về đạo đức?
- Đối với mỗi người, nói đi đôi với làm đem lại hiệu quả cho chính bảnthân mình, có tác dụng giáo dục đối với người khác Lời nói đi đôi với việclàm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều ngườihưởng ứng và làm theo Để làm được điều đó, khi đề ra công việc tránhcách nói chung chung, đại khái và khó hiểu, cần phải cụ thể, thiết thực, từnhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó Ngược lại nói nhiều làm íthoặc nói mà không làm thì sẽ chỉ mang lại những kết quả phản tác dụng.Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được Nếurói rằng phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, mà bản thân mình lạilười biếng, không hoàn thành những công việc được giao, không tiết kiệm,sống hoang phí, xa hoa trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân cònnhiều thiếu thốn, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân thìnhững lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục
Với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán
bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm Bác Hồ đãchỉ ra rằng nhân dân chỉ quý mến những người có phẩm chất và tư cách