1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi ôn tập lý thuyết về thuế

31 4,9K 36
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 222 KB

Nội dung

c.Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà các đối tượng nộp thuế đã nộp ch

Trang 1

Câu 1.So sánh thuế với phí và lệ phí ? Tại sao có những khác nhau đó ?

a Giống nhau:

+ Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước.

+Do các cơ quan quản lý tài chính tiến hành

+ Căn cứ để tiến tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành.

b Phân biệt thuế với phí và lệ phí:

-Các khái niệm

Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ

chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện

nhất định Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp

thuế

Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện

một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà

nước

Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về

xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp

phí Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp

lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:

Được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật

có hiệu lực pháp lý cao (Luật, Pháplệnh, Nghị quyết), do cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất ban hành làQuốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụQuốc hội trình tự ban hành một luật

Được điều chỉnh bởi những văn bản dướiluật (Nghị định, quyết định), do Uỷ banThường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng

Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

có thẩm quyền ban hành

Trang 2

thuế phải tuân theo một trình tự chặtchẽ

xã hội

Như vậy,thuế có tác động lớn đến toàn

bộ qúa trình phát triển kinh tế - xã hộicủa một quốc gia, đồng thời thuế là một

bộ phận rất quan trọng cấu thành chínhsách tài chính quốc gia

Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chidùng cho các hoạt động phát sinh từ phí.nguồn thu này không phải dùng đáp ứngnhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, màtrước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạtđộng của các cơ quan cung cấp cho xã hộimột số dịch vụ công cộng như: dịch vụ côngchứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặcquyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan

Mục đích của từng loại phí,lệ phí rất rõràng, tên gọi của loại phí,lệ phí phản ánhđầy đủ mục đích sử dụng của loại phí,lệ phíđó

Phạm vi

áp dụng

- Không có giới hạn, không có sự khácbiệt giữa các đối tượng, các vùng lãnhthổ

- Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân,

tổ chức

- Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng

- Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu

“Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó

Trang 3

c.Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.

 Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà

các đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượng

nộp thuế nhận được từ nhà nước

- Không mang tính đối giá: người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được

hưởng lợi ích như nhau

Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng

nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước Công dân

phải đóng thuế khi đủ điều kiện và họ không nhận được bất cứ lợi ích trực tiếp gì từ việc

đóng thuế, tuy nhiên có sự hoàn trả gián tiếp thông qua việc Nhà nước sử dụng thuế cho

các nhu cầu chung của xã hội

d.Tại sao các sắc thuế phải do cơ quan quyền lực NN cao nhất (Quốc hội ban hành ?

trong khi đó phí và lệ phí có thể do hội đồng nhân dân các cấp ban hành ?)

Dựa vào vai trò của thuế trong hệ thống ngân sách nhà nước và phạm vi áp dụng của thuế

(đã phân biệt ở cột trên)

2 So sánh thuế trực thu và thuế gián thu ?

-Giống nhau:

+Đều điều tiết vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội

+người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu) đều phải trích một phần tài sản để

chuyển cho nhà nước mà khôg thể khước từ hoặc trì hoãn

Trang 4

tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế(người gánh chịu thuế là người tiêu dùng).

đồng thời là người chịu thuế

Tiền thuế - Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng

- Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhập củangười chịu thuế

Bản chất - Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và

người chịu thuế là khác nhau

- Trong thuế trực thu, đối tượng nộp thuế

và người chịu thuế là một

Ưu điểm -Dễ thu thuế bởi vì đối tượng nộp thuế

không phải là người chịu thuế (Thường hạnchế sự phản ứng thuế từ người gánh chịu thuế

do nó cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch

vụ, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đó làgiá mà họ trả để có được hàng hoá dịch vụ đónên không có cảm giác gánh nặng về thuế)

đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việcđiều tiết thu nhập vì nhà nước hiểu rõ

cá biệt hóa được người chịu thuế

Nhược

điểm

- Tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhậpcủa người nghèo lại cao hơn tỷ trọng tiền thuế

gián thu trên thu nhập của người giàu Đây là

khó thu thuế, người nộp thuế có xu hướngtrốn thuế vì họ cảm thấy gánh nặng vềthuế khi phải trích một phần lợi ích của

Trang 5

tính không công bằng của thuế gián thu.

- Nhà nước không cá biệt hóa đượcngười chịu thuế nên khó khăn trong việc thựchiện chính sách miễn giảm về thuế

chính bản thân mình cho nhà nước

Việc phân loại thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa như thế nào đối

với:

a Hoạt động lập pháp ?Việc phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu sẽ

giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được

các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế

đó Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu

nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián

thu Vấn đề là phải làm sao để cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế Ví

dụ thuế trực thu có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra

tình trạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao, vậy cần thiết phải điều chỉnh mức

thuế suất sao cho đảm bảo được mục đích điều tiết của loại thuế này

b Công tác tổ chức hành thu ?Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức

thu thuế Với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh

thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế,…từ đó có biện pháp thu

thuế phù hợp Qua đó phân định thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện

pháp quản lý thu thuế hiệu quả.  Ví dụ, đối với thuế trực thu, việc theo dõi, tính toán và thu

thuế phức tạp, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân với diện thu thuế rộng và phân tán Vì vậy,

nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại

thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho ngân sách nhà nước

c Nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế: trốn thuế ?

Đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình

trạng trốn, lậu thuế, còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng

về thuế, việc nộp thuế sẽ như một phần tất yếu khi sử dụng,tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ

Trang 6

Có trường hợp nào một săc thuế vừa là thuế trực thu, vừa là thuế gián thu

không ? Tại sao ? (câu này t ko rõ lắm)

-Có thể có Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau

Thông thường, người chịu thuế chính là người tiêu dùng Tuy nhiên, trong một số trường

hợp đặc biệt, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập

khẩu máy lạnh về để trang bị cho hệ thống văn phòng của mình Trong trường hợp này,

thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu là thuế gián thu nhưng chính

doanh nghiệp A là người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế (Không bít có đúng ko)

Câu 3 Phân biệt các khái niệm: đối tượng nộp thuế, người nộp thuế, đối tượng

chịu thuế và người chịu thuế ?

- Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác động

lên đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế, các tổ chức cá nhân có nghĩa

vụ phải nộp thuế cho nhà nước.

-Người nộp thuế là người trực tiếp nộp thuế Theo Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 thì

Người nộp thuế là:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau

đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp

thuế

=> Như vậy, không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế

đều là đối tượng nộp thuế mà còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định

-đối tượng chịu thuế: là những hàng hoá,dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều

chỉnh của sắc thuế đó (là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế

nhất định) Đối tượng chịu thuế chính là mục đích của sắc thuế nhằm tác động lên để điều

tiết một phần thu nhập từ các hoạt động này vào ngân sách nhà nước

-người chịu thuế Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng không phải lúc nào cũng nộp

thuế trực tiếp cho cơ quan thuế

Trang 7

Đối tượng nộp thuế Người chịu thuế

-Được qui định cụ thể trong đạo luật - Không được xác định trong đạo luật

- Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành việc

nộp thuế cho cơ quan thuế

- Là người thực sự phải trả tiền thuếnhưng không phải lúc nào cũng nộp thuếtrực tiếp cho cơ quan thuế

- Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là loại

thuế trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sản

phẩm, sử dụng dịch vụ

Câu 4.Trường hợp chủ thể được đối tượng nộp thuế ủy quyền (thông qua hợp đồng

dịch vụ hoặc ủy quyền dân sự) để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhưng chủ thể đó thực

hiện không đúng pháp luật thuế thì ai là chủ thể chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế

(chủ thể nhận ủy quyền hay đối tượng nộp thuế) ?

Chủ thể nhận ủy quyền sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế vì trong

trường hợp này chủ thể nhận ủy quyền chính là người nộp thuế theo quy định tại điểm c

khoản 1 Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 “c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá

nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.”

DIỆU LINH:

Câu 2: Phân biệt các trường hợp miễn thuế, hưởng thuế suất 0% và không thuộc

diện chịu thuế (đối với thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất - nhập

khẩu)? Tại sao hệ quả cuối cùng là số tiền thuế phải nộp bằng 0 đồng nhưng lại qui

định thành 3 nhóm khác nhau như vậy?

diện chịu thuế

Miễn thuế Thuế suất 0%

Trang 8

Bản chất Là những trường

hợp đạo luật thuế

dự liệu trước, khicác tổ chức, cánhân tác động vàohàng hoá, dịch vụtrong trường hợpnày sẽ không phảinộp thuế Họkhông được coi làđối tượng nộpthuế

Là những trườnghợp đạo luật dựliệu trước, các tổchức, cá nhân khithoả mãn các điềukiện đặt ra sẽđược miễn thuế

Họ vẫn là đốitượng nộp thuếtheo quy định củapháp luật

Là những trường hợpđạo luật qui định trongnhững trường hợp đặcbiệt trong đó tổ chức,

cá nhân khi tác độngvào đối tượng chịu thuếnày sẽ được hưởngmức thuế suất là 0% và

họ vẫn là đối tượngnộp thuế của loại thuếđó

Căn cứ áp dụng Không thuộc

phạm vi điềuchỉnh của một đạoluật thuế

Thuộc phạm viđiều chỉnh củamột đạo luật thuế

Thuộc phạm vi điềuchỉnh của một đạo luậtthuế

Qui định về

hoàn thuế

Không được khấutrừ và hoàn thuếđối với thuế đầuvào đã nộp

Không được khấutrừ và hoàn thuếđối với thuế đầuvào đã nộp

Được hoàn lại thuế khi

số thuế đầu vào lớnhơn 0

Hệ quả pháp lí Hệ quả của việc

không phải nộpthuế là hệ quảđương nhiên

Hệ quả đượcmiễn thuế là hệquả có điều kiện

Hệ quả số tiền thuếphải nộp là 0 đồng là

hệ quả đương nhiên

Trình tự, thủ

tục

Không phải thựchiện thủ tục pháp

Trang 9

Mặc dù hệ quả là khác nhau nhưng pháp luật qui định thành 3 trường hợp như vậy là do

mục đích điều chỉnh, điều tiết của Nhà nước

+ Các chế độ trên thể hiện sự ưu đãi, khuyến khích của nhà nước đối với các đối tượng

nhưng ở những mức độ khác nhau:

- Đối với trường hợp được miễn thuế: về bản chất các đối tượng này vẫn thuộc diện

phải chịu thuế nhưng do có những đặc điểm, rơi vào những trường hợp nhất định

mà được miễn cho phần thuế đáng ra phải đóng Do đó có sự ưu đãi hơn so với

những trường hợp nộp thuế thông thường

- Đối với trường hợp nộp thuế với thuế suất 0%: về bản chất các đối tượng này vẫn

thuộc diện phải chịu thuế và đóng thuế bình thường nhưng thuế suất phải đóng là

0% Do đó có sự ưu đãi đặc biệt so với những trường hợp nôp thuế thông thường và

trường hợp miễn thuế Nhà nước áp dụng thuế suất này là để khuyến khích các hoạt

động sản xuất và kinh doanh nhất định VD: xuất khẩu các hàng hóa chịu thuế tiêu

thụ đặc biệt

- Đối với trường hợp không thuộc diện chịu thuế: về bản chất các đối tượng này

không thuộc diện điều chỉnh của luật thuế Tức là nhà nước không có sự điều chỉnh

về thuế đối với những đối tượng này

+ Việc qui định có thể bắt nguồn từ những cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế,

từ thông lệ quốc tế, hay từ bản chất, đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ đó…

Ví dụ đối với hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường quả cửa khẩu, biên

giới Việt Nam là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc

biệt, giá trị gia tăng vì về thực chất những hàng hóa đó không phải làm thủ tục xuất khẩu,

nhập khẩu nên không phải chịu loại thuế này Trường hợp này luật phải qui định là không

thuộc diện chịu thuế mới chính xác chứ không thể áp dụng những chế độ khác

Câu 1: Mức độ điều tiết được thể hiện thông qua yếu tố nào của đạo luật thuế?

Trang 10

Một đạo luật thuế về cơ bản gồm những yếu tố chính sau: tên đạo luật thuế; đối tượng

chịu thuế; đối tượng nộp thuế; đối tượng không thuộc diện chịu thuế, không thuộc diện

nộp thuế; căn cứ tính thuế; giá tính thuế, thuế suất; những trường hợp miễn giảm thuế; qui

định về trình tự , thủ tục kê khai nộp thuế…

Về cơ bản một đạo luật thuế nói chung và tất cả các yếu tố của nó đều thể hiện sự điều

tiết của nhà nước Tuy nhiên, khi nói đến mức độ điều tiết là nói tới sự điều tiết khác nhau

của nhà nước đối với các chủ thể, đối tượng giống nhau hoặc có cùng điều kiện nhất định,

thể hiện thái độ ưu đãi, khuyến khích hay thắt chặt hơn của nhà nước Trong một đạo luật

thuế thì yếu tố thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước là:

Thuế suất: là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối tượng

nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo một mức nhất định Có 2 loại

thuế suất: là thuế suất tuyệt đối và thuế suất tỉ lệ

Cùng là đối tượng chịu thuế nhưng mỗi loại hàng hóa, dịch vụ hay tài sản khác nhau lại

có thể bị áp dụng mức thuế suất khác nhau Xét về mức độ điều tiết thì có 3 loại thuế suất:

thuế suất bình thường, thuế suất ưu đãi và đặc biệt ưu đãi

Ví dụ đối với thuế giá trị gia tăng, có các mức thuế là 10%, 5%, 0% Trong đó thuế suất

0% là mức thuế suất đặc biệt ưu đãi đối với những hàng hóa, dịch vụ được khuyến khích

sản xuất, xuất khẩu Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, mức thuế suất dao động từ 10 – 70%,

mức thuế 70% được áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ nhà nước muốn đặc biệt hạn

chế tiêu dùng

Ngoài ra trong một đạo luật thuế, một số yếu tố khác cũng gián tiếp thể hiện mức độ

điều tiết của nhà nước như: đối tượng chịu thuế (có đối tượng không chịu thuế, miễn thuế,

chịu thuế suất 0%, mặc dù có hệ quả số học là như nhau nhưng nó thể hiện mức khuyến

khích ưu đãi khác nhau của nhà nước đối với các đối tượng Ngoài ra, việc xác định đối

tượng chịu thuế giúp xác định được phạm vi tác động của đạo luật thuế đó hay phạm vi

điều tiết rộng hay hẹp của nhà nước); các trường hợp miễn, giảm thuế

Trang 11

Câu 4: Khi nào xảy ra truy thu thuế? Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều phải

xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao? Xác định thẩm quyền truy

thu thuế?

Truy thu thuế: là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng

nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước

Truy thu thuế xảy ra khi những đối tượng nộp thuế chưa nộp hoặc đã nộp nhưng

còn thiếu vào ngân sách nhà nước Nguyên nhân có thể là xuất phát từ hành vi vi phạm

pháp luật của đối tượng nộp thuế; nhầm lẫn trong quá trình đăng kí, kê khai nộp thuế; có

sự thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế…

Như vậy, truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp

luật của đối tượng nộp thuế mà có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Về bản

chất thì truy thu thuế là một quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa nộp đủ thuế thực

hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình chứ không phải là một quyết định xử phạt vi phạm hành

chính, và nguyên nhân của việc chậm nộp thuế có thể là do khách quan, chủ quan, cố ý

hoặc vô tình vi phạm nếu xác định được việc chậm nộp thuế là do hành vi cố ý vi phạm

pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra cả quyết định xử phạt vi phạm hành chính

thậm chí là trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm

Truy thu thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lí thuế và cơ quan hải quan:

Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan

(đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu)

ĐẠT

Câu 1 Vai trò cơ bản của thuế TTĐB ? Việc áp dụng thuế TTĐB có vi phạm nguyên tắc

cơ bản trong lưu thông hàng hóa của nền kinh tế thị trường không ? Vì sao ?

1.1 Vai trò của thuế TTĐB.

a Thuế TTĐB là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách

quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Trang 12

Việc thu thuế TTĐB ở khâu sản xuất giúp cho Nhà nước có thể nắm bắt được một

cách tương đối chính xác số lượng thực tế các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB

trong nền kinh tế, cũng như năng lực sản xuất của từng cơ sở sản xuất từng loại mặt hàng

chịu thuế TTĐB Khả năng này giúp Nhà nước sắp xếp có hiệu quả các hoạt động sản xuất

kinh doanh các mặt hàng chịu thuế TTĐB và có chính sách điều chỉnh thích hợp đối với

các hoạt động này

Việc thu thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu cũng giúp Nhà nước quản lý được hoạt động

nhập khẩu mặt hàng, dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến khích tiêu dùng Thuế

TTĐB thu vào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở khâu nhập khẩu còn nhằm hạn chế việc tiêu

dùng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, qua đó, khuyến khích việc tiêu dùng sản

phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại sản xuất trong nước Đây là việc làm có ý nghĩa quan

trọng trong việc thực hiện chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước mà hầu hết các quốc gia

theo đuổi

b Thuế TTĐB là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập

của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý

Nói đến điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư người ta thường nghĩ tới vai trò

hàng đầu của thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân Tuy nhiên, thuế gián thu,

điển hình là thuế TTĐB cũng phần nào đảm đương được vai trò này

Thuế TTĐB không đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà chỉ đánh vào một

số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng Mức độ

động viên của Nhà nước thông qua thuế TTĐB, vì vậy thường cao hơn so với mức độ

động viên thông qua các sắc thuế gian thu khác Bản thân thuế TTĐB cũng là thuế gián

thu, do đó thuế suất cao sẽ làm cho giá bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tăng lên Hệ quả là

đối tượng tiêu dùng các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế TTĐB không thể là quảng đại quần

chúng lao động mà chỉ là những tầng lớp khá giả trong xã hội

Như vậy, thông qua việc thu thuế TTĐB Nhà nước một mặt có thể định hướng tiêu

dùng xã hội; mặt khác, có thể huy động một bộ phận thu nhập của những đối tượng có khả

năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, không khuyến khích tiêu dùng vào ngân

Trang 13

sách nhà nước để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã

hội

c Thuế TTĐB là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường

nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thuế TTĐB mặc dù có diện thu hẹp nhưng lại có thuế suất cao hơn thuế suất của

các loại thuế gián thu khác, vì vậy, số tiền thu được từ thuế TTĐB chiếm một tỷ trọng

đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước

1.2 Việc áp dụng thuế TTĐB không vi phạm nguyên tắc cơ bản trong lưu

thông hàng hóa của nền kinh tế thị trường không, Vì:

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được

nhiều nước trên thế giới áp dụng Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào

các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức

khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định

hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà

nước

Qua hơn 10 năm thực hiện, thuế TTĐB đã góp phần quan trọng trong việc hướng

dẫn phát triển sản xuất và tiêu dùng xã hội; cùng với các loại thuế khác như thuế GTGT,

thuế TNDN và thuế xuất nhập khẩu, bước đầu hình thành nên một hệ thống chính sách

thuế mới tương đối đồng bộ trong điều kiện hiện nay ở nước ta, góp phần động viên nguồn

thu ổn định cho ngân sách nhà nước, khoản thu từ thuế TTĐB hàng năm chiếm từ 15% đến

18% trong tổng số thuế gián thu và chiếm từ 7% đến 10% tổng thu ngân sách nhà nước về

thuế và phí Với những kết quả đạt được trên, có thể thấy việc ban hành và áp dụng thuế

TTĐB ở nước ta trong thời gian qua là hợp lý, đúng đắn

Ngoaì ra, Luật thuế TTĐB ban hành nhằm tạo một sân chơi bình đẳng thực sự cho

các loại hình doanh nghiệp và đảm bảo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

Theo cam kết gia nhập WTO, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tất cả các loại

rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tính

theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm Do vậy, việc áp dụng thuế

TTDDB không vi phạm nguyên tắc cơ bản trong lưu thông hàng hóa.

Trang 14

Câu 2 Thuế TTĐB cĩ điều tiết vào tất cả các khâu của quá trình kinh doanh khơng ?

Tại sao ?

- Thuế tiêu thụ đặc biệt khơng điều tiết vào tất cả các khâu của quá trình kinh doanh

từ sản xuất, lưu thơng hàng hĩa

- - Vì Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều

tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tăng cường

quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hĩa, dịch vụ.theo quy định tại Luật

thuế TTDB thì Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào hành

vi sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế

tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc diện

chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu

một lần (khi có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và

kinh doanh dịch vụ) trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông

đến tiêu dùng với điều kiện trong quá trình đó, hàng hóa

không thay đổi công năng, tính năng sử dụng, hình dáng thể

hiện Như vậy, thuế TTDB chỉ được đánh 1 lần duy nhất ở khâu sản xuất chứ khơng

điều tiết vào tất cả các khâu của quá trình kinh doanh

Câu 4 Hàng hĩa thuộc diện chịu thuế TTĐB nhập từ nước ngồi vào khu chế

xuất cĩ phải nộp thuế TTĐB khơng ? Tại sao ?

- Hàng hĩa thuộc diện chịu thuế TTĐB nhập từ nước ngồi vào khu chế xuất khơng

phải nộp thuế TTĐB.

- Vì: Theo các văn bản hướng dẫn hiện hành các luật thuế như: Khoản 2 Điều 1

Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu; hay Thơng tư 30/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT… thì Khu phi

thuế quan được hiểu là bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu

bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - cơng nghiệp

Trang 15

và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ =>

khu chế xuất được coi là khu phi thuế quan

Theo khoản 5, Điều 3 Luật thuế TTĐB 2008 thì hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài

vào khu phi thuế quan là thuộc đối tượng không chịu thuế Vì vậy, hàng hóa thuộc diện

chịu thuế TTĐB nhập từ nước ngoài vào khu chế xuất không phải nộp thuế TTĐB

Câu 3 Trong quá trình lưu thông, khi nào thì hàng hóa trở thành đối tượng chịu thuế của

một khâu tiếp theo ? Quy định như vậy có được coi là đánh thuế 2 lần không ? Vì sao ?

???

Trong quá trình lưu thông, hàng hóa trở thành đối tượng chịu thuế của một khâu

tiếp theo khi thuộc vào đối tượng chịu thuế và không phải là đối tượng không chịu thuế

theo quy định của Luật thuế đấy

Qui định như này không được coi là đánh thuế 2 lần vì đánh thuế 2 lần được hiểu là

1 loại hàng hóa, dịch vụ bị đánh thuế 2 lần mà chỉ căn cứ theo 1 luật thuế Qui định không

được đánh thuế 2 lần tức là một loại hàng hóa, dịch vụ có thể là đối tượng chịu thuế của

nhiều luật thuế khác nhau nhưng đối với riêng một loại thuế thì không bao giờ phải chịu 2

lần

DƯƠNG QN

1 So sánh phương pháp xác định giá tính thuế nhập khẩu và giá tính thuế

TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB Quy định như vậy có

được coi là đánh trùng thuế không ? Tại sao ?

 Phương pháp xác định giá tính thuế nhập khẩu:

Quy định tại Khoản 2 Điều 9 luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, hướng dẫn chi tiết

tại Điều 7 Nghị định 149/NĐ-CP ngày 6/12/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật

thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế

Ngày đăng: 12/07/2015, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w