1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÂU hỏi ôn tập lý THUYẾT QUẢN TRỊ SẢN XUẤT có TRẢ lời

18 113 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT 1 Thế nào là sản xuất và quản trị sản xuất? (1đ) Sản xuất là một quá trình chuyển hóa , các yếu tố đầu vào thành đầu ra, đầu ra là sản phẩm hoặc dịch vụ, là quá trình làm tăng thêm giá trị gia tăng Quản trị SX là các hoạt động liên quan đến việc quản trị cá yếu tố đầu vào , tổ chức phối hợp các yếu tố đầu vào, chuyển hóa thành sản phẩm dịch vụ, đạt hiểu quả cao nhất 2 Hãy so sánh sự khác nhau giữa hệ thống sản xuất chế tạo và hệ thống sản xuất dịch vụ? (3đ) Những điểm khác biệt giữa quá trình sản xuât và quá trình cung cấp dịch vụ thương bao gồm: - Đặc điểm đầu vào và đầu ra; - Mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng; - Sự tham gia của khách hàng trong quá trình biến đổi; - Thời gian từ khi sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ đến khi tiêu dùng; - Khả năng đo lường, đánh giá năng suất, chất lượng Bảng 1.4.Sự khác biệt giữa hoạt động sản xuất và dịch vụ 3 Vì sao hoạch định tổng hợp cần thiết cho nhà quản trị sản xuất? (1đ) Thông qua sơ đồ chúng ta thấy rõ hoạch định tổng hợp chi phối tất cả các hoạt động khác, do đó có thể nói hoạch định tổng hợp là chiến lược của mọi chiến lược chức năng khác 4 Căn cứ vào đâu để hoạch định tổng hợp? (2đ) Các căn cứ: Dự báo đơn đặt hàng Khả năng các phương tiện sản xuất hiện có Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Mức tồn kho và chính sách tồn kho của doanh nghiệp Mối quan hệ với các đối tác bên ngoài 5 Hãy nêu ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng của các chiến lược đơn thuần túy? (3đ) (1) Chiến lược thay đổi mức tồn kho (chiến lược sản xuất ổn định)  Ưu điểm: - Đảm bảo sản xuất ổn định (Không tăng ca, giờ và lao động bên ngoài); - Không tốn chi phí đào tạo và sa thải công nhân (không thêm hoặc bớt công nhân)  Nhược điểm: - Chi phí cho việc tồn trữ lớn như: chi phí thuê hoặc khấu hao kho, chi phí bảo hiểm, chi phí hao hụt mất mát, chi phí cho các thiết bị kho hoạt động trong suốt thời gian dự trữ, đặc biệt là chi phí về vốn để dự trữ hàng hoá; - Hàng hoá có thể bị giảm sút về chất lượng, giá trị; khó thích ứng với nhu cầu khách hàng thay đổi Cách khắc phục: Nên dự trữ thời gian ngắn vừa phải  Phạm vi áp dụng: - Tồn kho trong thời gian ngắn; - Khi biết trước được quy luật tăng giảm của nhu cầu 2) Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu  Ưu điểm: - Cân bằng khả năng và nhu cầu; - Giảm được nhiều chi phí như chi phí dự trữ hàng hóa, chi phí làm thêm giờ  Nhược điểm: - Chi phí cho việc đào tạo và sa thải tăng cao; - Tạo nên tâm lý không ổn định cho người lao động, do đó làm cho năng suất lao động giảm xuống  Phạm vi áp dụng: Chỉ nên áp dụng trong trường hợp công việc giản đơn, không đòi hỏi kỹ năng (3) Chiến lược thay đổi cường độ lao động của nhân viên  Ưu điểm: - Ổn định nguồn nhân lực; - Tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động; - Giúp doanh nghiệp đối phó kịp thời với những biến động của thị trường; - Giảm được các khoản chi phí liên quan đến đào tạo, huấn luyện, học việc,  Nhược điểm: - Năng suất lao động biên tế giảm; - Lương sản xuất ngoài giờ tăng cao gấp 1,5 – 2 lần so với lương hành chính làm cho:  Giá thành tăng cao;  Công nhân quen với đơn giá lương ngoài giờ, do đó dễ dẫn đến tình trạng chán nản khi làm trong giờ - Không đảm bảo sức khỏe cho người lao động, công nhân mỏi mệt dễ sai sót trong quá trình sản xuất dẫn đến sản phẩm nhiều khuyết tật  Phạm vi áp dụng: nên áp dụng trong trường hợp lao động đòi hỏi kỹ năng tay nghề phức tạp (4) Chiến lược hợp đồng phụ (thuê gia công ngoài)  Ưu điểm: - Đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong những trường hợp doanh nghiệp chưa kịp đầu tư mở rộng năng lực sản xuất; - Tận dụng được công suất của thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất, lao động; - Tạo sự linh hoạt, nhạy bén trong điều hành; - Giảm được chi phí đào tạo và sa thải  Nhược điểm: - Không kiểm soát được thời gian, sản lượng, chất lượng trong trường hợp đặt ngoài gia công; - Phải chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận hợp đồng gia công; - Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận khách hàng, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể mất khách hàng  Phạm vi áp dụng: - Ký hợp đồng với đơn vị có uy tín về chất lượng, về thời điểm giao hàng; - Nên thuê bên ngoài thực hiện một giai đoạn công nghệ nhất định (5) Chiến lược sử dụng công nhân làm bán thời gian  Ưu điểm: - Giảm bớt thủ tục, trách nhiệm hành chính trong sử dụng lao động; - Tăng được sự linh hoạt trong điều hành để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng; - Giảm được những khoản chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức như: bảo hiểm, phụ cấp, ; - Giảm chi phí đào tạo, sa thải  Nhược điểm: - Chịu sự biến động lao động rất cao; - Có thể lao động bỏ dở công việc giữa chừng khi có doanh nghiệp khác mời chào hấp dẫn hơn, vì họ không có sự ràng buộc về trách nhiệm; - Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm có thể giảm hoặc không cao như mong muốn; - Điều hành sản xuất khó khăn  Cách khắc phục: Nên ký hợp đồng với những đơn vị có tổ chức chặt chẽ (đơn vị bộ đội, sinh viên, học sinh, các người đã về hưu…) dùng tổ chức của đơn vị được thuê để điều hành sản xuất Các chiến lược chủ động (1) Chiến lược tác động đến nhu cầu  Ưu điểm: - Cho phép doanh nghiệp sử dụng hết khả năng sản xuất; - Tăng số lượng khách hàng và số lượng hàng hoá của doanh nghiệp; - Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp  Nhược điểm: - Nhu cầu thường không chắc chắn và khó dự báo chính xác; - Giảm giá có thể làm phật lòng khách hàng thường xuyên; - Nhiều trường hợp không áp dụng được hình thức này  Phạm vi áp dụng: Áp dụng trong thời gian ngắn với việc quảng cáo rất rộng rãi (2) Chiến lược đặt cọc trước (kéo dài thời điểm giao hàng)  Ưu điểm: - Cân bằng khả năng và nhu cầu; - Tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho đơn vị  Nhược điểm: - Khách hàng có thể bỏ đơn vị để tìm nhà cung cấp khác; - Khách hàng có thể không hài lòng khi nhu cầu không được thoả mãn  Phạm vi áp dụng: Áp dụng khi nhu cầu tăng đột biến (3) Chiến lược sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa  Ưu điểm: - Tận dụng được các nguồn lực của doanh nghiệp; - Ổn định quá trình sản xuất; - Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động; - Giữ khách hàng thường xuyên; - Tránh được ảnh hưởng của mùa vụ  Nhược điểm: - Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi vấp phải những vấn đề vượt khỏi tầm chuyên môn của mình; - Việc điều độ sản xuất phải hết sức linh hoạt và nhạy bén  Phạm vi áp dụng: Nên sản xuất những mặt hàng đối trọng có cùng quy trình công nghệ 6 Trường hợp nào thì áp dụng nguyên tắc FCFS, EDD, SPT, LPT? Cho ví dụ? (2đ) FCFS: khi khách hàng có mặt trong hệ thống hay khi khách hàng đang đợi lấy hàng EDD: khi khách hàng không có mặt trong hệ thống hay khi KH không đợi lấy hàng và khi chế độ giao hàng rất chặt chẽ SPT: khi khách hàng không có mặt trong hệ thống hay khi KH không đợi lấy hàng và khi yêu cầu chi phí thấp LPT: khi các hợp đồng chưa chắc chắn hay khi các hợp đồng có thời gian sấp xỉ bằng nhau FCFS: A-B-C-D-E EDD: B-A-D-C-E SPT: B-D-A-C-E LPT: E-C-A-D-B 7 Tồn kho có cần thiết hay không? Vì sao? (1đ) Tồn kho là cần thiết trên các phương diện sau Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu cầu Làm ổn định mức sx của đơn vị trong khi nhu cầu biến đổi Bảo vệ đơn vị trước những dự báo thấp về nhu cầu Lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp Những lợi thế quan trọng nhưng không hạn chế có thể kể đến như Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho, một công ty có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi không có sẵn nguồn cung tại một thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Giảm chi phí đặt hàng Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn đặt hàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư… có thể được giảm rất nhiều nếu công ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ Đạt được hiệu quả sản xuất Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ hàng tồn kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt Có thể nói rằng việc thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro không lường trước được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định Do vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho 8 Những chi phí nào tăng lên khi tăng tồn kho? Những chi phí nào giảm khi lượng tồn kho tăng? Giải thích (2đ) TC=Cđh+ Ctt= D/Q x S+ Q/2 x H Các chi phí tăng lên khi tăng tồn kho – Chi phí tồn trữ: Là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ như: + Chi phí về vốn: đầu tư vào tồn kho phải được xét như tất cả cơ hội đầu tư ngắn hạn khác Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, đầu tư vào hàng tồn kho phải chấp nhận phí tổn cơ hội về vốn Phí tổn cơ hội của vốn đầu tư vào tồn kho là tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư có lợi nhất đã bị bỏ qua Sự gia tăng tồn kho làm tăng vốn cho tồn kho, và chấp nhận phí tổn cơ hội cao + Chi phí kho: bao gồm chi phí lưu giữ tồn kho như chi phí kho bãi, tiền lương nhân viên quản lý kho, chi phí sử dụng các thiết bị phương tiện trong kho (giữ nóng, chống ẩm, làm lạnh,…) + Thuế và bảo hiểm: chi phí chống lại các rủi ro gắn với quản lý hàng tồn kho, đơn vị có thể phải tốn chi phí bảo hiểm, chi phí này sẽ tăng khi tồn kho tăng Tồn kho là một tài sản, nó có thể bị đánh thuế, do đó tồn kho tăng chi phí thuế sẽ tăng + Hao hụt, hư hỏng: tồn kho càng tăng, thời giản giải toả tồn kho dài, nguy cơ hư hỏng, hao hụt, mất mát hàng hoá càng lớn Đây cũng là một khoản chi phí liên quan đến tất cả các tồn kho ở mức độ khác nhau Các chi phí giảm khi tồn kho tăng – Chi phí đặt hàng: Bao gồm những phí tổn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, các hình thức đặt hàng Khi chúng ta sản xuất một lô hàng sẽ phát sinh một chi phí cho việc chuyển đổi qui trình do sự thay đổi sản phẩm từ giai đoạn trước sang giai đoạn tiếp theo Kích thước lô hàng càng lớn thì tồn kho vật tư càng lớn, nhưng chúng ta đặt hàng ít lần trong năm thì chi phí đặt hàng hàng năm sẽ thấp hơn – Chi phí mua hàng: Khi mua nguyên vật liệu với kích thước lô hàng lớn sẽ làm tăng chi phí tồn trữ nhưng chi phí mua hàng thấp hơn do chiết khấu theo số lượng và cước phí vận chuyển cũng giảm 9 Kỹ thuật phân tích ABC trong quản trị tồn kho có tác dụng gì? (2đ) Lựa chọn hệ thống tồn kho thích hợp Đầu tư có trọng điểm khi mua hàng Giúp xác định chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm kh khác nhau Nâng cao được trình độ của nhân viên giữ kho Giúp báo cáo các tồn kho chính xác hơn Áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau 10 11 Nêu hạn chế của giả thiết trong mô hình EOQ, POQ? (2đ) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nguyên vật liệu? (2đ) Yếu tố bên ngoài: Môi trường kinh tế trong nc, Môi trường tự nhiên, nhà cung cấp Yếu tố bên trong.: Đặc điểm của sản phẩm,quy mô sản xuất, đặc điểm nguồn nhân lực, đặc điểm kỹ thuật công nghệ, khả năng tài chính của công ty 12 Trong các phương pháp xác định kích thước lô hàng: theo từng lô (Lot-for-lot), theo EOQ, Cân đối giữa các thời kỳ thì phương pháp nào tốt nhất? Vì sao? (1đ) Không có phương pháp nào tốt nhất vì phải dựa vào tình hình doanh nghiệp và sử dụng phương pháp có chi phí thấp nhất 13 Sản xuất tinh gọn (LM) là gì? Lợi ích của LM? (2đ) Sx tinh gọn LM là 1 hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ những lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sx Lợi ích: Cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi Giảm thiểu chi phí và mức độ tồn kho tăng năng suất và tính linh hoạt trong chu trình sản xuất Loại bỏ triệt để các hao phí không cần thiết chẳng hạn như chuyển động thừa , hàng tồn kho , thời gian chờ Tăng mức độ hài lòng của khách hàng và cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp Động viên và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên 14 Hãy phân tích nhược điểm của LM? (3đ) Vấn đề cung ứng Theo lí thuyết của Lean, lượng hàng tồn trong mỗi kho phải ít đến mức tối đa để giảm thiểu sự lưu trữ, muốn như vậy doanh nghiệp sẽ cần phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng Ví dụ: + công nhân đình công, ách tắc giao thông hay môi trường trong các nhà máy sản xuất gặp vấn đề + các nhà cung ứng có thể không đồng ý giao hàng với số lượng quá nhỏ và phải tuân theo lịch trình của công ty bạn Chi phí vận hành cao Khi chuyển sang cơ chế hoạt động của LM đồng nghĩa với việc công ty sẽ cần thay và làm mới toàn bộ thiết bị, hệ thống máy móc ở cơ sở sản xuất Giới hạn về máy móc công nhân Trong một nhà máy có vận hành LM, công ty không đƣợc phép có thừa dụng cụ, như vậy khi một dụng cụ hay máy móc bị hỏng, sẽ không có sẵn dụng cụ để thay thế và dẫn đến dây chuyền sản xuất bị dừng lại Điều nãy sẽ làm lãng phí nhân công, giao trễ hàng Thiếu sự đồng thuận của nhân viên Sự thay đổi cực lớn khi sử dụng Lean sẽ dẫn đến các vấn đề như: + nhân viên không thích ứng được với sự thay đổi, thích những thứ đã cũ; + nhân viên không thể liên tục kiểm soát chất lượng sản phẩm những điều này sẽ dẫn đến một dây chuyền sản xuất mất đi tính hiệu quả ban đầu của nó Khách hàng không hài lòng Vì vấn đề sản xuất tinh gọn nên khi khách hàng yêu cầu tăng sản phẩm sẽ khiến công ty gặp khó khăn trong việc huy động thêm nhân công cũng như máy móc Và khi một sự cố xảy ra trong nhà máy dẫn đến việc giao hàng trễ hẹn cũng sẽ trở thành một vấn đề rất to lớn cần giải quyết 15 Nhận thức về sự lãng phí trong hệ thống SX tinh gọn là gì? (2đ) • Nhận thức về những gì CÓ và KHÔNG CÓ làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng • 7 lãng phí trong sản xuất tinh gọn bao gồm: Vận chuyển Lãng phí vận chuyển thường xảy ra khi việc sắp xếp nơi làm việc không hợp lý, quy trình sản xuất không phù hợp Tồn kho chi phí thuê mặt bằng kho, chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng hay quá hạn sử dụng Thao tác Thao tác thừa của con người hay máy móc là một loại lãng phí Chờ đợi phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến, chờ đợi thông tin, thiết bị, dụng cụ,… Thừa quy trình Thực hiện nhiều bước công việc hơn mức cần thiết dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm Sản xuất thừa tiêu tốn thời gian lao động, nguyên vật liệu, làm tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm Hàng lỗi Khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết 16 Phương pháp Kanban là gì? Hãy cho ví dụ về việc áp dụng Kanban vào việc quản lý thời gian và lên kế hoạch học tập của bản thân (3đ) • Kanban được dịch theo tiếng nhật là ‘bảng thông tin’ theo nghĩa chuyên môn thì nó là 1 phương pháp/công cụ quản lý công đoạn sản xuất thực thi trong hệ thống kéo bằng các bảng truyền đạt thông tin, các phiếu liên lạc giữa các công đoạn, đóng vai trò là lệnh chuyển nguyên vật liệu hay tín hiệu sản xuất • Kẻ bảng Kanban vào giấy note, sổ nhật ký, sổ ghi chép, máy tính vv 3 cột: • To do (cần thực hiện) • Doing (đang thực hiện) • Done (hoàn thành) • Dùng giấy note nhiều màu sắc giúp cho bảng sinh động hơn, thu hút hơn Cột To do: Những mục tiêu cần đạt được • Phải qua hết tất cả các môn • Đạt được điểm trung bình cao và xếp loại khá trở lên • Giành được học bổng kì này Cột Doing: • Ghi cụ thể thời gian thực hiện • Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ • Làm thêm BT • Học nhóm • Học thêm trên Internet Cột Done: • Ghi cụ thể thời gian kết thúc và đối chiếu lại xem hiệu suất mình làm việc thế nào Cách làm này giúp: 17 • Những công việc phải làm được trực quan hóa dựa trên các cột phân chia tương ứng • Giới hạn số lượng công việc ứng với mỗi cột/mỗi trạng thái, giúp làm việc tập trung hơn, tránh lãng phí thời gian do phải chuyển qua lại giữa các công việc phải làm • Theo dõi được tiến độ công việc dựa trên những đề mục đã được chi tiết và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (có cả deadline) Phân tích ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Kanban? (3đ) Ưu điểm của phương pháp Kanban Độ chính xác giờ giấc Độ chính xác sản phẩm… Tiết kiệm tối đa vật tư và nguyên liệu Vòng đời sản phẩm quay nhanh vì khả năng phân tán lao động cao Ví dụ một mẫu xe mới nếu như công GMC của Mỹ với quy trình quản lý cũ là họ ômhết từ A đến Z thì sẽ mất 10 năm mới đổi model xe được thì với Toyota chỉ cần một hoặc 2 năm là họ có thể thay đổi mẫu mã xe mới toàn bộ vì họ áp dụng phương pháp sản xuất này Nhược điểm của phương pháp Kanban Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo Đòi hỏi toàn dây chuyền sản xuất phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuậtviên có trình độ và kiến thức cao,ý thức kỷ luật lao động cao, bởi vì chỉ cần một nhân viên của bộ phận vệ tinh vô kỷ luật, kiểm tra một con ốc không kỹ thì cả dây chuyền phải ngưng làm việc Đòi hỏi Chính phủ, Nhà nước phải có một hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ sản xuất rành mạch, minh bạch và nghiêm minh, một hệ thống nhân viên chính phủ giữ đúng kỷ cương tôn trọng pháp luật vì ví dụ chỉ cần một nhân viên hải quan nhũng nhiểu làm khó dễ trong lúc chuyển vận hàng hoá phụ kiện là sẽ kéo theo việc ngưng hoạt động toàn bộ dây chuyền liên quan đến toàn bộ quy trình hoạt động ngay lúc đó Đòi hỏi chế độ bảo mật kỹ thuật đối với các bộ phận vệ tinh nghiêm ngặt, nếu không rất dễ bị lộ kỹ thuật ra ngoài 18 Cải tiến liên tục là gì? Các nguyên tắc thực hiện Kaizen? (2đ) • Cải tiến là việc của nhân viên phải cải tiến mỗi ngày trong công việc Phải cải tiến từ từ và đổi mới, áp dụng đổi mới hằng ngày •  Các nguyên tắc thực hiện Kaizen Luôn tập trung vào lợi ích của khách hàng Nguyên tắc: Sản phẩm / dịch vụ được định hướng theo định hướng thị trường và phải đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng  Không ngừng cải tiến Nguyên tắc: Khái niệm “hoàn thành” không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là kết thúc một giai đoạn trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp  Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi” Nguyên tắc: Cá nhân có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong trường hợp mắc sai lầm thì được quy trách nhiệm đúng đắn  Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở Nguyên tắc: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mở, nhân viên dám nhìn thẳng vào sai sót, dám chỉ ra các điểm yếu và yêu cầu giúp đỡ từ đồng nghiệp và cấp trên  Khuyến khích làm việc nhóm (teamwork) Nguyên tắc: Xây dựng cấu trúc nhân sự của công ty theo định hướng thành lập các đội nhóm làm việc hiệu quả  Kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án Nguyên tắc: Bố trí kết hợp nguồn nhân lực từ các bộ phận, phòng ban trong công ty để làm dự án, khi cần thiết có thể tận dụng nguồn lực từ bên ngoài  Tạo lập các mối quan hệ đúng đắn Nguyên tắc: Không tạo dựng các mối quan hệ tiêu cực (đối đầu hay kẻ thù)  Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác Nguyên tắc: Tự nguyện thích nghi và tuân theo các nghi lễ, luật lệ của xã hội  Thông tin đến mọi nhân viên Nguyên tắc: Nhân viên không thể đạt được kết quả cao trong công việc nếu không thấu hiểu tình hình hiện tại của công ty  Thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc Nguyên tắc: Triển khai tổng hợp các phương pháp đào tạo nội bộ (onboarding nhân viên mới, đào tạo tại chỗ, đào tạo đa kỹ năng, ) 19 Sản xuất kéo là gì? Còn được gọi là Hệ thống sản xuất JIT (Just In Time) Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, khi có tín hiệu từ công đoạn sau thì công đoạn trước mới tiến hành sản xuất Giải thích ưu điểm của sản xuất kéo? (2đ) Hạn chế tối đa hàng tồn kho dư thừa Giảm chi phí lưu trữ hàng tồn kho dư thừa Loại bỏ những hao phí không cần thiết như chuyển động thừa, thời gian chờ đợi Tăng mức độ hài lòng của khách hàng Tăng chất lượng sản phẩm 20 Giải thích nguyên tắc “Chất lượng từ gốc” của hệ thống SX tinh gọn (2đ) Chất Lượng từ Gốc hay “Làm Đúng ngay từ Đầu” có nghĩa là chất lượng nên được đưa vào quy trình sản xuất để khuyết tật không có điều kiện phát sinh – hay một khi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện Các hệ thống Lean thường nhắc đến từ “Jidoka” trong tiếng Nhật có nghĩa là các vấn đề nên được xác định và loại trừ ngay tại nguồn phát sinh BÀI GIẢI BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG 2 CL1: Mức SX tháng = Mức NC thực tế Trung bình=(Tổng NC - TK đầu kỳ)/số tháng= 14000/8= 1750 Mức sản xuất tháng 12 năm trước là 1600 sp/tháng Thán Nhu cầu Dự trữ thay đổi g Mức SX thực tế (SX-NC) 1 1750 1200 550 2 1750 1600 150 3 1750 1800 -50 4 1750 1800 -50 5 1750 2200 -450 Dự trữ cuối/Tồn kho 550 700 650 600 150 -450 6 1750 2200 7 8 1750 1750 14000 1800 1400 14000 Tổng Tính Chi phí CP SX TRONG GIỜ = CP TỒN KHO = CP HĐ PHỤ CP ĐÀO TẠO TỔNG CHI PHÍ = CL2: Thán g 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng 300 0 -50 350 0 350 3000 50 9600 * 100 = 1120000 Tồn kho 200 0 0 0 0 0 0 0 200 (thiế u 300) (thiế u 50) 350 14000 * 100 = 1400000 3000 * 20 = 60000 350 *75 = 26250 (17501600)*50 = 7500 CP SX TRONG GIỜ + CP TỒN KHO + CP HĐ PHỤ + CP ĐÀO TẠO = Mức SX tháng = Mức NC thấp nhất =1400 sp/tháng và thuê HĐ phụ Mức sản xuất tháng 12 năm trước là 1600 sp/tháng Nhu cầu Dự trữ thay đổi Mức SX thực tế (SX-NC) 1400 1200 200 1400 1600 -200 1400 1800 -400 1400 1800 -400 1400 2200 -800 1400 2200 -800 1400 1800 -400 1400 1400 0 11200 Tính Chi phí CP SX TRONG GIỜ = HĐ phụ 149375 0 HĐ phụ 0 0 400 400 800 800 400 0 2800 CP HĐ PHỤ = CP SA THẢI = TỔNG CHI PHÍ = 4400 * 75 = 210000 (1600-1200) * 75= 30000 CP SX TRONG GIỜ + CP HĐ PHỤ + CP SA THẢI = Thay đổi NNL theo nhu CL3 cầu thực tế Thán Mức Số SP tăng g SX=NC tt thêm 1 1200 2 1600 400 3 1800 200 4 1800 0 5 2200 400 6 2200 0 7 1800 8 1400 Tổng 14000 1000 Tính Chi phí CP SX TRONG 14000 * 100 GIỜ = = CP đào tạo = 1000 * 50 = CP sa thải = 1200 * 75 = Tổng Chi phí = 136000 0 Mức sản xuất tháng 12 năm trước là 1600 sp/tháng Số SP giảm đi 400 0 0 400 400 1200 1400000 50000 90000 1540000 Mức SX= 1800sp/tháng và Mức sản xuất tháng 12 năm trước là 1600 CL4 HĐ phụ sp/tháng Thán Nhu cầu Dự trữ thay đổi HĐ g Mức SX thực tế từng tháng Tồn kho phụ 1 1800 1200 600 600 0 2 1800 1600 200 800 3 1800 1800 0 800 4 1800 1800 0 800 5 1800 2200 -400 400 6 1800 2200 -400 0 7 1800 1800 0 0 8 1800 1400 400 400 Tổng 14400 3800 Tính Chi phí CP SX TRONG GIỜ = 14400 *100 = 1440000 CP tồn kho= 3800 * 20 = 76000 (1800CpP đào tạo = 1600)*50= 10000 Tổng Chi phí = 1526000 Mức SX= 1600sp/tháng và CL5 HĐ phụ Thán Nhu cầu g Mức SX thực tế 1 1600 1200 Mức sản xuất tháng 12 năm trước là 1600 sp/tháng Dự trữ thay đổi Tồn kho/Dự HĐ từng tháng trữ cuối phụ 400 400 2 3 4 1600 1600 1600 1600 1800 1800 1600 5 400 200 0 -600 0 2200 1600 6 600 -600 0 2200 1600 7 8 0 -200 -200 1600 Tổng 12800 Tính Chi phí CP SX TRONG GIỜ = CP tồn kho= CP HĐ phụ = Tổng Chi phí = 1800 1400 12800 * 100 = 1200 * 20 = 1400 * 75 = 600 -200 0 200 200 1200 200 1280000 24000 105000 1409000 KẾT LUẬN: CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU LÀ CL THỨ 2 VÌ CÓ TỔNG CP THẤP NHẤT 1400 (thiế u 600) (thiế u 600) (thiế u 200) ... 19 Sản xuất kéo gì? Cịn gọi Hệ thống sản xuất JIT (Just In Time) Sản xuất diễn tác động công đoạn sau, có tín hiệu từ cơng đoạn sau cơng đoạn trước tiến hành sản xuất Giải thích ưu điểm sản xuất. .. Kanban vào việc quản lý thời gian lên kế hoạch học tập thân (3đ) • Kanban dịch theo tiếng nhật ‘bảng thông tin’ theo nghĩa chuyên môn phương pháp/cơng cụ quản lý cơng đoạn sản xuất thực thi hệ... hình thức chất lượng hay công sản phẩm Sản xuất thừa tiêu tốn thời gian lao động, nguyên vật liệu, làm tăng rủi ro lỗi thời sản phẩm, tăng rủi ro sản xuất sai chủng loại sản phẩm Hàng lỗi Khuyết

Ngày đăng: 03/08/2020, 22:14

Xem thêm:

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.4.Sự khác biệt giữa hoạt động sản xuất và dịch vụ - CÂU hỏi ôn tập lý THUYẾT QUẢN TRỊ SẢN XUẤT có TRẢ lời
Bảng 1.4. Sự khác biệt giữa hoạt động sản xuất và dịch vụ (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Luôn tập trung vào lợi ích của khách hàng

    Không ngừng cải tiến

    Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi”

    Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở

    Khuyến khích làm việc nhóm (teamwork)

    Kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án

    Tạo lập các mối quan hệ đúng đắn

    Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác

    Thông tin đến mọi nhân viên

    Thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w