Tháng 8-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử dân tộc mỗi quốc gia, thì
yêu cầu cần có một chính quyền vững mạnh ổn định để duy trì trật tự xã hội,
phát triển kinh tế văn hoá đóng vai trò quan trọng hàng đầu Chính quyền có
vững mạnh, thống nhất mới tạo điều kiện cho việc phát triển mọi mặt của đất
nước Và ngược lại, nếu nền kinh tế, chính trị, văn hoá mà phát triển tốt nó sẽ tác
động trở lại, củng cố thêm hệ thống chính quyền nhà nước trung ương
Tháng 8-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm
lược Việt Nam Sau sự đầu hàng từng bước của triều đình nhà Nguyễn, đặc biệt
sau khi kí hiệp ước Harmand, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc thiết lập nên
một hệ thống chính quyền khá chặt chẽ từ trung ương tới địa phương Chúng
chia nước ta thành ba xứ: Nam kì thuộc địa, Trung kì bảo hộ và Bắc kì nửa bảo
hộ Mỗi xứ có hình thức tổ chức chính quyền riêng, với những mức độ không
giống nhau để phục vụ cho công cuộc bình định và khai thác thuộc địa của
chúng
Thái Nguyên với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh được hình
thành từ cải cách Minh Mệnh 18311 Giống như nhiều địa phương khác Pháp đã
thiết lập ở Thái Nguyên nói riêng một bộ máy chính quyền thực dân bên cạnh
việc tiếp tục duy trì bộ máy quan lại địa phương làm công cụ, tay sai cho chúng
Tuy nhiên, Thái Nguyên với đặc điểm là một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc cư
trú, lại là tỉnh vùng đệm giữa trung du và thượng du, có nguồn tài nguyên phong
phú, đã trở thành một địa bàn quan trọng về các mặt, đặc biệt là về mặt quân sự,
là một vị trí chiến lược mà thực dân Pháp cần nắm giữ Qua nghiên cứu, chúng
tôi nhận thấy rằng tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc đó cũng
có những nét riêng khác so với một số những địa phương trên những khía cạnh
nhất định Đồng thời nó cũng thực hiện những chức năng không nhỏ trong việc
duy trì và ổn định trật tự xã hội với tư cách là một hệ thống chính quyền
Xuất phát từ nhận thức trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài
1 Nguyễn Minh Tường, Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh, tr 125
Trang 2“Bước đầu tìm hiểu tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên trong thời kì Pháp
Nội dung của niên luận tập trung vào việc trình bày tổ chức chính quyền
Thái Nguyên thời Pháp thuộc Trong đó chúng tôi trình bày vị trí chiến lược của
Thái Nguyên, sự thay đổi về cương vực hành chính của Thái Nguyên dưới thời
Pháp thuộc và nhấn mạnh bộ máy cai trị của thực dân ở Thái Nguyên với hai
ngạch quan là Viên chức Pháp và quan lại người Việt Đồng thời trên cơ sở
nghiên cứu tài liệu chính thống và tài liệu địa phương chúng tôi cũng đưa ra một
vài nhận xét về tổ chức chính quyền này, mối quan hệ giữa hệ thống quan lại
người Pháp và hệ thống quan lại người Việt và vai trò nhất định của chính quyền
Thái Nguyên trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá
Cho đến nay, tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên thời Pháp thuộc đã
được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu: Tiểu chí Thái Nguyên của
Echinard (Bản dịch lưu tại ban tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên), Khởi nghĩa Thái
Nguyên 80 năm nhìn lại của Sở văn hoá tỉnh Thái Nguyên- 1997, Chính quyền
thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng 8 của Dương Kinh Quốc, Lịch sử
quân sự chính trị tỉnh Thái Nguyên cũng của Echinard, Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên (tập 1) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên…ngoài ra
còn có một số sách chuyên khảo, bài viết trên tạp chí khoa học, những luận văn,
luận án cũng đề cập đến vấn đề này
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu
như phương pháp logic, hệ thống hoá tư liệu, phân tích tổng hợp…Ngoài phần
mở đầu, kết luận và phụ lục, báo cáo được chia làm ba phần:
PhầnI Chính quyền Thái Nguyên trước 1884
Phần II: Chính quyền Thái Nguyên thời Pháp thuộc
Phần III: Một vài nhận xét về tổ chức chính quyền Thái Nguyên thời Pháp thuộc
Trong quá trình thực hiện niên luận này, chúng tôi đã nhận được sự giúp
đỡ quý báu của thầy cô giáo, bạn bè, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong
quá trình học tập Nhân đây tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự
Trang 3giúp đỡ quý báu đó Báo cáo cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của một số tổ
chức, cơ quan địa phương, ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thái Nguyên, Sở
Văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên, Bảo tàng và thư viện tỉnh Thái Nguyên Là
sinh viên tập sự nghiên cứu, chúng tôi còn hạn chế về mặt nhận thức và phương
pháp, hơn nữa đây lại là vấn đề lớn đòi hỏi sự dày công nghiên cứu và hệ thống
hoá tư liệu từ nhiều phía Do vậy báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót,
chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn của thầy cô và bạn bè để
niên luận được hoàn thiện và chúng tôi cũng có thêm những kinh nghiệm trong
nghiên cứu và học tập
Trang 4PHẦN I: CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN TRƯỚC 1884
1 Đôi nét về quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Thái Nguyên
đến trước 1884
Thái Nguyên được nhắc đến trong sử sách là mảnh đất có vị trí quan trọng
về mặt địa lý: Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã nhận xét “Đấy là nơi phên dậu
thứ 2 về phương bắc vậy”2 Năm 981, khi nhà Tống xâm lược nước ta Vua Lê
Đại Hành đã tổ chức các đạo quân đánh tan quan xâm lược do Hầu Nhân Bảo
cầm đầu, trực tiếp cầm quân truy quét, tiêu diệt tàn quân Tống, bắt sống tướng
giặc Quách Quân Biện trên đất Vạn Nhai (Võ Nhai ngày nay) Kể từ khi nhà Lý
định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên trở thành bức tường thành trực tiếp che chở
phía bắc kinh thành Trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076-1077, phần
phía nam đất Thái Nguyên từng là địa đầu phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra
những trận đánh ác liệt giữa quân nhà Lý với giặc Tống Đến đầu thế kỉ XV, giặc
Minh xâm chiếm nước ta, nhân dân Thái Nguyên liên tiếp đứng dậy chống giặc
Có thể nói, các triều đình phong kiến đã chọn Thái Nguyên là một trong những
vị trí phòng ngự để chống lại triều đình phương bắc, bảo vệ kinh thành Thăng
Long
Thái Nguyên giữ vị trí trung tâm của vùng chiến lược phía bắc sông
Hồng Xung quanh Thái Nguyên là các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ…cũng nằm trong vùng chiến lược đó Từ Thái
Nguyên có thể kiểm soát cả những vị trí có tính chất chiến lược quyết định sự
thành bại của chiến cuộc Phía Bắc của Thái Nguyên là Cao Bằng, Hà Giang với
địa hình hiểm trở là chỗ dựa vững chắc, thuận tiện cho việc ẩn náu, tổ chức địa
bàn hoạt động của nghĩa quân Còn phía nam là đồng bằng sông Hồng mầu mỡ-
vựa lúa lớn của cả nước Thái Nguyên có 3 vùng khác biệt nhau: Vùng phía nam
với các phủ Phú Bình, Phổ Yên là một bộ phận của Trung châu Thị trấn, huyện
Đồng Hỷ và một nửa Phú Lương thuộc vùng Trung du Vùng phía bắc, nghĩa là
Định Hoá, nửa bắc của huyện Phú Lương và cả huyện Vũ Nhai thuộc miền
2 Nguyễn Trãi, Ức trai thi tập- Dư địa chí, NXB Văn sử học, HN 1960, tr48
Trang 5thượng du3 Tỉnh lỵ Thái Nguyên đặt ở vị trí trung tâm tỉnh, then chốt của tất cả
con đường thượng du, nơi đây cũng được coi là chìa khoá mở cửa ngõ thượng
du thông với trung du và trung châu, là bàn đạp để tràn về trung châu Bắc Bộ và
là yết hầu để về Hà Nội
Vì vậy, Thái Nguyên là một tỉnh có quá khứ lịch sử phong phú về sự kiện
và biên niên, không những về chiến tranh với kẻ địch bên ngoài mà về những
biến cố lịch sử trong nước
Trong quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp cũng đã nhận thấy vị trí
chiến lược của Thái Nguyên, chiếm được Thái Nguyên là có thể khống chế được
các tỉnh Bắc Kì Do vậy, sau khi giành thắng lợi về mặt quân sự, Pháp đã thiết
lập ở đây một bộ máy cai trị từ trên xuống dưới, đặc biệt là số lượng đồn bốt mà
Pháp đặt ở Thái Nguyên đã chứng tỏ tầm quan trọng về vị trí của tỉnh này
Thái Nguyên cũng có thể coi là một vùng giàu có tài nguyên Qua các thời
đại trước, tỉnh này vẫn được người Trung Hoa cũng như người Việt coi đây là
nơi giàu khoáng sản các loại Những người Trung Hoa trước đây đã khai thác
nhiều mỏ ở nơi này Bước vào những năm đầu thế kỉ XX khi thực dân Pháp tiến
hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nơi đây đã trở thành trung tâm thăm
dò, khai thác của Pháp, đặc biệt là các mỏ than, sắt để cung cấp cho nền công
nghiệp của chính quốc
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp Cánh đồng lớn nằm ở phía nam tỉnh thuộc hai phủ Phú Bình và Phổ
Yên, chủ yếu là ruộng bậc thang bị cắt xẻ ngắt quãng nằm trong từng vùng của
huyện miền núi cho nên mang lại sản lượng không đáng kể
Về thành phần dân tộc thì đây là tỉnh gồm nhiều dân tộc khác nhau Ở
đồng bằng có người Kinh và người Nùng, người Thổ ở những vùng cao trung
bình, người Mán chiếm các vùng cao Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc khởi
nghĩa của các dân tộc thiểu số chống lại triều đình Chính từ yếu tố đa tộc ngưòi
này, Pháp cũng đã có những chính sách cai trị riêng, thể hiện sự khôn ngoan của
mình trong việc bình định các tỉnh miền núi, nhất là ở những nơi vùng sâu vùng
3 A Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 4
Trang 6xa, những địa bàn trọng yếu mà Pháp không thể không quan tâm
Về cơ sở vật chất của tỉnh thời kì này phải kể đến hệ thống giao thông
đường thuỷ với hai hệ thống sông- sông Cầu và sông Công Hệ thống đường bộ
với các tuyến đường thuộc địa số 3, các con đường hàng tỉnh nối các huyện,
châu trong tỉnh và giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh giáp gianh Ngoài ra phải
kể đến hệ thống đường sắt và những phương tiện vận tải khác Hệ thống giao
thông này được Pháp sử dụng một cách có hiệu quả trong việc bình định và khai
thác tài nguyên thiên nhiên
Như vậy, Thái Nguyên hội tụ nhiều điều kiện đặc biệt hơn so với các địa
phương khác trong cả nước Là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự
cũng như chính trị của Bắc Kì, là vị trí chiến lược mà cả triều đình phong kiến
trước đây và thực dân Pháp sau này cần nắm chắc
1 Chính quyền ở Thái Nguyên trước 1884
Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên là một trong 6 ngoại trấn (cùng với
Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, An Quảng và Hưng Hoá) thuộc trấn Bắc
Thành4.Trấn Thái Nguyên gồm 2 phủ là Phú Bình, Thông Hoá, 9 huyện là Tư
Nông, Bình Tuyền, Phổ Yên, Động Hỉ, Phú Lương, Đại Từ, Văn Lãng, Võ Nhai,
Cảm Hoá, 2 châu là Định Hoá, Bạch Thông Đứng đầu mỗi trấn thời kì này là
một viên quan võ, chức Trấn thủ, có hai viên quan văn, chức Hiệp trấn và Tham
hiệp phụ tá Trấn thủ đầu tiên của Thái Nguyên là Lê Văn Niệm, hiệp trấn
Nguyễn Đức Tư và tham hiệp là Hoàng Đường
Thời Minh Mệnh, tổ chức hành chính các cấp cũng như xếp đặt quan chức
ở Thái Nguyên có một số thay đổi đáng kể Năm 1821, Minh Mệnh cho đổi châu
Định Hoá thành Định Châu5 Việc tuyển lựa quan lại trị nhậm các địa phương
rất được triều Nguyễn quan tâm, trước hết phải là những người có kinh nghiệm
vỗ về, phủ dụ dân chúng, đặc biệt ở những địa phương xa Kinh đô Năm 1821,
triều thần tâu cử Trương Hảo Hợp làm Tham hiệp trấn Thái Nguyên nhưng
Minh Mệnh cho là trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm nên không chọn Năm 1828, Trấn
Trang 7thủ Thái Nguyên là Phan Văn Hài can vào án tham tang của người quan võ
thuộc quyền, phải giải chức đợi xét Hoặc như trường hợp Tham trấn Thái
Nguyên là Tô Danh Hoảng, trước ở Thái Nguyên, xét hình tra tấn chết người
đến khi vụ việc bị phát giác, Minh Mệnh giao cho Bắc Thành tra nghị, đều phải
cách chức6
Địa bàn Thái Nguyên được chính thức gọi là tỉnh Thái Nguyên kể từ năm
1831 dưới triều vua Minh Mạng Từ tháng 10.1831, trên toàn quốc, trừ Thừa
Thiên phủ ra, cả nước có 30 tỉnh Bỏ các chức Tổng trấn, Trấn thủ, Tham trấn,
thay bằng các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh Thái
Nguyên nằm trong liên tỉnh Ninh- Thái (Bắc Ninh- Thái Nguyên), Tổng đốc
Ninh- Thái là Thống chế Nguyễn Đình Phổ đặt tại Từ Sơn- Bắc Ninh Thự lí
Tuần phủ Thái Nguyên là Hiệp trấn Trần Thiên Tải, Án sát là Tham hiệp
Nguyễn Dư và Lãnh binh Thái Nguyên là Vệ uý Nguyễn Văn Các7
Chức nhiệm cuả quan đầu tỉnh Thái Nguyên được quy định cụ thể:
Bố chính sứ giữ việc thuế khoá, tài chính toàn hạt Triều đình có ân trạch,
chính lệnh gì ban xuống thì truyền đạt lại cho các người phần việc
Án sát giữ việc kiện tụng hình án trong toàn hạt, chấn hưng phong hoá, kỉ
cương, trừng thanh các quan lại, kiêm coi công việc chạy trạm trong hạt, khi có
những việc trọng đại, hai ty (Bố chánh và Án sát) hội đồng bàn bạc rồi trình với
Tổng đốc hoặc Tuần phủ mà làm8
Năm 1835 nhà Nguyễn bắt đầu đặt chức Lưu quan ở Thái Nguyên thay
cho Thổ quan địa phương Chính thức bổ nhiệm quan lại của triều đình lên cai
trị trực tiếp các châu, huyện xa xôi Đây là chính sách đặc biệt mà Minh Mệnh
thi hành ở “địa thế xa vắng, thổ ty không tốt, dễ hay nổi loạn”, ở địa bàn cư trú
của các dân tộc thiểu số ở phía Bắc, trong đó có Thái Nguyên Thái Nguyên là
tỉnh mà có đồng bào dân tộc thiểu số tập trung đông, đặc biệt là người Tày,
Nùng, Mán…và vì Thổ trưởng ở vùng này có thế lực rất mạnh, luôn có xu
hướng nổi dậy tách khỏi chính quyền trung ương, nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn
Trang 8ra do vậy, Minh Mệnh đã cho bổ nhiệm lưu quan ở hầu hết các châu, huyện
thuộc Thái Nguyên9
Thái Nguyên không có quan Đốc học, đến đầu thời Tự Đức (1848), nhà
Nguyễn mới đặt chức Huấn đạo ở hai huyện Bình Xuyên và Phổ Yên để dạy học
trò Điều này được lý giải do Thái Nguyên hay trấn Lạng Sơn, Cao Bằng là
những ngoại trấn xa, là vùng biên viễn xa nơi giáo hoá triều đình Nguyễn, học
trò ít nên Gia Long đã không đặt chức Đốc học mà lấy Đốc học Kinh Bắc kiêm
nhiệm Mãi cho đến năm 1930 Minh Mệnh mới cho đặt chức Đốc học Thái
Nguyên, nhưng sau đó lại bãi bỏ do Thái Nguyên hoc trò ít và chỉ cho đặt chức
Giáo thụ ở phủ Thông Hoá để cho học trò theo học ở đó
9 Xem phần phụ lục 2
Trang 9PHẦN II: CHÍNH QUYỀN THÁI NGUYÊN THỜI PHÁP THUỘC (1984 –
1945)
Tháng 8-1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng,
mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam Ngày 25-8-1883 Triều đình Huế và cao
uỷ Pháp kí hiệp ước Hardmand chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp
Đạt được thắng lợi quan trọng này, Pháp bắt tay vào việc bình định các tỉnh Bắc
Kì, trong đó ưu tiên hàng đầu là xây dựng hệ thống chính quyền thực dân trên cả
3 vùng, bao gồm cả Thái Nguyên
2.1 Sự thay đổi về cương vực hành chính của Thái Nguyên dưới thời
+ Phủ Tòng Hoá có 3 huyện và 1 châu: huyện Đại Từ, Văn Lãng, Phú
Lương và châu Định (sau đổi là Định Hoá)
+ Phủ Thông Hoá có 1 huyện và 1 châu: huyện Cảm Hoá và châu Bạch
Thông
Ở Thái Nguyên, thời kì Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã có những
điều chỉnh về mặt hành chính cùng với một số những tỉnh khác ở Bắc Kì để
phục vụ cho chính sách vừa bình định, vừa thống trị và khai thác của chúng
20-10-1890, huyện Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình bị tách khỏi Thái
Nguyên để nhập vào đạo Vĩnh Yên
9-9-1981 toàn bộ phủ Tòng Hoá và 4 huyện còn lại của phủ Phú Bình tách
khỏi tỉnh Thái Nguyên để sát nhập vào Tiểu khu Thái Nguyên là một trong 3
tiểu quân khu thuộc Đạo Quan binh I Phả Lại
Cùng ngày, châu Bạch Thông (thuộc phủ Thông Hoá) bị tách khỏi tỉnh
Thái Nguyên để sát nhập vàp tiểu Quân khu Lạng Sơn, đồng thời huyện Cảm
Hoá bị sát nhập vào Tiểu Quân khu Cao Bằng Cả hai tiểu quân khu này đều
thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn Tổ chức Đạo quan binh là hình thức kết hợp
Trang 10chặt chẽ chính quyền quân sự với chính quyền dân sự Nó cho phép người đứng
đầu có toàn quyền huy động mọi khả năng của địa phương mình vào việc bình
định, chống lại hành động nổi dậy của mọi lực lượng nổi dậy Việc sát nhập
nhiều vùng của Thái Nguyên vào các Đạo quan binh khiến cho việc bình định
các vùng này trở nên dễ dàng hơn
10-10-1892, chính quyền thực dân lấy lại phủ Tòng Hoá, cả phủ Phú Bình
từ Đạo Quan binh I Phả Lại cùng châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá từ Đạo
quan binh II trả cho tỉnh Thái Nguyên Kết quả là 1-11-1892 tỉnh Thái Nguyên
được lập lại như cũ và dưới quyền một Công sứ như các tỉnh đồng bằng
11-4-1900, toàn bộ phủ Thông Hoá bị tách khỏi Thái Nguyên để góp phần
Trang 11Hùng Sơn để dễ bề thống trị10
Cho tới đầu năm 20 của thế kỉ trước, tỉnh Thái Nguyên được chia thành 2
phủ, 3 huyện, 3 châu, với 51 tổng, gồm 227 làng như sau:
Trong những năm 20, châu Văn Lãng bị sát nhập vào huyện Đại Từ11
Cho tới trước cách mạng tháng Tám, Thái Nguyên gồm 2 phủ, 3 huyện và 2
1.2 Bộ máy cai trị thực dân ở Thái Nguyên
Bộ máy cai trị thực dân Pháp ở Thái Nguyên được thiết lập theo tinh thần
Trang 12Hiệp ước 1884 Cụ thể là vào những năm đầu thế kỉ, bộ máy cai trị ở Thái
Nguyên được phân làm hai ngạch: Viên chức Pháp và quan lại người Việt
a Hệ thống quan lại người Pháp
- 1 Công sứ, thuộc ngạch quan cai trị bậc 3, làm chủ tỉnh13
- 1 Phó công sứ, thuộc ngạch quan cai trị hạng 4
- 2 Tham tá
- 3 Thanh tra lính khố xanh
- 8 Trưởng trại lính khố xanh
- 1 Trưởng đồn lính sen đầm
- 2 Nhân viên thuế quan và độc quyền
- 1 Nhân viên ngành công chính
- 1 Nhân thuộc ngạch viên bưu điện
- 1 Viên chức quan cai trị hạng 5 đại diện Công sứ tại chợ Chu
- 1 Tham tá bậc nhất đại diện Công sứ tại Phương Độ, chủ đồn điền
Văn Giá phụ tá
Công sứ đứng đầu tỉnh trực tiếp thuộc quyền lãnh đạo của Thống sứ Bắc
Kì (28.1.2886) Là người thay mặt cho Thống sứ nắm tình hình cấp tỉnh về mọi
mặt, thông qua hệ thống quan lại người Việt
Ở Thái Nguyên, viên Công sứ Pháp nắm quyền giám sát và kiểm soát tối
cao về nhân sự “bộ phận quyết nghị cấp xã” Việc này được thể hiện qua những
quy định: Hạn chế số thành viên của bộ phận quyết nghị cấp xã; nắm quyền lựa
chọn cuối cùng những thành viên của chính quyền cấp xã; theo dõi mọi biến
chuyển về nhân sự; ràng buộc bằng hình thức khen thưởng, khống chế bằng hình
thức kỉ luật hành chính từ khiển trách bãi miễn, cách chức cá nhân đến giải tán
tập thể Ông ta cũng có quyền kiểm soát, điều khiển và thi hành luật pháp Ở
Thái Nguyên viên Công sứ có phó sứ kiêm phó án giúp việc là chánh án toà án
đệ nhị cấp, có quyền hạn giải quyết mọi việc trong phạm vi tỉnh từ việc dân sự
đến việc hình sự Viên Công sứ cũng là giám đốc nhà tù, ông ta có một chánh và
một phó Đề lao giúp việc
13 Xem phụ lục 2
Trang 13Để phục vụ cho hệ thống này về nhiều mặt, Pháp đã từng bước xây dựng
các tổ chức phụ tá phục vụ đắc lực trong việc bình ổn trật tự xã hội và đẩy mạnh
quá trình khai thác bóc lột
* Toà công sứ:
Giúp việc cho Công sứ Pháp có Toà Công sứ Toà công sứ Thái Nguyên là
lỵ sở của cơ quan cai trị cao nhất của tỉnh do một viên công sứ đứng đầu Toà
công sứ thường xuyên có các toán lính khố xanh bảo vệ bên ngoài Bảo vệ bên
trong là một số lính Pháp và giúp việc là các nhân viên toà Công sứ
* Hội đồng hàng tỉnh:
Được thành lập chính thức theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương
ngày 19.3.191314 Hội đồng hàng tỉnh ở Thái Nguyên có trách nhiệm góp ý kiến
với chính quyền các vấn đề như: chi phí các vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội
về việc phân chia các khu vực hành chính của cấp phủ, huyện, châu, xã…song
mọi “thỉnh nguyện” có tính chất chính trị đều tuyệt đối cấm
* Hệ thống toà án:
Tư pháp của người Pháp gồm có: Toà án vi cảnh, Toà án trị an có quyền
mở rộng, Toà án thương sự (thương mại pháp đình) Các toà án này có Công sứ
kiêm chánh án chủ toạ, và phó sứ kiêm phó Chánh án giúp việc Các toà án này
có trách nhiệm trong phạm vi tỉnh và giải quyết các sự việc liên quan đến người
Pháp trong phạm vi thẩm quyền, không có biện lý (công tố uỷ viên) Viên Chánh
án có quyền nới rộng làm luôn việc của biện lý trong các vụ án hình sự và
chuyển giao hồ sơ cho phòng luận tội (công tố viên) khép án15
Tư pháp bản xứ gồm có: Toà án cấp nhất, viên Công sứ có phó sứ kiêm
phó án giúp việc, là chánh án toà án đệ nhị cấp có quyền hạn giải quyết mọi việc
trong phạm vi tỉnh, từ việc dân sự đến hình sự
Trong mỗi huyện cũng đặt một toà án đệ nhất cấp, tương tự như toà án vi
cảnh của Pháp, quyền xét xử được giao cho ông huyện, có một Thừa phán lục sự
Trang 14* Lực lượng cảnh sát:
Một lực lượng cảnh sát được đặt dưới quyền hành trực tiếp của Công sứ
Lực lượng này gồm 305 lính, dưới quyền chỉ huy của một giám binh, dưới
quyền giám binh có 4 viên chức khố xanh và một kế toán
Quân lực được phân bố như sau:
Thái Nguyên vùng trung tâm: 195
* Hệ thống nhà tù:
Nhà tù Thái Nguyên được xây dựng từ 1903- 1904 Đây là một công trình
hình chữ nhật có 4 dãy nhà bên trong, có sân chính giữa và có tường cao 3m bao
xung quanh, song song với một con đường tuần tra một khoảng rộng từ 3- 4 m16
Viên Công sứ là giám đốc nhà tù, ông ta có một Chánh và một phó đề lao người
Pháp giúp việc cùng với 6 nhân viên cai ngục người bản xứ trong đó có 1 là y tá
Ở chợ Chu có một nhà tù hàng tỉnh (1916) nhốt từ 80 đến 100 tù, đặt dưới
quyền kiểm soát của viên xếp bốt và viên Đại lý cai trị17 Các nhà tù này đã trở
thành nơi giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước đã tham gia cuộc khởi nghĩa Binh
lính Thái Nguyên (1917) và khởi nghĩa Yên Bái (1930) Hệ thống nhà tù, một
công cụ thực dân Pháp để đàn áp, tra tấn những người nổi dậy, nhưng những
người tù binh cũng luôn chứa đựng tinh thần phản kháng Ngày 27- 28/8/1922,
tại nhà tù chợ Chu nổ ra cuộc nổi dậy của những người tù, họ phá nhà lao, chiếm
bưu điện và cướp vũ khí giặc, gây cho giặc nhiều tổn thất
* Hệ thống lô cốt:
Cùng với hệ thống nhà tù, ngay ở thời điểm đầu thế kỉ XX, giới cầm
quyền thực dân đã cho xây dựng nhiều lô cốt, mà chủ yếu là ở địa bàn Chợ Chu
và Chợ Mới Tư liệu cho biết18, ở địa bàn Chợ Chu và Đại Từ đã có 5 lô cốt đặt
16 A Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 37
17 A Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 38
18 Dương Kinh Quốc, Vài nét về Thái Nguyên những năm tháng trước cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn (8.1917) ,
trong sách Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại, Thái Nguyên 1997, sđd 39
Trang 15tại các điểm: Chợ Chu, Hùng Sơn, Cù Vân, Hà Lam, Quảng Nạp Ở Chợ Mới có
4 lô cốt đặt tại: Chợ Mới, Đồn Du, Giang Tiên, Ban Mua Các lô cốt này nằm
chủ yếu bảo vệ các tuyến đường giao thông nội tỉnh và liên tỉnh
Hệ thống quan lại thực dân ở Thái Nguyên bao gồm cả Công sứ và phó
Công sứ chứng tỏ đây là một tỉnh quan trọng Chính quyền thực dân đã đặt thêm
ở đây chức phó Công sứ để cùng Công sứ nắm quyền cai trị trong tỉnh Công sứ
có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của các cơ quan trực thuộc và
các cơ quan chính quyền cấp dưới, kể cả lực lượng quân sự đồn trú trong tỉnh
Trên tất cả những hệ thống công sở, trong đó có trại lính, sở công chính,
bưu điện, tài chính, kinh tế (đồn điền) đều có sự có mặt của người Pháp cai quản
và đứng đầu Đặc biệt Pháp thiết lập ở đây một hệ thống toà án ở các cấp để chủ
yếu xét xử những người phạm tội
Trong số những vị trí mà Pháp cài người của mình, thì quan Pháp ở Trại
lính khố xanh là nhiều nhất (8 viên) Điều này chứng tỏ Thái Nguyên là tỉnh có
số lượng đồn lính khố xanh vào loại nhiều nhất và lớn nhất Bắc Kì tại đây, Pháp
cũng cử những tướng giỏi để nắm giữ trách nhiệm chỉ huy những trại lính khố
xanh này
Trại lính được thiết lập tại 7 điểm: Phương Độ, Chợ Chu, Hùng Sơn, Đình
Cả, Đồn Đu, Lang Dang, Quảng Nạp Ngoài ra ở tỉnh lỵ còn có một trại lính bộ
binh thuộc địa, một đồn lính sen đầm; ở Chợ Chu và Phương Độ mỗi nơi còn có
một đồn lính dân vệ Trước đây, phụ trách về mặt quân sự trong tỉnh là những
Lãnh binh do người Việt đứng đầu (như Nguyễn Văn Các, Lê Tuân, Nguyễn
Cáp, Nguyễn Hạp ), nhưng trong thời kì Pháp thống trị thì chức Lãnh binh lại
do người Pháp nắm, đồng thời cử thêm những quan chức Pháp giữ vai trò là
Tham tá và Thanh tra cho những hoạt động quân sự của Pháp, người Việt chỉ
nắm chức phó Lãnh binh Năm 1898, Quân lính khố xanh của tỉnh Thái Nguyên
là 800, có 17 giám binh hay lãnh binh phụ trách chỉ huy lực lượng khố xanh19
Sang đến những năm 1903-1904, quân số lính khố xanh rút xuống còn 530
người, và chỉ có 12 giám binh và lãnh binh cho tất cả các đồn bốt và trại trung
19 Xem phụ lục số 2
Trang 16tâm
Tại những trung tâm hành chính như Phương Độ, Chợ Chu, Hùng Sơn, do
vị trí quan trọng của các trung tâm này Pháp đã đặt ở đây những quan chức có
quyền đại diện cho Công sứ, đó là những vị Đại lý có quyền thay mặt cho Công
sứ điều hành mọi công việc Ở Phương Độ, ông Gernard nắm quyền kiểm soát
chính trị ở huyện Tư Nông, sau thành phủ Phú Bình; Ở Chợ Chu, ông Metaireau
nắm quyền kiểm soát chính trị châu Định Hoá, lãnh địa của Lương Tam Kì và
một số tổng thuộc huyện Phú Lương, tổng Chợ Mới, ít lâu sau chuyển sang Bắc
Kạn; Ở Hùng Sơn, ông Leger nắm quyền kiểm soát chính trị các huyện Đại Từ
và Văn Lãng, sau thành huyện Đại Từ Những trung tâm hành chính này có thể
coi là những đơn vị hành chính cấp trung gian giữa tỉnh và huyện (có một viên
quan mang hàm Tri phủ, có Giáo thụ, Thông ngôn, Lại mục) Pháp chia ra
những trung tâm hành chính để dễ bề cai trị, đồng thời Pháp cũng muốn tăng
cường sự có mặt của mình tại những cấp độ hành chính dưới tỉnh ở những địa
bàn quan trọng về mặt chiến lược, từ đây có thể dễ dàng cai quản hay mở rộng
quyền kiểm soát trực tiếp ở Thái Nguyên cũng như các vùng xung quanh
b Hệ thống quan lại người Việt
Thời Pháp thuộc thì hệ thống quan lại người Việt ở Thái Nguyên được thiết lập như sau20:
- 1 Án sát phụ trách toàn tỉnh
- 1 Thương tá giúp việc cho Án sát
- 4 Tri huyện đặt tại huyện Phú Lương, Phổ Yên, Vũ Nhai, Đồng Hỉ
- 2 Tri phủ đặt tại các phủ Phú Bình và Đại Từ
- 1 Tri Châu tại châu Định Hoá
- 1 mang hàm tri phủ phụ trách trung tâm Phương Độ
- 3 Nhân viên gồm: Giáo thụ, thông ngôn, Lại mục tại trung tâm
hành chính Phương Độ
20 Theo như tài liệu mà chúng tôi sưu tầm đựoc do Echinard, Công sứ Pháp ỏ Thái Nguyên viết thì dưới thời kì
của quan Công sứ Emmerich, hệ thống chính quyền ở Thái Nguyên có quan Công sứ, dưới quyền có tất cả các vị
cầm đầu các công sở và tổ chức cai trị bản xứ gồm 1 tuần phủ, một án sát, một phó lãnh binh và 8 tri huyện, tri
châu
Trang 17- 1 Nhân viên tại bưu điện Chợ Chu
- 1 Nhân viên tại bưu điện Chợ Mới
Cho đến những năm chót của thập niên thứ 2 thế kỉ XX, tư liệu cho biết
về bộ máy cai trị toàn tỉnh đại thể được bảo lưu như 1905:
- 1 Công sứ Pháp
- 1 phó Công sứ
- 1 Án sát, mang hàm tuần phủ
- 2 Tri phủ (Phú Bình, Phổ Yên)
- 3 Tri huyện (Đồng Hỉ, Đại Từ, Phú Lương)
- 3 Tri châu (Vũ Nhai, Văn Lãng, Định Hoá)
- 1 Bang tá (Làm việc tại Lang Hít)
Bên cạnh bộ máy quan lại người Việt, mà chủ yếu là người Kinh còn tồn
tại hệ thống chính quyền riêng của một vài dân tộc thiểu số do Pháp dựng lên
Theo đó, người Dao đựơc phép có Động trưởng, chánh Mán ở cơ sở, quản chiều,
phó quản chiều ở cấp châu…Đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư, rải
rác, phân tán và riêng rẽ nên bản thân bộ máy mà bọn thực dân áp đặt cho họ là
không có lãnh thổ Do vậy, người dân vừa phải chịu ách áp bức, bóc lột dưới bộ
máy tay sai nơi cư trú lại vừa phải chịu nỗi thống khổ thông qua bộ máy chính
quyền theo dân tộc
Từ bộ máy quan lại của người Việt ở Thái Nguyên cho thấy, đứng đầu
tỉnh và chịu trách nhiệm chung không phải là quan Tổng đốc mà là một Tuần
phủ (giai đoạn 1901 đầu 1902) hoặc là một Án sát mang hàm Tuần phủ (giai
đoạn những năm 20 của thế kỉ XX) Như vậy Thái Nguyên là một tỉnh loại 2 (
loại 1 đứng đầu là Tổng đốc) Điều này có thể lý giải rằng, Thái Nguyên là một
tỉnh miền núi, mật độ dân cư không đông, rải rác đặc biệt là những vùng sâu
vùng xa, lại xa trung tâm kinh tế, giao thông đi lại khó khăn Với những lý do
ấy, Thái Nguyên đóng vai trò là tỉnh loại 2 ở khu vực Bắc Kì
Với những chức quan như Tri phủ, Tri châu và giai đoạn về sau, Pháp đặt
Trang 18thêm chức Bang tá ở Thái Nguyên chứng tở đây là một tỉnh miền núi rộng lớn
có địa bàn chiến lược quan trọng
Hệ thống quan lại người Việt so với trước khi bị thực dân Pháp thiết lập
ách cai trị thì hầu như không thay đổi về hình thức nhưng bổ sung thêm về số
lượng quan cai trị qua từng thời kì hay thay đổi trong cơ cấu số lượng để cai
quản tỉnh chặt chẽ hơn Và đặc biệt ở cấp tỉnh, bên cạnh bộ máy quan lại nhà
Nguyễn có bộ máy cai trị của thực dân Pháp trùm lên trên bộ máy cai trị của
nhà Nguyễn Đó là sự tham gia của một số viên quan Pháp (Công sứ và phó
Công sứ) đứng đầu tỉnh thông qua bộ máy cai trị địa phương Và sau này khi
Pháp tiến hành “cải lương hương chính”, thiết lập bộ máy cai trị đến cấp làng xã
thì nó mới có sự xáo trộn đáng kể
Trong tổ chức chính quyền ở Thái Nguyên, những chức vụ từ trước do
triều đình đặt ra vẫn tồn tại và do người Việt quản lý, nhưng chức Lãnh binh ở
Thái Nguyên sau này lại do Pháp nắm Vì Thái Nguyên là nơi thường xuyên
diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và nổi loạn cũng như nạn cướp bóc, thổ phỉ
Người Việt chỉ nắm chức phó Lãnh binh giúp việc cho Lãnh binh trong việc điều
động quân hay quản lý binh lính
* Cai trị hương thôn:
Cùng với bộ máy cai trị cấp tỉnh, huyện, thông qua các cuộc “Cải lương
hương chính”, Pháp dần thiết lập và tổ chức bộ máy cai trị ở cấp xã ở Bắc Kì nói
chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng
Đứng đầu mỗi tổng có một chánh tổng và một phó tổng, có một lý trưởng
và nhiều phó lý Các gia tộc Mán rừng như Cao lan, Thanh vân hay Thanh y,
được đặt dưới quyền các Chánh quản mán, hay Chánh Mán mục chức vụ tương
tự như Chánh tổng Mỗi Chánh quản mán chỉ huy nhiều trưởng trại hay trưởng
nhóm
Ở huyện Đại từ, có những người Mán Cao Lan hoàn toàn Việt Nam Họ
xuống các cánh đồng bằng đi cấy lúa, và thành lập những làng riêng biệt trong
các tổng của người An Nam Việc lựa chọn những nhân viên hàng tổng hay hàng
xã được lựa chọn y theo nghị định ngày 3/7/1930 đối với những làng xóm thuần
Trang 19nhất xã An Nam, đối với những làng pha trộn các dân tộc hay đơn thuần gồm
dân bản địa thì việc này được làm theo tập quán địa phương, dân tự chọn lấy đại
diện của họ, lập một biên bản, cử và trình lên nhà chức trách những người được
lựa chọn tiến cử vào chức vụ còn khuyết21
* Hội đồng kì mục
Tất cả các làng đều có Hội đồng kì mục, Hội đồng này được thành lập
theo những nội dung của nghị định ngày 25.2.1927 và theo tập quán địa phương,
mỗi Hội đồng gồm có:
- Những nhân viên hàng tổng, xã cũ đã từ chức (chánh tổng, lý
trưởng, xã đoàn…)
- Các cựu chánh phó hương hội đã thừa hành chức vụ trong 6 năm
- Các viên chức ngạch cai trị bản xứ hay thuộc các công sở của chính
phủ bảo hộ, đã từ chức hay về hưu
- Các sĩ quan và hạ sĩ quan bộ binh hay hải quan, thuộc ngạch khố
xanh, hay ngạch lính cơ đã giải ngũ hay về hưu Trong những làng không có Hội
đồng quản trị, các kì mục trực tiếp trông coi công việc hàng xã, ra quyết định và
chuyển cho những nhân viên hàng xã thi hành Họ kiểm soát sự chấp hành và
giúp đỡ những nhân viên này thi hành nhiệm vụ
Quy định này của chính phủ cũng không khác nhiều so với những thay
đổi sau này được ghi trong những Đạo dụ đổi lại việc hương chính tại Bắc kì
Hội đồng kì mục ở Thái Nguyên đã được Pháp ghi rõ trong cuốn tiểu chí Thái
Nguyên: Giữa hội đồng này và dân chúng có một sự hoà hợp tương đối Hiếm có
những đơn kiện, những vụ lạm dụng quyền hành hay thâm thụt công quỹ Trị an
ở hương thôn chỉ có ở các làng thuộc phủ Phổ Yên Có tổ chức đội tuần tráng
đảm nhiệm việc trị an như vùng xuôi
c Hệ thống đồn binh
Bên cạnh bộ máy dân sự, do vị trí chiến lược của Thái Nguyên, và để đối
phó vơí các cuộc đấu tranh của nhân dân trong tỉnh, thực dân Pháp đã bố trí ở
đây một hệ thống dầy đặc các đồn binh
21
Echinard, Tiểu chí Thái Nguyên, sđd tr 63