1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

: Đánh giá chi tiết về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du.

28 900 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của UBND huyện Tiên Du

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, hoà chung với sự phát của cả nước nhân dân huyện Tiên Du dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và UBND huyện đã biết phát huy những lợi thế, tranh thủ thời cơ, vượt qua được những khó khăn thách thức đã giành được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực.

Kinh tế phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần; an ninh chính trị ổn định Trong phát triển kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng phát triển ổn định ngành nông nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng phát triển nhanh chóng, góp phần tăng trưởng kinh tế.Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 15.5% (trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước là 7.5%, của tỉnh Bắc Ninh là 12.4%).

Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội như trên, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân huyện Tiên Du thì sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, UBND huyện đúng hướng, phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước và của tỉnh đã góp phần rất lớn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân trong toàn huyện.

Nhận thức được tầm quan trọng của sự lãng đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, UBND các cấp nói chung và của huyện Tiên Du nói riêng Cùng với sự giúp

đỡ của các thầy, cô trong khoa Kinh tế phát triển và được sự giúp đỡ tạo mọi điều kiện của các cô, chú, anh, chị… trong phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du đã giúp đỡ, sau thời gian thực tập tôi đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.

Trang 2

Nội dung của bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:

Chương I: Những đánh giá chung về UBND huyện Tiên Du.

Chương II: Đánh giá chi tiết về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du.

Chương III: Định hướng đề tài nghiên cứu

Trang 3

CHƯƠNG I

NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ UBND HUYỆN TIÊN DU

1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND huyện Tiên Du

Tên cơ quan: UBND huyện Tiên Du.

Trụ sở: Thị trấn Lim - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.

Nguồn vốn hoạt động: Hoạt động chủ yếu từ Ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, một phần từ các nguồn thu từ công việc quản lý hành chính của nhànước

Tổng số lao động: 125 người Trong đó: 100 lao động chính thức ( là

cán bộ viên chức nhà nước), còn lại 25 người là nhân viên hợp đồng củahuyện (ký hợp đồng 3 tháng/ 1 lần)

Huyện Tiên Du được tách ra từ huyện Từ Sơn (cũ ) theo Nghị định số:88/1999/NĐ – CP ngày 18 tháng 09 năm 1999 của Chính Phủ Có diện tích108,18 km2; dân số trên 134,14 nghìn người (số liệu ngày 31/12/2006); có 15

xã và một thị trấn (gồm 78 làng)

Tiền thân của UBND huyện Tiên Du là UBND huyện Tiên Sơn (cũ ),UBND huyện được thành lập trên cơ sở Nghị quyết tách huyện của Chính phủ(tháng 09 năm 1999) Tuy là một huyện mới được hình thành (đến nay mớiđược gần 08 năm hoạt động) nhưng dưới sự lãnh đạọ trực tiếp của ban chấphành Huyện uỷ, của UBND huyện cùng sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ vànhân dân địa phương Ngay trong những năm mới được hình thành huyệnTiên Du đã vươn lên đạt được những thắng lợi lớn, nền kinh tế duy trì ở tốc

độ tăng trưởng cao (bình quân 15,5% / năm Nguồn: Sở Thống kê tỉnh Bắc Ninh), đời sống nhân dân được nâng cao, tình hình chính trị -xã hội ổn định.

Trang 4

2 Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của UBND huyện

Ngay từ khi mới thành lập (tháng 09 năm 1999), UBND huyện Tiên Du

đã có đầy đủ quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của một cơ quan quản lýhành chính cấp huyện (Theo Hiến pháp năm 1992, Nghị định của Quốc hội,của Chính phủ về việc thực hiện chức năng quản lý hành chính của UBNDcác cấp)

2.1 Chức năng:

UBND huyện Tiên Du do HĐND huyện Tiên Du bầu ra gồm: Chủ tịch;hai phó Chủ tịch và 12 phòng, ban trực thuộc UBND huyện

UBND huyện là cơ quan chấp hành của HĐND huyện

UBND chịu trách nhiệm trước nhân dân trong toàn huyện; trướcHĐND huyện; trước cơ quan quản lý cấp trên (UBND tỉnh Bắc Ninh); trướcpháp luật về tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,…

Trực tiếp lãnh đạo,chỉ đạo UBND các xã (thị trấn) trên toàn huyện

2.2 Quyền hạn và nhiệm vụ

Cũng giống như UBND cùng cấp khác, UBND huyện Tiên Du thựchiện chức năng quản lý nhà nước về tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội,

an ninh, quốc phòng trên toàn huyện Tiên Du Cụ thể:

2.2.1 Đối với lĩnh vực kinh tế:

* Về kế hoạch – ngân sách – tài chính:

Về kế hoạch: xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và

hàng năm của huyện trình HĐND huyện thông qua để trình UBND tỉnh phêduyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đó

Trang 5

Về ngân sách – Tài chính: UBND huyện phối hợp cùng với các cơ quan

nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước Nhiệm vụ chủ yếulà:

Thứ nhất, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách nhà nước trênđịa bàn, dự toán điều chỉnh bổ sung trong trường hợp cần thiết trình UBNDhuyện quyết định và báo cáo UBND tỉnh

Thứ hai, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện quyết định giaonhiệm vụ thu, chi ngân sách các đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổsung ngân sách cho các xã, thị trấn trong toàn huyện Đồng thời kiểm tra,giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi của các đơn vị

Thứ ba, lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trìnhHĐND huyện phê duyệt và cơ quan nhà nước cấp trên

* Về lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp

Xây dựng, trình HĐND huyện phê duyệt thông qua các chương trìnhkhuyến khích phát triển các lĩnh vực nông – ngư - nghiệp Đồng thời hướngdẫn thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình đó

* Về lĩnh vực quản lý đất đai

Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện; trình UBND huyện phêduyệt, xét duyệt quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai của UBND các xã, thịtrấn.Thực hiện giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất với cá nhân và hộ gia đình;giải quyết các tranh chấp về đất đai; thanh tra đất đai theo quy định của phápluật

Đồng thời xây dựng quy hoạnh thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, cáccông trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theoquy định của pháp luật

Trang 6

* Đối với lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạchphát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện

Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch

vụ ở các xã, thị trấn

Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,sản xuất các sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao;phát triển cơ sở chế biến nông – lâm – thuỷ sản

* Đối với lĩnh vực Xây dựng và Giao thông vận tải

Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩmquyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bànhuyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt Nhằm quản

lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng trên toànhuyện một cách hiệu quả

* Về lĩnh vực Thương mại và dịch vụ

Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm traviệc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và

du lịch trên địa bàn huyện

Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạtđộng thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn

Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của UBND huyện Tiên Du đối với lĩnh vực

kinh tế là phát triển một nền kinh tế trên toàn huyện Đưa nền kinh tế củahuyện đạt một tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững Trên cơ sở đónhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu về xã hội, an ninh quốc phòng trên địabàn

Trang 7

2.2.2 Về lĩnh vực xã hội

Nhằm bảo đảm cho nhân dân trên địa bàn có một cuộc sống đầy đủ về cảvật chất và tinh thần Đảng bộ và UBND huyện Tiên Du đã thực hiện nhữngnhiệm vụ chủ yếu sau:

* Về giáo dục, Nhằm xây dựng một hệ thống giáo dục phát triển trên toàn

huyện từ cấp Mầm non đến các trường Phổ thông cơ sở trên địa bàn

* Về văn hoá, xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, phát

thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩmquyền phê duyệt Đồng thời quản lý các công trình văn hoá được phân cấpquản lý và sử dụng; tổ chức, hướng dẫn các phong trào hoạt động về văn hóa

* Về y tế, thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các hoạt

động của các trung tâm y tế, trạm y tế như: chăm sóc va bảo vệ sức khoẻ nhândân; phòng chống dịch bệnh; thục hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá giađình

2.2.3 Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội

Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựnglực lượng vũ trang Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Đồng thời tuyên truyền, giáodục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xãhội trên địa bàn huyện

Có thể nói, nhiệm vụ chủ yếu của UBND huyện nói chung và của UBND

huyện Tiên Du nói riêng chính là thực hiện chức năng quản lý hành chính nhànước cấp huyện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến an ninh - quốcphòng Nhằm xây dựng một huyện có nền kinh tế phát triển cao, tốc độ tăngtrưởng nhanh, bền vững; đảm bảo đời sống của nhân dân về cả vật chất và tinhthần Đồng thời bảo đảm trật tự, an toàn trên địa bàn toàn huyện

Trang 8

3 Sơ đồ bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban trong UBND huyện

Từ sơ đồ trên có thể thấy:

Thứ nhất, Chủ tịch UBND huyện:

 Là người lãnh đạo và điều hành các công việc của UBND huyện, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của

mình ( theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm

Phó chủ tịch phụ trách Văn hóa – Xã hội

Chủ tịch UBND huyện

Phó chủ tịch phụ trách Kinh tế

Phòng

Y tế

Phòng Giáo dục

Phòng Tài chính - KH hoạch

Phòng

Tư pháp

Phòng

Kinh tế

Phòng Nội vụ

Phòng GTXD-ĐC

Phòng hạ tầng Kinh tế

Phòng Tài

nguyên - MT

Ủy ban dân

số GĐ- TE

Phòng Thanh tra

Ban quản lý KCN

Trang 9

2003 của Chính phủ), cùng với tập thể UBND huyện chịu trách nhiệm về hoạt

động của UBND huyện trước HĐND cùng cấp

 Phụ trách chung các công việc của UBND huyện và trực tiếpphụ trách khối nội chính, công tác tổ chức cán bộ Phân công nhiệm vụ chocác phó chủ tịch UBND huyện

Thứ hai, giúp việc cho Chủ tịch UBND huyện bao gồm hai Phó chủ tịch

do chủ tịch UBND huyện phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịchUBND huyện về việc thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ được giao Cụ thể:

 Một phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực Kinh tế: Cùng với chủ tịchUBND thay mặt HĐND giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vựcKinh tế như: Kinh tế - kế hoạch, sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, xây dựngnông thôn, quản lý đất đai

 Một phó chủ tịch phụ trách khối văn xã: Thay mặt chủ tịchUBND huyện trực tiếp phụ trách các lĩnh vực được chủ tịch UBND huyện uỷquyền như: Văn hoá – xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, dân số, gia đình và trẻ

em, các chính sách về lao động – xã hội

Thứ ba, Các phòng, ban (12 phòng ban) trong UBND huyện Các

phòng, ban trong huyện là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Chịu tráchnhiệm trước UBND huyện về những vấn đề mà mình phụ trách Cụ thể:

 Mỗi phòng, ban hoạt động theo chế độ thủ trưởng; tự chịu tráchnhiệm

 Mỗi phòng, ban trong UBND phụ trách một lĩnh vực riêng, hoạtđộng một cách độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau Ví dụ như: Phòng Kinh tếphụ trách những vấn đề liên quan đến kinh tế; Uỷ ban dân số gia đình và trẻ

Trang 10

em phụ trách những vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em;

 Đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chủ tịch UBND (hoặc phó chủtịch phụ trách vấn đề đó), tự chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND, UBND,HĐND huyện và tự chịu trách về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực màmình phụ trách

Trang 11

CHƯƠNG II

ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH

I NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH

1 Đặc điểm và tính chất hoạt động của phòng

1.2 Tính chất hoạt động

Phòng chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Du và Sở Tàichính tỉnh Bắc Ninh, chỉ đạo việc thu chi theo hướng dẫn của Bộ và Sở Tàichính

Địa chỉ: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du

Trú tại: Thị Trấn Lim - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.

2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng

Phòng Tài chính - kế hoạch là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện vàchủ tịch UBND huyện hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về tàichính và ngân sách nhà nước; hoạch định phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn huyện Cụ thể:

Trang 12

* Về lĩnh vực tài chính:

- Huớng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện xây dựng dự toánngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo sự chỉ đạo củaUBND tỉnh và hướng dẫn của Sở tài chính, trình UBND huyện và HĐNDcùng cấp quyết định

- Lập dự toán thu ngân sách đối với những khoản thu được phân cấpquản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp

xã Đồng thời lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát vệc thực hiện quyết toán ngân sách cấpxã

* Về lĩnh vực thẩm định: Thực hiện thẩm định các dự án đầu tư do huyện

quản lý như: thẩm định công trình xây dựng, thẩm định các phương án kinhdoanh,…do ngân sách của huyện đầu tư

* Về lĩnh vực Kế hoạch - Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng quyhoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; công bố và tổchức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi đượccấp có thẩm quyền phê duyệt

Ví dụ khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (hàng năm hoặc

kế hoạch phát triển dài hạn), phòng thực hiện theo quy trình như sau:

- Bước 1, phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

toàn huyện (thông qua số liệu thu được từ điều tra, từ số liệu của Sở Thốngkê,…)

Trang 13

- Bước 2, xác định các nguồn lực có khả năng huy động để phát triển

kinh tế - xã hội của huyện

- Bước 3, xây dựng các phương án phát triển dựa trên các nguồn lực có

thể huy động được ( thường khoảng 2 hoặc 3 phương án)

- Bước 4, căn cứ vào thực tế phát triển của huyện, mục tiêu phát triển

chung của tỉnh để có thể xác định phương án phát triển tối ưu

Sau đó, đệ trình lên UBND và HĐND cùng cấp phê duyệt Đồng thờibáo cáo UBND cấp tỉnh

Như vậy, có thể thấy quy trình hoạt động của phòng đối với công tác

xây dựng kế hoạch phát triển của huyện là khá hoàn chỉnh và đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện trongthời gian qua

Tuy nhiên, từ quy trình hoạt động của huyện có thể thấy mặc dù quytrình khá hoàn chỉnh nhưng quá trình lập kế hoạch phát triển của phòng vẫncòn những hạn chế cần phải khắc phục Cụ thể:

Thứ nhất, quá trình lập kế hoạch mang tính chủ quan duy y chí của

những người làm công tác kế hoạch Thiếu sự tham khảo, lấy ý kiến của cộngđồng trong quá trình xây dựng

Thứ hai, công tác lập kế hoạch vẫn là quá trình lập kế hoạch theo cơ chế

cũ Tức là vẫn lập kế hoạch theo đầu vào Phòng vẫn chưa áp dụng phươngpháp lập kế hoạch theo đầu ra Chính vì vậy, những bản kế hoạch lập rakhông thể trách khỏi những hạn chế thường thấy của phương pháp lập kếhoạch theo đầu vào như: tính hiệu quả chưa cao, tính sát thực không lớn,…

Trang 14

Thứ ba, khi phân tích thực trạng phát triển trên địa bàn thiếu sự đánh giá

một cách khoa học, thiếu tính chủ động trong quá trình tìm kiếm thông tin(vẫn phụ thuộc chủ yếu vào số liệu thống kế của Sở thống kê tỉnh)

Như vậy, trong những năm tới phòng Tài chính - Kế hoạch cần đề ra

những biện pháp tích cực nhằm khắc phục những nhược điểm trên Cụ thể:

Thứ nhất, trong quá trình lập kế hoạch cần tổ chức những biểu tham gia

lấy ý kiến của cộng đồng bằng cách: Trước tiên phòng đưa ra bản dự thảo kếhoạch; sau đó tham khảo, lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan như quầnchúng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp,…Cuối cùngtổng hợp ý kiến của quần chúng nhân dân để đưa ra bản kế hoạch phát triểnhoàn chỉnh

Thứ hai, tổ chức đưa cán bộ lập kế hoạch đi tập huấn nhằm học hỏi

phương phương lập kế hoạch theo đầu ra để nâng cao chất lượng bản kếhoạch

Thứ ba, cần chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm thông tin phân tích

thực trạng phát triển kinh tế của huyện trước khi lập kế hoạch Tránh trườnghợp bị động (quá phụ thuộc vào nguồn số liệu của Sở Thống kê)

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng:

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du nay thuộc hệ thống hànhchính nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, phòng có công quyền và condấu riêng được mở tài khoản nhằm phục vụ vai trò của mình và hiện đanghoạt động độc lập với các cơ quan khác như: Kho bạc, Ngân hàng, Thuế vàđược đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của UBND huyện và Sở Tài chính BắcNinh

Ngày đăng: 11/04/2013, 16:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Sơ đồ bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban trong  UBND huyện - : Đánh giá chi tiết về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du.
3. Sơ đồ bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban trong UBND huyện (Trang 8)
Sơ đồ bộ máy quản lý phòng Tài chính - Kế hoạch huyên Tiên Du - : Đánh giá chi tiết về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du.
Sơ đồ b ộ máy quản lý phòng Tài chính - Kế hoạch huyên Tiên Du (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w