0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Quy mô của các DNNVV trên địa bàn thành phồ Đà Nẵng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN & CÔNG TÁC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2007.DOC (Trang 25 -34 )

I/ Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2. Quy mô của các DNNVV trên địa bàn thành phồ Đà Nẵng

2.1 giai đoạn 1997 – 1999

Sự đóng góp vủa DNDD đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố

Vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, năm 1997 là 71,76 tỷ đồng, chiếm 3,83% tổng vốn đầu tư toàn Thành phố. Năm 1999 đạt 112,1 tỷ đồng, chiếm 5,17% tổng vốn đầu tư toàn Thành phố, tăng 52,6% so với năm 1997.

Đóng góp vào ngân sách thông qua nộp thuế, năm 1997 là 13,85 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng thu ngân sách Thành phố. Năm 1999, đạt 24,19 tỷ đồng, chiếm 3,66% tổng thu ngân sách Thành phố, tăng 74,6% so với năm 1997.

Góp phần tạo sản phẩm Thành phố, GDP năm 1997 đạt 135,1 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng GDP của Thành phố. Năm 1999 đạt 183,11 tỷ đồng, chiếm 5,9% tổng GDP của Thành phố, tăng 35,5% so với năm 1997.

Xuất khẩu của DNDD năm 1997 là 10,247 triệu USD, chiếm 6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. Năm 1999 giảm còn 8,176 triệu USD, chiếm 4,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.

Như vậy, trong những năm 1997-1999, các chỉ tiêu của DNDD đều tăng, nhất là

vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhìn chung DNDD đã thể hiện sự năng động nhạy bén với cơ chế thị trường. Bước đầu tạo ra được sự cạnh tranh giữa DNDD với các thành phần kinh tế khác. Các DNDD có quy mô ngày càng tăng, người dân mạnh dạn bỏ vốn ra làm ăn. Tuy vậy, DNDD thời kỳ này vẫn còn nhiều hạn chế: tốc độ phát triển chậm, quy mô nhỏ chủ yếu kinh doanh TM-DV, chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, công nghệ lại lạc hậu…

2.2 Giai đoạn 2000 – 200 7

Để góp phân phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế; đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ đầu tư. Năm 2000, Luật doanh nghiệp đã ra đời tạo nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế DNDD lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Để tìm hiểu được sâu sắc hơn mức độ đóng góp của các DNNVV ta cùng đi vào phân tích các khía cạnh sau:

2.2.1. Về quy mô vốn

Vốn đăng ký kinh doanh của các DNDD tăng nhanh qua các năm và đặc biệt tăng cao từ năm 2000 đến nay. Từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực đã tạo ra hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để cho các nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư, ngoài ra trong thời gian này những vướng mắc trở ngại trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp đã được kịp thời tháo gỡ tăng thêm lòng tin từ nhà đầu tư vào Chính quyền thành phố. Giai đoạn năm 2000-2005, tốc độ tăng bình quân là 60,9%, gấp 2 lần tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997-1999.

Bảng 3: Vốn đăng ký kinh doanh của DNDD

(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KTTN 778,9 1379,8 1899,1 4498,6 5771,9 8399,1 9876,6 10.784,7 DNDD 600,3 1105,3 1573,4 3998,8 5121,2 7851,0 8968,0 9978,0 % trong KVKTTN 70,1 80,1 82,85 88,89 88,73 93,50 90,08 92,52

(Nguồn: Báo cáo Sở kế hoạch-Đầu tư Tp Đà Nẵng)

Quy mô vốn đăng lý kinh doanh của DNDD được huy động của khu vực này có sự gia tăng qua các năm. Năm 1997 vốn đăng lý kinh doanh là 150,48 tỷ đồng; Năm 1999 là 316,9 tỷ đồng; năm 2000 là 600,3 tỷ đồng, chiếm 70,1% trong khu vực KTTN, gấp 1,9 lần so với năm 1999; và đến năm 2007 con số này là 9.978 tỷ đồng, chiếm 92,52 % khu vực KTTN, tăng gấp 24,8 lần so với năm 1999; tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2007 là 67,2%, gấp 1,2 lần so với giai đoạn năm 1997-1999. Năm 2007, các Ngân hàng đã có bước chuyển hướng đầu tư sang khu vực kinh tế dân doanh theo định hướng chung của ngành đồng thời khu vực kinh tế dân doanh củng đã tạo được uy tín riêng cho mình với Ngân hàng. Tuy nhiên, số vốn mà các DNDD vay được tư Ngân hàng vẫn còn hạn chế,

đồng thời DN chưa mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư do công tác hỗ trợ doanh nghiệp và quản lý Nhà nước đối với DN tuy có bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập hạn chế, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất chưa đủ sức mở rộng phát triển sản xuất, hoặc liên kết với các công ty nước ngoài. Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2007 thì trong tổng số 8154 DNDD thì có 89 DN có mức vốn trên 1 tỷ đồng, chiếm 1,09%; còn lại 8154 DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, chiếm 98,91%.

Bảng 4: Quy mô vốn bình quân của 1 DNDD qua các năm

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. DNTN 309 389 288,3 741 474 417 570 452 2. Cty TNHH 740 1529 1.016,9 1.344 973 1.182 1.044 1.516 3. Cty CP 5.740 3.101 3.233,5 3.084 4.638 5.416 5.101 17.705 (Nguồn : Sở KH-ĐT TP Đà Nẵng)

Với quy mô trên đã làm hạn chế hoạt động của DNNVV ở TP Đà Nẵng rất nhiều. Số liệu trên là vốn các DN đăng ký khi làm thủ tục ĐKKD, còn trên thực tế còn thấp hơn. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp đều có mức vốn thấp, quy mô nhỏ, do đó không đủ khả năng tham gia sản xuất kinh doanh ở những ngành nghề lĩnh vực đòi hỏi tập trung vốn lớn và công nghệ cao dẫn đến sản phẩm dich vụ của doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp.

2.2.2. Quy mô sử dụng lao động

Lao động trên địa bàn thành phố đang ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, thất nghiệp hiện tại đang là một vấn đề tồn tại trên địa bàn thành phố, số lượng lao động thất nghiệp không nhiều nhưng vẫn là một vấn đề quan trọng và cần phải giải quyết.

Các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhân dân. So với lao động toàn Thành phố thì lao động trong các khu vực KTTN chiếm khoảng 20%. Lao động làm việc trong khu vực KTTN năm 1997 là 61,62 nghìn người chiếm 20,6% lao động toàn thành phố và đến năm 1999 là 62,55 nghìn người (tăng 1,5% so với năm 1997), chiếm 19,59% lao động toàn Thành phố. Từ năm 2000-2005 thì số lao động làm việc trong khu vực này lên đến 127,38 nghìn người, chiếm 27,38% lao động toàn Thành phố; tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 12,8% gấp 16 lần so với 0,8% thời kỳ 1997-1999.

B

(ĐVT: nghìn người) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng lđ của TP 322,5 341 367,5 378,7 401,2 466,0 487,3 518,7 Lđ của KTTN % tổng lđ TP 69,67 21,6 82,38 24,2 85,77 23,34 92,61 24,4 106,9 26,6 127,4 27,33 145,6 29,88 164,7 31,75 Lđ của KDCT % tổng lđ TP 56,89 17,6 63,67 18,7 65,52 17,83 69,01 18,2 72,35 18 79,91 17,15 86,78 17,80 91,56 17,65 Lđ của DNDD % tổng lđ TP 12,78 3,96 18,71 5,5 20,25 5,51 22,98 6,2 34,56 8,6 47,47 10,19 41,15 8,50 97,70 18,84

(Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng)

Với bảng số liệu trên thì lao động trong các hộ tăng chậm hơn so với lao động trong các DNDD; điều này là do quy mô nhỏ vốn ít cho nên chủ yếu là huy động những thành viên trong gia đình tham gia sản xuất.

Năm 2007 lao động trong các doanh nghiệp là 97,70 nghìn người gấp 7,64 lần so với năm 2000, điều này chứng minh năng lực giải quyết việc làm cho người lao động của DNDD là rất lớn, DNNN đi vào cổ phần hoá đi vào hoạt động ổn định thu hút thêm nhiều lao động, ngành nghề mà các DN lựa chọn đã chuyển dần sang ngành sử dụng nhiều lao động. Nhưng lao động của các DN chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Qua khảo sát 300 doanh nghiệp chỉ có 146 doanh nghiệp sử dụng lao động đã qua đào tạo, còn lại 154 doanh nghiệp sử dụng lao động chưa qua đào tạo. Cũng trong cuộc khảo sát này , trong 300 doanh nghiệp thì thấy số doanh nghiệp sử dụng lao động dưới 50 người là 244 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 81,378%; số doanh nghiệp sử dụng lao động dưới 300 người là 48 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 16%; chỉ có 8 doanh nghiệp sử dụng lao động trên 300 lao động , chiếm tỷ lệ 2,67%.

2.2.3. Cơ cấu ngành nghề

Trên cở sở đường lối đổi mới của Đảng, được thế chế hoá bằng pháp luật Nhà nước, DNNVV phát triển không ngừng về quy mô và liên tục mở rộng các lĩnh vực hoạt động, ngày càng đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nói chung và kinh tế TP Đà Nẵng nói riêng. Các DNDD thành phố Đà Nẵng hiện nay hoạt động với lĩnh vực ngành nghề tương đối đa dạng.

Tp Đà Nẵng năm 2007

(ĐVT: %)

Lĩnh vực hoạt động Số DN %/ Tổng số

DNDD có đến 31/12/2007 8154 100

- Sản xuất công nghiệp 913 11,20

- Thương mại, dịch vụ 5.761 70,65

- Vận tải 426 5,22

- Xây dựng 1.054 12,93

(Nguồn: Sở KH-ĐT TP Đà Nẵng)

Có thể nói, các DNNVV của Thành phố có mặt trong mọi ngành nghề nhưng tập trung nhiều nhất là Thương mại, dịch vụ chiếm 70,65%. Đây là những ngành chỉ cần đầu tư vốn ít đã có thể hoạt động được, lại ít rủi ro, không đòi hỏi mặt bằng rộng lớn. DNNVV ngành công nghiệp chiếm 11,20%; ngành xây dựng: 12,93%, ngành vận tải: 5,22%.

Biểu đồ 3: Cơ cấu ngành nghề DNDD Tp Đà Nẵng đến cuối năm 2007

11.20%70.65% 70.65% 5.22% 12.93% SX cong nghiep TM-DV Van tai Xay dung

3. Những khó khăn và những vướng mắc cần được tháo gỡ

Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, DNNVV đã có nhiều đóng góp đáng kể cho quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng như nguồn thu vào ngân sách của thành phố. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay thì các DNNVV vẫ còn gặp phải những khó khăn và vướng mắc, những bất cập cầ được tháo gỡ.

3.1. Những khó khăn và sự yếu kém, vướng mắc trong phát triển DNNVV:

Phần lớn các DNNVV chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tới nền kinh tế trong nước, tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa lẫn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Việc nhân thức được sự thay đổi của môi

trường vĩ mô sẽ giúp các DNNVV có thể thích nghi với sự thay đổi này. Các DNNVV của TP Đà Nẵng hoàn toàn chưa nhận thức được sự thay đổi, thậm chí có những DNNVV tuy nhận htức được nhưng lại bàng quang với sự thay đổi này, sự chủ quan thường thấy này của các DNNVV đã vô hình chung làm hại đến sự phát triển của các DNNVV.

DNNVV của thành phố Đà Nẵng hầu hết đều có quy mô nhỏ, vốn thấp, số lượng lao động ít, hoạt động nhỏ lẻ và còn phân tán. DNNVV của thành phố thiếu thông tin thị trường đầu vào như vốn, lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường thiết bị công nghệ, thông tin và chế độ chính sách quy định của nhà nước dẫn tới việc các DNNVV chưa thực sự nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt. Chính vì việc không linh hoạt và thụ động trong việc tìm kiếm thông tin và những khó khăn do khách quan đem lại đã khiến cho doanh nghiệp khó khăn và vất vã trong việc khả năng tiếp cận thị trường, khối lượng sản phẩm do các DNNVV sản suất ra còn rất manh mún, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng vốn đã không lớn trong thành phố; mặt khác thị trường xuất khẩu tuy đã có và đang được mở rộng nhưng còn nhiều hạn chế, hợp đồng xuất khẩu đa số là ngắn hạn, theo thời vụ và thiếu ổn định. Khi thương mại và toàn cầu hóa ngày càng phát triển, để cản sự phát triển và mức bảo hộ của các nước nhỏ có thế mạnh về so sánh thương mại các thị trường xuất khẩu chính của thành phố đã áp dụng các tiêu chuẩn hóa về nhập khẩu đã khiến cho các DNNVV đã lao đao nay càng khó khăn và vất vã hơn nữa.

Phần lớn các DNNVV có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu nếu như không muốn nói là rất thô sơ. Hiệu suất tiêu hao nghuyên nhiên liệu là rất lớn, hầu hết các máy móc mà các DN của chúng ta nhập về đều là công nghệ vào năm 1992, mức lạc hậu về công nghệ của các máy móc mà chúng ta mới nhập về là rất lớn, thường là những thiết bị đã bị thải ra trước khi được nhập về lại Việt Nam. Việc đào tạo còn hiều hạn chế và bất cập, tình trạng thừa thầy thiếu thợ là không hiếm gặp, với tay nghề thấp như vậy thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra đó là chât lượng và mẩu mã sản phẩm HHDV không cao, có thể nói là rất kém, điều này cũng dẫn đến một hệ lụy tất yếu khác đó là sức cạnh tranh cảu các mặt hàng sản xuất từ các DN này rất kém, sản phẩm làm ra với chât lượng thấp và mẩu mã xấu nên rất kho lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu, mặt khác do trang thiết bị lạc hậu nên giá thành trên một đơn vị sản phẩm là rất cao nên nó càng hạn chế khả năng cạnh tranh và tiêu thụ những sản phẩm này. Công nghệ lạc hậu và chậm thay đổi không chỉ dẫn đến tình trạng trên mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, điều này ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Hiện nay, mức độ đầu tư đổi mới công nghệ

của các DNNVV thành phố là rất thấp cần phải thay đổi thay đổi để bắt kịp được tốc độ phát triển và yêu cầu của nền kinh tế thành phố đang ngày càng năng động.

Ngoài ra chính sách bảo hộ bất hợp lý, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cơ chế bao cấp nhiều đặc quyền đặc lợi còn tồn tại đối với một bộ phận doanh nghiệp, thêm vào đó là sự bất ổn định trong cơ chế chính sách của chính quyền thành phố và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là những yếu tố làm cho các doanh nghiệp có xu hướng muốn tìm kiếm những đặc quyền này để đem lại những lợi ích ngắn hạn hơn là tự xây dựng cho mình tầm nhìn chiến lược trong dài hạn. Sự bất công bằng này vô hình chung tạo nên lợi thế cho một số doanh nghiệp trong ngành có được lợi thế không nên có, ép buộc một số doanh nghiệp không được hưởng những lợi thế này phải rời bỏ thị trường ngành, chính điều này đã làm giảm ảnh hưởng của cạnh tranh tích cực lên sự thay đổi và phát triển của DNNVV. Để có được một môi trường cạnh tranh lành mạnh và thật sự đảm bảo cho sự phát triển của các DNNVV là điều hết sức cần thiết và phải thực hiện các bước đi đó ngay từ bây giờ nếu muốn phát triển được các DNNVV đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thành phố.

Khả năng liên kết của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế theo ngành và các khu vực còn khá hạn chế, sự liên kết giữa các ngành này dù có thì cũng chỉ là hình thức, không bền vững và không xuất phát từ tìm kiếm lợi ích trên cơ sơ cả hai cùng có lợi. Khả năng liên kết yếu cho ta thấy rỏ ràng rằng sự nhỏ lẽ và manh mún trong sản xuất, kinh doanh của các DNNVV, điều này còn dẫn đến một hậu quả còn to lơn hơn đó là sự hạn chế trong chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của cả DNNVV với các doanh nghiệp lớn, chưa khai thác được lợi thế nhờ vào quy mô của cả hai khu vực này. Sự liên kết còn được thể hiện ở việc thành lập và phát triển các hiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN & CÔNG TÁC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2007.DOC (Trang 25 -34 )

×