Thuộc tính chức năng chỉ ra các chức năng được thực hiện bởi các phần tử của giao diện vật lý, giữa một hệ thống và đường truyền, và thuộc tính thủ tục liên quan đến giao thức điều khiển
Trang 1Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tù do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THỬ VIỆC
Kính gửi : Ban Giám đốc Công ty Tin học xây dựng
Ông : Trưởng phòng tổ chức Công ty Tin học xây dựng Ông : Trưởng phòng kinh doanh Công ty Tin học xây dựng Tôi là : Khiếu Xuân Đông
Trong thời gian vừa qua tôi được phân công làm việc tại phòng kinh doanh của Công ty với thời gian thử việc từ ngày 01/ 03/2006 đến ngày 31/ 03/2006 Nhiệm vụ trong thời gian thử việc của tôi là làm công việc bảo hành, bảo trì máy tính, bên cạnh đó là việc nghiên cứu và tìm hiểu về hệ thống mạng LAN Với nhiệm vụ đó trong thời gian thử việc trên tôi đã được tạo điều kiện để thi công hệ thống mạng máy tính tại toà nhà thuộc Bộ xây dựng Qua quá trình thử việc đó tôi đã cố gắng, nỗ lực tiếp cận với công việc, không ngừng học hỏi
và được sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kinh doanh của công ty tôi đã hoàn thành các công việc được giao Hiện nay tôi đã qua được thời gian thử việc,
vì thế tôi đề nghị Ban Giám đốc công ty xét cho tôi được vào làm việc chính thức tại phòng kinh doanh của công ty
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày tháng năm
Nhận xét của
Trưởng phòng kinh doanh Người viết báo cáo
Trang 2I Tìm hiểu về công ty tin học xây dựng
Công ty Tin học xây dựng là đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng có tên giao dịch là CIC (Construction Information Corporation) CIC được thành lập theo quyết định số 243/QĐ - BXD ngày 16/02/2000 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên
cơ sở trung tâm tin học xây dựng
Với đội ngũ nhân viên trên 100 người có trình độ Đại học và trên Đại học, công ty không ngừng phát triển trong các hoạt động nghiên cứu và kinh doanh,
tư vấn, chuyển giao công nghệ Công ty cũng đã được Nhà nước cấp bản quyền cho nhiều sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin Các sản phẩm phần mềm đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều năm qua Đến nay công ty đã cung cấp, đào tạo và chuyển giao cho trên 200 đơn vị trong và ngoài công ty
1 Các chức năng nhiệm vụ chính của công ty
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, khai thác phát triển và cung cấp phần mềm về công nghệ thông tin phục vụ quản lý, kinh tế và kỹ thuật
- Tư vấn các giải pháp tổng thể về hệ thống thiết bị tin học, viễn thông, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ thông tin, thực hiện lắp đặt các hệ thống thiết bị tin học viễn thông
- Thực hiện các nội dung công tác tư vấn xây dựng, thẩm tra thiết kế và tổng dự toán đối với các công trình tin học viễn thông, các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, đô thị, khu công nghiệp
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị tin học, các sản phẩm công nghệ thông tin và các ứng dụng công nghệ khác
- Tổ chức bồi dưỡng và đào tạo cán bộ thông tin
- Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để phát triển và đầu tư công nghệ mới
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ xây dựng giao
2 Các đơn vị của công ty
Công ty tin học tổ chức theo mô hình công ty mẹ và các thành viên trong công ty, mỗi thành viên có chức năng khác nhau để cấu thành nên một công ty
mẹ Các thành viên của công ty gồm có :
Trang 3+ Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin
+ Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ
+ Xí nghiệp phát triển phần mềm tư vấn
+ Xí nghiệp tự động hoá thiết kế và tư vấn xây dựng
+ Xí nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị tin học
+ Phòng dự án và đầu tư
+ Trung tâm ứng dụng công nghệ trong quy hoạch, kiến trúc
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
Trang 4I Mạng máy tính
Kiến trúc mạng máy tính thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập hợp các quy tắc, quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để đảm bảo cho mạng hoạt động tốt Cách nối máy tính này được gọi là hình trạng (topolopy) của mạng hay ta gọi tắt là topo mạng Còn tập hợp các quy tắc, quy ước truyền thông thì được gọi là giao thức (protocol) của mạng Topo và giao thức mạng là hai khái niệm cơ bản về mạng máy tính
• Phân loại mạng máy tính :
Có nhiều cách để phân loại mạng khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại, chẳng hạn đó là khoảng cách địa lý thì ta có mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng và mạng toàn cầu
+ Mạng cục bộ (Local Area Netword – viết tắt là LAN ): Là mạng được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ nh trong một toà nhà hoặc một khu trường học với khoảng cách giữa các máy tính nút mạng chỉ trong vòng vài chục km trở lại
+ Mạng đô thị (Metropolitan Area Network – viết tắt là MAN) : Là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế – xã hội có bán kính trong khoảng 100 km trở lại
+ Mạng diện rộng (Wide Area Netwwork – viết tắt là WAN) : phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả lục địa
+ Mạng toàn cầu (Global Area Network – viết tắt là GAN) : phạm vi của mạng trải rộng khắp các lục địa của trái đất
Ngoài ra chóng ta cũng có thể phân biệt mạng thông qua “kỹ thuật chuyển mạch” hay “kiến trúc mạng”
1 Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI
Để giảm độ phức tạp thiết kế, các mạng được tổ chức và thiết kế thành một cấu trúc đa tầng Mỗi tầng lại được xây dựng trên một tầng trước nó và sẽ cung cấp dịch vụ cho các tầng cao hơn
Application Presentation Session Transport Network Data link Physical
øng dông Tr×nh bµy Lu©n phiªn VËn chuyÓn M¹ng
Liªn kÕt d÷ liÖu VËt lý
HÖ thèng më B
HÖ thèng më A
H1:KiÕn tróc ph©n tÇng tæng
qu¸t
Trang 5Ở mỗi tầng có 2 hệ thống quan hệ theo chiều ngang và theo chiều dọc Quan hệ theo chiều ngang nói nên sự hoạt động của máy đồng tầng Các máy đồng tầng phải hội thoại với nhau
Muốn vậy phải có giao thức hay thủ tục (Protocol)
2 Mô hình tham chiếu hệ thống mở (OSI-Open System Interconnections Referent Modul):
Mô hình tham chiếu hệ thống mở OSI (Open System Interconnection Reference Modul) là mô hình kiến trúc mạng được phát triển bởi ISO và ITU-T
Mô hình này bao gồm 7 tầng, mỗi tầng có một chức năng mạng xác định, chẳng hạn đề địa chỉ (addressing), điều khiển luồng, điều khiển lỗi, bọc gói (encasulation), và truyền băng thông một cách tin cậy
Mô hình OSI cung cấp một số chức năng:
- Cung cấp một cách dễ hiểu các hoạt động internetwork
- Đáp ứng nh một đường lối chỉ đạo hay mét framework cho việc thiết kế
và thực hiện các tiêu chuẩn, thiết bị, và các lược đồ internetworking
Một số thuận lợi của việc sử dụng một mô hình phân tầng: Cho phép chia
ra các khía cạnh liên quan của hoạt động mạng vào trong các yếu tố (element) Ýt phức tạp hơn
- Cho phép người thiết kế chuyên môn hoá và phát triển theo các chức năng theo kiểu modul
- Cung cấp khả năng định nghĩa các giao tiếp chuẩn cho tính tương thích
"plug and play" và tích hợp multi-vendor
Trong mô hình OSI, bốn tầng dưới định nghĩa cách cho các trạm cuối thiết lập các kết nối với nhau để trao đổi dữ liệu Tóm tắt chức năng và các chuẩn của từng tầng nh sau:
Trang 62.1 Tầng vật lý ( Physical Layer ):
Theo định nghĩa của ISO, tầng vật lý cung cấp các phương tiện điện, cơ, các chức năng, thủ tục để kích hoạt, duy trì và giải phóng liên kết vật lý giữa các
hệ thống
Ở đây, thuộc tính điện liên quan đến sự biểu diễn các bit (các mức thế hiệu) và tốc độ truyền các bit, thuộc tính cơ liên quan đến các tính chất vật lý của các giao diện với đường truyền (kích thước, cấu hình) Thuộc tính chức năng chỉ
ra các chức năng được thực hiện bởi các phần tử của giao diện vật lý, giữa một
hệ thống và đường truyền, và thuộc tính thủ tục liên quan đến giao thức điều khiển việc truyền các chuỗi bít qua đường truyền vật lý
Khác với các tầng, tầng vật lý là tầng thấp nhất giao diện với đường truyền không có PDU ( Protocol Data Unit ), không có phần header chứa thông tin điều khiển (PCI- Protocol Control Information), dữ (formation), dữ đi theo dòng bit (bit stream) Do đó, giao thức cho tầng vật lý không xuất hiện với ý nghĩa giống như các tầng khác Các đặc tả về hoạt động của các loại DCE với các DTE được đưa ra bởi nhiều tổ chức chuẩn hoá như CCITT, EIA (Electronic Industries Association) và IEEE … Ngoài ra, ISO cũng công bố các đặc tả về các đầu nối
Giao thøc líp øng dông
Application
Presentation
Session
Transport
Network
Data Link
Physical
øng dông Tr×nh bµy Lu©n phiªn VËn chuyÓn M¹ng
Liªn kÕt d÷ liÖu VËt lý
Data
AH Data
PH Data
SH Data
TH Data
NH Data
DH Data
PH Bits
Giao thøc tr×nh diÔn
H2: M« h×nh tham chiÕu
OSI
§êng truyÒn th«ng
Trang 7cơ học để nối kết giữa các DCE và DTE Các khuyến nghị loại X và loại V của CCITT là các chuẩn được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới như X.21, X.2một bít, X.211, X.26, V.24, V.28,V.35,V.36…, tương ứng là các chuẩn RS của EIA như RS –232 C, RS – 422 A, RS – 423 A, RS – 449…
2.2 Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer):
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện để truyền thông tin qua lớp liên kết vật lý đảm bảo độ tin cậy thông qua các cơ chế đồng bộ, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu
Cũng giống nh tầng vật lý, có rất nhiều giao thức được xây dùng cho tầng liên kết dữ liệu Các giao thức này lại được chia thành 2 loại: “dị bộ” (Ssynchronous) và “đồng bộ” (Synchronous), trong đó loại đồng bộ lại chia thành 2 nhóm là “hướng ký tự” (character- oriented) và hướng bit (bit-oriented)
Các giao thức hướng ký tự được dùng cho các ứng dụng “điểm- điểm” (Point to Point) lẫn “điểm- đa điểm” (Point to multipoint) Giao thức loại này có thể đáp ứng cho các phương thức khai thác đường truyền khác nhau: đơn công (simplex), bán song công (half- duplex) hay song công (full- duplex)
Đối với phương thức đơn công, giao thức hướng ký tự được dùng rộng rãi nhất là giao thức truyền tệp Kermit do trường đại học Columbia đề xuất Kermit
có nhiều phiên bản cho phép truyền tệp giữa hai PC hoặc giữa một PC và một máy chủ (file server) hoặc một máy trạm (mainframe)
Đối với phương thức bán song công, giao thức hướng ký tự nổi tiếng nhất chính là BSC (Binary Synchronous Control) của IBM Giao thức này đã được ISO lấy làm cơ sở để xây dựng giao thức hướng ký tự chuẩn quốc tế với tên gọi Basic Mode
Có rất Ýt giao thức hướng ký tự được phát triển cho phương thức song công Ví dụ điển hình trong số này là giao thức giữa các nút chuyển mạch trong mạng arpanet nổi tiếng của bộ quốc phòng Mỹ
Giao thức quan trọng nhất của tầng liên kết dữ liệu là giao thức hướng bit HDLC (High- level Data Link Control) quy định bởi các chuẩn ISO 3309 và ISO
4335, được sử dụng cho cả trường hợp “điểm- điểm” và “điểm- đa điểm” Nó cho phép khai thác song công trên các đường tuyền vật lý Từ HDLC, người ta cải biên thành nhiều giao thức khác như là LAP (Link Access Procedure) và LAP-B (LAP- Balanced) tương ứng với phương thức trả lời dị bộ trong bối cảnh không cân bằng và cân bằng, LAP-D (LAP, D Channel) cho phép các DTE truyền thông với nhau qua kênh D của nó trong mạng ISDN, hay như các giao thức SDLC (Synchronous Data Link Control)
Trang 8Của IBM và ADCCP (Advanced Data Communication Control Procedure)
Ngoài ra,tầng liên kết dữ liệu còn được chia ra làm 2 lớp là MAC (Media Access Control) và LLC (Logical Link Control)
Nh vậy, các chức năng của lớp 2 bao gồm: tạo khung dữ liệu để truyền trên các đường vật lý, truy cập các phương tiện nhờ các địa chỉ MAC, phát hiện lỗi (nhưng không sửa được lỗi)
Từ những sự phân tích trên, có thể nhận thấy các công nghệ ATM, FR, X.25 … là các công nghệ lớp 2
2.3 Tầng mạng (Network Layer):
Cấu trúc của tầng mạng được nhiều chuyên gia đánh giá là phức tạp nhất trong tất cả các tầng của mô hình OSI Tầng mạng cung cấp phương tiện để truyền các đơn vị dữ liệu qua mạng hay liên mạng Bởi vậy, nó phải đáp ứng nhiều kiểu cấu hình mạng và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các mạng khác nhau Các dịch vụ và giao thức cho tầng mạng phải phản ánh được tính phức tạp
đó Hai chức năng chủ yếu của tầng mạng là định tuyến (Routing) và chuyển tiếp (Relaying) Mỗi node trong mạng đều phải thực hiện các chức năng này, do đó, chúng phải ở trên tầng liên kết dữ liệu để cung cấp một dịch vụ “trong suốt” đối với tầng giao vận Kỹ thuật định tuyến là một lĩnh vực phức tạp và đa dạng sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở phần định tuyến của IP còng nh của MPLS
Ngoài 2 chức năng quan trọng và đặc trưng nói trên, tầng mạng còn thực hiện một số chức năng khác mà chúng ta cũng thấy có ở nhiều tầng như thiết lập, duy trì và giải phóng các liên kết logic (cho tầng mạng), kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, dồn/phân kênh, cắt/hợp dữ liệu … Công nghệ IP là một công nghệ tiêu biểu và ưu việt nhất của tầng mạng, cho nên, hiện tại và trong tương lai, các công nghệ ở các lớp khác đều phải tiến tới cải tiến tới để tối ưu trong sự liên tác với IP và MPLS cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó
2.4 Tầng giao vận (Transport Layer):
Trong mô hình OSI, 4 tầng thấp quan tâm đến việc truyền dữ liệu qua các
hệ thống đầu cuối (end systems) qua các phương tiện truyền thông còn 3 tầng cao tập trung đáp ứng các yêu cầu và các ứng dụng của người sử dụng Tầng giao vận là tầng cao nhất của 4 tầng thấp, nhiệm vụ của nó là cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu sao cho các chi tiết cụ thể của các phương tiện truyền thông được
sử dụng ở bên dưới trở nên “trong suốt” đối với các tầng cao Nói cách khác, có thể hình dung tầng giao vận như một “bức màn” che phủ toàn bộ các hoạt động của các tầng thấp bên dưới nó Do đó, nhiệm vụ của tầng giao vận là rất phức tạp Nó phải được tính đến khả năng thích ứng với một phạm vi rất rộng các đặc trưng của mạng Chẳng hạn, một mạng có thể là “connection-oriented” hay
Trang 9“connectionless”, có thể là đáng tin cậy (reliable), hay không đáng tin cậy (unreliable)…Nó phải biết được yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng, đồng thời, cũng phải biết được khả năng cung cấp dịch vụ của mạng bên dưới Chất lượng của các loại dịch vụ mạng tuỳ thuộc vào loại mạng khả dụng cho tầng giao vận và cho người sử dụng
Các giao thức phổ biến của tầng giao vận là TCP, UDP, SPX…
2.5 Tầng phiên (Session Layer):
Nhiệm vụ của tầng phiên là cung cấp cho người sử dụng các chức năng cần thiết để quản trị các “phiên” ứng dụng của họ, cụ thể nh sau:
- Điều phối việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng bằng cách thiết lập và giải phóng (một cách logic) các phiên (hay còn gọi là các hội thoại- dialogues)
- Cung cấp các điểm đồng bộ hoá để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu
- Áp đặt quy tắc cho tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng
- Cung cấp cơ chế nắm quyền trong quá trình trao đổi dữ liệu
Việc trao đổi dữ liệu có thể thực hiện theo mét trong 3 phương thức: đơn công, bán song công hay song công Với phương thức song công, cả hai bên đều
có thể đồng thời gửi dữ liệu đi Một khi phương thức này đã được thoả thuận thì không đòi hỏi phải có nhiệm vụ quản trị tương tác đặc biệt nào Có lẽ đây là phương thức hội thoại phổ biến nhất Trong trường hợp bán song công sẽ nẩy sinh vấn đề hai thực thể phải thay nhau nắm quyền sử dụng phiên để gửi dữ liệu
đi Trường hợp đơn công thì nói chung Ýt xẩy ra nên các chuẩn của ISO không xét đến phương thức này
Vấn đề đồng bộ hoá trong tầng phiên được thực hiện tương tự nh cơ chế
“điểm kiểm tra/phục hồi” (checkpoint/restart) trong một hệ quản trị tệp Dịch vụ này cho phép người sử dụng xác định các điểm đồng bộ hoá trong dòng dữ liệu
và có thể khôi phục việc hội thoại bắt đầu từ một trong các điểm đó
Mét trong những chức năng quan trọng nhất của tầng phiên là đặt tương ứng liên kết phiên với liên kết giao vận, có trường hợp một liên kết giao vận đảm nhiệm nhiều liên kết phiên liên tiếp hoặc một liên kết phiên sử dụng nhiều liên kết giao vận liên tiếp
Nói tóm lại, nhiệm vụ của tầng phiên là thiết lập, quản lí, và kết thúc các phiên giao tiếp giữa các thực thể tầng trình bày Các phiên giao tiếp bao gồm các yêu cầu, đáp ứng dịch vụ xảy ra giữa các ứng dụng định vị trong các thiết bị mạng khác nhau
Trang 102.6 Tầng trình diễn (Presentation Layer):
Mục đích của tầng trình diễn là đảm bảo cho các hệ thống đầu cuối có thể truyền thông có kết quả ngay cả khi chúng sử dụng các cách biểu diễn dữ liệu khác nhau Để đạt được điều đó, nó cung cấp một cách biểu diễn chung để dùng cho truyền thông và cho phép chuyển đổi từ biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung đó
Có 3 dạng cú thông tin đươc trao đổi giữa các thực thể ứng dụng, đó là:
cú pháp dùng bởi thực thể ứng dụng nguồn, cú pháp dùng bởi thực thể ứng dụng đích, cú pháp được dùng giữa các thực thể tầng trình diễn Loại cú pháp sau cùng được gọi là cú pháp truyền (transfer syntax) Có thể cả 3 hoặc một cặp nào
đó trong các cú pháp nói trên là giống nhau Tầng trình diễn đảm nhiệm việc chuyển đổi biểu diễn của thông tin giữa cú pháp truyền và mỗi một cú pháp kia khi có yêu cầu, tức là mỗi thực thể tầng trình diễn phải chịu trách nhiệm chuyển đổi giữa cú pháp của người sử dụng và cú pháp truyền
Trước khi đi qua ranh giới giữa hai tầng trình diễn và phiên có một sự thay đổi quan trọng trong cách nhìn dữ liệu Đối với tầng phiên trở xuống, tham sè User Data trong các Service Primitives được đặc tả dưới dạng giá trị nhị phân (chuỗi các bít) Giá trị này có thể được đưa vào trực tiếp trong các SDU (Service Data Unit) để chuyển giữa các tầng (trong một hệ thống) và trong các PDU (Protocol Data Unit) để chuyển giữa các tầng đồng mức giữa hai hệ thống kết nối với nhau Tuy nhiên, tầng ứng dụng (Presentation Layer) lại liên quan chặt chẽ với cách nhìn dữ liệu của người sử dụng Nói chung, cách nhìn đó là một tập thông tin có cấu trúc nào đó, như là văn bản (text) trong một tài liệu, một tệp về nhân sự, một cơ sở dữ liệu tích hợp hoặc một hiển thị của thông tin (videotext) Người sử dụng chỉ quan tâm đến ngữ nghĩa (semantic) của dữ liệu Do đó, tầng trình diễn ở giữa có nhiệm vụ phải cung cấp phương thức biểu diễn dữ liệu và chuyển đổi thành các giá trị nhị phân dùng cho các tầng dưới, nghĩa là tất cả những gì liên quan đến cú pháp của dữ liệu
Cách tiếp cận của ISO về việc kết hợp giữa nghĩa và cú pháp của dữ liệu là: ở tầng ứng dụng, thông tin được biểu diễn dưới dạng một cú pháp trừu tượng (abstract syntax) liên quan đến các kiểu dữ liệu và giá trị dữ liệu Cú pháp trừu tượng này đặc tả một cách hình thức dữ liệu, độc lập với mọi biểu diễn cụ thể và tầng trình diễn tương tác với tầng ứng dụng cũng dựa trên cú pháp trừu tượng này Tầng trình diễn có nhiệm vụ dịch thuật giữa cú pháp trừu tượng của tầng ứng dụng và một cú pháp truyền mô tả các giá trị dữ liệu dưới dạng nhị phân, thích hợp cho việc tương tác với dịch vụ phiên Việc dịch thuật này được thực hiện nhờ các quy tắc mã hoá (encoding rule) chỉ rõ biểu diễn của mỗi giá trị dữ liệu thuộc một kiểu dữ liệu nào đó