BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI ------ LÊ BÁ QUẾ ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI
- -
LÊ BÁ QUẾ
ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
SỮA CỦA CON GÁI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
- -
LÊ BÁ QUẾ
ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA SỐ, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA CON GÁI
Chuyên ngành: Chăn Nuôi
Mã số: 62 62 01 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn Văn Đức
2 TS Lê Văn Thông
HÀ NỘI - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, năm 2013
Nghiên cứu sinh
Lê Bá Quế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của hai Thầy hướng dẫn khoa
học: PGS.TS Nguyễn Văn Đức, TS Lê Văn Thông và các thầy, cô đã
giành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài Nhân dịp hoàn thành luận án này, tôi xin được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể: Ban lãnh đạo
Viện Chăn Nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy giáo, cô giáo, các
phòng ban, bộ môn Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân
viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản
xuất tinh đông lạnh Moncada, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu,
Công ty cổ phần sữa Đà lạt đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi
mặt trong quá trình hoàn thành luận án
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể bạn bè, anh em, đồng
nghiệp và gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ về mọi
mặt, động viện khuyến khích tôi hoàn thành luận án này
Hà Nội, năm 2013 Nghiên cứu sinh
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan………i
Lời cảm ơn……… ii
Mục lục……… iii
Danh mục viết tắt……… vii
Danh mục bảng………viii
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
1.4 Những đóng góp mới của luận án 4
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1 Đặt vấn đề 5
2.2 Chất lượng tinh ở bò và các yếu tố ảnh hưởng 5
2.2.1 Giống và cá thể 5
2.2.2 Tuổi bò đực 6
2.2.3 Thời tiết khí hậu 6
2.2.4 Chế độ dinh dưỡng 7
2.2.5 Tần suất khai thác tinh 8
2.2.6 Chăm sóc nuôi dưỡng 8
2.2.7 Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch 9
2.2.8 Tình hình nghiên cứu về số lượng và chất lượng tinh dịch trong và ngoài nước 9
2.2.9 Tinh đông lạnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến tinh đông lạnh 15
Trang 62.2.10 Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai khi sử dụng
tinh đông lạnh 20
2.3 Khả năng sản xuất sữa 22
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sữa 22
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng sản xuất sữa 29
2.4 Giá trị trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa của đàn con gái để chọn lọc đực giống 35
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn lọc bò đực giống HF 38
2.5.1 Trong nước 38
2.5.2 Ngoài nước 38
2.6 Các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này 41
CHƯƠNG III CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA 43
3.1 Đặt vấn đề 43
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 44
3.2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
3.2.2 Bố trí thí nghiệm 44
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi trong nghiên cứu này bao gồm: 45
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu 46
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 48
3.3 Kết quả và thảo luận 49
3.3.1 Số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF 49
3.3.2 Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của tất cả các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn sản xuất/ năm (VAC hữu ích) 69
Trang 73.3.3 Chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò
đực giống HF 70
3.3.4 Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh của từng bò đực giống HF 75
3.3.5 Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF 78
3.4 Kết luận và đề nghị 79
3.4.1 Kết luận 79
3.4.2 Đề nghị 81
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN THÔNG QUA KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA ĐÀN BÒ CON GÁI 82
4.1 Đặt vấn đề 82
4.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 83
4.2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 83
4.2.2 Bố trí thí nghiệm 83
4.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 83
4.2.4 Phương pháp nghiên cứu 84
4.2.5 Xử lý số liệu 84
4.3 Kết quả và thảo luận 86
4.3.1 Sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái của từng bò đực giống HF 86
4.3.2 Chất lượng sữa 92
4.3.3 Hệ số tương quan giữa sản lượng sữa, tỷ lệ protein sữa và tỷ lệ mỡ sữa 97
4.3.4 Sản lượng sữa và chất lượng sữa bò HF ở hai khu vực chăn nuôi 97
Trang 84.3.5 Phân loại bò đực giống HF theo sản lượng sữa tiêu chuẩn và giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản
lượng sữa chu kỳ đầu của đàn bò con gái 99
4.4 Kết luận và đề nghị 103
4.4.1 Kết luận 103
4.4.2 Đề nghị 103
CHƯƠNG V THẢO LUẬN CHUNG 104
5.1 Chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh 104
5.2 Sản lượng, chất lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái và gái trị giống về tiềm năng cho sữa của các bò đực HF 106
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 109
6.1 Kết luận 109
6.2 Đề nghị 109
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng trang
2.1: Ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn đến lượng sữa và chi phí thức ăn cho 1kg sữa bò 25
2.2 Mức độ tin cậy của gía trị giống 37
3.1: Lượng xuất tinh của từng bò đực giống HF (ml) 50
3.2 Hoạt lực tinh trùng của các đực giống HF (%) 52
3.3 Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của các đực giống HF (tỷ) 56
3.4: pH tinh dịch của bò đực giống HF 59
3.5: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống HF (%) 60
3.6: Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực HF (%) 63
3.7: Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác tinh của bò đực giống HF (tỷ) 65
3.8 VAC hữu ích của bò đực giống HF (tỷ) 70
3.9 Hoạt lực tinh trùng sau giải đông tinh đông lạnh của bò HF 71
3.10: Kết quả sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ đạt tiêu chuẩn của bò đực giống HF (liều/con/năm) 74
3.11 Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) của từng bò đực giống HF 76
3.12 Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF (%) 78
4.1: Sản lượng sữa chu kỳ đầu đàn con gái của từng đực giống HF (kg/305 ngày) 86
4.2: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)/chu kỳ đầu đàn con gái của từng đực giống HF 91
4.3 Tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF 93
4.4: Tỷ lệ protein sữa chu kỳ đầu của đàn con gái từng bò đực giống HF (%) 95
4.5: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của bò HF tại Mộc Châu và Đức Trọng 98
4.6: Phân loại bò đực gống HF theo sản lượng sữa tiêu chuẩn của đàn con gái 99
4.7 Giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF 101
Trang 11mà nó còn phản ánh trình độ phát triển chăn nuôi bò của một quốc gia
Các nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, rất quan tâm đến công tác chọn bò đực giống Hàng năm, có tới hàng trăm bò đực giống sữa được đưa vào kiểm tra đánh giá theo những phương pháp chọn lọc hiện đại nhằm chọn được những bò đực giống có chất lượng tốt nhất để sản xuất tinh đông lạnh cho phối giống, tạo ra những đàn bò cái có năng suất ngày một cao hơn
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và không có giống bò sữa bản địa nên ngành chăn nuôi bò sữa phát triển chậm Để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, Việt Nam đã nhập giống bò Holstein Friesian (HF) từ năm 1920-1923 về để khai thác sữa, nhưng với số lượng rất ít Trong thập kỷ
60 và 70 của thế kỷ XX, Việt Nam đã nhập bò cái giống sữa Lang Trắng Đen Bắc Kinh (Trung Quốc), bò cái và bò đực giống HF từ Cu Ba về nuôi tại Mộc Châu, Ba Vì Hà Nội và một số nơi khác Sau năm 1975, một số bò sữa HF nhập nội đó được chuyển vào nuôi tại Đức Trọng, Lâm Đồng (Lương Văn Lãng, 1983) Những năm gần đây, nước ta tiếp tục nhập thêm bò đực và bò cái giống HF từ Hoa Kỳ, Australia và New Zealand Ngoài nhập bò giống, nước ta còn nhập tinh, phôi đông lạnh của giống bò HF từ nhiều nước trên thế giới như
Trang 12Hoa kỳ, Nhật Bản, Canada để nhân nhanh số lượng, cũng như cải tiến chất lượng đàn bò sữa Việt Nam
Định hướng công tác giống bò sữa Việt Nam là nhân thuần giống bò sữa HF nhập khẩu và lai tạo bò lai hướng sữa (HF lai) Bò lai hướng sữa nước
ta phổ biến là sử dụng bò đực HF lai với bò cái Lai Zebu Bò lai hướng sữa hiện nay có tỷ lệ nguồn gen HF khác nhau như 1/2HF, 3/4HF, 7/8HF Nhìn chung, sức sản xuất sữa của đàn bò cái HF và các nhóm bò HF lai này vẫn còn chưa cao Nguyên nhân là năng suất sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi, thời tiết khí hậu, quản lý, khai thác, các yếu tố này chưa được kiểm soát tốt Một trong những yếu tố đó là chất lượng bò đực giống HF chưa được đánh giá một cách chính xác nên chưa phân loại, xếp cấp được từng cá thể theo từng chỉ tiêu quan trọng để xây dựng chương trình phối giống thích hợp đã làm ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của đàn bò sữa nước ta
Sản xuất tinh bò đông lạnh ở Việt Nam đã có từ những năm 1970 (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997) Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu đánh giá tuyển chọn bò đực giống HF đã thực hiện, song những công trình đó còn nhiều hạn chế như: Chỉ thông qua đời trước, chỉ thông qua sinh trưởng phát triển về thể vóc của bò đực, chỉ thông qua khả năng sản xuất tinh một cách đơn
lẻ Những cách chọn lọc bò đực giống đó chưa thật sự chính xác dẫn đến chưa lựa chọn được nguồn tinh đông lạnh thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai, năng suất, chất lượng sữa của đàn bò Moncada là cơ sở chăn nuôi bò đực giống và sản xuất tinh đông lạnh đã hoạt động từ những năm 1970, liên tục được cải thiện
và đến nay đạt kết quả rất tốt, nhưng công tác tuyển chọn bò đực giống sữa cũng chỉ mới dừng lại ở chọn đời trước, chọn bản thân và chọn qua số lượng tinh sản xuất được
Chính vì vậy, bò đực giống HF cần phải được kiểm tra, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện từ chọn lọc thông qua đời trước, qua đặc điểm của chị
Trang 13em gái, qua khả năng sinh trưởng, phát triển của bản thân và qua đời sau Để thực hiện được quy trình chọn bò đực giống như vậy phải mất một thời gian rất dài đồng thời chi phí rất lớn, nên trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá qua chất lượng tinh và khả năng sản xuất sữa của đàn con gái, những bò đực giống HF đã được chọn thông qua đời trước và qua bản thân Vì đó là những tiêu chí rất quan trọng, rất cần thiết và cấp bách trong công tác chọn lọc, phân loại bò đực giống chuyên sữa Xuất phát từ thực
tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại Moncada thông qua số, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con gái”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xếp loại được từng bò đực giống HF theo số lượng, chất lượng tinh dịch, khả năng sản xuất tinh đông lạnh và tỷ lệ thụ thai
- Xếp loại được từng bò đực giống HF theo giá trị giống (GTG) về tiềm năng sản xuất sữa thông qua sản lượng sữa (SLS) của con gái
- Chọn được những bò đực giống HF có GTG cao về tiềm năng cho sữa nhằm góp phần phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và bền vững ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học về phương pháp đánh giá chọn lọc bò đực giống sữa HF đạt kết quả chính xác, thông qua giá trị kiểu hình về số lượng, chất lượng tinh và giá trị giống về tiềm năng sữa dựa trên sản lượng sữa của đời sau
Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học cho các nhà làm giống bò sữa, các cơ sở chăn nuôi bò sữa xây dựng kế hoạch nhân giống bằng TTNT
Trang 141.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả của đề tài trình bày trong luận án là tư liệu khoa học thực tiễn cho các cơ quan quản lý, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, giáo viên, sinh viên ngành Chăn nuôi tham khảo
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người chăn nuôi bò sữa lựa chọn chính xác tinh đông lạnh của những bò đực giống có đặc tính thích hợp nhất đối với từng chỉ tiêu như tỷ lệ thụ thai, sản lượng sữa, chất lượng sữa đàn
bò con gái và GTG về tiềm năng cho sữa của từng đực giống để cải thiện, nâng cao chất lượng đàn bò sữa con cháu
Đồng thời, kết quả của đề tài nghiên cứu là tư liệu thực tiễn cho các nhà quản lý khoa học trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chọn lọc bò đực giống chuyên sữa
1.4 Những đóng góp mới của luận án
Xác định và phân loại được từng cá thể bò đực giống HF theo giá trị giống về tiềm năng sản xuất sữa thông qua sản lượng sữa con gái, làm căn cứ cho việc chọn lọc bò đực giống chuyên sữa đạt độ chính xác cao, từ đó góp phần phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta
Xác định được hướng nghiên cứu mới cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống, sản xuất tinh đông lạnh, trong việc nâng cao tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng (VAC) đạt tiêu chuẩn sản xuất và nâng cao số lượng tinh đông lạnh cọng rạ
Trang 15CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Đặt vấn đề
Để đánh giá và tuyển chọn được những bò đực giống HF có chất lượng
về sinh sản tốt, có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao để truyền lại cho các thế hệ sau, việc hiểu biết về chất lượng tinh dịch, giá trị giống, các yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp nghiên cứu đánh giá là rất quan trọng và cần thiết, nó giúp cho công tác tuyển chọn bò đực giống đạt độ chính xác cao 2.2 Chất lượng tinh ở bò và các yếu tố ảnh hưởng
Để đánh giá chất lượng tinh dịch ở bò trong sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ cho TTNT, cần phải được đánh giá ngay sau mỗi lần khai thác tinh
và thường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản như: Lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng
kỳ hình, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác tinh vv Chất lượng tinh ở bò thường chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như: giống và cá thể; tuổi; thời tiết, khí hậu; chế độ dinh dưỡng; tần suất khai thác tinh; chăm sóc nuôi dưỡng; tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch…vv
2.2.1 Giống và cá thể
Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà số lượng và chất lượng tinh dịch khác nhau Ví dụ, bò đực giống ôn đới (800-1000kg) mỗi lần lấy tinh có thể cho 8-9ml hay thậm chí 10-15ml, còn bò vàng Việt Nam chỉ cho được 3-5ml (Hà Văn Chiêu, 1996) Bò ôn đới nhập vào nước ta do thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng cũng kém (Nguyễn Xuân Trạch, 2003)
Trang 162.2.2 Tuổi bò đực
Lượng xuất tinh và số lượng tinh trùng của bò đực trưởng thành thường nhiều và ổn định hơn so với bò đực trẻ Bò đực sản xuất tinh dịch tốt và ổn định nhất ở độ tuổi từ 3 đến 6 năm tuổi, ở những bò đực già hơn tinh dịch thể hiện những đặc trưng như giảm tỷ lệ tinh trùng sống, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và giảm khả năng có thể đông lạnh (Hiroshi, 1992)
Tuổi thọ của bò đực giống có thể đạt 18-20 năm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thường chỉ được sử dụng từ 5 đến 8 năm (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006)
2.2.3 Thời tiết khí hậu
Như mọi cơ thể sống khác, bò đực chịu tác động trực tiếp của môi trường chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv Theo quy luật giới hạn sinh thái (Hà Văn Chiêu, 1999), mỗi loài hoặc mỗi cơ thể đều
có một khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đó Ngoài giới hạn thích hợp sẽ làm giảm khả năng sống của cơ thể và bị tác động cộng hưởng bởi các yếu tố môi trường Trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật, tác động của môi trường tới sinh sản là quan trọng nhất, việc tác động của môi trường đến sản xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khó xác định được nhân tố nào là quan trọng vào từng thời điểm nhất định
Đến nay, chưa rõ yếu tố nhiệt độ, ẩm độ hay độ dài ngày tác động mạnh hơn đến số lượng và chất lượng tinh dịch Ở nhiệt độ không khí 60C, dịch hoàn được nâng lên gần với thân bò đực, khi nhiệt độ không khí 240C dịch hoàn buông thõng xuống để điều hòa nhiệt độ dịch hoàn (Hà Văn Chiêu, 1999) Thông qua ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, yếu tố mùa vụ biểu hiện khá rõ rệt Ở các tháng mát mẻ, nhiệt độ không khí 18-200C và độ ẩm thích hợp là 83-86%, bò đực HF, bò Zebu đều thể hiện sức sản xuất tinh cao hơn Vào các tháng nắng nóng nhiệt độ không khí trên 300C và độ ẩm quá cao
Trang 17trên 90%, hoặc thấp <40%, sức sản xuất tinh của bò đực giống giảm đi rõ rệt (Hà Văn Chiêu, 1999)
Ở các nước ôn đới chất lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đông, tốt nhất vào mùa hè và mùa thu Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng Nhưng ở nước ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa hè do nắng nóng Tinh dịch tốt nhất là vụ Đông-Xuân, mùa Hè giảm nhiều, mùa Thu lại tăng lên (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006)
2.2.4 Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến số lượng và chất lượng tinh dịch Trao đổi chất của bò đực giống cao hơn so với bò thường 10-12% vì thành phần tinh dịch là đặc biệt hơn so với các sản phẩm khác Vì vậy, nhu cầu thức ăn cho bò đực giống đòi hỏi đầy đủ cả
về số lượng và chất lượng (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004)
Chế độ dinh dưỡng kém làm chậm thành thục về tính, giảm tính hăng của đực giống, giảm sự hình thành tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình Chế độ nuôi dưỡng tốt, cân bằng dinh dưỡng có tác dụng làm cho con đực sớm thành thục về tính, khả năng sinh tinh cao Nhưng nếu chế độ dinh dưỡng quá cao sẽ làm bò đực béo, trong thân thể và dịch hoàn tích mỡ, tuần hoàn máu kém lưu thông, làm giảm khả năng sinh tinh, tăng tỷ lệ tinh trùng chết và
Trang 18xuất tinh dịch
Trong khẩu phần ăn, các vitamin A, D và E vô cùng quan trọng trong chăn nuôi bò nói chung và bò đực giống nói riêng Bò trưởng thành thiếu vitamin A có bộ lông xơ xác, da thô Ở bò làm giống thì khả năng sinh sản kém 2.2.5 Tần suất khai thác tinh
Thời gian từ ngày lấy tinh này đến ngày lấy tinh tiếp theo là khoảng cách lấy tinh của đực giống
Khoảng cách lấy tinh ảnh hưởng đến lượng xuất tinh, chất lượng tinh, nồng độ và hoạt lực của tinh trùng Đối với bò đực giống HF, khoảng cách lấy tinh 3-5 ngày là tốt nhất Nếu khoảng cách lấy tinh ngắn có thể lượng tinh/mỗi lần lấy tinh thu được ít, nhưng số lần lấy tinh thì nhiều (Hà Văn Chiêu,1996) dẫn đến tổng lượng xuất tinh trong một khoảng thời gian nhất định tăng so với lấy tinh có khoảng cách dài Nếu khoảng cách lấy tinh dài, lượng xuất tinh lấy được nhiều, nhưng tỷ lệ tinh trùng chết cao, hoạt lực tinh trùng yếu Việc xác định khoảng cách lấy tinh phải căn cứ vào lượng xuất tinh
và chất lượng tinh, đặc biệt phải dựa trên các chỉ tiêu cơ bản như họat lực tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (C), Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)… của lần lấy trước đó của từng cá thể bò đực giống để quyết định lần lấy tinh tiếp theo Để duy trì khả năng sinh sản lâu dài của bò đực thì khoảng cách lấy tinh thích hợp cho bò là 3-4 ngày/lần (Cheng Ruihe, 1992)
2.2.6 Chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc là công việc tác động trực triếp lên cơ thể bò đực giống như: cách cho ăn, tắm chải, vận động, thái độ của người chăm sóc và trực tiếp lấy tinh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh khai thác Có thể sẽ không lấy được ít tinh dịch nào trong một thời gian dài và có thể làm hỏng bò đực giống nếu chăm sóc quản lý không tốt (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006)
Trang 19Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, bò được tắm, chải, vận động thoải mái hàng ngày, tuần hoàn máu lưu thông vv…, giúp bò đực khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng sinh tinh và chất lượng tinh cũng được tăng lên
2.2.7 Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch
Để có được chất lượng tinh dịch tốt, ngoài các yếu tố nêu trên, tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng
Từ khâu chuẩn bị bò đực giống khai thác tinh, chọn lựa bò giá như: thao tác bắt, cố định, vệ sinh, thao tác cho nhảy nhứ, nhảy thật… đến chuẩn bị dụng cụ lấy tinh như: âm đạo giả, độ nhớt, độ ấm, độ căng trong lòng âm đạo giả… (nếu khai thác tinh bằng phương pháp dùng âm đạo giả), chuẩn bị máy, phễu hứng tinh, ống hứng tinh… (nếu khai thác tinh bằng điện) đều phải được làm rất cẩn thận theo đúng quy trình
Các thao tác chuẩn bị của kỹ thuật viên cần đảm bảo đúng theo các quy trình khai thác tinh dịch sẽ làm cho bò đực giống cảm nhận được sự hưng phấn gần như nhảy trực tiếp thì lượng xuất tinh dịch sẽ cao, chất lượng tinh dịch sẽ tốt (Hà Văn Chiêu, 1999)
2.2.8 Tình hình nghiên cứu về số lượng và chất lượng tinh dịch trong và ngoài nước
2.2.8.1 Lượng xuất tinh (V)
Theo nghiên cứu của Brito và cs (2002) ở Brazil, bò đực giống nói chung có lượng xuất tinh từ 6,0 đến 7,8ml; ở bò đực giống Bos taurus (gồm
bò HF, Simantal, Red Angus ) có lượng xuất tinh là 7,0ml; ở bò đực giống Bos indicus lượng xuất tinh đạt 6,6ml Tác giả Sarder (2003) cho biết, lượng xuất tinh của bò đực giống ở Pakistan là 5-6ml Nghiên cứu trên bò Brahman nuôi tại Florida Mỹ, Michael và cs (1982) cho biết, lượng xuất tinh là 5,3ml
Trang 20Leon và cs (1991) nghiên cứu trên 30 bò đực Nâu Thụy Sỹ và 30 bò đực Zebu công bố kết quả trên bò Zebu: lượng xuất tinh trung bình là 6,4ml Herliantien (2009) cho biết lượng xuất tinh ở bò đực Brahman tại Trung tâm thụ tinh nhân tạo Singosari ở Indonesia là 2-14ml
Ở Việt Nam, Hà Văn Chiêu (1999) nghiên cứu ở bò đực HF, Zebu cho biết lượng xuất tinh ở bò đực giống HF là 5,7ml và ở bò Zebu là 4,25ml Trong lúc đó, kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Thêm và cs (2004) trên bò đực giống HF có lượng xuất tinh từ 3 đến 5ml Nghiên cứu trên bò lai F3-HF, Nguyễn Văn Đức và cs (2004) công bố, lượng xuất tinh bình quân là 4,11ml Phùng Thế Hải và cs (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại Việt Nam lượng xuất tinh là 5,42ml Phạm Văn Tiềm và cs (2009), nghiên cứu trên bò đực giống Brahman lượng xuất tinh là 6,89ml
2.2.8.2 Hoạt lực của tinh trùng (A)
Michael và cs (1982) nghiên cứu trên bò Brahman tại Florida, Hoa kỳ cho biết hoạt lực tinh trùng bình quân đạt 47% Tác giả Bajwa (1986), nghiên cứu ở Pakistan công bố hoạt lực tinh trùng dao động từ 67% đến 70% Trong lúc đó, nghiên cứu của Hiroshi (1992) trên bò đực giống HF ở Nhật Bản cho biết hoạt lực của tinh trùng dao động từ 60 đến 90% Sugulle (1999) công bố, hoạt lực tinh trùng ở bò đực giống tại Bangladesh đạt từ 60 đến 68%
Nghiên cứu của Brito và cs (2002) tại Brazil thấy rằng hoạt lực tinh trùng của bò Bos taurus đạt từ 57,5 đến 61,2% và trên bò Bos indicus đạt 59% Tatman và cs (2003) nghiên cứu trên bò Brahman ở Hoa Kỳ cho biết hoạt lực tinh trùng trung bình đạt 60,0% Hoflack và cs (2006) nghiên cứu ở Bỉ cho biết, hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF dao động từ 40 đến 95% Trong lúc đó, Hoflack và cs (2008) nghiên cứu ở bò đực giống Belgian Blue tại Bỉ cho biết sự dao động hoạt lực tinh trùng rất lớn từ 5 đến 90%
Trang 21Tại Việt Nam, Trần Tiến Dũng và cs (2002) nghiên cứu về sự vận động của tinh trùng cho biết, tuỳ theo sức sống mà tinh trùng sẽ vận động theo một trong ba phương thức sau:
Hà Văn Chiêu (1999) cho biết, hoạt lực tinh trùng của giống bò HF nuôi ở Việt Nam đạt 61,82% và hoạt lực tinh trùng của bò đực giống nhóm Zebu nuôi ở Việt Nam đạt 58,76% Nguyễn Văn Đức và cs (2004) công bố, hoạt lực tinh trùng bình quân của bò đực giống HF lai đạt 61,77% ở bò đực giống F2-HF và 51,79% ở bò đực giống F3-HF Phùng Thế Hải và cs (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam có hoạt lực tinh trùng bình quân đạt 60,28% Phạm Văn Tiềm và cs (2009), nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada có hoạt lực tinh trùng bình quân đạt 65,32%
2.2.8.3 Nồng độ tinh trùng (C)
Kết quả nghiên cứu của Lubos Holy (1970) về, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực giống ở Cuba từ 0,3tỷ/ml đến 2 tỷ/ml Bajwa (1986), nghiên cứu về nồng độ tinh trùng của bò đực Zebu ở Pakistan cho biết biến động từ 0,80 tỷ/ml đến 1,20 tỷ/ml Laing và cs (1988) cho biết bò đực giống có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,5 đến 2,5 tỷ/ml Nghiên cứu ở Mexico về nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực Zebu là 1,05 tỷ/ml
Trang 22(Leon và cs., 1991) Nghiên cứu trên bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ được Garner và cs (1996) công bố nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,5 tỷ/ml Brito và cs (2002) nghiên cứu trên 107 bò đực giống ở Brazil thấy rằng nồng
độ tinh trùng bò đạt từ 1,3 đến 1,5 tỷ/ml Sarder (2003) nghiên cứu ở Pakistan thấy rằng, bò đực địa phương lai HF có nồng độ tinh trùng dao động từ 1,131 tỷ/ml đến 1,471 tỷ/ml Tác giả Sugulle và cs (2006) nghiên cứu ở Bangladesh cho biết, nồng độ tinh trùng của bò lai HF biến động từ 0,983 tỷ/ml đến 1,483 tỷ/ml Ở một nghiên cứu của Muino và cs (2008) công bố, bò đực giống HF trưởng thành nuôi tại Tây Ban Nha có nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bình quân đạt 1,18 tỷ/ml Hoflack và cs (2008) nghiên cứu trên bò đực giống Belgian Blue, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch dao động từ 0,15 đến 1,482 tỷ/ml
Ở Việt Nam, nồng độ tinh trùng của giống bò HF đạt 1,229 tỷ/ml và giống Red Sindhy đạt 1,128 tỷ/ml (Nguyễn Xuân Hoàn, 1993) Kết quả nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs (2009) thực hiện trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam công bố nồng độ tinh trùng bình quân đạt 1,07 tỷ/ml Phạm Văn Tiềm và cs (2009), nghiên cứu nồng độ tinh trùng trên bò đực giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada thu được 1,06 tỷ/ml
2.2.8.4 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)
Theo kết quả nghiên cứu của Hiroshi (1992) ở Nhật Bản, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dao động từ 1% đến 20% Brito và cs (2002) cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo ở Brazil dao động từ 16,3 đến 19,1%
Holflack và cs (2008) cho biết, bò đực giống Belgian Blue có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao hơn ở bò đực giống HF Ở bò đực giống Belgian Blue, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phần đầu dao động từ 2,0 đến 49,25%; tỷ lệ kỳ hình phần thân và đuôi từ 5,83 đến 50,50%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở gần tâm
Trang 23từ 0,5 đến 45,5%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở xa tâm từ 0 đến 17,17% Còn ở bò đực giống HF, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phần đầu từ 0,5 đến 48,5%;
tỷ lệ kỳ hình phần thân và đuôi từ 1,5 đến 53,0%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở gần tâm từ 0 đến 19%; tỷ lệ tinh trùng có giọt tương bào ở xa tâm
từ 0 đến 11%
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999) tinh trùng của giống bò HF ở Việt Nam có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 17,84% Kết quả nghiên cứu trên bò đực giống lai F3HF của Nguyễn Văn Đức và cs (2004) công bố, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân là 11,02% Phùng Thế Hải và cs (2009) nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân là 12,12% Tác giả Phạm Văn Tiềm và cs (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình bình quân là 12,58%
2.2.8.5 Tỷ lệ tinh trùng sống
Risco và cs (1993) nghiên cứu trên bò Brahman tại Florida Hoa Kỳ cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt 83,01% Hoflack và cs (2006) thấy rằng, tỷ lệ tinh trùng sống ở bò đực giống HF cao hơn ở bò đực giống Belgian Blue Tỷ lệ này ở bò đực giống HF dao động từ 77,25 đến 97,67%; còn ở bò đực giống Belgian Blue là từ 29,5 đến 87,25% Nghiên cứu trên bò đực giống
HF tại Bỉ, Hoflack và cs (2008), tỷ lệ tinh trùng sống đạt 86,3% Theo Muino
và cs (2008) nghiên cứu trên bò đực HF tại Tây Ban Nha cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống đạt 87,0%
Kết quả nghiên cứu ở nước ta trên bò đực giống HF và Zebu tại Moncada của Hà Văn Chiêu (1999) cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống từ 7% đến 93%, bình quân đạt 79,3% Phùng Thế Hải và cs (2009) nghiên cứu trên bò đực giống HF
Trang 24trẻ sinh ra tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt 71,75% Phạm Văn Tiềm và cs (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, tỷ lệ tinh trùng sống bình quân đạt 78,51%
2.2.8.6 Tổng số tinh trùng sống hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC)
Garner và cs (1996) cho biết, tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong một lần khai thác (VAC) của bò đực giống HF nuôi tại Hoa Kỳ là 6,20 tỷ/lần khai thác Nghiên cứu của Brito và cs (2002) công bố, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác trên bò đực giống HF tại Brazil
là 8,2 tỷ/lần khai thác
Tại nước ta, Phạm Văn Tiềm và cs (2009) nghiên cứu trên đàn bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada cho biết, tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong lần khai thác đạt 4,93 tỷ/lần khai thác
2.2.8.7 pH tinh dịch
Tác giả Lubos Holy (1970) nghiên cứu cho biết, pH của tinh dịch bò dao động trong khoảng từ 6,2 đến 6,9, các trường hợp ngoại lệ là do nguyên nhân khách quan gây ra Leon và cs (1991) nghiên cứu trên nhóm bò Zebu cho biết pH là 6,96
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoàn (1993) trên tinh dịch bò có độ
pH từ 6,4 đến 6,9 Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt (1997) cho biết, tinh dịch bò đực giống có pH dao động từ 6,4 đến 6,7.Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), tinh dịch bò có pH 6,2-6,8 Kết quả nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999), pH tinh dịch bò đực giống HF
là 6,52 Kết quả nghiên cứu của Phùng Thế Hải và cs (2009), nghiên cứu trên
bò đực giống HF trẻ sinh tại Việt Nam, bình quân có pH là 6,9 Phạm Văn
Trang 25Tiềm và cs (2009) nghiên cứu trên bò đực giống Brahman tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada cho biết, pH là 6,68
2.2.9 Tinh đông lạnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến tinh đông lạnh
2.2.9.1 Tinh đông lạnh
Tinh đông lạnh ở bò là tinh dịch được khai thác bằng phương pháp nhân tạo, qua kiểm tra đánh giá đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định, được pha chế với môi trường pha loãng thích hợp và được sản xuất theo một quy trình nhất định nào đó, sau đó được đông lạnh ở nhiệt độ thấp và bảo quản trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -196oC để phục vụ cho công tác TTNT bò Chất lượng tinh đông lạnh bò chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
2.2.9.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh đông lạnh
a Môi trường pha loãng tinh dịch bò
Pha loãng đã phát huy được tính ưu việt của thụ tinh nhân tạo như tăng khả năng chịu lạnh, tăng hiệu quả sử dụng tinh dịch bò Môi trường pha loãng cần đảm bảo áp suất thẩm thấu Áp suất thẩm thấu của một chất lỏng phụ thuộc vào nồng độ hòa tan của các phân tử và các ion có trong dung dịch đó Để cho tinh trùng tồn tại được, áp suất thẩm thấu của môi trường (áp suất ngoại bào) phải tương đương như áp suất thẩm thấu bên trong tinh trùng (áp suất nội bào), tức là có hiện tượng đẳng trương Các dung dịch ưu trương (áp suất ngoại bào lớn hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng teo lại Các dung dịch nhược trương (áp suất ngoại bào thấp hơn áp suất nội bào) sẽ làm cho tinh trùng trương phồng lên và có thể gây vỡ màng tinh trùng Tuy nhiên trong thực tế khả năng chịu đựng áp suất thẩm thấu của tinh trùng không chặt chẽ mà chúng chịu đựng và tồn tại được trong một khoảng giá trị áp suất thẩm thấu biến thiên nhất định dao động từ 250 đến 500 mosmol, nhờ khả năng thích ứng và độ bền thẩm thấu của màng tế bào (Innecda, 1995, trích từ Hà Văn Chiêu, 1999) Vì
Trang 26vậy, nồng độ của các chất tan trong môi trường pha loãng cần tạo nên một áp suất thẩm thấu phù hợp với khả năng chịu đựng của tinh trùng
Thành phần cơ bản của môi trường pha loãng tinh dịch là đường saccharid, chất đệm và lòng đỏ trứng gà Sức sống của tinh trùng khi đông lạnh và giải đông khác nhau tùy theo các thành phần này
Nồng độ tối ưu của lòng đỏ trứng là 15-20% Nồng độ này quá thấp hoặc quá cao không tốt cho tinh trùng, mặc dù lòng đỏ trứng đã bảo vệ tinh trùng không bị tổn hại trong khi đông lạnh Chức năng này chủ yếu do tác động của lipoprotein và lecithin trong lòng đỏ
Đường saccharide đóng vai trò quan trọng trong môi trường, do tác động đến áp suất thẩm thấu, nó có tác dụng bảo vệ tinh trùng khi ở nhiệt độ thấp và là nguồn năng lượng cho tinh trùng
Những saccharide có khối lượng phân tử cao, làm cho hoạt lực của tinh trùng tốt hơn sau khi đông lạnh và giải đông (Hiroshi, 1992) Các saccharide
có phân tử lượng cao (tính theo phân tử lượng giảm dần) bao gồm Trisaccharide, disaccharide, hexoses và pentone Trong số hexose thì glucose
có hiệu quả nhất, còn các chất đa đường polysaccharide thì ít có tác dụng Bảo
vệ lạnh bằng saccharide là nhờ có nhiều nhóm hydroxy (-OH) trong cấu trúc,
do đó có xu hướng hình thành liên kết hydro
Chất đệm có vai trò quan trọng trong duy trì màng sinh chất của tinh trùng khi đông lạnh và khi giải đông, trong kích thích trao đổi chất diễn ra bình thường ở tinh trùng sau giải đông đồng thời duy trì sức sống của chúng Chất đệm phải phù hợp như là môi trường khi đông lạnh và phải có đặc tính sau:
- Duy trì mức thấp nhất sự tổn hại cho tinh trùng do các muối gây ra
- Phải tan trong nước với hằng số phân ly điện tích là 6-8
- Khả năng thấm qua màng sinh chất phải thấp và có sức đề kháng mạnh với các enzyme
Đệm ion zwitter có những tính chất trên nên nó tốt hơn so với đệm
Trang 27phosphat hoặc Natri citrat Đệm ion zwitter là Trihydroxymethyl amino methane (Tris) và N-hydroxymethyl-2 amino ethane sulfonic acid (TES) (Bùi Xuân Nguyên và cs., 1994)
b Bảo quản tinh đã pha loãng ở 50C trước khi đông lạnh
Bảo quản ở 50C trước khi đông lạnh sẽ tăng cường sức kháng đông cho tinh trùng bò Thông thường, tinh bò đực sau khi khai thác và đủ tiêu chuẩn pha chế thì tiến hành xử lý gồm:
- Pha loãng lần đầu tinh dịch ở 350C
- Làm lạnh dần xuống 50C và bảo quản trong thời gian 1,5-2 giờ
- Pha loãng lần hai với môi trường có chứa glycerol
- Cân bằng trong 2-3 giờ
- Đông lạnh tinh trùng
Bảo quản tinh trùng đã làm lạnh ở 50C trước khi pha loãng lần hai đã nâng cao đáng kể tỷ lệ sống của tinh trùng sau khi đông lạnh và giải đông
c Nồng độ của glycerol và thời gian cân bằng
Nồng độ glycerol trong môi trường pha loãng cuối cùng để làm đông lạnh tinh trùng bò vào khoảng 7%, nhưng tỷ lệ này có hơi khác nhau tùy theo các thành phần của môi trường pha loãng Nồng độ tối ưu cho sức sống của tinh trùng là 11% với sữa khử bơ Nồng độ glycerol trong môi trường pha loãng có mối tương quan đáng tin cậy với tốc độ giải đông, là nồng độ glycerol cao trong môi trừơng pha loãng là cần thiết cho tốc độ giải đông nhanh (Hiroshi, 1992)
Thời gian từ lúc bổ sung glycerol vào môi trường pha loãng (pha loãng lần hai) đến khi bắt đầu làm đông lạnh được gọi là thời gian cân bằng glycerol
d Tốc độ làm lạnh
Theo Hiroshi (1992) tốc độ làm lạnh quá cao sẽ gây tổn hại tới tinh trùng vì nó gây ra siêu lạnh, thể vẩn và nước lưu giữ trong tế bào Điều đó gây
Trang 28ra đông lạnh ngoại bào và sau đó đông lạnh nội bào Tốc độ làm lạnh chậm sẽ gây ra tập trung nồng độ cho cả dung dịch ngoại bào và dung dịch nội bào và
sẽ làm rối loạn tế bào, đây được coi là ảnh hưởng của dung dịch Tốc độ làm lạnh tối ưu là tốc độ làm giảm tối đa cả đông lạnh nội bào và ảnh hưởng của dung dịch
Tốc độ làm lạnh tối ưu khác nhau không chỉ theo loại tế bào mà còn theo các yếu tố như các thành phần của thể vẩn tế bào và loại chất chống đông băng Chẳng hạn dung dịch đường saccharide được đông lạnh nhanh (đông lạnh 2-4 phút, 50C xuống -790C), cho hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao hơn so với đông lạnh chậm (đông lạnh 45 phút, từ 50C xuống -790C), vì đã ngăn cản được ảnh hưởng của dung dịch Môi trường pha loãng có nồng độ glycerol 5-7% được đông lạnh nhanh (đông lạnh 3-5 phút, từ 50C xuống -
1300C) cho hoạt lực tinh trùng cao hơn so với đông lạnh chậm (đông lạnh
20-40 phút, từ 50C xuống -90C) (Hiroshi, 1992)
Tốc độ làm lạnh cao gây đông lạnh nội bào, còn tốc độ làm lạnh thấp ảnh hưởng dung dịch và gây rối loạn tế bào Tốc độ làm lạnh tối ưu là tốc độ làm giảm tối đa cả đông lạnh nội bào và ảnh hưởng của dung dịch
e Tốc độ giải đông
Tốc độ giải đông tinh đông lạnh có ảnh hưởng lớn đến sức sống, hoạt lực, tỷ lệ acrosome bình thường và quá trình trao đổi chất bình thường của tinh trùng Giải đông tinh cọng rạ bằng nước 350C sức sống tinh trùng cao hơn so với nước 4 hoạc 200C Giải đông ở nước 35-750C cũng cho tỷ lệ acrosome bình thường cao hơn so với nước 4oC hoặc 200C Nếu tinh được bảo quản ở nhiệt độ 370C sau khi giải đông, cọng rạ nào được giải đông nhanh ở nhiệt độ cao hơn thì sẽ duy trì được sức sống tinh trùng cao hơn Tinh dịch đông lạnh trong cọng rạ được bảo quản ở nhiệt độ -1960C và giải đông bằng nước có nhiệt độ 5-500C rồi xác đinh các thông số sau hai giờ bảo quản (tinh
Trang 29đã giải đông) ở nhiệt độ 35-370C (Hiroshi, 1992) Theo Hiroshi (1992) không
có sai khác rõ rệt về oxygen tiêu thụ giữa các nhiệt độ giải đông, nhưng kết quả sản sinh acid lactic thì cao hơn ở những nhiệt độ giải đông cao Những kết quả này cho thấy tốc độ giải đông có ảnh hưởng đến trao đổi chất của tinh trùng, đặc biệt là quá trình glycolyse Hoạt lực và sức sống của tinh trùng có hơi khác nhau giữa các nhiệt độ giải đông ngay sau khi giải đông Tuy nhiên, chúng có giá trị cao hơn ở tinh trùng giải đông bằng nước 30-500C sau hai giờ bảo quản ở 370C so với tinh trùng giải đông bằng nước 10-150C
f Thời gian bảo quản
Tinh trùng đông lạnh phải luôn luôn được bảo quản ngập chìm trong nitơ lỏng (-1960C), nếu bảo quản tốt sau vài chục năm, tỷ lệ sống và sức hoạt động của tinh trùng vẫn không thay đổi và khả năng thụ tinh vẫn không bị sụt giảm
Ở Thụy Sỹ, tinh đông lạnh bảo quản 20 năm vẫn được sử dụng trong TTNT và thực tế có 1 bò mẹ đẻ bê con ngày 25-7-1975 (America Breeders Service, 1991) (A.B.S) Ở Nhật Bản tinh cọng rạ bảo quản 4-13 năm vẫn có sức hoạt động 45-55% và có tỷ lệ thụ tinh 54% Có nhiều trường hợp tinh đông lạnh bảo quản 20 năm vẫn có tỷ lệ thụ thai cao, đạt tới 69,8% (Hiroshi, 1992)
Theo dự đoán của Mazur (1989), kiểm tra bằng phương pháp phóng xạ nhận thấy tinh trùng có thể tồn tại đến gần 4.000 năm nếu được bảo quản tốt
g Sức đề kháng của tinh trùng khi đông lạnh và các yếu tố ảnh hưởng
Quá trình đông lạnh hoặc giải đông đều ảnh hưởng tới sự sống của tinh trùng Nhưng khi áp dụng các biện pháp chống đông thích hợp thì khả năng tồn tại của tinh trùng là cao vì hạn chế được các tác hại của các yếu tố Các yếu tố sau đây giúp tinh trùng tồn tại khi đông lạnh hoặc giải đông (Ditto, 1992)
Khả năng của tinh trùng chịu đựng được đông lạnh gọi là sức kháng đông, thường được đo bằng tỷ lệ hồi phục lại của tinh trùng sau khi đông lạnh
Trang 30và giải đông Ở bò đực, sức kháng đông của tinh trùng là khác nhau, tùy theo từng yếu tố như: Giống, cá thể, tuổi bò đực, mùa vụ, lần lấy tinh của bò đực
- Giống, cá thể và tuổi: Sự khác nhau về sức kháng đông của tinh trùng thể hiện rõ giữa các cá thể bò đực, nhưng không rõ ràng giữa các giống mặc
dù chúng ta có thể thấy sự khác nhau này Giống cận huyết cao có thể sức kháng đông của tinh trùng thấp Tuổi của bò đực giống cũng ảnh hưởng tới sức kháng đông Bò đực có tuổi 1,0-1,5 năm tuổi, tinh trùng có sức kháng đông thấp, từ 2 năm tuổi trở lên có sức kháng đông cao Nhưng, từ 6 năm tuổi trở lên, tinh trùng có sức kháng đông giảm xuống
- Mùa vụ: Vào mùa hè nhiệt độ không khí cao, bò đực thường kém chịu đựng nóng nên sức kháng tinh trùng vào mùa này thường thấp Hiện tượng giảm này còn tùy vào từng cá thể và tuổi của chúng, bò đực già hơn dễ bị tác động của nhiệt hơn Tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng trong mùa hè nóng bức có thể thấp hơn so với tỷ lệ này trong mùa mát mẻ (Ditto, 1992)
- Số lần lấy tinh liên tiếp: Khi khai thác tinh liên tiếp thì tinh trùng thu được từ lượt phóng tinh thứ hai cho thấy sức kháng đông tốt hơn so với tinh trùng thu được từ lượt phóng tinh đầu Tinh trùng thu được từ lượt phóng tinh thứ ba, thứ tư sẽ duy trì được sức kháng đông tốt, nhưng tinh trùng thu được
từ lần phóng tinh thứ năm trở đi có sức kháng đông thấp hơn (Bidot, 1985)
2.2.10 Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai khi sử dụng tinh đông lạnh
2.2.10.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai
Tỷ lệ thụ thai của đàn bò cái là số lượng bò cái có chửa so với tổng số
bò cái được phối giống Theo A.B.S (1991), tỷ lệ thụ thai của đàn bò cái phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chất lượng sinh sản của đàn bò cái được phối giống, chất lượng sinh sản của đàn bò cái lại chịu ảnh hưởng của chế độ quản lý, khai thác và nuôi dưỡng, tình hình bệnh tật, nhất là các bệnh về sinh sản của đàn bò cái vv
- Tỷ lệ bò cái được phát hiện động dục và phối giống
Trang 31- Tay nghề của kỹ thuật viên làm công tác TTNT bò, nếu kỹ thuật viên
có kinh nghiệm nắm chắc các biểu hiện của bò khi động dục, xác định đúng thời điểm phối giống và bơm tinh đúng vị trí trong đường sinh dục bò cái thì thường tỷ lệ thụ thai sẽ cao và ngược lại
- Chất lượng tinh đông lạnh (Hoạt lực tinh trùng sau giải đông)
Tỷ lệ thụ thai hay tỷ lệ có chửa của đàn bò cái khi được phối giống nhân tạo bằng tinh đông lạnh cọng rạ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng như chất lượng sinh sản của bò cái, tỷ lệ bò cái được phát hiện động dục - phối giống
và tay nghề của kỹ thuật viên thì chất lượng tinh đông lạnh cọng rạ đóng một vai trò hết sức quan trọng Chất lượng tinh đông lạnh được đánh giá bằng hoạt lực tinh trùng sau giải đông hay là số lượng tinh trùng sống và hoạt động tiến thẳng sau giải đông Nếu hoạt lực tinh trùng sau giải đông thấp thì khả năng thụ tinh sẽ thấp vì khi phối giống nhân tạo cho bò tinh trùng được bơm vào vị trí tiếp giáp giữa cổ tử cung và thân tử cung Tinh trùng phải vận động và tiến tới vị trí 1/3 ống dẫn trứng để gặp trứng và tham gia qúa trình thụ tinh Vì vậy
để tới được vị trí thụ tinh thì một lượng lớn tinh trùng đã bị chết trong quá trình vận động và tham gia quá trình phá vỡ màng trắng của tế bào trứng (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997) Vì thế hoạt lực tinh trùng sau giải đông thấp thì sẽ ảnh hưởng tới qúa trình thụ tinh nên tỷ lệ thụ thai sẽ thấp và ngược lại
2.2.10.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tỷ lệ thụ thai
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Giao và Phan Lê Sơn (2003) cho thấy sử dụng tinh bò đông lạnh thương hiệu VINALICA phối giống cho đàn bò cái ở các vùng chăn nuôi bò sữa phía Bắc đạt tỷ lệ thụ thai dao động từ 43 đến 65% Nghiên cứu trên đàn bò cái HF tại Lâm Đồng, Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch (2004) công bố, tỷ lệ thụ thai từ 56% đến 65% Ngô Thành Vinh và cs (2005) cho biết, tỷ lệ thụ thai trên đàn bò cái HF
Trang 32tại Ba Vì dao động từ 48,75 đến 60% Nghiên cứu về tỷ lệ tỷ lệ thụ thai trên đàn bò cái HF ở Lâm Đồng, tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008) công bố là 56% Trong lúc đó, Phùng thế Hải và cs (2012) nghiên cứu tại Mộc châu và Lâm Đồng cho biết tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực
2.3 Khả năng sản xuất sữa
Trong chăn nuôi bò sữa khả năng sản xuất sữa là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó quyết định hiệu quả trong chăn nuôi, đồng thời nó còn quyết định tới sự phát triển chăn nuôi bò sữa của một vùng hay một quốc gia nào đó Để đánh giá khả năng sản xuất sữa của đàn bò sữa người ta thường đánh giá sản lượng sữa (SLS), tỷ lệ mỡ, tỷ lệ protein sữa trong một chu kỳ cho sữa của một bò cái Người ta thường dùng các chỉ tiêu như sản lượng sữa/ chu kỳ vắt sữa 305 ngày, tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa để đánh giá khả năng sản xuất sữa của mỗi bò cái sữa Khả năng sản xuất sữa của bò cái hướng sữa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sữa
Bò sữa là một trong những con vật rất nhạy cảm với các yếu tố tác động từ bên ngoài, chăn nuôi bò sữa đòi hỏi kỹ thuật cao và người chăn nuôi phải rất nghiêm ngặt trong quá trình chọn giống, nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa SLS và chất lượng sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống bò sữa khác nhau, SLS khác nhau; trình độ chăn nuôi khác nhau, điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau, SLS cũng khác nhau Cùng một giống bò sữa được nuôi ở trang trại này, cho SLS khác với trang trại khác
Trang 33Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới SLS và chất lượng sữa có ý nghĩa rất lớn nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp trong chăn nuôi bò sữa để tăng SLS, chất lượng sữa, giảm giá thành và tăng hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa
Hall (2007) cho biết bò HF nuôi tại trang trại Crystal Brook (Canada)
có SLS là 12.500kg/chu kỳ Lê Xuân Cương (2002) cho biết SLS bò HF Hoa
Kỳ, Nhật, Canada và Hà Lan đạt tương ứng: 8.382; 8.130; 7.980 và 7.220 kg/chu kỳ Bò Jersey có SLS trung bình tù 3.000-5.000kg/chu kỳ 305 ngày, đặc biệt bò Jersey có tỷ lệ mỡ sữa rất cao (4,5-5,5%) Bò nâu Thuỵ Sỹ (Brown Swiss) có SLS 5.500- 6.000kg/chu kỳ 305 ngày
Ở Việt Nam, bò Lai Sind có SLS 1.200-1.400kg/chu kỳ 240 -270 ngày,
mỡ sữa 5-5,5% Bò lai F1(1/2HF) có SLS 2.500-3.000kg/chu kỳ 300 ngày, tỷ
lệ mỡ sữa 3,6-4,2% Bò lai F2(3/4HF) có SLS 3.000-3.500kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,2-3,8% Bò lai F3(7/8HF) có SLS 3.900-4.200kg/chu kỳ (Lê Xuân Cương, 2002)
Như vậy, SLS phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giống Giống bò HF là giống cho SLS cao nhất và được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Nhược điểm của giống này là tỷ lệ mỡ sữa không cao và khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm kém Các con lai giữa bò HF với bò địa phương có năng suất và chất lượng sữa khác nhau, tuỳ thuộc vào công thức lai
và tuỳ từng vùng khí hậu bò được nuôi dưỡng
Trang 342.3.1.2 Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản, SLS và chất lượng sữa Nuôi dưỡng với khẩu phần không đảm bảo sẽ kìm hãm sinh trưởng của bò cái tơ, làm chậm thời gian đưa vào sử dụng và làm giảm khả năng sinh sản về sau, đồng thời kèm theo sự kém phát triển của bầu vú, vì thế sau này SLS thấp
Đối với bò trưởng thành, trong thời gian tiết sữa các chất dinh dưỡng trong thức ăn bảo đảm hai yêu cầu sinh lý của cơ thể là: Thức ăn cho duy trì
cơ thể và thức ăn cho sản xuất sữa và nuôi thai Căn cứ vào lượng sữa thu được hàng ngày, từng giai đoạn và thành phần dinh dưỡng của nó mà ta điều chỉnh khối lượng và chất lượng thức ăn cho phù hợp với sức sản xuất, khai thác được tiềm năng sinh học, khả năng cho sữa cao nhất của chúng Nếu không đảm bảo về số lượng và chất lượng thức ăn theo giai đoạn, không cung cấp đủ nước uống, không những làm giảm nghiêm trọng SLS và chất lượng sữa, mà còn dẫn đến kéo dài khả năng phục hồi sau khi đẻ, làm bò gầy yếu dễ
bị mắc bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và thậm chí dẫn đến chết Khi sữa giảm, việc khôi phục lại rất khó, nếu được cũng mất thời gian dài
Từ kết quả nghiên cứu của Witt (theo Lê Văn Liễn, 2003) có nhận xét rằng, nếu cung cấp thức ăn giảm từ 3.840 đơn vị thức ăn (cho 1 chu kỳ tiết sữa) xuống còn 960 đơn vị thức ăn, thì lượng sữa tương ứng giảm từ 8.000kg/năm xuống còn 2.000kg/năm/bò sữa
Theo NRC (2001), bò sữa cần 3,0-3,2g canxi và 1,5-2,0g phot pho cho 100kg thể trọng, tỷ lệ Ca/P là 1,5-2,0/1 Ngoài ra, các yếu tố khoáng vi lượng như Fe, Cu, Co, I, Zn, Mg có ý nghĩa lớn trong trao đổi chất, chúng có liên quan đến các enzyme, vitamin, hormon Chúng kích thích các men thuỷ phân, tăng cường tổng hợp axit nucleic và protein cơ bắp, có khả năng nâng cao khối lượng và sức sản xuất ở bò sữa
Trang 35Bảng 2.1: Ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn đến lượng sữa và tiêu
tốn thức ăn cho 1kg sữa bò Cung cấp đơn vị thức ăn
cho 1 chu kỳ vắt sữa
Tiêu tốn cho một kg sữa với 4% mỡ Cho duy trì
thể trạng
Cho tạo sữa
Tổng ĐVTA cung cấp
Lượng sữa/chu
Nguồn: Witt, trích từ Lê Văn Liễn (2003)
Các loại khoáng trong khẩu phần thức ăn rất quan trọng Thiếu photpho làm cho buồng trứng nhỏ lại và noãn bào ít đi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản; thiếu canxi và photpho có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa vì đây là các yếu tố có thành phần ổn định trong sữa và trong xương của bò
Loại hình thức ăn cũng rất quan trọng, thức ăn kiềm tính phù hợp cho
sự phát triển của hợp tử và bào thai, thức ăn toan tính làm giảm tỷ lệ thụ thai
và không thích hợp cho hình thành hợp tử
Muối và nước uống là điều kiện cần và đủ cho khẩu phần của bò sữa Thông thường người ta đưa vào thức ăn hỗn hợp cho bò sữa với tỷ lệ 1-2% muối Nước uống cung cấp đầy đủ và thường xuyên là nhu cầu bắt buộc trong nuôi dưỡng bò sữa Bò cần tối thiểu 3 lít nước để tạo ra 1 lít sữa và cần 5 lít nước để tiêu hoá, hấp thu 1kg chất khô trong thức ăn Như vậy, mỗi con bò cao sản cần 150 lít nước một ngày Vùng khí hậu nóng và khô lượng nước này cần cao hơn Nếu không đạt được mức đó SLS sẽ sụt giảm ngay Ví dụ, khi lượng nước bò uống giảm 40%, SLS giảm khoảng 25%
2.3.1.3 Tuổi
SLS của bò thay đổi theo độ tuổi của nó Theo Nguyễn Văn Thưởng
Trang 36(1995), bò sữa cho SLS cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6 SLS ở những chu kỳ này tăng khoảng 40-50% so với SLS ở chu kỳ 1, sau đó SLS giảm dần và sẽ giảm rất nhanh nếu bò sữa không được ăn và chăm sóc đầy đủ Ngược lại nếu bò sữa được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, bò sữa sẽ tiếp tục cho sữa đến lứa đẻ thứ 8-10, có trường hợp nhưng rất hiếm đến lứa đẻ thứ 10-12 Trong trường hợp này SLS cao nhất được duy trì đến chu kỳ thứ 7
SLS đạt cao nhất của bò ở lứa thứ 4 và thứ 5, ổn định trong vòng 2-3 năm, khi già SLS giảm Bò có thể trạng tốt và được chăm sóc hợp lý có thể SLS cao tới lứa đẻ thứ 12, thậm chí đến lứa đẻ thứ 17 (Nguyễn Xuân Trạch, 2002)
Bò cái có thể sinh đẻ 8-10 lứa/đời, nhưng SLS/chu kỳ bắt đầu giảm sút vào khoảng 7-9 năm tuổi Vì vậy, nên loại thải khoảng 20-25% đàn bò cái sản xuất sữa hàng năm, nhằm duy trì tiềm năng sản xuất sữa trong đàn Hàm lượng mỡ sữa giảm dần mỗi chu kỳ từ 0,025-0,029% Nhiều nghiên cứu thấy rằng sữa bò ở chu kỳ thứ 5 và 6 là tốt nhất về hàm lượng các chất dinh dưỡng
và giá trị sinh học so với sữa bò ở chu kỳ đầu và bò già (sau chu kỳ thứ 8) (Lê Văn Liễn, 2003)
2.3.1.4 Thời gian tiết sữa
Bò có chu kỳ tiết sữa dài, khoảng 300 ngày Lượng sữa thay đổi theo thời gian tiết sữa: Tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 6-7 của chu kỳ, sau
đó giảm dần đến khi cạn sữa Theo Lê Đăng Đảnh (1996), bò 1/2HF luôn có đỉnh chu kỳ sữa vào tháng thứ 1 và 2, còn bò 3/4 và 7/8HF luôn rơi vào tháng thứ 2 của chu kỳ tiết sữa Theo Nguyễn Quốc Đạt (1999), cả ba nhóm giống
bò 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF đều có SLS tăng dần từ khi đẻ đến tháng thứ 2, sau đó giảm dần đến hết chu kỳ vắt sữa
Trong quá trình tiết sữa, thành phần và tính chất của sữa cũng có thay đổi Tỷ lệ mỡ sữa và protein sữa giảm dần ở giai đoạn từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của chu kỳ tiết sữa, sau đó có tăng lên nhưng không
Trang 37đáng kể Hàm lượng đường không thay đổi nhiều, hàm lượng canxi và photpho tăng lên vào giai đoạn cuối chu kỳ sữa
2.3.1.5 Kỹ thuật vắt sữa
Do quá trình vắt sữa dựa trên cung phản xạ thần kinh-thể dịch nên khi vắt sữa không đúng kỹ thuật sẽ làm ức chế quá trình thải sữa Nếu thời gian vắt sữa kéo dài làm cho lượng oxytoxin hết hiệu lực trước khi vắt hết sữa trong bầu vú, tăng tỷ lệ sót sữa dễ gây viêm vú
Ngoài thời gian vắt sữa, các yếu tố như cách vắt sữa, người vắt sữa, địa điểm vắt sữa cũng nên cố định để không làm thay đổi phản xạ tiết sữa của bò
vì đây là phản xạ có điều kiện Thành phần của sữa trong thời gian vắt sữa khác nhau cũng khác nhau Sữa của lần vắt trước có mỡ kém hơn những lần vắt sau, nên cần chú ý vắt thật hết sữa mỗi lần để có kết quả tổng thể tốt hơn
về chất lượng sữa (Lê Văn Liễn, 2003)
2.3.1.6 Điều kiện môi trường
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ánh sáng mặt trời,
áp suất khí quyển, lượng mưa…đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức sản xuất sữa, sinh sản của bò Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp qua kích thích thần kinh, hormon điều chỉnh duy trì thân nhiệt, hệ thống enzyme
và các hormon khác, gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua năng suất và phẩm chất của thức ăn Do đó, ở nước ta năng suất và chất lượng sữa thường giảm trong vụ Đông xuân do thiếu cỏ, khả năng sinh sản lại giảm vào Mùa hè do ảnh hưởng của nhiệt độ cao
Sức sản xuất sữa chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhiệt độ và độ ẩm môi trường Ở bò, SLS không bị ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ 0-21oC, nhiệt
độ thấp hơn -5oC và 26-27oC SLS giảm từ từ, nhưng khi nhiệt độ lên trên
27oC SLS giảm rõ rệt Tỷ lệ mỡ sữa giảm trong nhiệt độ môi trường từ
Trang 3821-27oC, khi nhiệt độ tăng hơn 27oC tỷ lệ mỡ sữa có xu hướng tăng trong khi đó vật chất khô (VCK) không mỡ luôn giảm thấp Nhiều tác giả xác định rằng nhiệt độ tối ưu đối với bò sữa nói chung từ 40C đến 160C, giới hạn tối đa có khác nhau chút ít ở từng giống, ở giống bò HF là 260C (Kovac, 1972, trích từ Lương Văn Lãng, 1983) Horn (1972) cho biết, nhiệt độ cao của vùng á nhiệt đới
và nhiệt đới là yếu tố chủ yếu gây cản trở sự hình thành các giống bò sữa có năng suất cao ở vùng này Nguyễn Sinh và Nguyễn Hà (2008) cho rằng, với bò sữa khi gặp stress nhiệt, giảm 0,5kg vật chất khô ăn vào, SLS sẽ giảm 1kg
Độ ẩm môi trường tăng cao làm SLS giảm rõ rệt, một số thành phần của sữa như: Protein, palmetic và axit stearic có xu hướng tăng, trong khi đó các thành phần khác như mỡ sữa, vật chất khô không mỡ, nitơ tổng số, lactoza, axit béo mạch ngắn và axit oleic có xu hướng giảm thấp (Nguyễn Xuân Trạch
và Mai Thị Thơm, 2004) Nhiệt độ môi trường thích hợp của bò phụ thuộc vào giống và khả năng chống chịu nóng và lạnh của con vật Nhiệt độ tối đa
và tối thiểu cho sức sản xuất sữa ở mỗi giống bò cũng khác nhau
SLS của bò HF giảm đi nhanh chóng khi nhiệt độ môi trường cao hơn
21oC Trong lúc đó, đối với bò Brown Swiss và bò Jersey chỉ giảm SLS khi nhiệt độ môi trường 26-27oC và ở bò Brahman là 32oC Nhiệt độ thích hợp tối thiểu ở bò Jersey khoảng 2oC, còn ở bò HF không bị ảnh hưởng, thậm chí ở -
13oC (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)
Ahmed và Amin (1997) cho biết: khí hậu nhiệt đới mùa hè có ảnh hưởng đến thu nhận cỏ xanh và SLS của bò HF và bò Zebu bản địa ở Sudan Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007) cho biết, cải tiến khí hậu chuồng nuôi có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu về SLS Padilla và cs (2005) cho rằng, khẩu phần
bổ sung vitamin C có ảnh hưởng tốt đến SLS và khả năng thu nhận thức ăn cho bò đang vắt sữa trong thời tiết nóng
Theo Vương Tuấn Thực và cs (2007), stress nhiệt có ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, lượng thức ăn, ăn vào và SLS
Trang 39của bò lai 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF nuôi trong các nông hộ ở Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này ở bò 1/2HF là không lớn, chứng tỏ rằng khả năng thích ứng cao của chúng Bò 3/4HF thì ngược lại, chịu ảnh hưởng rất rõ rệt của stress nhiệt Tỷ lệ máu Bos indicus trong bò 1/2HF, 3/4HF có lẽ là yếu tố chính tạo nên sự khác biệt về đáp ứng sinh lý của chúng với stress nhiệt
2.3.1.7 Trạng thái sức khoẻ
Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng sữa Bò đang tiết sữa nếu nuôi dưỡng không tốt để bò gầy yếu, động dục trở lại sau đẻ chậm, chu kỳ sinh sản kéo dài gây ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của bò
Khi bò mắc bệnh, bò kém ăn, gầy dẫn đến SLS thấp Trong trường hợp
bò mắc bệnh sản khoa, khả năng sinh sản sẽ kém dẫn đến sức sản xuất sữa không cao Nếu bò bị bệnh viêm vú thì khả năng cho sữa và chất lượng sữa cũng giảm đi rõ rệt, nếu trường hợp bị bệnh nặng không điều trị kịp thời có thể gây hỏng bầu vú
2.3.1.8 Chọn đôi giao phối
Việc chọn đôi giao phối có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cũng như chất lượng sữa của đàn bò sữa trong tương lai Tùy theo mục đích sản xuất và tình hình thực tế về năng suất, chất lượng sữa của từng bò cái sữa, mà chọn những bò đực có tiềm năng về sản lượng sữa cao hoặc tỷ lệ mỡ sữa cao để gép đôi giao phối phù hợp với từng bò cái sữa, để tạo ra bò con có sản lượng sữa cao hoặc tỷ lệ mỡ sữa cao từ đấy sẽ nâng cao được hiệu quả trong chăn nuôi 2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng sản xuất sữa
2.3.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ngành chăn nuôi bò sữa nước ta trong vòng mười năm qua phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng đàn đạt đến 34-43% Đầu năm 2012, tổng đàn bò
Trang 40sữa đạt 158.366 con (Tổng cục thống kê, 2012) Giống bò sữa hiện đang nuôi
ở Việt Nam chủ yếu là bò lai HF, chiếm trên 84%, có tỷ gene HF 50-97,5% với SLS trung bình năm 2009 là 4.000- 4.500 lít/chu kỳ cho sữa Khoảng 15% tổng đàn bò sữa là thuần HF, có SLS trung bình 5.500-6.000 lít/chu kỳ cho sữa (Cục Chăn nuôi, 2010)
Bên cạnh số lượng và chất lượng đàn bò sữa HF thuần tăng nhanh, đàn
bò HF lai cũng tăng về số lượng, chất lượng giống cũng được cải tiến: SLS bò
HF lai hướng sữa cũng được tăng lên Các công trình nghiên cứu về bò sữa khá nhiều và các kết quả thu được phục vụ cho sản xuất cũng không nhỏ về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nổi bật nhất là các công trình sau đây
Dự án phát triển giống bò sữa Quốc gia (giai đoạn 2001-2005), đã thu được những kết quả khả quan
- Bước đầu xây dựng lý lịch và đánh số tai cho đàn bò sữa trong cả nước,
từ đó chọn những bò đực giống thích hợp cho từng bò cái sữa nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sữa bền vững, nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa
- Triển khai phát triển giống bò sữa với 30 tỉnh thành (43 đơn vị: 19.639 cơ sở, chiếm 99,16% tổng số cơ sở chăn nuôi bò sữa của cả nước) tham gia Tổng đàn bò trong khu vực Dự án là 107.045 con, chiếm 99,47% tổng đàn bò của cả nước, trong đó bò lai hướng sữa là 90.608 con, chiếm 84,65% và bò thuần là 16.437 con (15,34%)
- Nhân nhanh số lượng và chất lượng đàn bò sữa: Phối giống 121.976 con, có chửa 68.483 con, tỷ lệ có chửa/phối đạt 56,96% (Miền Bắc 62,95%, Miền Nam 52,50%), số bê đã sinh ra: 54.629 con, tỷ lệ đẻ/chửa: 78,62% (Miền Bắc 74,13%, Miền Nam 82,64%) từ tinh của 46 bò đực giống có phẩm chất tốt Áp dụng biện pháp sinh học cấy truyền phôi để sản xuất những bò giống tốt Dự án nhập 257 phôi đông lạnh giống bò HF có năng suất và chất lượng cao của Canada, đã cấy cho 157 bò tại Tp Hồ Chí Minh, Mộc Châu,
Ba Vì và Bắc Ninh