1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần REE.doc

35 2,2K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 397 KB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần REE

Trang 1

Mục lục

Phần mở đầu 3Phần nội dung 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH……5

3.3.CÔNG CỤ CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN R.E.E …………10

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.2 TẦM NHÌN, SỨ MẠNG TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN

1.3 TÀI LIỆU PHÂN TÍCH

2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNR.E.E ………192.1.PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC

2.1.1 PHÂN TÍCH BẢN CẨN ĐỐI KẾ TOÁN THEO CHIỀU DỌC VÀCHIỀU NGANG

Trang 2

2.1.2 PHÂN TÍCH BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHIỀU DỌC VÀCHIỀU NGANG

2.2.1 TỶ SỐ THANH KHOẢN

2.2.1.1.TỶ SỐ THANH KHOẢN HIỆN THỜI2.2.1.2.TỶ SỐ THANH KHOẢN NHANH

2.2.2 TỶ SỐ QUẢN LÝ TÀI SẢN HAY TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG……… 242.2.2.1.SỐ VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU

2.2.2.2.SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO

2.2.2.3.HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH2.2.2.4.HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TOÀN BỘ TÀI SẢN

2.2.4 TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI………322.2.4.1.LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU

2.2.4.2.LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN

2.2.4.3.LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP

Phần kết………36Tài liệu tham khảo

Phần mở đầu

Trang 3

1 Lời mở đầu

Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình Trong doanh nghệp vấn đề tài chính đóng vai trò rất quan trọng, bởi lẽ thình hình tài chính lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng đó chúng tôi chọn đề tài “phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần R.E.E” Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lại và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp, cụ thể hơn là phân tích bản cân đối kế toán, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…dựa vào đó mà đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua bài tiểu này, giúp chúng ta hiểu được cách sử dụng những thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những rủi ro trong tương lai để ra quyết định kinh tế

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này xoay quanh các vấn đề tài chính của doanh nghiệp như bản cân đối kế toán, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản báo cáo tình hình tài chính…

Trang 4

5 Phương pháp nghiên cứu

báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ.

Phần nội dung

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH1.1 KHÁI NIỆM

Phân tích tài chính là việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.

1.2 Ý NGHĨA

Phân tích tài chính là một mục vô cùng quan trọng đối với nhiều đối tượng Dưới đây là ý nghĩa đối với mỗi nhóm đối tượng:

- Nhóm đối tượng bên ngoài - bao gồm chủ đầu tư, chủ nợ và cơ quan quản lí

- Nhóm đối tượng từ bên trong doanh nghiệp đó là chủ doanh nghiệp, manager, nhân viên trong công ty

thứ nhất là nhóm đối tượng bên ngoài bao gồm chủ đầu tư, chủ nợ và cơ quan quản lí Những kết quả phân tích tài chính sẽ giúp họ có một cái nhìn toàn diện bao quát về doanh nghiệp, về vốn, tỉ suất lãi, doanh thu hàng năm, nợ tồn đọng, Các chỉ số phân tích tài chính sẽ cung cấp một cách chính xác, kịp thời và thiết yếu cho các nhà đầu tư có ý định hoặc tuơng lai sẽ đầu tư vào doanh nghiệp Chính những kết quả phân tích này là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, là nguồn thu hút vốn từ ngoài vào giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn - Còn đối với chủ nợ, những chỉ số trong bảng phân tích tài chính phục vụ một yêu cầu duy nhất đó là khả năng thanh toán nợ tồn đọng của doanh nghiệp đối với họ Nhóm đối tượng này thường chỉ quan tâm chủ yếu đến chỉ số kinh doanh, doanh thu, lưu lượng tiền mà doanh nghiệp có được trong một năm - thường thì không quan tâm đến nguồn tiền - để phục vụ chi trả thanh toán các khoản nợ của công ty

Trang 6

hàng tồn kho, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, máy móc và một số chỉ tiêu khác - Riêng nhóm "cơ quan quản lí", nhóm này chỉ quan tâm đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp trên mặt vĩ mô, những ảnh hưởng của doanh nghiệp trong một ngành, một lãnh vực hoặc hơn nữa là phạm vi đất nước Những chỉ số này giúp họ có những cái nhìn bao quát hơn về quá trình phát triển và thi phần của doanh nghiệp trong bộ phận, ngành, lãnh vực hoặc nền kinh kế

có tác động từ bên trong doanh nghiệp, bao gồm có chủ doanh nghiệp, Manager, nhân viên, Họ cần có một bản phân tích tài chính đầy đủ, chính xác, rõ ràng và chi tiết Phục vụ cho mục đích điều hành, quản lí và xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, các nhà quản lí thường yêu cầu những chỉ số phân tích chính xác và chi tiết mang tính thời sự cập nhật để họ đưa ra những biện pháp chiến lược sách lược trong kế hoạch kinh doanh của mình, khắc phục những khuyết điểm, tồn đọng và xúc tiến những giải pháp kinh doanh mới Đối với nhân viên công ty, những chỉ số phân tích tài chính giúp họ có cái nhìn chính xác, khả quan hơn về doanh nghiệp mà họ đang làm, và tất nhiên một điều hoàn toàn có thể xảy ra đó là họ sẽ trở thành một nhà đầu tư ưu thế của doanh nghiệp.

2 VAI TRÒ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH2.1 VAI TRÒ

- Vai trò đầu tiên và rất quan trọng của phân tích tài chính là tạo ra giá trị khổng lồ cho các nhà đầu tư, cung cấp các phân tích, và đề xuất “lời khuyên đầu tư” cho doanh

- Phân tích tài chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh.

Trang 7

tích các hoạt động kinh doanh - Phân tích tài chính cũng giúp kết nối và cố vấn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch - Kết qủa của phân tích tài chính sẽ góp phần tích cực vào sự hưng thịnh của các công ty Điều này đã được khẳng định rất rõ và chứng minh qua thực tế.

2.2 MỤC ĐÍCH

Phân tích tài chính giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định cho thích hợp.

3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH3.1 KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ Thông qua đó giúp người sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai để đề ra các quyết định kinh tế.

3.2 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.2.1 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ

Việc phân tích các báo cáo tài chính có thể giúp cho nhà quản trị đưa ra các hướng đi cho doanh nghiệp Cũng như đưa ra các mục tiêu cho doanh nghiệp nhằm hướng tới những mục tiêu làm cho doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc đưa doanh nghiệp đi lên theo hướng mà báo cáo tài chính đưa ra Định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai.

Trang 8

Cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau Người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai

3.2.3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHO VAY

Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng chung.

3.3 CÔNG CỤ CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hiện nay, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là phân tích tỷ lệ Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp chính Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thông qua các dịch vụ thương mại như của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc Robert Morris Associates, hoặc thông qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp không có sẵn, các tiêu chuẩn ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét không thể dễ dàng gộp lại được thành một loại hình ngành “tiêu chuẩn” Các nhà phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng một ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ Công dụng lớn thứ hai của các tỷ lệ là để so sánh xu thế theo thời gian đối với

Trang 9

mỗi công ty riêng lẻ Ví dụ, xu thế số dư lợi nhuận sau thuế đối với công ty có thể được đối chiếu qua một thời kỳ 5 năm hoặc 10 năm Rất hữu ích nếu ta quan sát các tỷ lệ chính thông qua một vài kỳ sa sút kinh tế trước đây để xác định xem công ty đã vững vàng đến mức nào về mặt tài chính trong các thời kỳ sa cơ lỡ vận về kinh tế Đối với cả hai phạm trù sử dụng chính, người ta thường nhận thấy rằng “trăm nghe không bằng mắt thấy” và việc mô tả các kết quả phân tích dưới dạng đồ thị thường rất hữu ích và xúc tích Nếu ta chọn phương pháp này để trình bày các kết quả thì tốt nhất là nên trình bày cả tiêu chuẩn ngành và xu thế trên cùng một biểu đồ Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính, tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ Bốn loại chính, xét theo thứ tự mà chúng ta sẽ được xem xét ở dưới đây là: - Khả năng sinh lợi: Các tỷ lệ “ở hàng dưới cùng” được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty - Tính thanh khoản: Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn - Hiệu quả hoạt động: Đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của

- Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn): Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP

1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN R.E.E 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 10

Tiền thân của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh là Xí nghiệp Quốc doanh Cơ điện lạnh, thành lập năm 1977 Ngày 13 tháng 11 năm 1993, Xí nghiệp được chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh theo Quyết định số 1707/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh Tại thời điểm thành lập, Công ty có vốn điều lệ là 16 tỷ đồng Sau khi cổ phần hóa, Công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhanh.

Ngày 14 tháng 8 năm 2000, Công ty đã được tổ chức DNV (Thụy Điển) cấp chứng chỉ ISO 9002 Với sự kiện này, REE là công ty cơ điện lạnh đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9002 Đến năm 2003, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 đang áp dụng tại Công ty đã được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2000.

Với sự năng động của ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty luôn được đánh giá là người đi tiên phong trong việc thực hiện các chính sách đổi mới của Nhà nước Là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hóa vào năm 1993, Công ty cũng là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2000 Tại thời điểm niêm yết, vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng.

Năm 2002, Công ty tăng vốn lên 225 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Sau khi thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành 5 triệu cổ phiếu vào tháng 10/2005, hiện nay Công ty có vốn điều lệ là 282 tỷ đồng

1.2 TẦM NHÌN, SỨ MẠNG TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN

Tầm nhìn:

Trang 11

Đối với khách hàng: Cung cấp các sản phẩm chất lượng cao mang tính ổn

định và lâu dài Nhu cầu của khách hàng đều được REE phục vụ một cách tốt nhất, không phân biệt đối tượng khách hàng.

Đối với cổ đông và nhà đầu tư: REE luôn giữ phương châm tăng cường sự

minh bạch, công khai hoá thông tin các hoạt động của Công ty đến các cổ đông, các nhà đầu tư thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau và cũng luôn chủ động tạo cơ hội đối thoại với nhà đầu tư.

Đối với đối tác kinh doanh: Duy trì, nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ

lâu dài trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của các bên tham gia nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho xã hội.

Đối với cộng đồng xã hội: REE luôn xem việc chia sẻ tấm lòng với cộng

đồng bằng cả vật chất lẫn tinh thần là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  Đối với nhân viên: Tạo môi trường làm việc bình đẳng, không phân biệt độ

tuổi, giới tính.

Triết lý kinh doanh:

 Cam kết cải tiến chất lượng  Nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác  Tạo ra giá trị cao nhất cho cổ đông  Trân trọng sự đóng góp của nhân viên  Bảo đảm tính chính trực

Sứ mệnh:

 Là nhà chuyên nghiệp về điều hòa không khí, Reetech luôn đi đầu trong cung cấp các giải pháp về điều hòa không khí trong mọi lĩnh vực theo hướng tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường, mang lại những lợi ích tốt nhất và niềm tin cho khách hàng.

 Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ hướng tới tiện nghi, sang trọng và sức khỏe cho người sử dụng.

Định hướng phát triển:

Hoạt động dịch vụ cơ điện (M&E)

Trang 12

+ Công trình nổi bật năm 2007 là nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất Với công trình trọng điểm này, REE-M&E đã chứng minh được năng lực quản lý, thi công và hệ thống cơ điện có trình độ kỹ thuật cao, ngang tầm với các nhà thầu M&E trên thế giới Ngoài ra, năm 2007, REE-M&E cũng ký kết được một số dự án tương đối, tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như cao ốc văn phòng Gemadept (91,5 tỷ đồng), khu phức hợp Thái Bình Plaza (102,2 tỷ), Sài Gòn Pearl phase II (70,9 tỷ), Golden westlake – HN (82,3 tỷ).

+ Phương hướng sắp tới là tham gia đấu thầu các dự án có gói M&E từ trung bình trở lên (khoảng từ 3 triệu USD trở lên).

Hoạt động sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm mang thươnghiệu Reetech

+ Một lợi thế mà Reetech vượt trội hơn các thương hiệu khác là sản phẩm máy điều hòa nhiệt độ Reetech có đầy đủ các dãy công suất, chủng loại đa dạng và có nhiều dòng sản phẩm với giá thành hợp lý để người tiêu dùng lựa chọn, và đội ngũ dịch vụ bảo hành bảo trì rộng khắp trên các tỉnh thành Bên cạnh các dòng sản phẩm máy lạnh dân dụng, Reetech còn có các dòng sản phẩm dành cho thương mại, công nghiệp và dược phẩm như hệ thống máy lạnh trung tâm thế hệ thứ ba làm lạnh bằng gas không ảnh hưởng môi trường, máy lạnh trung tâm làm lạnh bằng nước giải nhiệt gió dạng “Modular”.

Phát triển, quản lý khai thác kinh doanh bất động sản

+ tổng diện tích 66.737 m² văn phòng cho thuê của REE đa không còn một chỗ trống, như dự án etown 2 chính thức khai trương vào tháng 3/2007 chỉ chưa đầy 2 tháng sau đa lấp đầy 100% diện tích cho thuê.

+ Bên cạnh các hoạt động cho thuê văn phòng, sau hơn một năm thành lập, REE Land – một công ty thành viên của REE Corp chuyên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản – đa có những bước khởi đầu tốt REE Land đa tham gia góp vốn vào dự án cao ốc căn hộ và văn phòng Hiệp Phú ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và dự án cao ốc văn phòng cùng với Công ty HAPACO ở Hải Phòng.

Trang 13

+ hoạt động kinh doanh BĐS của REE gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của TT nhà đất, chính sách cắt giảm đầu tư công của CP và việc thắt lại dòng tiền tín dụng NH đổ vào lĩnh vực được dự đoán là còn "lình xình" trong thời gian tới.

Đầu tư chiến lược

+ Với mô hình “Holding Company”, REE có định hướng đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, cụ thể danh mục đầu tư của REE bao gồm: ngân hàng, hạ tầng điện - nước - viễn thông, vận tải, địa ốc, thủy sản,…

+ Tuy nhiên, sự sụt giảm quá mạnh của TTCK và BĐS đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của REE Việc mất thanh khoản của các dự án

1.3 TÀI LIỆU PHÂN TÍCH

Trang 14

2 Thuế Giá trị Gia

tăng được khấu trừ 5,584,789 3,450,654 2,134,135 61.85% 0.17% 0.13% 3 Thuế và các khoản

khác phải thu Nhà

nước 4,387,048 -4,387,048 -100.00% 0.00% 0.17% 4 Tài sản ngắn hạn 13,056,741 4,092,892 8,963,849 219.01% 0.39% 0.16%

Trang 15

2 Đầu tư dài hạn khác 1,313,978,793 935,342,340 378,636,453 40.48% 38.85% 35.86%

1 Chi phí trả trước

2 Tài sản thuế thu 2,056,818 141,636 1,915,182 1352.19% 0.06% 0.01%

Trang 17

2.1 Phân tích sơ lược

2.1.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Với mô hình “Holding Company”, REE có định hướng đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, cụ thể danh mục đầu tư  của REE bao gồm: ngân hàng, hạ tầng điện - nước - viễn thông, vận tải, địa ốc, thủy  sản,…  - Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần REE.doc
i mô hình “Holding Company”, REE có định hướng đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, cụ thể danh mục đầu tư của REE bao gồm: ngân hàng, hạ tầng điện - nước - viễn thông, vận tải, địa ốc, thủy sản,… (Trang 13)
hình 17,872,226 19,819,388 -1,947,162 -9.82% 0.53% 0.76% - Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần REE.doc
hình 17 872,226 19,819,388 -1,947,162 -9.82% 0.53% 0.76% (Trang 14)
hình 14,357,143 11,886,137 2,471,006 20.79% 0.42% 0.46% - Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần REE.doc
hình 14 357,143 11,886,137 2,471,006 20.79% 0.42% 0.46% (Trang 15)
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN R.E.E - Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần REE.doc
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN R.E.E (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w