TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO ĐỐI TƯỢNG 05 TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, các hoạt động hỗ trợ đã phần nào giúp các đối
Trang 1TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO ĐỐI TƯỢNG 05 TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, các hoạt động hỗ trợ đã
phần nào giúp các đối tượng 05 (gái mại dâm) ổn định cuộc sống, phục hồi nhân cách; tuy nhiên, công tác tái hòa nhập cộng đồng sau khi các đối tượng này trở về địa phương chưa đạt hiệu quả bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan
Do tính cấp bách của vấn đề này, các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn
thể ở các địa phương cũng cần tích cực tham gia một cách đồng đều vào quá trình tái hòa nhập cộng đồng đối với đối tượng 05 để góp phần giúp các đối tượng này hoàn lương, nhằm thực hiện chương trình phòng chống, đẩy lùi tệ nạn mại dâm
Giải quyết tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với đối tượng 05 ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, một mặt tạo điều kiện giúp các đối tượng này nhanh chóng hoàn lương, ổn định cuộc sống lâu dài; mặt khác góp phần
hạn chế sự tái phạm trở lại, vì vậy nó cũng góp phần kìm hãm sự gia tăng của tệ
nạn mại dâm trong thời gian tới Bản thân các đối tượng 05 khi trở về với tư cách
là thành viên của cộng đồng, họ được khôi phục các quyền và nghĩa vụ công dân,
họ rất cần sự giúp đỡ của gia đình, người thân và xã hội cho họ có cơ hội làm lại
cuộc đời
1 Công tác tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng 05 tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Cuộc sống của đối tượng 05 ở Trung tâm Bảo trợ xã hội (TTBTXH) tỉnh
Thừa Thiên Huế được đáp ứng tương đối đầy đủ những nhu cầu cơ bản về vật
chất Họ được sống những ngày tháng bình yên không phải mang nỗi lo cơm áo
gạo tiền, không phải sống trong sự thấp thỏm lo âu bị bắt giữ, không phải trốn tránh người khác Họ được chữa bệnh, được học nghề, được chia sẻ hoàn cảnh của mình với các đối tượng cùng chung cảnh ngộ tất cả những điều đó là nền tảng quan trọng để đối tượng 05 chuẩn bị cho một cuộc sống tốt đẹp và hữu ích hơn sau này Tuy nhiên, do nguồn tài chính hạn hẹp, cũng như năng lực thực tế của trung tâm còn nhiều hạn chế, nên việc định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề cho đối
Trang 2tượng 05 ở trung tâm chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi Những nghề nghiệp dành cho đối tượng 05 còn ít và tương đối đơn điệu, mang tính hình thức nhiều và chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt, chưa chú trọng đến giải pháp lâu dài và mang tính bền vững Vì vậy, các đối tượng 05 khi rời khỏi trung tâm thì không thể sống với cái nghề được học tại đây
Vượt lên khó khăn hiện tại của trung tâm, cán bộ, giáo viên tại trung tâm đã
có nhiều cố gắng trong việc giáo dục, cải tạo đối tượng, công tác dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất cũng đạt được những kết quả nhất định Song tỷ lệ tái hòa nhập
cộng đồng của đối tượng sau cải tạo còn thấp và nguy cơ tái phạm rất cao Từ năm
2008 đến nay, trung tâm mới tái hòa nhập cộng đồng thành công cho 3 đối tượng,
7 đối tượng trốn thoát ra ngoài Số đối tượng trốn thoát ra ngoài cao gấp 2,3 lần số đối tượng tái hòa nhập thành công, điều đó cho thấy chính bản thân các đối tượng
cũng không muốn được trở về cuộc sống hoàn lương
Hiện tại trung tâm đang quản lý 15 đối tượng, trong đó chỉ có 2 đối tượng vào trung tâm lần đầu tiên, 04 đối tượng vào lần thứ hai, 09 đối tượng vào lần thứ
ba trở lên (trong đó có 01 đối tượng vào trung tâm lần thứ chín) Thực trạng các đối tượng cứ vào, ra, lại vào trung tâm cho thấy công tác tái hòa nhập chưa thực sự
hiệu quả Tình hình này phản ánh thực tế là các đối tượng hầu như chưa có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành vi, chưa có một mô hình trợ giúp đối tượng tái hòa nhập hiệu quả và bền vững Điều này đặt ra cho xã hội những thách
thức to lớn trong việc phòng chống mại dâm nói chung và khắc phục hậu quả của
tệ nạn này nói riêng
Một điều đặc biệt là những đối tượng vào đây đều là lần thứ hai trở lên, số đối tượng vào lần đầu rất ít nên công tác tư vấn, giáo dục chuẩn bị tái hòa nhập
cộng đồng dường như không có hiệu quả
Chị hành nghề từ năm 21 tuổi, sau đó một năm bị đưa vào trung tâm Ra khỏi trung tâm, chị lại tiếp tục làm công việc đó đến năm 28 tuổi bị bắt lại Lúc này chị vẫn chưa có gia đình riêng, người nhà không hề biết chị làm nghề này Chị vào trung tâm lần này là lần thứ ba, ba lần vào đây cách nhau tương đối lâu
Trang 3(khoảng 6-7 năm) Hiện nay chồng chị có biết chị làm nghề này và đang phải giáo dưỡng ở đây, thỉnh thoảng anh ấy cũng có lên thăm Lúc đầu khi biết tin chị làm nghề này, chồng chị phản ứng rất gay gắt, đòi bỏ nhau; nhưng chị giải thích là do chị thấy anh ốm đau, bệnh tật không làm gì được nên mới tiếp tục dấn thân vào con đường này để kiếm tiền nuôi con và chữa trị cho chồng, rồi chồng chị cũng thông cảm Biết là cái nghề bị mọi người lên án nhưng chị không thể làm gì để có tiền lo cho gia đình
PV sâu Trần Thị H, 40 tuổi
Đối với những đối tượng bị đưa vào trung tâm lần thứ hai, tâm lý và tư tưởng của họ dường như không còn muốn cố gắng để tái hòa nhập nữa, bởi vì lý
do này hay lý do khác, họ đã không thể trở về với cuộc sống bình thường như
những người khác Có người thì do thói quen ăn chơi, lười lao động, có người bị gia đình, cộng đồng cô lập, phê phán Tâm lý chung của họ là xác định vào trung tâm giáo dưỡng theo thời gian quy định rồi lại tiếp tục con đường cũ vì thực sự họ không còn con đường nào để lựa chọn
Bây giờ chúng tôi muốn ra ngoài để kiếm sống như những người khác, nhưng nợ nần cũ không biết lấy đâu mà trả Cuộc sống bản thân không lo nổi, thì làm sao mà trả nợ được Nếu ai trả nợ giúp chúng tôi, hoặc cho chúng tôi vay vốn
để trả nợ may ra chúng tôi mới yên tâm làm ăn, chứ không chỉ biết quay về làm nghề cũ mới hy vọng trả nợ được thôi Khổ một nỗi chúng tôi không có giấy tờ tùy thân, nên chẳng ai cho vay vốn cả
Chị Tr - Thảo luận nhóm
Đối tượng 05 tại TTBTXH tỉnh Thừa Thiên Huế vốn có xuất thân từ nhiều địa phương khác nhau, từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; tuy nhiên đa
phần vẫn là người địa phương Vì vậy, những vấn đề cần giải quyết cho việc tái hòa nhập cộng đồng của các đối tượng này xuất phát không chỉ từ bản thân họ, mà còn từ gia đình, địa phương nơi họ cư trú Hầu hết họ không có giấy tờ tùy thân, không gia đình, không nhà cửa, không người thân; vì vậy, bước chân ra khỏi trung
Trang 4tâm là một xã hội đầy phức tạp và khó khăn, nhưng họ không có bất cứ nguồn lực nào để ứng phó
Đối với những đối tượng 05 hết thời gian giáo dục tại trung tâm theo quyết định của hội đồng tư vấn các huyện và thành phố Huế, nếu trong thời gian chấp hành quyết định không vi phạm nội quy, kỷ luật, Giám đốc trung tâm cấp giấy
chứng nhận cho đối tượng tái hòa nhập cộng đồng, trở về địa phương nơi cư trú theo Nghị định 135/CP của chính phủ Mỗi đối tượng 05 sau thời gian cải tạo được trung tâm hỗ trợ tiền tàu xe để về quê Như vậy, khó khăn đầu tiên họ phải đối
diện là không biết lấy gì để lo bữa ăn tiếp theo, lo chỗ ngủ ngày hôm đó nếu họ không có gia đình
Trung tâm chỉ cho chúng tôi đủ tiền xe về quê, không có tiền để uống nước dọc đường nữa, cho nên trả tiền xe xong là chúng tôi thực sự trắng tay Bữa cơm trưa, cơm tối, rồi chỗ ngủ không biết lo làm sao Những người có gia đình còn có người lo cho, chứ không nhà không cửa, không người thân quen như chúng tôi thì biết dựa vào đâu
Chị Tr – Thảo luận nhóm
Thậm chí đối với những đối tượng có gia đình, nhưng người nhà không
chấp nhận họ trở về, họ cũng không biết sống ra sao những ngày tiếp theo Bước chân ra khỏi trung tâm sau một thời gian cải tạo, các đối tượng này chỉ có hai bàn tay trắng, họ sẽ không biết phải bắt đầu cuộc sống tiếp theo ở bên ngoài như thế nào
Em vào trung tâm lần đầu tiên, nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khổ cực,
mẹ mất sớm, không ai lo cho em nên đành chấp nhận như thế này Bây giờ em mong muốn cải tạo tốt để ra khỏi trung tâm, nhưng thực sự em cũng không biết sẽ làm gì để sống khi ra khỏi đây
PV sâu Nguyễn Thị M, 21 tuổi
Từ thực tế hoạt động của trung tâm trong thời gian qua cho thấy, công tác tái hòa nhập cho đối tượng 05 chưa được quan tâm, chú trọng thực sự Mặc dù
Trang 5khâu tiếp nhận cho đến việc phân loại và quản lý đối tượng được tiến hành một cách khoa học, hợp lý, giúp cho quá trình giáo dục, đào tạo và phục hồi nhân phẩm cho đối tượng diễn ra dễ dàng và thuận lợi; các vấn đề về cải thiện và nâng cao đời
sống cho đối tượng được lưu tâm, đảm bảo các điều kiện vệ sinh, sinh hoạt và an toàn thực phẩm phòng chống cháy nổ, tai nạn bất ngờ, tai nạn lao động Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp dạy nghề cho đối tượng và trang bị kiến thức văn hóa
để chuẩn bị cho công tác tái hòa nhập cộng đồng còn nhiều hạn chế
Công tác khám chữa bệnh cho đối tượng đã được trung tâm triển khai song quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, công tác tư vấn và trị liệu tâm lý cho đối tượng chưa được chú trọng, do đó hiệu quả chữa trị chưa cao Nhiều đối tượng trải qua quá trình điều trị đến thời điểm được trở về gia đình vẫn chưa khỏi bệnh Tâm
lý mặc cảm tự ti lại được nhân lên nhiều lần khi đối tượng phải sống chung với các
bệnh tật đó Điều này rất dễ dẫn đến thái độ buông xuôi và lối sống bất cần Đây là
một nguy cơ tiềm ẩn việc lây lan nhanh bệnh tật ra ngoài cộng đồng
Công tác dạy nghề có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao, đối tượng học xong sau khi tái hòa nhập cộng đồng cơ bản không có điều kiện nâng cao tay nghề,
những nghề được sử dụng nhiều chỉ là những nghề cần lao động phổ thông, đơn
giản Về cơ bản, các nghề được đào tạo ở trung tâm còn đơn điệu, thu nhập quá ít
ỏi nên thường không có tương lai Những nghề họ ưa thích và mong muốn được
học thì vượt khỏi khả năng của trung tâm Nghề nghiệp họ được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, vì vậy, rất khó khăn để họ có thể tự
kiếm sống bằng nghề được đào tạo tại trung tâm Đó là chưa kể chất lượng đào tạo
và chất lượng tay nghề của các đối tượng này dường như quá thấp Học một nghề trong quảng thời gian ngắn ngủi, với điều kiện phương tiện và cơ sở vật chất hỗ
trợ còn thiếu thốn thì khó có thể đảm bảo tay nghề của họ có thể đáp ứng được nhu
cầu của các nhà tuyển dụng, các cơ sở kinh doanh, sản xuất
Rõ ràng, áp lực về công ăn việc làm khi tái hòa nhập cộng đồng là quan
trọng nhất đối với các đối tượng 05 ở trung tâm Dường như họ đều cảm thấy sự
bế tắc và có thể dự báo được một tương lai mờ mịt đang chờ đợi họ khi rời trung
Trang 6tâm, vì rốt cuộc họ không có nhiều điểm tựa để có thể tự lo cho cuộc sống của mình bằng một công việc chân chính Những câu hỏi như chị dự định đi đâu, làm
gì để ổn định cuộc sống thường nhận được những cái lắc đầu hoặc câu trả lời
“chưa biết” hoặc “chưa tính đến” Một vài đối tượng lựa chọn con đường về quê, buôn bán, hay đi làm thuê cũng không tránh khỏi tâm trạng băn khoăn, lo lắng cho
những khó khăn họ có thể phải đối mặt Rõ ràng việc định hướng nghề nghiệp, trang bị kỹ năng nghề nghiệp để các đối tượng sẵn sàng với cuộc sống mới sau khi
rời khỏi trung tâm là một vấn đề không đơn giản Mặc dù các đối tượng này đều được đào tạo nghề nhưng những nghề đó hoặc là có thu nhập quá thấp, hoặc là không phù hợp với thị trường lao động, hoặc là đào tạo chưa tới độ chín hoặc đòi
hỏi nguồn vốn đầu tư lớn đều rất khó đạt được kết quả như sự kỳ vọng của ban
quản lý trung tâm và cả các đối tượng
Công tác tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ đối tượng trong thời gian các đối tượng 05 sống trong trung tâm cũng như khi họ trở về địa phương còn nhiều hạn
chế Mối liên hệ giữa trung tâm và những tổ chức, đoàn thể xã hội, các cơ sở sản
xuất, các hợp tác xã để tìm kiếm sự hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho đối tượng khi hòa nhập còn hạn chế Trung tâm chưa tạo được mối liên kết giữa đối tượng với gia đình, địa phương và cộng đồng xã hội, vì vậy, công tác tái hòa nhập cộng đồng
chỉ mang tính hình thức, chưa có một giải pháp hiệu quả, bền vững và thiết thực cho đối tượng sau quá trình cải tạo nên tỷ lệ tái hòa nhập thấp trong khi tỷ lệ tái
phạm lại rất cao
2 Những khó khăn trong công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với đối tượng 05
Trên thực tế, nhiều đối tượng 05 sau thời gian cải tạo ở trung tâm không
muốn trở về cuộc sống đời thường, mà chỉ muốn tiếp tục hành nghề cũ bởi vì họ
thực sự phải đương đầu với rất nhiều khó khăn
Những khó khăn xuất phát từ chính bản thân các đối tượng 05 không hề
nhỏ Một mặt, các đối tượng này có nhận thức về đặc điểm nhân thân, đặc điểm tâm lý của người vừa cải tạo về là thái độ tự ty, mặc cảm, e dè ngại tiếp xúc với
Trang 7cộng đồng Mặt khác, do trình độ học vấn thấp, trình độ nhận thức hạn chế nên
bản thân các đối tượng này chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về việc tái hòa
nhập với cộng đồng đang sinh sống, đồng nghĩa với điều đó là họ không chấp nhận
những chuẩn mực chung, những giá trị đạo đức của xã hội, có thái độ bất cần và xem thường những chuẩn mực đó
Ra khỏi trung tâm, tưởng chừng họ được trở về với cuộc sống tự do rộng
mở là điều hạnh phúc, nhưng thực sự hạnh phúc ấy nhanh chóng bị lấn át bởi biết bao nhiêu áp lực, mà áp lực trước tiên là phải làm sao để tồn tại được Thời gian
sống tại trung tâm, các đối tượng 05 dường như cắt đứt mọi mối liên lạc với thế
giới bên ngoài Một vài đối tượng có gia đình, thỉnh thoảng người nhà lên thăm, tuy nhiên, lúc họ trở về đâu dễ để được đón nhận Quá khứ hành nghề mại dâm
của các đối tượng này khiến cho danh dự gia đình bị hoen ố, vì vậy, rất khó để họ
có được sự cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ Những người không có gia đình mọi chuyện còn bế tắc hơn, vì họ không biết đi đâu về đâu Trong số 15 đối tượng tại trung tâm, có tới 9 đối tượng sống độc thân, không có nhà và cũng không có người quen Họ không biết đi đâu về đâu với hai bàn tay trắng Ngoài tiền tàu xe, họ không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ phía trung tâm cũng như chính quyền địa phương
Mặt khác, thời gian sống trong trung tâm, công việc chủ yếu của các đối tượng này là thêu nón, vì vậy, nghề duy nhất họ có thể làm tốt là thêu nón Tuy nhiên, các đối tượng 05 rất khó để tiếp tục công việc này khi trở về cộng đồng,
một mặt vì thu nhập quá thấp, mặt khác số lượng đối tượng quá ít nên không thể thành lập cơ sở thêu, tìm việc tại những cơ sở tư nhân thì họ không được chấp
nhận Hầu hết các đối tượng 05 đều cho rằng nghề thêu nón thực sự không phải là nghề họ muốn được học và muốn tiếp tục sau này, bởi vì đa phần họ đều đã quá
lớn tuổi, sự khéo léo của đôi tay và độ sáng của đôi mắt không còn để thực hiện tốt công việc, chỉ vì trong trung tâm không còn đào tạo nghề nào khác nên họ bất đắc
dĩ phải thực hiện công việc này theo yêu cầu của trung tâm Những công việc thuộc nhóm lao động phổ thông họ có thể làm thì làm không quen, thu nhập lại
Trang 8quá ít nên dường như không có động lực để họ phấn đấu Như vậy, vấn đề khó tìm
việc, hoặc tìm được việc làm nhưng thu nhập thấp đã khiến không ít đối tượng nghĩ về con đường mưu sinh cũ, vừa không vất vả, lại có thu nhập cao Trong điều
kiện cuộc sống gặp nhiều bế tắc, nếu không đủ bản lĩnh và nghị lực, thì không gì
có thể giúp các đối tượng đoạn tuyệt với nghề cũ được
Bên cạnh vấn đề việc làm, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, hành động của các đối tượng 05 khi họ về với cộng đồng Nếu như việc làm là nhu cầu cần thiết và cấp bách để duy trì cuộc sống ổn định sau cải tạo thì khát vọng được chấp nhận và tôn trọng cũng rất có ý nghĩa đối với các đối tượng
05 khi họ tái hòa nhập cộng đồng Hầu hết các đối tượng 05 tại TTBTXH tỉnh
Thừa Thiên Huế đều có sự lo lắng về việc họ sẽ được đón nhận như thế nào từ phía gia đình, người thân và cộng đồng Có tới 4 trong tổng số 15 đối tượng giấu kín về nghề nghiệp và tình trạng hiện tại của họ; 5 đối tượng có chồng biết, còn lại dường như các đối tượng phải đối diện với sự phản ứng gay gắt của cộng đồng
Việc gia đình, cộng đồng không chấp nhận quá khứ của họ, không chấp nhận sự
trở về của họ là trở ngại rất lớn để họ có thể làm lại cuộc đời Bởi vì, những sự
khắc nghiệt trong giao tiếp, trong quan hệ, trong cuộc sống sẽ rất khó để họ có thể xóa bỏ mặc cảm của mình Không được chấp nhận, không được tôn trọng, không được trực thuộc vào một cộng đồng như một thành viên trong đó rất dễ khiến các đối tượng có tâm lý chán nản, từ sự chán nản đến việc buông xuôi là khoảng cách không lớn
Khi đã sa chân vào con đường “bán phấn, buôn hương”, tất cả họ đều nhận được sự khinh bỉ, miệt thị của người đời, kể cả những người thân yêu nhất của họ
Sự lên án của xã hội với những người đã lựa chọn nghề nghiệp đi ngược lại với giá
trị chung của xã hội là điều rất dễ hiểu Xã hội truyền thống Việt Nam không thể
chấp nhận những hành vi hoang dâm, trái với luân thường đạo lý và đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc Những cái tên đầy cay nghiệt như “con đĩ”, “gái điếm”, “gái bán hoa” chính là sự bày tỏ rõ ràng nhất thái độ khinh thường của xã
hội dành cho họ Điều này lại càng khắc nghiệt và nặng nề trong bối cảnh con
Trang 9người và môi trường ở Huế - mảnh đất cố đô với sự tồn tại hàng trăm năm của chế
độ phong kiến, tư tưởng nho giáo ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây cho nên để thay đổi cách nhìn của họ đối với đối tượng đã từng hành nghề mại dâm không phải là việc dễ dàng
Những đặc điểm trên đã phản ánh khó khăn rõ ràng nhất và cũng rất khó vượt qua khi đối tượng 05 tái hòa nhập cộng đồng Những khó khăn về vật chất họ
có thể cố gắng và nỗ lực để vượt qua, nhưng những khó khăn đến từ thái độ của gia đình, cộng đồng, xã hội là những khó khăn vô hình và cũng vô cùng khó để vượt qua Trong khi đó, bản chất con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu xa và đau nhất của con người, cho dù quá
khứ, cho dù con đường họ đã đi vướng bận nhiều lỗi lầm Vì vậy, sự xa lánh, ghẻ
lạnh của người thân, cộng đồng, xã hội là một trong những yếu tố cản trở nhiều
nhất đến quá trình tái hòa nhập cộng đồng của đối tượng
Một số đối tượng 05 tại TTBTXH tỉnh Thừa Thiên Huế có người thân, còn
phần lớn là vô gia cư Những người có gia đình chưa hẳn đã bớt khó khăn hơn
những người khác khi họ tái hóa nhập cộng đồng Bởi vì, về cơ bản không gia đình nào muốn có con em mình làm nghề nghiệp bất chính, vì vậy, rất khó để họ cảm thông, chia sẻ Mặt khác, hầu hết các gia đình này đều trong hoàn cảnh nghèo khó,
khổ cực, nếu họ có muốn giúp đỡ các đối tượng này cũng không biết trông cậy vào đâu
Có một sự thật là có những gia đình, chính bản thân người chồng ép vợ mình đi làm nghề bán dâm để lo gánh nặng cơm áo của gia đình, hoặc để thỏa mãn
sự ăn chơi của họ; vì vậy, dẫu các đối tượng 05 có được trở về, không sớm thì
muộn họ cũng quay lại con đường cũ
Sự hạn chế về trình độ học vấn, trình độ nhận thức đã khiến cho các thành viên trong gia đình chưa hiểu hết được bản chất cũng như hậu quả của tệ nạn mại dâm và ý nghĩa của việc cùng san sẻ, giúp đỡ con em họ hoàn lương, vì vậy, dường như chỉ mình bản thân đối tượng 05 phải tự đương đầu và giải quyết những khó khăn của họ
Trang 10Nhận thức của người dân trong cộng đồng về tệ nạn mại dâm và ý nghĩa
của việc tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng 05 còn hạn chế Cộng đồng chỉ biêt lên án, phê phán, trách móc những lỗi lầm của các đối tượng này mà chưa hề có sự
cảm thông và bao dung để họ có cơ hội làm lại cuộc đời Có trường hợp đối tượng
05 về với cộng đồng, được cấp vốn, được phân cho một lô buôn bán tại chợ Đông
Ba, nhưng đối tượng này không thể buôn bán bởi sự cạnh tranh từ những người xung quanh Sự cạnh tranh ở đây không chỉ cạnh tranh về giả cả, về chất lượng hàng hóa mà còn là sự dèm pha để khách hàng không mua hàng của các đối tượng này Công việc làm ăn không thuận lợi khiến các đối tượng khó khăn hơn để lo cho cuộc sống bản thân và gia đình Vì thế, sự không thông cảm, thái độ phân biệt đối xử của cộng đồng cũng khiến các đối tượng 05 khi tái hòa nhập cộng đồng
phải đương đầu với những thách thức không nhỏ
Dường như cộng đồng vẫn chưa có sự tin tưởng để có thể tạo cơ hội để các đối tượng này được tham gia vào các đoàn thể, không được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế, và các dịch vụ xã hội khác
3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tái hòa nhập cồng đồng cho đối tượng 05 tại TTBTXH tỉnh Thừa Thiên Huế
- Để công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung, công tác tái hòa nhập
cộng đồng nói riêng đạt kết quả tốt, trước hết cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo cả
Tỉnh ủy, của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và sự đồng thuận của quần chúng nhân Phát huy tốt vai trò tham mưu nhạy bén, kịp thời của cơ quan thường trực chuyên trách
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho đối tượng 05 để họ thay đổi suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, thoát
khỏi sự hấp dẫn của việc kiếm tiền dễ dàng bằng hành vi đồi trụy để biết trân trọng
và quý giá hơn giá trị của đồng tiền chân chính Mặt khác, trang bị cho họ những
kỹ năng sống để đối phó với những phản ứng không tích cực từ phía xã hội (phản ứng không tích cực ấy bao gồm cả sự rủ rê, lối kéo thực hiện hành vi đi ngược giá