1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm qua.

31 2,8K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 630,89 KB

Nội dung

Đề tài: Đánh giá tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm qua. Các giải pháp kiểm soát lạm phát mà Chính Phủ Việt Nam đã và đang thực hiện.A.CƠ SỞ LÝ THUYẾT.1.Khái niệm và các mức độ lạm phát.1.1.Khái niệm:1.2.Các mức độ lạm phát2.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát:3.Đo lường lạm phát:4.Ảnh hưởng của lạm phát đối với nên kinh tế xã hội:5.Các biện pháp kiểm soát lạm phát:B LIÊN HỆ THỰC TẾ.ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA. CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN.B1: Thực trạng1.Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 đến nay 1.1.Giai đoạn 2010 20131.2.Giai đoạn 6 tháng đầu năm 20142.Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 620142.1.Nguyên nhân khách quan2.2.Nguyên nhân chủ quan2.2.1.Chi tiêu công và sự độc lập của NHNN2.2.2.Khả năng điều hành nền kinh tế2.3.Nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài thế giới đến tình hình kinh tế Việt Nam.3.Giải pháp đề nghịB2: Các giải pháp kiểm soát lạm phát mà chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện.1.Giải pháp chính phủ thực hiện1.1.Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: 1.2.Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công.1.3.Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa.1.4.Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu.1.5.Triệt để thực hành sản xuất và tiêu dùng.1.6.Tăng cường công tác thị trường chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận thương mại kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá.1.7.Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định về đời sống về đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.Chính phủ quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho các đối tượng cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị xã hội.1.8.Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền.2.Giải pháp ngân hàng nhà nước thực hiệnB3: Dự báo tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm tới.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang là một nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được

những thành tựu khá nổi bật như tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, giảm tỷ lệ

đói nghèo trong dân cư xuống mức thấp, đời sống của người dân đạt được nhiều

cải thiện so với cách đây hơn 20 năm Tuy nhiên thực tế cho thấy nền kinh tế

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng lạm phát cao, tình

trạng thâm hụt thương mại và nợ chính phủ cũng như nợ quốc gia tăng cao Đặc

biệt khó khăn lớn hiện nay đối với nền kinh tế Việt Nam chính là tình trạng lạm

phát cao đã bắt đầu có xu hướng quay trở lại mức hai con số sau một thời gian

dài ngừng ở mức một con số Một số dự báo thống kê gần đây của ngân hàng

phát triển châu Á ADB, hay ngân hàng thế giới WB đều dự báo rằng con số lạm

phát của Việt Nam sẽ vượt mức 11%, cụ thể là sẽ vào khoảng từ 12% cho đến

13% Tuy nhiên con số lạm phát thực tế còn có thể cao hơn

Tình trạng lạm phát đã có những tác động rất lớn không chỉ đến đời sống

của người dân mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế

Cụ thể lạm phát cao làm cho suy giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt

Nam rõ rệt, điều này có thể so sánh với nước láng giềng Trung Quốc, mặc dù tốc

độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc nhưng tỷ lệ lạm phát

của Việt Nam lại cao hơn so với Trung Quốc khiến cho thu nhập bình quân thực

tế của người Trung Quốc cao hơn nhiều so với Việt Nam, cụ thể ở đây là gấp 5

lần (nếu tính theo sức mua tương đương PPP) Không những vậy tình trạng lạm

phát cao còn đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình hình sản xuất khó khăn do

giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và sự sụt giảm từ doanh thu thực tế do

tình hình lạm phát Bên cạnh đó lạm phát cao còn làm gia tăng khoảng cách giàu

nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội

Để làm rõ về những vấn đề trên, nhóm 2 chúng tôi đã tập trung nghiên

cứu đề tài: “Đánh giá tình hình lạm phát của Việt Nam trong những năm qua

.Các giải pháp kiểm soát lạm phát mà Chính Phủ Việt Nam đã và đang thực

hiện” Bài làm chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót và có thể một số thông tin còn

có sai sót nên rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy giáo và các bạn đề bài

thảo luận của chúng tôi được hoàn thiện hơn

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn!

Mục lục

Trang 4

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1. Khái niệm và các mức độ lạm phát.

1.1. Khái niệm:

• Theo quan điểm đồng nhất giữa lạm phát và sự tăng giá – gọi là lạm phát

giá cả: lạm phát là sự tăng giá chung của hàng hóa

• Theo quan điểm lạm phát và lưu thông: lạm phát là kết quả của việc tăng

khối lượng tiền trong lưu thông với một tỷ lệ cao, ngược lại lạm phát cao

kéo theo một sự tăng trưởng tiền tệ cao

• Theo lạm phát nhu cầu ( lạm phát do cầu quá mức ) – gọi là lạm phát cầu

kéo: lạm phát này cảy ra khi các hiện tượng của nên kinh tế làm tăng tổng

cầu tiền, dẫn đến tăng tổng cầu cung, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế

không tương xúng đã dẫn điến lạm phát

• Lạm phát chi phí: là lạm phát do chi phí tăng trong khi khối lượng sản

xuất khống tăng hoặc tăng ít- gọi là lạm phát chi phí đẩy

 Tóm lại, có thể hiểu lạm phát là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông

quá lớn, vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho sức

mua của đồng tiền giảm sút không phù hợp với giá trị danh nghĩa mà nó

biểu hiện

1.2. Các mức độ lạm phát:

• Lạm phát vừa phải ( dưới 10%) còn gọi là lạm phát một con số: giá cả

hàng hóa tăng nhẹ -> giá trị tiền tệ tương đối ổn định ->tạo điều kiệ thuận

lợi cho các chủ thể và nên kinh tế phát triển.Tác hại không đáng kể, thậm

chí còn có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

• Lạm phát phi mã ( tối đa là 200%) là lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa

tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số

• Siêu lạm phát( trên 200%): phá hủy toàn bộ nền kinh tế và luôn đi kèm

với hiện tượng suy thoái nền kinh tế nghiệm trọng

2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát:

 Nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước: Thay đổi về chính

sách tài chính – tiền tệ như: thu chi NSNN, chính sách tiền tệ, chính sách

giá cả, chính sách tỷ giá,…làm cho lượng tiền trong nên kinh tế biến động

hay làm cho giá ngoại tệ tăng lên

 Nhóm nguyên nhần liên quan đến các chủ thể kinh doanh: Nếu quá trình

điều hành kinh doanh kém thì cơ sở kinh doanh có thể làm tăng yếu tố đâu

vào (đặc biệt là giá của các nguyên vât liệu cơ bản của nên sản xuất tăng)

sẽ làm cho giá thành sản phẩm và giá bán tăng lên gây ra hiệu hứng tăng

Trang 5

giá dây chuyền trên diện rộng Lúc này nên kinh tế rơi vào tình trạng lạm

phát

 Nhóm nguyên nhân lien quan đến điều kiện tự nhiên: Các rủi ro như hạn

hán, lũ lụt, động đất… làm ảnh hưởng to lớn đến kinh tế - xã hội Khi đó

để khắc phục, nhà nước cần chi một lượng tiền không nhỏ vào lưu thông

Bên cạnh đó là tình trạng kân hiếm hàng hóa cục bộ và đồng thơi cũng là

một hiện tượng tất yếu của thiên tai gây ra lạm phát

 Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác có thể gây ra lạm phát như: chiến

tranh, bất ổn chính trị, khủng hoảng,…

3. Đo lường lạm phát:

 Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu

hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ

hàng hóa cấu thành tổng sản phẩm quốc dân Nó chính là GDP danh

nghĩa/ GDP thực tế

 Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến độn giá cả của một giỏ hàng hóa

hay dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội

IP = ∑ip.dTrong đó:

• Ip – chỉ số giá cả của giỏ hàng

• ip – chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhómhàng trong giỏ

• d– tỉ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhómhàng trong giỏ (với ∑d =1) Nó phản ánh cơcấu tiêu dùng của xã hội

 Tỷ lệ lạm phát: là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ Quy

mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát

Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:

gp = ( (IP/IP-1) -1) 100Trong đó:

• gp – Tỷ lệ lạm phát (%)

• IP – Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu

• IP-1 - Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó

Trang 6

4. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nên kinh tế - xã hội:

 Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải: thì nó sẽ kích thích nên kinh tế phát

triển Thậm chí còn là chính sachd tăng cường kinh tế của nhà nước

 Nếu lạm phát ở mức độ cao và quá cao: có ảnh hưởng xấu đến nên kinh

tế:

• Đối với lĩnh vực sản xuất: lạm phát làm cho giá cả, nguyên vật liệu, hàng

hóa tăng lên dẫn đến lợi nhuận giảm sút Quy mô sản xuất ngày càng thu

hẹp, tình trạng phát triển không đồng đều, mất cân đối giữa cung và cầu

• Đối với lưu thông hàng hóa: Lạm phát làm rối loạn lưu thông, kích thích

tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa tạo nên nhu cầu giả tạo, giá cả hàng hóa

ngày càng leo thang tức là lạm phát ngày càng mạnh

• Đối với lĩnh vực tiền tệ: lạm phát làm phá vỡ chức năng của tiền tệ, làm

cho sức mua của đồng tiền giảm sút Dẫn đến dân chúng từ cho dân chúng

từ chối gửi nộ tệ vào ngân hàng thương mại Khi lạm phát quá cao, dân

chúng có xu hướng là rút tiền tiết kiệm chuyển sang hàng hóa Điều này

làm cho các tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm ảnh

hưởng lớn đến vai trò điều hoad và lưu thông tiền tệ

• Đối với lĩnh vực tài chính nhà nước: Lạm phát làm cho khoản thu NSNN

bi giảm sút trong khi chi tiêu của Chính phủ ngày càng gia tăng dẫn đến

tình trạng bội chi ngân sách ngày càng tăng

• Đối với tiêu dùng và đời sống con người lao động: lạm phát làm cho tiêu

dùng thực tế giảm, đời sống dân cư trở nên khó khăn, do tiền lương danh

nghĩa không đủ bù đắp cho tiêu dùng cần thiết, đông thời tình trạng thất

nghiệp ngày càng tăng

 Tóm lại, ảnh hưởng của lạm pháp là rất nặng nề và nghiêm trọng đối với

tính hình kinh tế - xã hội của đất nước

5. Các biện pháp kiểm soát lạm phát:

5.1. Giải pháp tình thế:

 Biện pháp về tiền tệ - tín dụng: mục đích là giảm bớt lượng tiền trong lưu

thông và kiểm soát được quá trình lưu thông tiền tệ Vì thế, NHTW và các

ngân hàng thương ại cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

 Thắt chặt cung ứng tiền, thực thiện chính sách đóng băng tiền tệ

 Quản lý và hạn chế tối đa khả năng “ tạo tiền” của NHTM bằng cách tăng

tỉ lệ dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng,…

 Năng cao lãi suất tín dụng

Trang 7

 Các NHTM phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong

dân chúng

5.2. Biện pháp điều hành về ngân sách: mục đích là làm giảm bớt tình

trạng mất cân đối trong thu chi NS tiến tới cân bằng ngân sách:

 Cắt giảm chi NS bằng cách cách cắt giảm các khoản chi không tác động

một cách trực tiếp đến sự phát triển có hiệu quả của nên kinh tế: Chi cho

bộ máy quản lý hành chính, chi phúc lợi xã hộ,…

 Tăng cường và nâng cao hiệu quả thu NSNN: bằng cách cải cách chính

sách thuế theo hướng mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu

 Thực hiện chính sách thu bù đắp thiếu hụt ngân sách: vay trong, vay

ngoài, kêu gọi viện trợ,…

5.3. Các biện pháp khác

 Kiểm soát giá cả và có biện pháp điều tiết giá cả thi trường đối với các

mặt hàng thiết yếu của sản xuất và đời sống như: trợ giá,quy định mức giá

trần,…

 Khuyến khích tự do mậu dịch nới lỏng thuế quan nhằm tăng quỹ hàng hóa

tiêu dung, giảm bớt mất cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông

 Ổn định giá vàng và ngoại tệ

 Giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược:

 Xây dựng tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của nền kinh

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG

NHỮNG NĂM QUA CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT MÀ CHÍNH

PHỦ VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN.

B1: Thực trạng

1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010 đến nay

1.1. Giai đoạn 2010- 2013

Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75%: chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng

12/2010 của cả nước tăng 1,98%, qua đó thúc đẩy mức lạm phát năm của cả

Trang 8

nước 2010 lên 11,75% so với năm 2009 Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu

được Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%)

Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng thì lạm phát năm 2010

tăng 9,19% so với năm 2009

Diễn biến tốc độ tăng CPI 2010

http://gafin.vn/20110204021158316p0c33/nhat-ky-cpi-2010-nhung-ky-luc-khong-the-du-bao.htm

Ta có thể thấy lạm phát tăng cao trong các tháng đầ

u năm và cuối năm, mức tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng

thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5% 3 tháng đầu năm CPI tăng cao sau đó có liền 5

tháng tăng thấp về gần mức 0%, sau đó lại vượt lên 1% vào 4 tháng còn lại của

năm Các tháng từ tháng 9 đến tháng 11, mức tăng đều đạt tới mức kỷ lục của 15

năm trở lại đây

Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20% Tiếp đó

là hàng ăn (16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%) Các ngành giao thông,

Trang 9

hàng hóa và dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10% Bưu chính viễn

thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức gần 6% trong năm 2010 Chỉ số giá

vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63% Về CPI của các vùng miền , đáng

chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao hơn 1,87% của

khu vực thành thị

Bước sang năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có

xu hướng giảm Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng

trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và

năm 2010 Tháng 12 là tháng thứ năm liên tiếp trong năm nay có chỉ số giá tiêu

dùng tăng thấp hơn 1% Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ , các nhóm có chỉ

số giá tăng cao hơn mức tăng chung là may mặc,mũ nón, giày dép tăng 0,86%;

nhóm nhà hàng và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% ( lương thực tăng 1,4%; thực

phẩm tăng 0,49%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.68% các nhóm hàng hóa

và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung gồm: Nhà ở và vật liệu

xây dựng tăng 0,51%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%; văn hóa du lịch tăng

0.05% Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,09%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so vwois tháng 12/2010 tăng 18,13%

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm

2010

Trang 10

Biểu đồ so sánh lạm phát năm 2010 với 2011

Theo số liệu của tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng

0,27% so với tháng trước, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%

Trong năm 2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ

tăng dưới 0,5%

Cụ thể, theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI tăng không quá cao vào

2 tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1, và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng

coa nhất vào tháng 9 với mức tăng 2.20%, chủ yếu là do tác động của nhóm

thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm

dần trong những tháng cuối năm

Về nhóm hàng, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm nay có mức biến

động nhiều và mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước Nhóm

hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng

3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm

2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức

tăng chung (lương thực tăng 22,82%, thực phẩm tăng 29,34%, CPI bình quân

chung tăng 18,58%)

Trang 11

Riêng nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức

20,37%, cao hơn nhiều mức tăng 4,36% của năm 2011 Trong 2 năm qua, chỉ số

giá nhóm giáo dục vẫn duy trì ở mức tăng cao ( năm 2011 tăng 23,18%; năm

2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông vẫn duy trì mức

giảm (năm 2011 giảm 5,06%; năm 2012 giảm 1,11%)

Chỉ số giá vàng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với

tháng 12/2011 Chỉ số giá USD tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước;

giảm 0,96% so với tháng 12/2011

CPI cả nước từ 12/2011 – 12/2012

Trang 12

%2FhOUaiPIzyO22coD06QNl%2FImage%2F2013%2F02%2Fcpi-thang-2-

2579d.JPG&imgrefurl=http%3A%2F%2Fdantri.com.vn%2Fkinh-doanh%2Fgia-thuc-pham-keo-lam-phat-thang-2-tang-132-699679.htm

Nhìn lại năm 2012, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê cho biết, chỉ số

giá tiêu dùng tháng 12 (tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011) xấp xỉ mức tăng

6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và

mức tăng 18,13% của năm 2011, nhưng lại là năm giá có nhiều bất thường Cụ

thể chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (tăng 0,1% vào

tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2), nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức

tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo

dục Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm (chỉ

số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,85%, tháng 11 tăng 0,47%) Điều này thể hiện

tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012

của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình

ổn giá

Với mức tăng chỉ số tiêu dùng 6,04% so với cuối năm 2012, lạm phát trong

năm 2013 được ghi nhận là mức tăng thấp nhất trong suốt 10 năm qua

Trang 13

Báo cáo trước Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT)

Bùi Quang Vinh cho thấy, lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tăng thấp, góp

phần đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định “So với tháng 12.2012, chỉ số giá tiêu dùng

(CPI) tháng 12.2013 tăng 6,04%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua, đạt mục tiêu

đề ra là khoảng 8%, thấp hơn mức tăng giá cuối năm 2012 6,81%”, ông Vinh

nhấn mạnh

Về tốc độ tăng trưởng GDP, theo ông Vinh, qua thống kê đã có sự gia tăng

qua từng quý, dù tốc độ tăng GDP cả năm thấp hơn kế hoạch đề ra nhưng cao

hơn năm trước Cụ thể, GDP cả năm ước tăng 5,421%, thấp hơn kế hoạch đề ra

là 5,5% nhưng cao hơn năm 2012 (5,25%)

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/nam-2013-cpi-ca-nuoc-tang-604-201312230839597336ca33.chn

1.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Nhìn chung mặc dù lạm phát đã có dấu hiệu tăng tốc qua các tháng, song so

với mục tiêu chung của cả năm, CPI vẫn rất thấp, tháng 6 tăng 0,3% và nửa năm

Trang 14

mới chỉ 1,38%

 Diễn biến lạm phát theo tháng tính từ đầu năm 2014

Theo tổng cục Thống kê vừa công bố vào ngày 24/6 chỉ số giá tiêu dùng

(CPI) tháng 6/2014 của cả nước Theo đó, lạm phát tháng 6 cả nước đã tăng 0,3%

so với tháng trước và tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước

Như vậy, sau 6 tháng, lạm phát mới chỉ ở mức 1,38% - còn cách rất xa so

với mục tiêu lạm phát cả năm, ở mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây

Dù vậy, trong tháng này có tới 10 trong tổng số 11 nhóm hàng thuộc rổ tính

CPI tăng giá Tốc độ tăng CPI cũng đã cao hơn so với các tháng trước đây

Trong nhóm tăng giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống góp vào 0,28%

-đây là nhóm có quyền số cao nhất trong rổ tính CPI Chỉ số giá thực phẩm tăng

mạnh 0,54% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,15% trong khi chỉ số giá lương

thực vẫn giảm nhẹ 0,43% Trong mùa nắng nóng sắp tới, với tình hình dịch bệnh

diễn biến phức tạp, chỉ số giá thực phẩm tiếp tục sẽ là một rủi ro cho CPI các

tháng hè

Kế tiếp, nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt có mức tăng

mạnh thứ 2 ở mức tăng 0,61% so với tháng trước

Trang 15

Với việc giá gas bán lẻ tiếp tục tăng 5.000-6.000/ bình 12kg từ ngày 1/6 đã

khiến chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,61% so với tháng 5

Nhóm này bao gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng

Chỉ số giá thuốc và dịch vụ y tế có dấu hiệu rục rịch tăng mạnh trở lại khi

mức tăng so với tháng 5 đã là 0,74% (trong đó dịch vụ y tế tăng 0,87%)

Mang tính chất mùa vụ, chỉ số giá ở nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng

0,27%, trong khi chỉ số giá ở nhóm giáo dục lại gần như đứng yên với mức tăng

0,01% so với tháng trước

Nhóm giao thông tăng 0,18% Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2%; may

mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,22% Nhóm bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,13%

Không nằm trong rổ tính CPI, chỉ số giá vàng tháng 6 giảm 0,12% so với

tháng trước, trong khi chỉ số giá đô la Mỹ diễn biến ngược chiều, tăng 0,49%

2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010- 6/2014

2.1. Nguyên nhân khách quan

Năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011, lạm phát trong nước vẫn nối đà tăng

cao của các năm trước đó Không thể phù nhận, lạm phát tăng cao như vậy một

phần là do những nguyên nhân khách quan đến từ thị trường thế giới cũng như

trong nước:

+ Giá nhiều loại hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu chủ chốt như xăng dầu,

phôi thép, khí dầu mỏ… trên thị trường thể giới tăng cao đã tác động đến giá

xăng dầu, thép xây dựng, gas, phân bón trong nước tăng cao, điều này ảnh

hưởng đến cho chi phí sàn xuất, hay còn gọi là “chi phí đẩy”

+ Giá vàng trên thị trường thế giới tăng đột biến cũng khiến giá vàng trong

nước tăng mạnh gây tâm lý tăng giá lan tỏa sang các hàng hóa tiêu dùng khác

trên thị trường

+Dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng và kéo dài (có thời kỳ cà nước có 30/63

tỉnh thành có dịch bệnh) làm giảm mạnh nguồn cung thực phẩm và gia tăng chi

phí chăn nuôi Ngoài ra, tình hình thời tiết khắc nghiệt trong một số giai đoạn

cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và vì vậy ảnh hưởng đến

nguồn cung nông sản thực phẩm tại một số thời điểm gây tăng giá hàng hóa

+ Sức hút từ thị trường các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia) do

chênh lệch giá một số mật hàng khi trong nước thực hiện các chính sách bình ốn

Ngày đăng: 08/07/2015, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w