1.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ động trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế và các ngân hang, tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho sản xuất hang hóa và xuất khẩu phát triển.
- Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các ngân hang thương mại.
1.2. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
- Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách, cắt giảm đầu tư công và các chi phí của các cơ quan thường xuyên sử dụng ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm thâm hụt ngân sách.
cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả.
1.3. Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa.
- Tập trung phát triển sản suất nông nghiệp, công nghiệp khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết, dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Triển khai các công trình hồ chứa, tu bổ đê điều, công trình thủy lợi nhằm chủ động đối phó với thiên tai mùa bão lũ, đảm bảo an toàn cho lao động sản xuất.
- Để thực hiện yêu cầu này chính phủ đã giao cho các bộ trưởng, UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo quyết liệt kịp thời, tháo gỡ khó khăn về vốn, thị trường, các thủ tục hành chính. Đồng thời có trách nhiệm cùng các chính phủ giữ giá cả về các mặt hang thiết yếu như lương thực, thự phẩm, sang dầu, sắt thép…
1.4. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu.
- Bộ công thương chủ trì đề xuất các hoạt động cải cách các thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả cạnh tranh các mặt hang của Viêt Nam trên trường quốc tế. Hỗ trợ các công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tại các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới để tăng xuất khẩu, thúc đẩy mạnh các hoạt động du lịch và dịch vụ.
1.5. Triệt để thực hành sản xuất và tiêu dùng.
- Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải tiến hành rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành chi phí lưu thông. Chính phủ yêu cầu mọi người, mọi nhà triệt để tiêu diùng tiết kiệm nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
1.6. Tăng cường công tác thị trường chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận thương mại kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá.
- Tăng cường công tác quản lí thị trường kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá, kiên quyết không đẻ sẩy ra tình trạng lạm dụng về giá nhất là các mặt hang thiết yếu như: sang dầu, sắt thép…
1.7. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định về đời sống về đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.
- Chính phủ quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho các đối tượng cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị xã hội.
Triển khai thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xác định bảy nhóm giải pháp điều hành chủ yếu:
Một là, NHNN sẽ ban hành Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Hai là, tăng cường các giải pháp điều hành nhằm kiềm chế tín dụng tăng dưới 20% nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, sử dụng và điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ mà tập trung ở bốn công cụ chính là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản. Bảo đảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Chỉ đạo các NHTM giảm đến mức tối đa tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán...
Ba là, kiểm soát lãi suất ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của VNÐ so với ngoại tệ, đồng thời kiểm soát việc chuyển dịch tín dụng VNÐ sang ngoại tệ, trong đó có nội dung đáng chú ý là sửa đổi cơ chế cho vay ngoại tệ để kiểm soát tốc độ cho vay ngoại tệ khoảng 20% trên nguyên tắc chỉ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình; chủ động phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và quốc tế, điều hành thị trường vốn nhằm bảo đảm sự thống nhất, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô.
Bốn là, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được
ứng phát triển sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối. Có các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế và chi tiêu ngoại tệ ra nước ngoài của các tổ chức và cá nhân. Phối hợp Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính để có các biện pháp quản lý chặt chẽ việc đầu tư và cho vay ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế và TCTD...
Năm là, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường vàng, bao gồm theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng quốc tế, cung cầu trong nước để điều hành hoạt động xuất nhập khẩu vàng một cách hợp lý, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trường. Trong quý II-2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng, bảo đảm các tỷ lệ an toàn, hoạt động mua - bán ngoại tệ, kinh doanh vàng của các TCTD, tổ chức kinh tế và trên thị trường tự do.
Bảy là, hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng công tác thông tin, truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo ra sự nhận thức sâu rộng, kịp thời và đồng thuận trong toàn xã hội vì lợi ích của đất nước, vì sự phát triển bền vững, lành mạnh của cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua các tổ chức quốc tế (đặc biệt là các tổ chức Tài chính - Tiền tệ Quốc tế như: IMF, WB, ADB) NHNN có trách nhiệm truyền tải kịp thời, sâu sắc các chủ trương, chính sách, giải pháp của Chính phủ nói chung, NHNN nói riêng nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tạo niềm tin và đồng thuận của cộng đồng các nhà tài trợ, các nhà đầu tư quốc tế đối với sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.
B3: Dự báo tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm tới.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2014 có tăng so với năm 2013, tuy nhiên vẫn tăng ở mức nhỏ hơn mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội thông qua cho năm 2014 là 5,8%. Như vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2014, cần có sự điều hành chính sách của Chính phủ linh hoạt hơn, đặc biệt cần có sự kết hợp
thời gian tới để có những tác động và kích thích mạnh hơn tới quá trình sản xuất của nền kinh tế.
Kết quả dự báo chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 có xu hướng tăng khá so với năm 2013, tuy nhiên mức tăng này xấp xỉ bằng mục tiêu mà Quốc hội thông qua (khoảng 7%). Đối với năm 2015, tốc độ tăng của CPI dự báo được sẽ vượt quá 7% và tiệm cận về mức khoảng 8%. Như vậy, kết quả dự báo cho thấy xu hướng lạm phát từ nay đến 2015 ở Việt Nam có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy sức ép về lạm phát luôn tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi năm 2014, chính sách tài khóa và trần thâm hụt ngân sách được mở rộng, nhu cầu phát hành tiền đề xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại vẫn tồn tại... Ngoài ra, những biến động của kinh tế thế giới cũng sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam từ nay đến 2015.
LỜI KẾT
Lạm phát luôn có tầm quan trọng hàng đầu trong chính sách kinh tế của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống lạm phát và kiềm chế lạm phát là mục tiêu cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá của nước ta trong thời gian tới.
Về khách quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp.
Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lạm phát trong nhiều năm qua, nước ta luôn phải đối mặt với tình trạn lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực.
Lạm phát luôn rình rập và đe doạ chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững mạnh, làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi