Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 113 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
113
Dung lượng
1,54 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CAO THỊ KIM DUNG THÂM HỤT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CAO THỊ KIM DUNG THÂM HỤT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành : KTTG&QHKTQT Mã số : 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu: 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Những đóng góp mới của luận văn 12 7. Kết cấu của luận văn 13 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI 14 1.1. Cơ sở lý luận về cán cân thương mại 14 1.1.1. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế 14 1.1.2. Khái niệm cán cân thương mại 21 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thuơng mại 23 1.2.1. Chính sách thương mại quốc tế 23 1.2.2. Chính sách đầu tư 31 1.2.3. Tỷ giá 32 1.2.4. Một số yếu tố cơ bản khác 36 1.3. Tác động của cán cân thương mại đối với phát triển kinh tế. 38 1.3.1. Tác động tích cực 38 1.3.2. Tác động tiêu cực 40 CHƢƠNG 2:THÂM HỤT THƢƠNG MẠIVIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY……………………………………………….42 2.1. Tổng quan về thương mại Việt Nam-Trung Quốc 42 2.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 42 2.1.2. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc 42 2.2. Thực trạng thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc từ 2002 -2013 45 2.2.1. Cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ 2002-2013 45 2.2.2. Thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc theo cơ cấu mặt hàng (nhóm hàng) 49 2.2.3. Thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc theo chất lượng sản phẩm 53 2.3. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc 55 2.3.1 Nguyên nhân bên trong 56 2.3.2. Nguyên nhân bên ngoài 60 2.4. Ảnh hưởng của thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam 77 2.5. Những giải pháp, chính sách đã thực hiện thời gian qua để hạn chế thâm hụt thương mại Việt Nam-Trung Quốc. 79 2.5.1. Những chính sách đã thực hiện thời gian qua 79 2.5.2. Những giải pháp đã thực hiện 84 CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ THÂM HỤT THƢƠNG MAI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI 87 3.1. Đánh giá chung về thực trạng điều chỉnh cán cân thương mại Việt Nam thời gian qua 87 3.1.1. Mặt được 87 3.1.2. Mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 88 3.2. Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ nay đến năm 2020 90 3.3. Kiến nghị và chính sách 92 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ 92 3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp và người dân 98 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ACFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EPC : Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định thương mại tự do GATT : Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế ITG : Hàng hoá đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế MNC : Công ty đa quốc gia NER : Tỷ giá danh nghĩa song phương RER : Tỷ giá thực song phương SITC : Danh mục thống kê theo tiêu chuẩn ngoại thương TBT : Rào cản kỹ thuật trong thương mại TNC : Công ty xuyên quốc gia TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương VER : Hạn chế xuất khẩu tự nguyện WB : Ngân hàng Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới ii DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Kim ngạch thương mại Việt – Trung từ 2000 đến 2013 45 2 Bảng 2.2 Mặt hàng xuất-nhập khẩu chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc 52 3 Bảng 2.3 Các dự án thầu trọng điểm của Trung Quốc tại Việt Nam 71 iii DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ 35 2 Hình 2.1 Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng, 2008 43 3 Hình 2.2 Cán cân thương mại của Việt Nam với một số đối tác chính từ 1995-2011. 44 4 Hình 2.3 Xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn từ 2000-2013 47 5 Hình 2.4 Thâm hụt thương mại của Việt Nam với một số thị trường năm 2013 48 6 Hình 2.5 Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng từ 2000-2010 49 7 Hình 2.6 Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2013. 50 8 Hình 2.7 Cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng từ 2000-2010 51 9 Hình 2.8 Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2013 51 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau nhiều năm nền kinh tế Việt Nam hội nhập thế giới, lĩnh vực thương mại đã có những chuyển biến tích cực, song cũng lộ rõ nhiều thách thức, như khả năng cạnh tranh xuất khẩu và chuyển hóa nhập khẩu thành năng lực sản xuất trong nước vẫn thấp Vì vậy nền kinh tế đã phải trải qua tình trạng thâm hụt thương mại lớn và dai dẳng trong thời gian dài. Điều này đã có tác động và ảnh hưởng tới nhiều cân đối kinh tế vĩ mô khác của đất nước cũng như gây nên những lo ngại nhất định từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát và điều chỉnh cán cân thương mại để góp phần tích cực vào ổn định và phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Theo Tổng cục thống kê, năm 2007 cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt là 14,2 tỷ USD; năm 2008 thâm hụt thương mại là 18 tỷ USD ; năm 2009 cán cân thâm hụt là 12,8 tỷ USD; năm 2010 cán cân thương mại thâm hụt là 12,6 tỷ USD ; năm 2011 cán cân thuơng mại thâm hụt là 9,8 tỷ USD; năm 2012 cán cân thương mại đã có thặng dư nhưng con số còn khá khiêm tốn là 0,78 tỷ USD và năm 2013 con số thặng dư cũng chỉ ở mức 0,2 tỷ USD. Tuy nhiên, các giải pháp đang thực hiện vẫn chưa được đánh giá cao. Việc tìm ra những giải pháp hiệu quả mà vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế để cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Khi đi sâu vào phân tích các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu của Việt Nam, có thể thấy rằng chủ yếu thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (11/1991) đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước đã đạt được tốc độ phát triển mạnh mẽ, luôn vượt chỉ tiêu của lãnh đạo hai nước đề ra. Đây là một kết quả tích cực đối với sự phát triển của mối quan hệ Việt – Trung. Tuy nhiên, kể từ năm 2001 đến nay, trong quan hệ thương mại Việt – Trung, Việt Nam luôn bị rơi vào tình trạng nhập siêu với tốc độ ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tốc độ, bất chấp những biện pháp can thiệp của lãnh đạo hai nước, làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công 2 nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể từ năm 2001 trở đi, Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc là 188,8 triệu USD, đến năm 2006 đã tăng lên đến 4.148,5 triệu USD. Sang giai đoạn 2007 – 2013, do thuế nhập khẩu tiếp tục giảm, mức độ thâm hụt tăng mạnh hơn rất nhiều so với trước: năm 2007, Việt Nam nhập siêu 9.145,8 triệu USD, năm 2011 là 13.467,00 triệu USD; năm 2012 là 16,3 tỷ USD và năm 2013 con số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 23,7 tỷ USD. Những con số thâm hụt trên chỉ mới tính trên cơ sở giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu tính cả giá trị về dịch vụ, ngân hàng, du lịch, viễn thông và doanh số mua điện hàng năm từ Trung Quốc, thì con số thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc thực tế sẽ cao hơn. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là thâm hụt thương mại với Trung Quốc đang đem lại những hệ luỵ nghiêm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Do vậy cần phải hiểu rõ thực trạng, xác định đúng các nguyên nhân và tìm ra được những giải pháp hiệu quả nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế của Việt Nam. Xuất phát từ đó học viên chọn đề tài “Thâm hụt thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam” cho luận văn của mình. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: - Thực trạng thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc như thế nào? - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thâm hụt thương mại Việt nam – Trung Quốc trong thời gian qua? - Những tác động của thâm hụt cán cân thuơng mại Việt Nam- Trung Quốc đến hoạt động thương mại của Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung? - Việt Nam đã đưa ra các giải pháp gì nhằm hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc để giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước? - Cần đề xuất, kiến nghị chính sách gì để cải thiện thâm hụt thương mại giữa hai nước trong thời gian tới? 3 2. Tình hình nghiên cứu: Ở trong nước, đến nay đã có nhiều bài phân tích, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài như: - Nguyễn Văn Lịch (Chủ biên), Cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã hội 2006, Hà Nội. Trong cuốn sách tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề cơ bản về cán cân thương mại, điều tiết cán cân thương mại và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá. Tác giả đã đưa ra các khái niệm, bản chất của cán cân thương mại cùng với mối quan hệ và ảnh hưởng của cán cân thương mại đối với các biến số kinh tế vĩ mô. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1991-2004, quan điểm, định hướng và các giải pháp điều chỉnh cán cân thương mại trong điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam. - Phạm Văn Linh, Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia 2001, Hà Nội. Trong cuốn sách tác giả phân tích mô hình kinh tế cửa khẩu, chỉ ra tác động và các nhân tố ảnh hưởng tới khu kinh tế cửa khẩu. Đồng thời nêu ra kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu, đặc khu kinh tế, qua đó chỉ ra tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Cuốn sách cũng nêu lên thực trạng quá trình hình thành phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt –Trung. Qua đó tác giả đưa ra quan điểm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động của các khu kinh tế của khẩu tới sự phát triển kinh tế hàng hoá của Việt Nam. - Nguyễn Minh Hiếu, Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập, trong bài viết này, mục tiêu chính của tác giá muốn hướng tới là đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lí luận như:khái niệm, các yếu tố cấu thành, vai trò và các mô hình, động thái hoạt động, thực trạng phát triển, kết quả đạt được, những vấn đề phát sinh, mức độ tác động trên nhiều phương diện,…. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khắc phục để những thành tựu đạt được từ phát triển kinh tế của khẩu phát huy tác dụng ngày càng to lớn hơn. [...]... Thứ tư, đánh giá tác động của thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam Thứ năm, dự báo cán cân thương mại Việt nam – Trung Quốc trong thời gian tới, tầm quan trọng của Trung Quốc trong hoạt động thương mại của Việt nam Từ đó, đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối... Cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc (Trung Quốc không kể đến: Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao) Về thời gian: Tập trung phân tích thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ trong giai đoạn 2002-nay Lý do lựa chọn giai đoạn này là tính từ thời điểm Việt Nam và Trung Quốc cùng ký kết hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)... Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét tổng quan hệ thương mại và cán cân thương mại Việt- Trung Phương pháp phân tích tổng hợp giúp cho việc tổng hợp và phân tích tình hình thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam Phương pháp thống kê học để xử lý số liệu 11 Ngoài ra trong luận. .. tại, hạn chế và nguyên nhân trong điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam – Trung quốc thời gian qua Phân tích đánh giá tác động của thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam 12 Đưa ra dự báo quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong thời gian tới; nhận định về tình hình trong nước Đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại giữa hai... đánh giá thực trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt nam – Trung Quốc kể từ năm 2002 đến nay Phân tích, đánh giá mức độ ngày càng trầm trọng của thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong cán cân thương mại chung của Việt nam Thứ ba, tìm hiểu các nguyên nhân khách quan, chủ quan, nguyên nhân sâu sa, nguyên nhân cốt yếu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian... hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: thực tiễn và những vấn đề đặt ra” của tác giả Doãn Công Khánh (2008); “ Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại thương: Nhìn lại 10 năm và triển vọng” được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 4(83) và số 6 (40) Các tác giả phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quan hệ thương mại Việt- Trung qua đó đưa ra các giải pháp để thương mại. .. giá tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc tới nền kinh tế Việt Nam - “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hiện tại và triển vọng” của Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2003) Nghiên cứu này đi sâu phân tích về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hiện tại, đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra dự báo cũng như kiến nghị để thúc đẩy hàng Việt Nam vào Trung Quốc trong tương... số thâm hụt cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn mà chưa có một nghiên cứu nào phân tích một cách có hệ thống vấn đề này từ: Tổng quan thực trạng thâm hụt, tác động của thâm hụt đến kinh tế quốc gia, nguyên nhân thâm hụt và các biện pháp giảm thiểu tối đa thâm hụt thương mại 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng, những tác động của thâm hụt thương. .. rõ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc có thể khiến thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng hơn Việc cắt giảm và xoá bỏ thuế quan trong khu vực ASEAN -Trung Quốc được hoàn thành vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và Trung Quốc, và vào năm 2015, với một số linh hoạt đến 2018, đối với các nước thành viên mới của ASEAN (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ... hụt thương mại Việt – Trung đối với kinh tế Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại Việt- Trung từ năm 2002 đến nay Từ đó kiến nghị các giải pháp giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước trong thời gian tới Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ có nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thâm hụt cán cân thương mại 10 Thứ . về thương mại Việt Nam- Trung Quốc 42 2.1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 42 2.1.2. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc 42 2.2. Thực trạng thâm hụt thương mại Việt. hưởng của thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam 77 2.5. Những giải pháp, chính sách đã thực hiện thời gian qua để hạn chế thâm hụt thương mại Việt Nam- Trung Quốc. . từ Trung Quốc, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế của Việt Nam. Xuất phát từ đó học viên chọn đề tài Thâm hụt thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam