1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gian lận và sai sót với trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán báo cáo tài chính

38 3,2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 62,26 KB

Nội dung

Chương 1: Lý luận chung về gian lận, sai sót và trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán Báo cáo tài chính:1.1 Tổng quan về gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính 1.1.1Khái niệm về gian lận và sai sót 1.1.2Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ gian lận và sai sót 1.1.3 Các loại gian lận đối với từng loại hình doanh nghiệp 1.1.4 Các kỹ thuật ,dấu hiệu để phát hiện gian lận 1.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót ở đơn vị: 1.2.1 Đành giá rủi ro 1.2.2 Phát hiện 1.2.3 Những hạn chế vốn có của kiểm toán 1.2.4 Những thủ tục cần được tiến hành khi có dấu hiệu gian lận và sai sót 1.2.5 Công việc của kiểm toán viên khi phát hiện gian lận và sai sót Chương 2: Thực trạng về gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và các trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập ở Việt Nam 2.1 Thực trạng về gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1 Động cơ gian lận và mục đích của việc gian lận trong các doanh nghiệp 2.1.2 Các khoản mục hoạt động thường phát sinh gian lận 2.2 Thực trạng về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính. 2.2.1 Thực trạng các quy định về trách nhiệm kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính 2.2.2 Đội ngũ kiểm toán viên hành nghề. 2.2.3 Tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán 2.2.4 Kết quả hoạt động của các công ty kiểm toán 2.3 Thực trạng về quy định trách nhiệm kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập. Chương 3: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp với việc chịu trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc kiểm toán Báo cóa tài chính 3.1 Đánh giá thực trạng trách nhiệm của kiểm toán viên về việc phát hiện gian lận và sai sót 3.1.1 Những ưu điểm của kiểm toán viên độc lập trong việc nhận thức trách nhiệm khi phát hiện những gian lận sai sót 3.1.2 Những hạn chế, tồn tại của kiểm toán viên độc lập với việc phát hiện những gian lận sai sót 3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 3.2 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính 3.2.1 Ban hành hướng dẫn chi tiết, luôn cập nhật các chuẩn mực kiểm toán đã được ban hành 3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kiểm toán viên của các công ty kiểm toán độc lập

Trang 1

1.1 Tổng quan về gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm về gian lận và sai sót

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ gian lận và sai sót

1.1.3 Các loại gian lận đối với từng loại hình doanh nghiệp

1.1.4 Các kỹ thuật ,dấu hiệu để phát hiện gian lận

1.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót ở đơn vị:

1.2.1 Đành giá rủi ro

1.2.2 Phát hiện

1.2.3 Những hạn chế vốn có của kiểm toán

1.2.4 Những thủ tục cần được tiến hành khi có dấu hiệu gian lận

và sai sót

1.2.5 Công việc của kiểm toán viên khi phát hiện gian lận và sai sót

Chương 2: Thực trạng về gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và các trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập ở Việt Nam

2.1 Thực trạng về gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1 Động cơ gian lận và mục đích của việc gian lận trong các doanh nghiệp

2.1.2 Các khoản mục hoạt động thường phát sinh gian lận

2.2 Thực trạng về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính.

Trang 2

2.2.1 Thực trạng các quy định về trách nhiệm kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

2.2.2 Đội ngũ kiểm toán viên hành nghề.

2.2.3 Tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán

2.2.4 Kết quả hoạt động của các công ty kiểm toán

2.3 Thực trạng về quy định trách nhiệm kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập.

Chương 3: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp với việc chịu trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong việc kiểm toán Báo cóa tài chính

3.1 Đánh giá thực trạng trách nhiệm của kiểm toán viên về việc phát hiện gian lận và sai sót

3.1.1 Những ưu điểm của kiểm toán viên độc lập trong việc nhận thức trách nhiệm khi phát hiện những gian lận sai sót

3.1.2 Những hạn chế, tồn tại của kiểm toán viên độc lập với việc phát hiện những gian lận sai sót

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế

3.2 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính

3.2.1 Ban hành hướng dẫn chi tiết, luôn cập nhật các chuẩn mực kiểm toán đã được ban hành

3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kiểm toán viên của các công ty kiểm toán độc lập

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, niềm tin của nhà đầu tư là yếu tố cơbản tạo nên sự thành công của thị trường tài chính thế giới Tuy nhiên, thôngtin mà doanh nghiệp cung cấp cho nhà đầu tư nhiều khi không chính xác,không phản ánh đúng thực tế khiến cho nhà đầu tư băn khoăn Bên cạnh đó,nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần xác minh thông tin, xem xét xem các báocáo trong doanh nghiệp có phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp mình haykhông Từ đó có biện pháp và chính sách cải thiện tình hình, tổ chức cơ cấu lạidoanh nghiệp…

Nhằm giúp đỡ nhà đầu tư, nhà quản trị và các đối tượng quan tâm khác,dịch vụ kiểm toán đã ra đời Kiểm toán viên đóng vai trò sống còn trong việctăng cường độ tin cậy cho những thông tin tài chính bằng việc xác nhận chotính trung thực của BCTC Với vai trò đó, trách nhiệm của kiểm toán viên làphát hiện các gian lận và sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC của đơn vịđược kiểm toán

Hiện nay, gian lận trong công bố thông tin trên BCTC là một trong nhữngchủ đề thời sự, đặc biệt sau sự kiện hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới

bị phá sản vào đầu thế kỷ 21 Các công ty bị phá sản đã cho là có gian lận vềBCTC có thể kể ra rất nhiều như: Lucent, Xerox, Rite Aid, WasteManagement, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, GlobalCrossing, Adelphia, Qwest Nhà quản lý cao cấp gồm cả giám đốc điều hành(CEO) và giám đốc tài chính (CFO) của những công ty này đều bị cho rằng đãtham gia vào việc chế biến số liệu đưa đến báo cáo tài chính gian lận

Việc phát sinh gian lận trên báo cáo tài chính ở những công ty có tầm vóclớn đã làm phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lýcủa báo cáo tài chính Nó cũng là thách thức lớn đối với người quản lý công ty

Trang 4

cũng như đối với kiểm toán viên trong việc phát hiện các sai phạm trên báo cáotài chính Do vậy, gian lận luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu và nhiềunghề nghiệp khác nhau quan tâm Bài viết dưới đây xin được đề cập đến:”

Gian lận và sai sót với trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán”.

Kết cấu của đề án được chia thành 3 phần:

Phần I: Lý luận chung về gian lận và sai sót với trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

Phần II: Thực trạng vấn đề gian lận và sai sót với trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán ở Việt Nam.

Phần III: Nhận xét và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo,Th.s Nguyễn Thị Lan Anh

đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ để em có thể hoàn thành được đề tài này.Vớikinh nghiệm không nhiều và kiến thức còn nhiều hạn chế nên những vấn đề emtìm hiểu được và trình bày trong đề án môn học này còn nhiều thiếu sót Vìvậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè

để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1:

Lý luận chung về gian lận, sai sót và trách nhiệm của kiểm toán viên độc

lập trong kiểm toán Báo cáo tài chính

1.1Tổng quan về gian lận và sai sót trên Báo cáo tài chính: 1.1.1 Khái niệm về gian lận và sai sót :

Gian lận

Có nhiều khái niệm tổng quát và chuyên ngành về gian lận.Ở hầu hếtcác quốc gia, gian lận là khái niệm pháp lý, dù cho được tiếp cận từ nhiềuhướng khác nhau

Hội đồng INTOSAI lần thứ 15 được tổ chức ở U-ru-goay năm 1998 đã coi gianlận như là một khái niệm pháp lý.Theo đó, gian lận bao gồm những hành vi: lừađảo, gian dối, che đậy hoặc tiết lộ bí mật nhằm thu lợi một cách không công bằnghoặc không trung thực; một giao dịch bất hợp pháp giữa hai chủ thể, trong đó mộtbên cố tình lừa bên kia bằng những chứng từ giả mạo nhằm giành được lợi thếkhông công bằng và trái phép

Theo Hướng dẫn tìm hiểu gian lận của SPASAI ( Hiệp hội các cơ quankiểm toán tối cao Nam Thái Bình Dương): gian lận là một thuật ngữ chung,bao gồm tất cả các cách mà trí thông minh của con người có thể nghĩ ra, đượcmột cá nhân sử dụng để giành lợi thế hơn người bằng việc trình bày khôngđúng sự thật.Không có một quy định rõ ràng nào cho việc xác định gian lận vìgian lận bao gồm tất cả các cách bất ngờ, giả dối, xảo quyệt và không côngbằng nhằm lừa người khác

Hướng dẫn kiểm toán 21 của Canada về nhận dạng gian lận đã coi gianlận là một hành vi gây ra tổn thất các nguồn lực có giá trị do việc cố ý trình bày

Trang 6

sai, bất chấp sự thật.Những hành vi như vậy có thể bị buộc tội theo những bộluật đang được áp dụng ở Canada.

Theo Văn phòng Kiểm toán quốc gia ở Anh, gian lận có liên quan đếnviệc sử dụng thủ đoạn lừa gạt để giành được các lợi ích tài chính không côngbằng và không hợp pháp, cũng như là những sai sót cố ý hoặc cố tình bỏ sótmột khoản tiền hay các khoản phải công khai trong các chứng từ kế toán hoặcBCTC của một chủ thể.Gian lận cũng bao gồm cả sự ăn cắp cho dù có haykhông các sai sót trên chứng từ kế toán hay BCTC

Sổ tay người thẩm tra gian lận cho rằng: gian lận là bất kỳ hành vi cố ýhay có tính toán nhằm lấy tiền hoặc tài sản của người khác bằng các thủ đoạnlừa dối hay sử dụng các cách thức không công bằng khác.Tương tự, Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam (240) cũng coi gian lận là những hành vi cố ý làm sailệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quảntrị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởngđến báo cáo tài chính nhằm thu lợi không công bằng hoặc bất hợp pháp

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, gian lận có nghĩa là sự không trungthực được thể hiện bằng sự cố tình lừa dối hoặc cố ý xuyên tạc sự thật.Xuyêntạc sự thật là cố ý kể một việc không có thật, lừa dối là việc giành lợi thế củangười khác bằng cách không công bằng và không ngay thẳng.Cả hai hành vinày đều có thể được sử dụng để định nghĩa rõ hơn về gian lận vì chúng và sựkhông trung thực đều ám chỉ một sự cố ý hay sẵn sàng lừa dối

Như vậy về cơ bản, gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc

sự thật với mục đích tư lợi.Trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận có thể là

sự trình bày sai lệch có chủ định các thông tin trên BCTC do một hay nhiềungười trong Ban Giám đốc công ty, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện.Chẳng hạn, làm giả tài liệu, tham ô tài sản, giấu diếm hoặc cố tình bỏ sót kếtquả các nghiệp vụ , ghi chép các nghiệp vụ không có thật; chủ động áp dụngsai chế độ tài chính kế toán … Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổngquát sau:

Trang 7

+ Xử lý chứng từ theo ý muốn chủ quan , sửa đổi, xuyên tạc, làm giả cácchứng từ, tài liệu.

+ Biển thủ, sử dụng tài sản sai mục đích

+ Cho qua hay bỏ sót kết quả của các giao dịch trên chứng từ, tài liệu.+ Che dấu các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ

+ Ghi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật

+ Áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán một cách

cố ý

Gian lận bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

- Phải có ít nhất hai bên trong gian lận, có nghĩa là phải có bên gian lận vànạn nhân là bên đã hoặc có thể đã phải chịu hậu quả của gian lận

- Có sai sót trọng yếu hoặc trình bày không đúng sự thật được thực hiệnmột cách cố ý bởi người có hành vi gian lận

- Phải có sự chủ định của người thực hiện gian lận rằng sự trình bày sainày sẽ ảnh hưởng đến nạn nhân

- Nạn nhân phải có quyền hợp pháp để đáp trả sự trình bày đó

- Phái có thiệt hại thực sự hoặc nguy cơ thiệt hại cho nạn nhân do đã tintưởng vào sự trình bày đó

- Nhìn chung có sự cố gắng che dấu gian lận

- Gian lận nhất thiết phải có sự vi phạm tính trung thực

Sai sót là những ảnh hưởng đến BCTC như:

+ Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai

Trang 8

+ Áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sáchtài chính nhưng không cố ý

+ Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế;

Mối quan hệ giữa gian lận và sai sót

Qua các khái niệm trên, gian lận và sai sót đều là hành vi sai phạm Tronglĩnh vực tài chính kế toán, gian lận và sai sót đều làm lệch lạc thông tin, phảnánh sai thực tế Hơn nữa, cho dù là bất cứ ai thực hiện hành vi gian lận và saisót thì trách nhiệm luôn liên đới tới những nhà quản lý tài chính, kế toán nóiriêng và nhà quản lý nói chung

Mặc dù vậy, giữa gian lận và sai sót lại khác nhau về nhiều mặt Trướchết, về mặt ý thức, sai sót là hành vi không có chủ ý, chỉ là vô tình bỏ sót, hoặc

do năng lực hạn chế, hoặc do sao nhãng, thiếu thận trọng trong công việc,…gây ra sai phạm Trong khi đó, gian lận là hành vi có tính toán, có chủ ý gây ra

sự lệch lạc thông tin nhằm mục đích vụ lợi.từ sự khác nhau về ý thức dẫn đếnkhác nhau về mức độ tinh vi của hai loại sai phạm này Gian lận là hành vi trảiqua ba giai đoạn: hình thành ý đồ gian lận, thực hiện hành vi gian lận và cuốicùng là che giấu hành vi gian lận Chính vì thế, gian lận luôn được tính toán kỹlưỡng và che giấu tinh vi nên rất khó phát hiện, nhất là những gian lận gắn vớinhững nhà quản lý cấp cao Trong khi đó, sai sót là hành vi không có chủ ý nênrất dễ bị phát hiện Một sự khác nhau nữa giữa gian lận và sai sót là tính trọngyếu của sai phạm Nếu đã là hành vi gian lận thì luôn được xem như nghiêmtrọng Còn đối với sai sót thì phải tùy thuộc vào quy mô và tính chất của saiphạm

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xảy ra gian lận

Khả năng để gian lận xảy ra phụ thuộc vào 3 yếu tố:sự xúi giục, cơ hội vàthiếu độ liêm khiết

Trang 9

Thứ nhất, sự xúi giục: Xúi giục được xem như một loại áp lực có thể từphía cá nhân người thực hiện hành vi gian lận hoặc bởi một người nào đó.Chẳng hạn, do có nhu cầu về tiền để trang trải một số khoản bức súc, hoặcmuốn trở nên giàu có nhanh, muốn nổi tiếng,…sẽ khiến con người nảy sinh ýmuốn gian lận hoặc ai đó xúi giục họ Nếu xét từ phía cá nhân, động cơ khiến

- Sự tự kiêu: người ta có thể bị thôi thúc bởi các nguyên nhân hoặc giá trịlàm cho họ cảm thấy mình vượt trội hơn người khác

Thứ hai, cơ hội: Cơ hội chính là thời cơ để thực hiện hành vi gian lận.Khibầu không khí tổ chức nặng nề, Ban quản trị bị nhìn nhận là không nhạy cảm,quá chặt chẽ hay bạc đãi nhân viên gây ra sự bất bình trong nhân viên hay khicác chính sách của tổ chức không rõ ràng, hệ thống kiểm soát nội bộ không phùhợp sẽ tạo thời cơ để một hay một số người thực hiện hành vi gian lận Khichức vụ càng cao trong tổ chức thì càng có nhiều cơ hội thực hiện gian lận Vídụ: Két tiền mặt thường xuyên quên không khóa mà không ai để ý tới; không aikiểm kê hàng tồn kho, do vậy hàng tồn kho có thiếu cũng không ai biết; phógiám đốc tài chính có thẩm quyền trong các quyết định đầu tư mà không có bất

cứ sự giám sát, kiểm tra nào từ phía người khác…

Thứ ba, thiếu liêm khiết: Thiếu liêm khiết sẽ làm cho sự kết hợp giữa xúigiục và thời cơ biến thành hành động gian lận Thông thường, nếu giả sử có

Trang 10

thực hiện hành vi gian lận thì hiếm khi người gian lận lại thừa nhận rằng “ tôilấy tiền hôm nay là do tôi thiếu liêm khiết” Họ sẽ tìm các cách khác nhau đểbiện minh cho hành động của mình với ngôn từ có thể chấp nhận được Chẳnghạn, một nhân viên bị buộc tội gian lận có thể bào chữa cho hành vi của anh tabằng cách nói hoặc tin rằng đó là do mức lương thấp hoặc bởi vì tất cả mọingười đều làm nên anh ta cũng có quyền làm như vậy Trong khi đó một nhàthầu có thể biện minh cho hành vi gian lận của anh ta như là một khoản chi phíkinh doanh hoặc cách để giành được hợp đồng từ các cơ quan của Chính phủ.

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xảy ra sai sót

Đối với sai sót thì các yếu tố về năng lực, sức ép cũng như lề lối làm việccũng có thể gây ra sai sót Năng lực xử lý công việc yếu kém tất sẽ làm cho saisót gia tăng Bên cạnh đó, yếu tố về mặt sức ép cũng được xem như yếu tốquan trọng gây ra sai sót Chẳng hạn, do áp lực về thời gian, cần phải hoànthành công việc trong một khoảng thời gian ngắn, gấp rút; hoặc do sức ép vềtâm lý, áp lực về môi trường làm việc không thoải mái, mâu thuẫn nội bộ,…đều có thể dẫn tới sai sót Mặt khác, lề lối làm việc cẩu thả, thiếu thận trọng,thiếu ý thức trách nhiệm sẽ làm sai sót nảy sinh

Các điều kiện khiến cho gian lận và sai sót gia tăng

Có nhiều nhân tố có thể làm gian lận và sai sót gia tăng.Sau đây là một sốnhân tố chủ yếu:

- Các vấn đề liên quan đến tính chính trực hay năng lực của Ban giám đốcđơn vị:

+ Công tác quản lý bị một người (hay một nhóm người) độc quyền nắmgiữ, thiếu sự giám sát có hiệu lực của Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị;+ Cơ cấu tổ chức của đơn vị được kiểm toán phức tạp một cách cố ý;+ Sự bất lực trong việc sửa chữa những yếu kém của hệ thống kế toán và

hệ thống kiểm soát nội bộ trong khi những yếu kém này hoàn toàn có thể khắcphục được;

Trang 11

+ Thay đổi thường xuyên kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm của

bộ phận kế toán và tài chính;

+ Thiếu nhiều nhân viên kế toán trong một thời gian dài;

+ Bố trí người làm kế toán không đúng chuyên môn hoặc người bị phápluật nghiêm cấm;

+ Thay đổi thường xuyên chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc kiểm toánviên

- Các yếu tố bất thường đối với đơn vị( người mua chủ đạo bị phá sản, bị phạt

do vi phạm hợp đồng kinh tế, thua thiệt do các yếu tố tự nhiên, kinh tế…):

+ Ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn và số đơn vị phá sản ngày càngtăng;

+ Thiếu vốn kinh doanh do lỗ, hoặc do mở rộng quy mô doanh nghiệp quánhanh;

+ Các nghiệp vụ đột xuất, đặc biệt xảy ra vào cuối niên độ kế toán có tácđộng đến doanh thu, chi phí và kết quả;

+ Các nghiệp vụ hoặc phương pháp xử lý kế toán phức tạp;

+ Các nghiệp vụ với các bên hữu quan;

+ Các khoản chi phí quá cao so với những dịch vụ được cung cấp (Ví dụ:Phí luật sư, tư vấn hoặc đại lý, )

Trang 12

- Những khó khăn liên quan đến việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểmtoán thích hợp( tài liệu kế toán và lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ, có thayđổi trong phần mềm kế toán nhưng không lưu được tài liệu cũ…):

+ Tài liệu kế toán không đầy đủ hoặc không được cung cấp kịp thời (Vídụ: Không thu thập đủ chứng từ ; phát sinh chênh lệch lớn giữa sổ và báo cáo,những nghiệp vụ ghi chép sai hoặc để ngoài sổ kế toán, );

+ Lưu trữ tài liệu không đầy đủ về các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế (Vídụ: chứng từ chưa được phê duyệt, thiếu tài liệu hỗ trợ cho những nghiệp vụlớn hoặc bất thường);

+ Có chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứba; mâu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm toán; không giải thích được sự thayđổi của các chỉ số hoạt động;

+ Ban Giám đốc từ chối cung cấp giải trình hoặc giải trình không thoảmãn yêu cầu của kiểm toán viên

+ Không lấy được thông tin từ máy vi tính;

+ Có thay đổi trong chương trình vi tính nhưng không lưu tài liệu, khôngđược phê duyệt và không được kiểm tra;

+ Thông tin, tài liệu in từ máy vi tính không phù hợp với báo cáo tàichính;

+ Các thông tin in ra từ máy vi tính mỗi lần lại khác nhau

1.1.3 Các loại gian lận đối với từng loại hình doanh nghiệp

Gian lận tại công ty TNHH, công ty cổ phần có vốn nhà nước.

- Lần đầu tiên công khai báo cáo kiểm toán nhà nước Nhiều bộ lập quỹđen, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ rất lớn, chi mua sắm, xây dựng trụ sở trànlan, tham nhũng những việc làm trên khiến ngân sách nhà nước hụt thu lớn

- Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, lỗ nặng nhưng vẫnbáo cáo lãi, hết năm này tới năm khác Thuế giá trị gia tăng bị khai giảm,lỗi kêkhai sai thuế, hạch toán giảm doanh thu chịu thuế

Trang 13

- Mua sắm tài sản, trang thiết bị với mức giá trên trời, khai tăng chi phí

để bỏ túi riêng, tham ô của công Định giá tài sản doanh nghiệp khi cổ phầnhóa, nhiều doanh nghiệp áp dụng đơn giá để xác định giá trị nhà cửa, kiến trúckhông đúng theo suất đầu tư Việc xác định tỉ lệ còn lại của nhà cửa, vật kiếntrúc cũng áp dụng sai quy định của Nhà nước Mua sắm tài sản trên danh nghĩadoanh nghiệp nhưng lại dùng cho mục đích cá nhân

- Còn đối với các dự án công trình xây dựng cơ bản thì sao? Những saiphạm xảy ra ở tất cả các khâu từ quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hành đầu tư đếnthanh quyết toán công trình đưa vào sử dụng.Tiến hành đấu thầu hạn chế, thậmchí còn không tiến hành đấu thầu mà ban quản lý, chủ đầu tư lợi dụng nhữnglỏng lẻo trong vấn đề kiểm tra kiểm soát đã iu ái duyệt giá cao chót vót chonhững “thương vụ bắt tay” với số tiền vượt xa số tiền cần thiết để thực hiệnhạng mục và chia nhau bỏ túi số chênh lệch này Sau khi nhận được thầu, cácTổng công ty chính bán lại cho các công ty con thu “Chí phí quản lý cấp trên”

“Thượng bất chính, hạ tắc loạn” các công ty con bị mẹ ăn thì phải bòn rút từlòng đường, từ nguyên vật liệu để bù vào Rồi khi thiết kế cơ quan dự toán thiết

kế đã "quên mất " không trừ các phần trùng nhau, tính thừa khối lượng sai sốhọc, áp dụng không đúng hệ số dự toán, sai thừa thêm thành phần công việctrong quá trình lập dự toán, dự toán giá nguyên vật liệu tăng gấp 2,3 lần so vớigiá thị trường, làm tăng giá công trình Cuối cùng là móc nối với bộ phậnnghiệm thu công trình không đúng khối lượng thực hiện, đường ngắn tính dài,đường rộng tính hẹp, thế là trót lọt Những điều tra đã chỉ ra nguyên nhân saiphạm chủ yếu là do những yếu kém trong công tác quán lý của ban quản lý dự

án, sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra kiểm soát quản lý một cách minh bạch

và có trách nhiệm đối với các dự án

Gian lận trong công ty cổ phần niêm yết.

Nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư với giá rẻ các công ty này luôn mongmuốn có báo cáo tài chính đẹp, thể hiện tình hình tài chính lành mạnh sẽ tăng sựhấp dẫn với các nhà đầu tư Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp kinh

Trang 14

doanh cũng thuận lợi, cho nên để đạt được mục đích họ phải phù phép báo cáocủa mình, cố ý hạch toán sai, ghi tăng lợi nhuận bằng cách khai tăng doanh thu,giảm chi phí, ghi giảm các khoản nợ phải trả,… hoặc hạch toán không đúng kì

để san đều lợi nhuận Phân loại và trình bày sai nhằm thay đổi cấu trúc tài chính

và các tỷ suất

- Các doanh nghiệp là tổng công ty có nhiều công ty con thì các công tynày sẽ lợi dụng các công ty con để dấu lỗ của mình thông qua việc hợp nhất báocáo tài chính

- Còn đối với những doanh nghiệp kinh doanh tốt lại muốn khai giảm lợinhuận để chốn, tránh thuế

Gian lận ở các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH

Tương tự trong công ty cổ phần niêm yết làm đẹp báo cáo tài chính để

đi vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, vay tư nhân Tuy nhiên họ lại thích ghigiảm lợi nhuận hơn nhằm mục đích giảm thuế TNDN phải nộp Khai sai thuếgiá trị gia tăng phải nộp

Gian lận tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

Các công ty này thường đặt trụ sở ở nhiều nước khác nhau, mà cácnước này có mức thuế suất thu nhập khác nhau Vì vậy doanh nghiệp sẽ thôngqua các giao dịch mua bán để kết chuyển lãi về trụ sở tại nước có mức thuế suấtnhỏ hơn để trốn thuế thu nhập Nói chung chủ yếu là vì mục đích thuế

Tóm lại gian lận đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay ,nó không nhữnglàm thất thoát lượng lớn tài sản của doanh nghiệp mà còn làm cho các nhà đầutư,chủ nợ gặp nhiều rủi ro hơn khi đưa ra các quyết định đầu tư, khi sử dụngthông tin có gian lận.Có thể nhận thấy gian lận trong BCTC thường gặp là:

- Khai cao( khai khống) doanh thu: Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có thực Kỹ thuật thường

sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo, lập chứng từ giả mạo Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên Hóađơn như số lượng, giá bán hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao

Trang 15

hàng chưa hoàn tất, quyền sở hữu và trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hoá – dịch vụ chưa được chuyển qua bên mua hàng.

- Ghi nhận sai niên độ: Gian lận trong Báo cáo tài chính có thể được thực hiện bởi kỹ thuật ghi nhận sai niên độ trong đó, doanh thu hay chi phí đượcghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh Doanh thu hoặc chi phí của

kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn

-Giấu công nợ và chi phí: Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên Báo cáo tài chính với mục đích khai khống lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu Đây là phương pháp dễ thực hiện so với các phương pháp ngụy tạo các giao dịch bán hàng Mặt khác nó rất khó bị các kiểm toán viên phát hiện vì thường không để lại dấu vết

-Không khai báo đầy đủ thông tin: Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính Các thông tin thường không được khai báo đầy đủ trong thuyết minh như

nợ phải trả tiềm tàng, các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán

-Áp dụng phương pháp đánh giá không đúng: Việc áp dụng sai

phương pháp đánh giá là một kỹ thuật gian lận khá phổ biến Việc đánh giá sai thường áp dụng cho các khoản mục sau: Hàng tồn kho, khoản phải thu, các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản

1.1.4 Các kỹ thuật ,dấu hiệu để phát hiện gian lận

Bằng việc gian lận và “thao tác trong kế toán”, các công ty có thể làm choBCTC sai lệch một cách trọng yếu như khai tăng doanh thu và tài sản, khaigiảm chi phí và công nợ, hoặc đưa ra những thông tin thiếu trung thực, không

Trang 16

hình tài chính so với sự thật của nó Kiểm toán viên cần phải nắm bắt nhữngdấu hiệu để phát hiện ra các hành vi sai phạm của ban quản lý khiến các BCTC

bị sai lệch Viện kiểm toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) có đưa ra một sốdấu hiệu để phát hiện các hành vi sai phạm tiềm năng của một công ty:

- Tồn tại các nghiệp vụ chưa phê duyệt

- Có dính líu các cuộc điều tra của Chính phủ

- Các báo cáo pháp luật liên quan đến vấn đề vi phạm pháp luật

- Chi trả cho các nhà tư vấn, luật gia hoặc một số nhân viên không rõ lý do

- Chi phí hoa hồng cho các đại lý hoặc người bán hàng quá lớn

- Các khoản chi tiền mặt lớn bất thường

- Các khoản chi cho quan chức Chính phủ không giải thích được

- Không lưu các báo cáo nộp thuế, lệ phí…

1.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót ở đơn vị Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240” Gian lận và sai sót”,

giám đốc ( hoặc người đứng đầu đơn vị) được kiểm toán chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn

vị thông qua việc xây dựng và duy trì thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp.Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán là giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận

và sai sót nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm toán không chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán.Trách nhiệm chủ yếu vủa kiểm toán viên là xem xét rủi ro có các chênhlệch trọng yếu trong BCTC do những gian lận và sai sót gây ra.Cụ thể :

1.2.1 Đánh giá rủi ro:

Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công

ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làmảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và phải trao đổi với Giám đốc (hoặc

Trang 17

người đứng dầu) đơn vị về mọi gian lận hoặc sai sót quan trọng phát hiệnđược.Ngoài các hạn chế trong thiết kế và thực hiện hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cũng cần lưu ý tới những tình huốnghoặc sự kiện làm tăng rủi ro do gian lận hoặc sai sót, gồm:

+ Các vấn đề liên quan đến tính chính trực hoặc năng lực của Ban Giámđốc;

+ Các yếu tố bất thường đối với đơn vị;

+ Những khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toánthích hợp

1.2.2 Phát hiện:

Trên cơ sở đánh giá rủi ro, kiểm toán viên phải thiết lập các thủ tụckiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo các gian lận và sai sót có ảnh hưởng trọngyếu đến báo cáo tài chính đều được phát hiện

Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đểchứng minh là không có gian lận hoặc sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báocáo tài chính; hoặc nếu có gian lận, sai sót thì đã được phát hiện, được sửachữa hoặc đã trình bày trong báo cáo tài chính, và kiểm toán viên phải chỉ raảnh hưởng của gian lận và sai sót đến báo cáo tài chính Khả năng phát hiện saisót thường cao hơn khả năng phát hiện gian lận vì gian lận thường kèm theocác hành vi cố ý che dấu

Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên dù kiểm toán viên đã tuânthủ các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán thì rủi ro do không phát hiện hết cácgian lận và sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính vẫn có thểxảy ra Khi xảy ra rủi ro do không phát hiện hết các gian lận và sai sót làm ảnhhưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì phải xem xét việcchấp hành đầy đủ nguyên tắc và thủ tục kiểm toán trong từng hoàn cảnh cụ thể

và tính thích hợp của các kết luận trong báo cáo kiểm toán dựa trên kết quả củacác thủ tục kiểm toán đã thực hiện

Trang 18

1.2.3 Những hạn chế vốn có của kiểm toán bao gồm:

+ Công việc kiểm toán thường chịu rủi ro do không phát hiện hết các saiphạm làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán

đã được lập kế hoạch và tiến hành theo đúng các chuẩn mực kiểm toán ViệtNam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận

+ Rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do gian lận cao hơnrủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do sai sót, vì gian lận thường

đi kèm với các hành vi cố ý che dấu gian lận Kiểm toán viên có quyền chấp nhậnnhững giải trình, các ghi chép và tài liệu của khách hàng khi có bằng chứng vềviệc không có gian lận và sai sót Tuy vậy, kiểm toán viên phải có thái độ hoàinghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán

và phải luôn ý thức được rằng có thể tồn tại những tình huống hoặc sự kiện dẫnđến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính

+ Do những hạn chế vốn có của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soátnội bộ nên vẫn có khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót làm ảnh hưởng trọngyếu đến báo cáo tài chính Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể không phát hiệnđược gian lận do có sự thông đồng giữa các nhân viên hoặc gian lận của BanGiám đốc

1.2.4 Những thủ tục cần được tiến hành khi có dấu hiệu gian lận và sai sót

Trong quá trình kiểm toán, khi xét thấy có dấu hiệu về gian lận hoặc saisót, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét những ảnh hưởng củagian lận và sai sót đến báo cáo tài chính Trường hợp kiểm toán viên và công tykiểm toán cho rằng gian lận hoặc sai sót có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báocáo tài chính thì phải thực hiện sửa đổi và bổ sung những thủ tục kiểm toánthích hợp.Mức độ sửa đổi và bổ sung các thủ tục kiểm toán phụ thuộc vào sựđánh giá của kiểm toán viên về:

Trang 19

+ Các loại gian lận và sai sót đã được phát hiện;

+ Tần suất xảy ra gian lận hoặc sai sót;

+ Khả năng tái diễn của một loại gian lận hoặc sai sót cụ thể có thể ảnhhưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính

Kiểm toán viên không được cho rằng các gian lận và sai sót xảy ra là đơn

lẻ và biệt lập, trừ khi đã xác định rõ ràng Nếu cần thiết, kiểm toán viên phảiđiều chỉnh lại nội dung, lịch trình và phạm vi các thử nghiệm cơ bản

Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán sửa đổi và bổ sung thường giúp chokiểm toán viên khẳng định hoặc xoá bỏ nghi ngờ về gian lận hoặc sai sót.Trường hợp kết quả của các thủ tục sửa đổi và bổ sung không xoá bỏ đượcnghi ngờ về gian lận và sai sót, thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phảithảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và phải đánhgiá ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán

Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của các gian lận và sai sót trọngyếu trong mối liên hệ với những khía cạnh khác của cuộc kiểm toán, đặc biệt là

độ tin cậy trong các giải trình của Giám đốc Trường hợp hệ thống kế toán và

hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được gian lận và sai sót hoặc cácgian lận và sai sót không được đề cập trong giải trình của Giám đốc thì kiểmtoán viên phải xem xét lại việc đánh giá rủi ro và độ tin cậy của các giải trình

đó Khả năng phát hiện gian lận và sai sót của kiểm toán viên sẽ tuỳ thuộc vàomối quan hệ giữa các sai phạm với những hành vi cố tình che dấu sai phạm;giữa các thủ tục kiểm soát cụ thể của Ban Giám đốc và các nhân viên liênquan

1.2.5 Thông báo về gian lận và sai sót

Thông báo cho Giám đốc hoặc người đứng đầu

Kiểm toán viên phải thông báo kịp thời những phát hiện của mình cho Giám đốc đơn vị được kiếm toán trong thời hạn nhanh nhất trước ngày phát hành báo cáo tài chính, hoặc trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán, khi:

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w