1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH 4 HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

29 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 647,5 KB

Nội dung

Câu 1. TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH 4 HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. HỆ THỐNG 1.1. Khái niệm hệ thống Hệ thống là một nhóm các yếu tố tương tác lẫn nhau và hoạt động cùng nhau trong một phạm vi không gian nhất định. Ví dụ: Một hệ thống tuần hoàn trong cơ thể gia súc Một hệ thống vũ trụ bao la Một hệ thống nuôi trồng thủy sản tự cung tự cấp mang tính quảng canh Một hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản tổng hợp (VAC). 1.2. Cấu trúc và các thành phần của hệ thống nuôi trồng thủy sản Các thành phần trong hệ thống nuôi trồng thủy sản (NTTS) Các thành phần cố định Các thành phần có biến động Các thành phần có giới hạn Các thành phần không có giới hạn

Câu 1. TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH 4 HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. HỆ THỐNG 1.1. Khái niệm hệ thống Hệ thống là một nhóm các yếu tố tương tác lẫn nhau và hoạt động cùng nhau trong một phạm vi không gian nhất định. Ví dụ: Một hệ thống tuần hoàn trong cơ thể gia súc Một hệ thống vũ trụ bao la Một hệ thống nuôi trồng thủy sản tự cung tự cấp mang tính quảng canh Một hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản tổng hợp (VAC). 1.2. Cấu trúc và các thành phần của hệ thống nuôi trồng thủy sản * Các thành phần trong hệ thống nuôi trồng thủy sản (NTTS) - Các thành phần cố định - Các thành phần có biến động - Các thành phần có giới hạn - Các thành phần không có giới hạn * Các thành phần ngoài hệ thống NTTS - Các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống NTTS - Các thành phần ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động NTTS 1.3. Cơ chế hoạt động của - Các thành phần hay yếu tố trong hệ thống hoạt động liên lục và là các dòng chảy động. - Thành phần lớn có tính lấn át thành phần khác yếu hơn (tính cạnh tranh). - Các thành phần hoạt động trong hệ thống của mình nhưng có liên quan đến các yếu tố hay bị ảnh hưởng từ các thành phần bên ngoài. 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2.1. Tính động và mở của hệ thống nuôi trồng thủy sản Ao nuôi hay các hình thức nuôi khác đều có mối quan hệ với các yếu tố môi trường bên ngoài thông qua giới hạn tạm thời có tính chất không gian nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình biến đổi các yếu tố bên ngoài và khả năng thích ứng bên trong. Quá trình thay đổi các yếu tố hay thành phần trong môi trường nước của ao nuôi cũng chính là sự diễn biến hay chuyển động không ngừng của quá trình thích ứng môi trường với sự tác động của sản xuất trong nuôi trồng thủy sản. 2.2. Khả năng trao đổi chất đặc biệt của các đối tượng nuôi trong hệ thống - Các động vật thủy sản có khả năng chuyển hóa thức ăn rất hiệu quả, so với các loài động vật trên cạn, từ đó chi phí thức ăn thấp hơn rất nhiều để sản xuất ra 1 kg sản phẩm thông thường, cứ 1 kg thức ăn có thể sản xuất 1 kg tôm và 1,2 kg thức ăn có thể sản xuất 1 kg cá, trong khi động vật chăn nuôi như lợn từ 2-3 kg thức ăn mới sản xuất 1 kg sản phẩm, trâu bò có thể chi phí thức ăn cao hơn. Điều đó cho thấy rằng, động vật thủy sản có quá trình trao đổi protein và năng lượng rất đặc biệt. - Khả năng tích lũy các axít béo không no mạch dài như nhóm Omega – 3 ở cá cao hơn các động vật khác, cho dù thức ăn chỉ cung cấp chất béo có chứa hàm lượng Omega – 3 thấp hay chỉ từ thực vật thiếu Omega-3. - Trong một khoảng thời gian ngắn nhưng sản phẩm đã được sản xuất và với số cá thể lớn trong một khối lượng sản phẩm 2.3. Mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống với các yếu tố trầm tích đáy - Các mối quan hệ không gian giữa các thành phần hay yếu tố trong ao nuôi với các thành phần của chất đáy trầm tích. - Đặc điểm phân bố các thành phần carbon tổng số (TC), carbon hữu cơ (TOC), carbon vô cơ (TIC) và hàm lượng nitơ tổng số (TN) trong đáy ao. - Môi trường và chế độ thủy động lực thay đổi và biến động liên tục. - Sự thay đổi các thành phần vi sinh vật trong ao, các yếu tố khác đều liên quan đến quá trình nuôi trồng thủy sản. 3. LĨNH VỰC, THỦY VỰC VÀ CÁC HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Căn cứ vào môi trường nuôi - trồng, người ta chia thành 3 bộ phận chính: 3.1. Nuôi thủy sản nước ngọt 3.1.1. Nuôi cá trong ao nước ngọt Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thủy sản (nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰. Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, chúng ta đã nhập thêm hàng chục loài khác như cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rôhu, trôi Ấn… Nghề cá nước ngọt bao gồm khai thác tự nhiên và nghề nuôi, trong đó nghề nuôi cá đã đóng góp vào việc cung cấp thực phẩm quan trọng cho nhân dân và xuất khẩu. Hình 1.1. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt bằng lồng bè trên các sông 3.1.3. Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ Được tiến hành theo mô hình nuôi cá - lúa, tôm - lúa, luân canh hoặc xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Hình 1.2. Cá chép, cá diếc Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng ngập lũ hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm càng xanh. Phát triển nuôi thủy sản trong ruộng trũng đã trở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao giá trị xuất khẩu. Các đối tượng khác là lươn, ếch, ba ba, cá sấu,… cũng đang được nuôi ở nhiều nơi. 3.2. Nuôi trồng thủy sản nước lợ Hình 1. 3 . Cá đối Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thủy sản trong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú (P. monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm bạc thẻ (P. indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei), tôm rằn (P. semisulcatus) và một số loài cá như cá vược (chẽm), cá dìa - cá nâu, cá mú (song), cá kình, cá đối… Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhiên, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, chất kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. 3.3. Nuôi, trồng động thực vật nước mặn 3.3.1. Nuôi thủy sản nước mặn (nuôi biển) Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc… 3.3.2. Trồng rong câu, rong sụn Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Bến Tre. Rong sụn là loài mới được nhập và trồng có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung và Nam Bộ. Nhìn chung, với những nỗ lực trong việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống; chú trọng những đối tượng nuôi thế mạnh của từng vùng; áp dụng phương thức nuôi tiên tiến, đem lại hiệu quả cao, nhất là áp dụng công nghệ nuôi công nghiệp chu trình khép kín, ít thay nước đối với đối tượng tôm sú; phát triển các khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao,… hoạt động nuôi, trồng các loài 22 động, thực vật thủy sinh đã thu được kết quả vượt bậc, tỷ lệ sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản đã tăng từ 29,16% năm 2001 đến 35,08% năm 2003. 3.4. Các hình thức và phương thức nuôi trồng thủy sản Trong nuôi trồng thủy sản, chúng ta có thể áp dụng nhiều hình thức hay loại hình nuôi khác nhau. 3.4.1. Hình thức nuôi trồng thủy sản trong ao Đây là hình thức phổ biến nhất và xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam. Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả cá, sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC. Hình thức này được giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi và người dân có thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh. 3.4.2. Hình thức nuôi trong lồng bè ở các mặt nước lớn ở đảo, vịnh hay ven bờ Đây là hình thức nuôi khá phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau (ngọt và lợ, mặn), hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các dòng sông hoặc trên các vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu từ 3 m trở lên. Đây là hình thức được phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Người dân tận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản và mang lại hiệu quả rất tốt. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi bán thâm canh và thâm canh. 3.4.3. Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng Là hình thức nuôi có giới hạn bằng các chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng độ sâu có giới hạn nhất định từ 4 - 6 m. Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi từ quảng canh đến thâm canh nhưng trong thực tế chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độ sâu từ 4 – 6 m hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu từ 2 -3 m. 3.4.4. Hình thức nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao Đây là hình thức áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh (BTC) hay quảng canh cải tiến (QCCT), người dân có thể nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và cả rong biển. Hình thức nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường và an toàn dịch bệnh hơn. Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi hỗn hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến. Câu 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN 1. PHƯƠNG PHÁP CẢM QUAN Các loại nguyên liệu thức ăn, thức ăn hỗn hợp cho động vật thủy sản thường đươc kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng để chế biến hoặc cho cá, tôm ăn để khi cần thiết có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn có hiệu quả. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng như sau: Phương pháp thử cảm quan: Là phương pháp đánh giá bằng các giác quan có tác dụng nhanh, nhận xét được chất lượng thức ăn về màu sắc, mùi vị, mặn nhạt, ngọt đắng, thấy mốc trắng, mốc xanh, v.v - Thị giác: quan sát bằng mắt thấy màu sắc của nguyên liệu, của hỗn hợp thức ăn, kích cỡ hạt nghiền, tạp chất, côn trùng, khô, ướt, mốc xanh Thức ăn có tạp chất, mốc, sâu mọt, vón cục là không dùng được. - Khứu giác: Thức ăn mất mùi là hỏng do để lâu: bảo quản không tốt, hoặc chế biến từ nguyên liệu kém chất lượng. Thức ăn ôi do dầu mỡ bị oxy hoá. Mùi hôi mốc là bị lên men mốc có độc tố aflatoxin, các khí NH3, CO2. Thức ăn tốt có mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu. - Vị giác: Nếm thức ăn biết được nhạt mặn, thơm ngon hoặc cay đắng. Thức ăn có độ mặn vừa phải, không cay đắng là tốt. - Xúc giác: Rải mỏng thức ăn trên bàn tay rồi sờ vào biết được độ mịn, độ ẩm, độ nhiễm vật lạ, độ mát của thức ăn. Khi có kích cỡ hạt bột ở độ mịn phù hợp với loại gia cầm, không vón cục, v.v là thức ăn tốt. * Ưu điểm : - cho kết quả nhanh chóng, dễ thực hiện và ít tốn kém - Không yêu cầu người có trình độ cao * Nhược điểm : - Độ chính xác không cao , dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và bản thân người thực nghiệm - Yêu cầu trình độ không cao nhưng đòi hỏi có kinh nghiệm lâu năm - Không xác định được các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm có thể xác được thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn, xác định được nhiệt năng của các thành phần hữu cơ. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm có nhiều ưu điểm đồng thời cũng tồn tại nhiều nhược điểm cơ bản như sau: * Ưu điểm: - Cho kết quả nhanh chóng, có thể áp dụng rộng rãi. - Kết quả chính xác về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng, giúp ta thấy sự giống và khác nhau giữa thức ăn và cơ thể động vật, đồng thời có thể phân loại được thức ăn và sơ bộ biết được thức ăn có tốt hay xấu. * Nhược điểm: - Chưa phản ánh được giá trị thực tế của các chất dinh dưỡng trong thức ăn, chỉ cho thấy số lượng mà không thấy chất lượng. - Chưa thấy được ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đó đối với tôm cá. 3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HOÁ 3. 1 Độ tiêu hoá thức ăn Thức ăn khi được động vật thủy sản ăn vào , một phần sẽ được động vật thủy sản hấp thu, phần không được tiêu hóa hoặc hấp thu dễ bị thải ra ngoài. Độ tiêu hoá thức ăn là khả năng tiêu hoá và hấp thụ loại thức ăn đó. Độ tiêu hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Protein, lipid va carbohydrat của thức ăn phải được thủy phân trước khi tôm cá sử dụng. Quá trình tiêu hóa protein, lipid và carbohydrat sẽ cung cấp acid amin, acid béo và glucose và cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Một chất dinh dưỡng nếu không được tiêu hóa sẽ không được hấp thu vào cơ thể để tiến hành các phản ứng dinh dưỡng. Trước khi xây dựng công thức thức ăn cho tôm cá, cần phải xác định độ tiêu hóa tôm cá đối với từng loại nguyên liệu làm thức ăn. Tỷ lệ tiêu hóa của một chất dinh dưỡng nào đó trong thức ăn là tỷ lệ giữa phần tiêu hóa được của chất dinh dưỡng đó so với những phần ăn vào. Hệ số tiêu hóa tạm (Apparent digestibility coefficient) được tính bằng công thức [...]... cá chẽm khi sử dụng các phương pháp thu phân khác nhau (Spyridaskis, 1989) Hệ số tiêu hóa (ADC) Vuốt bụng Phương pháp thu phân Giải phẩu Hút phân Siphon ống tiêu hóa phân cá Phương pháp lọc ADC protein 82,5 ± 1 .4 84, 4 ± 0.8 86,6 ± 0.3 90,6 ± 0.3 94, 2 ± 0.1 (%) ADC (%) 94, 1 ± 0.8 95,0 ± 0 .4 96,3 ± 0 .4 97,3 ± 0.2 97,1 ± 0.3 lipid Hình 2.1 Một số hệ thống thu phân 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIÊU HÓA:... kcal/g Bảng 4. 2 : Khả năng tiêu hóa (%) một số nguồn nguyên liệu của giáp xác Nguồn Loài Tiêu hóa Tiêu hóa Năng lượng nguyện liệu chất khô protein tiêu hóa Cám gạo (ADMD) 89 (ACPD) 48 (ADE) - 40 76 - 53 43 67 84 76 57 56 75 92 - Tôm sú 60 90 - He Nhật bản 64 - - Tôm sú Thẻ chân trắng He Nhật bản Bột đầu tôm Càng xanh Bột nành Thẻ chân trắng đậu Thẻ chân trắng Càng xanh Thẻ chân trắng 76 64 84 81 72 -... 5 PHƯƠNG PHÁP NUÔI DƯỠNG 5.1 Hệ thống thí nghiệm: - Điều kiện môi trường phải được khống chế thích hợp với sinh trưởng bình thường của đối tượng thí nghiệm - Nên bố trí thí nghiệm trong hệ thống lọc tuần hoàn hoặc chảy tràn - Thể tích bể ương phải đủ lớn cho cá sinh trưởng bình thường đến khi kết thúc thí nghiệm (thường tăng trưởng 500-1000%) - Duy trì ánh sáng 12h/ngày Hình 2.2: Hệ thống thí nghiệm... toán độ tiêu hóa thức ăn @ Phương pháp thu trong hệ thống nuôi : Để có thể xác định chính xác hơn độ tiêu hóa thức ăn và hạn chế các nhược điểm của phương pháp thu trực tiếp từ ống tiêu hóa, các nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp thu phân bằng cách nuôi cá trong môi trường nước Có hai phương pháp thu là phương pháp thu phân tự lắng và phương pháp thu phân liên tục (Guillaume và ctv, 1999) Bảng 3.2 :... thải theo phân là đã được tiêu hóa, hấp thu thì sẽ gặp phải vấn đề là: trong phân ngoài phần thức ăn không tiêu hóa được còn có những chất bài thải vào ruột không tái hấp thu được và xác của tế bào biểu mô ruột bị tróc ra, sẽ đi theo phân làm tăng lượng đạm trong phân (thức ăn không có đạm nhưng phân vẫn có đạm) Do đó tỷ lệ tiêu hóa đạm tìm được thường thấp hơn thực tế Mặt khác, vi khuẩn lại phân giải... ban đầu Wt: trung bình khối lượng cuối @ Hệ số thức ăn: lượng thức ăn (tính theo khối lượng khô) cần dùng để tăng một đơn vị khối lượng vật nuôi * Hệ số tiêu tốn thức ăn: là lượng thức ăn sử dụng để tăng một đơn vị khối lượng Hệ số này được tính trong thực tế sản xuất * Hệ số chuyển hóa thức ăn là lượng thức ăn động vật thực sự ăn vào để tăng một đơn vị thể trọng Hệ số này thường được tính trong các thí... nghiên cứu cá bố mẹ cần đánh giá các chỉ số như: hệ số thành thục, tỉ lệ thành thục, thời gian tái phát dục, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối, tỉ lệ nở, chất lượng ấu trùng…  Đối với ấu trùng giáp xác: thời gian biến thái, tỉ lệ biến thái, mức độ phân đàn…  Đối với giai đoạn nuôi thịt có thể đánh giá thành phần sinh hóa, màu, mùi của sản phẩm nuôi ... CO2, CH4 thải ra ngoài Do đó tỷ lệ tiêu hóa nhóm Glucid tìm được thường cao hơn thực tế Ví dụ: Cho con vật ăn mỗi ngày 1.2 g , trong đó có chứa 1 g vật chất khô và trong ngày đó nó thải ra 0.2g vật chất khô (trong phân) Thì tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của thức ăn này là: 80% 3.2 Phương pháp xác định khả năng tiêu hóa thức ăn Động vật thủy sản sống trong môi trường nước nên cả thức ăn và phân đều... Nguồn cung cấp protein có ảnh hưởng rất lớn đến độ tiêu hóa protein của tôm cá Cá rô phi, mức năng lượng tiêu hóa bột cá là 4. 04 kcal/g, bột đậu nành là 3. 34 kcal/g, trong khi bột thịt xương chỉ là 2 .49 kcal/g @ Đối với chất bột đường: Khả năng tiêu hóa chất bột đường của động vật thủy sản không cao Do đó nếu phối chế hàm lượng chất bột đường cao trong thức ăn thì khả năng tiêu hóa sẽ giảm, đặc biệt là... Faeces): lượng phân thải ra (tính theo trọng lượng khô hay hàm lượng dưỡng chất) Tuy nhiên trong nguồn phân thải ra ngoài lượng thức ăn không tiêu hóa hoặc hấp thu, còn các phần khác do cơ thể thải ra Do đó để tính chính xác hơn các nhà dinh dưỡng học đưa ra hệ số tiêu hoá thực TDC (True digestibility coefficient) trong đó các phần của phân có nguồn gốc do cơ thể thải bỏ được tính trừ ra khỏi phần phân I- . trồng thủy sản (NTTS) - Các thành phần cố định - Các thành phần có biến động - Các thành phần có giới hạn - Các thành phần không có giới hạn * Các thành phần ngoài hệ thống NTTS - Các thành. - Các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống NTTS - Các thành phần ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động NTTS 1.3. Cơ chế hoạt động của - Các thành phần hay yếu tố trong

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w