Xây dựng hệ sinh thái nông thôn vùng cồn cát ĐềGi ( Bình Định)

4 525 1
Xây dựng hệ sinh thái nông thôn vùng cồn cát ĐềGi ( Bình Định)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: Xây dựng hệ sinh thái nông thôn vùng cồn cát ĐềGi ( Bình Định) 1. Đặt vấn đề Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi nhu cầu của con người về vật chất cũng như tinh thần ngày càng cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển con người đã vô tình phá hoại môi trường sống, phá hoại một môi trường trong sạch mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Môi trường bị ô nhiễm dẫn đến bệnh tật, thiên tai hạn hán, lũ lụt, sự xâm thực của nước biển, nhiệt độ Trái Đất tăng lên,… Vì vậy, đòi hỏi mỗi chúng ta phải bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta. Và điều mà bây giờ chúng ta mong muốn đạt được đó là cân bằng hệ sinh thái. Ở các đô thị dân số ngày càng đông, diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở ngày càng bị thu hẹp. Trong khi đó, ở nông thôn vẫn còn diện tích đất bị bỏ hoang chưa khai thác. Bên cạnh đó, nông thôn ngày nay ở Việt Nam môi trường cũng đang bị đe dọa và việc khai thác tài nguyên cũng chưa hợp lý. Vì vậy, xây dựng môi trường sinh thái nông thôn là cần thiết. Đó là lí do đề tài “ Xây dựng môi trường sinh thái nông thôn” được lựa chọn để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan tài liệu Việc xây dựng hệ sinh thái nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay ở Việt Nam đã có một số mô hình xây dưng môi trường sinh thái nông thôn như: Mô hình hệ kinh tế - sinh thái vùng Gò Đồi Đồng Hà ( Quảng Trị), mô hình hệ kinh tế - sinh thái vùng cồn cát Phù Mỹ (Bình Định), mô hình hệ kinh tế - sinh thái vùng đất trũng Hoa Lư, mô hình cộng đồng ngăn ngừa, phòng chống hoang mạc hóa ở Thạch Đỉnh( Hà Tĩnh). [ 1] 1 Việc xây dựng mô hình sinh thái nông thôn cần được quan tâm nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu của cuộc sống. Những vùng bờ biển giàu nguồn cát mịn (đường kính hạt trong khoảng từ 0,2 đến 2mm ), bị khô khi thủy triều rút, bị sấy nóng do mặt trời, lại có gió mạnh thường xuyên trên 15 km/giờ đều xuất hiện cồn cát. Từ khi xuất hiện đến khi ổn định, cồn cát không hình thành đơn lẻ mà tạo thành một dãy cồn song song với mép nước biển như những làn sóng cát. Từ mép nước biển hướng về đất liền có thể gặp một tập hợp 5 dãy cồn cát với mức độ ổn định tăng dần, đó là cồn sơ khai – cồn tiền tiêu – cồn màu vàng – cồn màu xám – và cồn trưởng thành. 5 dãy cồn tạo thành một thế hệ cồn cát. Cồn cát ven bờ là nơi sinh cư của nhiều loài động vật nhỏ như bò sát, gậm nhấm, côn trùng, là vùng đệm an toàn giữa biển và đất liền và rất dễ bị tổn thương do hoạt động của con người cũng như do thay đổi chế độ động lực biển và khí hậu. Một vùng bờ có thể có nhiều thế hệ cồn cát xuất hiện vào các thời kỳ địa chất khác nhau. Ví dụ vùng ven biển miền Trung nước ta có đến 4 thế hệ cồn cát lấy theo tên màu của cát, gồm: cồn cát đỏ (loại cổ nhất, chỉ gặp ở Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận), cồn cát vàng nghệ, cồn cát trắng và cồn cát vàng xám (loại trẻ nhất). Tại Khánh Hòa chỉ gặp 2 thế hệ là cồn cát trắng và cồn cát vàng xám ở bán đảo Đầm Môn và bán đảo Cam Ranh. Cồn cát ven bờ không chỉ là bức trường thành bảo vệ bờ biển tại những vùng đất thấp ven bờ, chúng còn là một hệ sinh thái độc nhất vô nhị vùng bờ. Các túí nước ngọt trong cồn cát, cảnh quan du lịch thiên nhiên, nhiều dạng động thực vật đặc thù, đất trên các cồn cát trưởng thành bị thực vật che phủ còn là loại thổ nhưỡng màu mỡ… là những tài nguyên vô giá của cồn cát Tuy nhiên, những năm qua, việc phát triển ồ ạt hình thức nuôi tôm trên cồn cát ở nhiều tình miền Trung nước ta, việc khai thác tràn lan sa khoáng Titan trên cồn cát ven biển đã phá hủy những vùng cồn cát rộng lớn ven bờ mà thiên nhiên phải mất hàng chục ngàn năm lịch sử mới tạo dựng được. [2] Có 5 mối đe dọa đến sự ổn định của hệ cồn cát ven bờ: [2] 1. Hoạt động du lịch trên cồn cát gây nguy cơ làm mất lớp phủ thực vật, tăng xói mòn 2 và nguy cơ cháy. 2. Chăn thả quá mức gia súc có sừng làm tăng xói mòn, giảm tính đa dạng sinh học trong lớp phủ thực vật cồn, nhất là trảng cỏ. 3. Cồn cát thường là vị trí xâm lấn của các loài động thực vật xâm nhập vì đó là nơi ít được chú ý về mặt sinh thái. 4. Mực nước biển dâng cao làm gia tăng xói lở chân cồn cát tiền tiêu, giảm nguồn cung cấp cát cho các vùng cồn. 5. Khai phá và xây dựng làm phá vỡ cấu trúc cũng như tính ổn định của cồn (hoạt động nông nghiệp, làm sân golf, làm đường giao thông, khai thác cát hoặc sa khoáng trên cồn hoặc bơm hút cát từ bãi biển, nuôi tôm trên cát, bơm hút quá mức nước ngầm trong cồn cát…). Bình Định là tỉnh thuộc ven biển có nhiều vùng đồi cát, và hiện nay một số vùng vẫn còn bị bỏ hoang chưa có sự quan tâm của các cấp. Và vùng cồn cát ven biển ĐềGi là vùng chịu tác động của thủy triều và của khách du lịch, làm cho diện tích cồn cát ngày càng bị thu hẹp. Với những lý do trên mà môi trường sinh thái nông thôn được chọn trong luận văn này là môi trường sinh thái nông thôn ở vùng cồn cát ( Bình Định). Để thực hiện đề tài này trong luận văn cần giải quyết các vấn đề sau: 1. Vị trí địa lý của vùng 2. Thời tiết của vùng 3. Môi trường hiện tại của vùng 4. Kinh tế của vùng 5. Các giải pháp Để giải quyết các vấn đề trên trước hết chúng ta cần phải khảo sát thực tế khu vực ( cồn cát – Bình Định), phân tích đánh giá và hiện trạng sử dụng tài nguyên của vùng. Mục tiêu của đề tài này nhằm cải thiện môi trường sống, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo khả năng của tự điều chỉnh của hệ sinh thái. 3 4 . hình xây dưng môi trường sinh thái nông thôn như: Mô hình hệ kinh tế - sinh thái vùng Gò Đồi Đồng Hà ( Quảng Trị), mô hình hệ kinh tế - sinh thái vùng cồn cát Phù Mỹ (Bình Định), mô hình hệ kinh. Đề tài: Xây dựng hệ sinh thái nông thôn vùng cồn cát ĐềGi ( Bình Định) 1. Đặt vấn đề Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi. dãy cồn cát với mức độ ổn định tăng dần, đó là cồn sơ khai – cồn tiền tiêu – cồn màu vàng – cồn màu xám – và cồn trưởng thành. 5 dãy cồn tạo thành một thế hệ cồn cát. Cồn cát ven bờ là nơi sinh

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan