1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các công cụ sử dụng trong quản lý tài nguyên nước

25 2,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Công Cụ Sử Dụng Trong Quản Lý Tài Nguyên Nước
Tác giả Nguyễn Hồng Diễm Phúc, Trương Thị Minh Hạnh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Nước
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 305,5 KB

Nội dung

Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường định kỳ đến kiểm tra các cơ sở đổ thải nước, nếu phát hiện các cơ sở không tuân thủ tiêu chuẩn môi trường và các quy định trong giấy phép thì t

Trang 1

MỤC LỤC

I MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN

II TỔNG QUAN VỀ VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG

NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM

III NỘI DUNG

1 Công cụ quản lý tài nguyên môi trường

1.1 Phân loại theo chức năng 1.2 Phân loại theo bản chất công cụ

2 Công cụ quản lý tài nguyên nước2.1 Quản lý tài nguyên nước mặt

2.1.1 Các nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt 2.1.2 Các công cụ quản lý tài nguyên nước mặt

2.2 Quản lý tài nguyên nước ngầm

2.2.1 Các nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nước ngầm 2.2.2 Các công cụ quản lý tài nguyên nước ngầm

3 Văn bản pháp luật Việt Nam về quản lý tài nguyên nước

IV NHẬN ĐỊNH – ĐÁNH GIÁ

V TÀI LIỆU THAM KHẢO – HÌNH ẢNH MINH HỌA

1 Tài liệu tham khảo

2 Hình ảnh minh họa

Trang 2

I MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN

Nước là một trong những nhu cầu cơ bản của con người và các hệ sinh thái Nước cần dùng cho sinh hoạt của con người, tưới tiêu nông nghiệp, hoạt động giao thông, phục

vụ sản xuất công nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản và sản sinh năng lượng Sau khi sử dụng, nước thải ra đều bị nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn, vi trùng, các mầm mống gây bệnh, các hóa chất độc hại, kim loại nặng, dầu mỏ, nhiệt, các chất phóng xạ và trở thành nước bị ô nhiễm, không đáp ứng yêu cầu sử dụng nữa Vì vậy quản lý môi trường nước, phòng chống ô nhiễm môi trường nước có ý nghĩa rất quan trọng

II TỔNG QUAN VỀ VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI

NGUYÊN NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Do phát triển kinh tế, phát triển các đô thị mà lượng nước thải, đa phần là nước thải không được xử lý, đã xả ra môi trường ngày càng tăng đến mức khó kiểm soát Các thủy vực vì thế đang dần dần sẽ trở thành bể chứa nước thải công nghiệp và sinh hoạt

Ở nhiều đô thị, làng nghề, một số khu công nghiệp, sự ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước dưới đất ngày một nghiêm trọng hơn, dòng sông có thể có nước mà không còn sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào, đã xuất hiện những đoạn sông, dòng sông

“chết“ ở nơi này nơi khác

Trang 3

Dự tính đến năm 2025, nước ta sẽ có 90-100 triệu người Nền kinh tế sẽ đạt mức phát triển trung bình trên thế giới Do vậy, nhu cầu dùng nước sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay

Rõ ràng, nguồn nước đang ngày càng xấu đi cả về chất và lượng trong khi nhu cầu dùng nước ngày một gia tăng, nếu không có những giải pháp hữu hiệu trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phát triển bền vững, tới thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chúng ta phải hướng tới khai thác, sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm; phát triển kinh tế, xã hội phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của nguồn nước; khai thác triệt để các nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất, nước lợ, nước tái sử dụng, để đáp ứng các nhu cầu dùng nước và sử dụng nước một cách khôn ngoan nhất tùy điều kiện từng nơi từng lúc Sử dụng nước đòi hỏi mang tính tổng hợp như đã được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, trong Luật Tài nguyên nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch dài hạn phát triển đất nước

Thực trạng tài nguyên nước và những đòi hỏi đáp ứng nhu cầu nước để phát triển bền vững kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường trong tương lai là những thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phương thức quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước ở nước ta

Trang 4

1 Công cụ quản lý tài nguyên môi trường

1.1 Phân loại theo chức năng : Có thể phân ra 3 loại

Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp và chính sách, thông qua đó nhà nước có thể

điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới việc phát sinh ra ô nhiễm

Công cụ hành động: là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã

hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v và công cụ kinh tế

Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác động

trực tiếp tới hoạt động (GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường )

1.2 Phân loại theo bản chất công cụ

Có thể phân loại công cụ QLMT theo bản chất thành 3 loại cơ bản sau: các công cụ luật pháp- chính sách, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản lý

Công cụ luật pháp – chính sách:

Công cụ luật pháp – chính sách có thể là các quy định văn bản dưới luật của các ngành ở từng quốc gia như Nghị định, tiêu chuẩn cũng như các quy định của cơ quan tối cao của chính quyền địa phương

Công cụ kinh tế:

Trang 5

Là công cụ đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất, kinh doanh Công cụ kinh tế rất đa dạng như: thuế MT, nhãn sinh thái, phí MT, côta MT, quỹ MT…

Công cụ kinh tế được xây dựng và áp dụng cho từng quốc gia, tùy vào mức độ phát triển của nền kinh tế và sự chặt chẽ của các quy định pháp luật đã có

Các công cụ kinh tế được nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian và chỉ được áp dụng

có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường

Công cụ kỹ thuật quản lý:

Gồm các công cụ đánh giá MT, quan trắc MT, kiểm toán MT, quy hoạch MT, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và tái sử dụng…

Công cụ kỹ thuật quản lý có tác động trực tiếp tới các hoạt động tạo ra ô nhiễm và phân bố chất ô nhiễm trong MT hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành

Trang 6

Công cụ phụ trợ không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này.

2 Công cụ quản lý tài nguyên nước:

2.1 Tài nguyên nước mặt:

2.1.1 Các nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt

Các nguồn nước thải từ sinh hoạt đô thị

Các nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp

Từ sản xuất nông nghiệp

2.1.2 Các công cụ quản lý tài nguyên nước mặt:

Trang 7

Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường định kỳ đến kiểm tra các cơ sở đổ thải nước, nếu phát hiện các cơ sở không tuân thủ tiêu chuẩn môi trường và các quy định trong giấy phép thì thực hiện ngay các biện pháp tương ứng như cảnh cáo, xử phạt, thu hồi giấy phép, bắt cơ sở tạm ngừng sản xuất, thậm chí là đóng cửa nhà máy.

Công cụ kỹ thuật:

Định kỳ tiến hành quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và áp dụng kịp thời các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn ô nhiễm Cần phải phân tích, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm chính xác thì mới khắc phục được Bên cạnh đó cần phải tăng cường giáo dục, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường cho nhân dân, vừa phải tăng cường quản lý, xử lý

và xử phạt kịp thời những hành vi làm ô nhiễm môi trường

Phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đầy

đủ và phù hợp Tách hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước bẩn thành 2 hệ thống riêng Xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung cho từng khu vực Tất cả các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở dịch vụ (bệnh viện, khách sạn) có lượng nước thải lớn đều phải có trạm xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường mới được thải ra hệ thống thoát nước chung

Phổ biến kinh nghiệm chọn lựa công nghệ xử lý nước thải đô thị thích hợp Tuỳ theo tính chất ô nhiễm và khối lượng nước thải khác nhau mà cần chọn lựa các công nghệ

Trang 8

thích hợp Thông thường, hệ thống công nghệ xử lý nước thải bao gồm kỹ thuật xử lý bậc 1, bậc 2 và bậc 3, trong một số trường hợp cần hệ thống xử lý bậc 4 Xử lý bậc 1

và bậc 2 (xử lý cơ học và sinh học), xử lý bậc 3 thường là các bước xử lý hoá học, xử

lý bậc 4 – là bước tinh lọc để giảm thiểu triệt để các chất ô nhiễm dinh dưỡng trước khi nước thải chảy vào nguồn nước mặt

Cần phải có biện pháp ngăn chặn để các cơ sở công nghiệp không thải ra các chất nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước thải ở các trạm xử lý nước thải tập trung của thành phố Các biện pháp phòng ngừa trong việc này có thể là:

+ Phải thực hiện quá trình tiền xử lý ở các cơ sở công nghiệp trước khi đưa nước thải về trạm xử lý nước tập trung

+ Hạn chế sử dụng các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đô thị

Công cụ kinh tế:

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước được cụ thể hoá bằng hệ thống lệ phí

ô nhiễm nước Các lệ phí ô nhiễm này là công cụ quan trọng, bổ sung cho các công cụ pháp lý, kiểm soát ô nhiễm trực tiếp nhằm khuyến khích những người gây ô nhiễm môi trường nước giảm bớt lượng xả thải ô nhiễm

Trang 9

+ Phí xả nước thải: theo quy định của Nhà nước, tất cả các xí nghiệp hoặc bất

cứ cơ sở nào có xả chất ô nhiễm vào môi trường nước đều phải trả phí thải nước Phí này chính là phí mua quyền sử dụng môi trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải Phí xả thải nước được xác định trên số lượng, nồng độ và tính chất của các chất ô nhiễm trong nước thải Đối với trường hợp, các chất thải của nguồn thải vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép thì các cơ sở sản xuất còn phải trả thêm các phí nước thải

bổ sung và áp dụng biện pháp kiểm tra, xử lý ô nhiễm cho đạt tiêu chuẩn môi trường Tiền thu phí này được tách 1 phần nhỏ để chi cho công tác quản lý môi trường, số còn lại nộp vào quỹ môi trường dùng để hỗ trợ, cho vay nhẹ lãi, khuyến khích các cơ sở đầu tư thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường

+ Các phí người sử dụng: đối với các nguồn xả thải nước gây ô nhiễm môi

trường từ các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất nhỏ thì rất khó xác định lượng xả chất

ô nhiễm của mỗi hộ, các cống nước thải của mỗi hộ được nối ngầm trực tiếp với hệ thống thoát nước thành phố, nên người ta thường sử dụng loại phí người sử dụng nước, hay phí nước thải ra cống, phí này được thu đối với từng hộ gia đình, phí có thể tính trên giá trị bất động sản khu nhà ở của mỗi hộ, hoặc được tính trên lượng nước cấp tiêu dùng cho mỗi hộ (m3 nước sạch/ngày)

+ Các khoản trợ cấp: ở nhiều nước trên thế giới đã dành các khoản trợ cấp, các

khoản vay lãi suất thấp hoặc giảm nhẹ thuế để khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư

kỹ thuật để ngăn chặn hoặc giảm nhẹ ô nhiễm môi trường nước Ở nước ta hiện nay

Trang 10

cũng đã có quy định miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường Ở nhiều nước đang phát triển đã áp dụng hình thức trợ cấp hoặc cho vay với lãi suất rất thấp với các cơ sở sản xuất đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm lượng thải chất ô nhiễm, hoặc đối với các nhà máy gây ô nhiễm trầm trọng phải

di chuyển địa điểm từ nội thành ra các khu công nghiệp ở ngoại thành

 Giải pháp kỹ thuật sinh thái (EE) trong SUDS

SUDS:

Về “Hệ thống tiêu thoát nước đô thị bền vững – (SUDS)

“Kỹ thuật tiêu thoát nước vì sự phát triển của đô thị không được ảnh hưởng xấu đến môi trường thủy vực”, gồm các mục tiêu như sau:

Trang 11

• Theo hướng tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực của hệ thống thoát nhằm thoát nhanh nước mưa để tránh ngâp và đó là giải pháp được chọn làm giải pháp chủ yếu

• Thực hiện nguyên tắc phân tán lưu lượng dòng chảy tràn, làm giảmdòng chảy đỉnh để giảm ngập

 Các giải pháp SUDS trong tiến trình quản lý nước mưa:

Tùy vào từng loại mặt bằng cụ thể, người triển khai dự án có thể lựa chọn các

giải pháp cũng như mức độ xử lý khác nhau dưới đây:

Khu vực dân cư: là nơi ít gây ô nhiễm nhất trong các dự án phát triển, có thể

Trang 12

lựa chọn tất cả các dạng giải pháp của hệ thống SUDS và chỉ cần xử lý ở cấp

độ 1.

Khu vực phi dân cư: bao gồm các trung tâm mua sắm, bãi đỗ xe, trung tâm

thương mại, khu vui chơi giải tríN… những khu vực này đòi hỏi mức độ xử

cấp 1 và cấp 2.

Khu công nghiệp: đây là khu vực có nhiều chủng loại ô nhiễm khác nhau,

thường đòi hỏi mức độ xử lý ở cấp 2 và cấp 3 Tuy nhiên mức độ và lựa chọn

giải pháp xử lý còn tùy thuộc vào đặc trưng ô nhiễm của từng khu công nghiệp cũng như từng loại nguồn nước tiếp nhận

 Các cấp độ kiểm soát của giải pháp SUDS: Có thể phân thành 4 cấp độ kiểm

soát và nội dung công việc như sau:

Trang 13

Giải pháp kiểm soát tại nguồn

- Sử dụng các hệ thống lưu trữ và tái sử dụng nước mưa tại mỗi gia đình,

- Giảm tối đa kết nối trực tiếp nước mưa và vùng không thấm,

- Đưa ra các điều luật bắt buộc trong xây dựng để giảm tối đa bề mặt không thấm

Giải pháp kiểm soát trên mặt bằng: Diện tích mặt bằng áp dụng: 2 – 5 ha

- Chắn lọc sinh học: Là lớp chắn thực vật được thiết kế xử lý dòng chảy

tràn trên mặt bằng, lớp thực vật này có chức năng làm giảm tốc độ của dòng chảy,cho phép lắng trầm tích và các loại ô nhiễm khác, nước có thể thấm qua lớp lọc phíabên dưới

- Kênh thực vật: Là kênh dẫn với dòng chảy chậm, được phủ lớp thực vật 2

Trang 14

bên bờ cũng như dưới đáy, kênh thực vật có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo, được

thiết kế để loại bỏ ô nhiễm như chất rắn lơ lững, kim loại, tăng khả năng thấm, giảm

- Mương thấm lọc thực vật: Là mương đào cạn, được lắp đầy bởi đá, sỏi để tạo

kho chứa bên dưới có độ rỗng cao Dòng chảy tràn sẽ được lọc qua lớp sỏi, đá lọctrong kênh và có thể thấm vào đất qua đáy và bờ kênh

- Lớp bề mặt thấm: Thường được lắp đặt tại các vỉa hè, bãi đỗ xe,… chúng

bao gồm một lớp bề mặt có độ bền cao kết hợp với một lớp thấm bên dưới, cungcấp một kho chứa nước tạm thời cho nước thấm qua và thoát đi Lớp bề mặt thườngđược cấu tạo từ sỏi, bêtông rỗng, nhựa đường rỗng,…

- Ao lưu nước tạm thời: được sử dụng để làm giảm tối đa

tốc độ dòng chảy tràn bề mặt do quá trình đô thị hóa gây ra so với trước khi pháttriển Việc kiểm soát tối đa tốc độ dòng chảy tràn bề mặt có tác dụng bảo vệ kênhdẫn, chống xói lở cũng như làm giảm ngập úng cho hạ lưu

Giải pháp kiểm soát trên toàn khu vực: Diện tích mặt bằng áp dụng: >10 ha.

- Khu vực đất ngập nước - wetland: Được xây dựng như một vùng đầm lầy

nông, có chức năng xử lý ô nhiễm nước chảy tràn từ đô thị cũng như kiểm soát thể

Trang 15

nước mưa chảy tràn được xây dựng như một ao chắn giữ nước mưa chảy tràn, trong

đó có một hồ chứa nước quanh năm (permanent pool, dead storage), có thể được tạo

ra bởi một ao có sẵn hoặc thông qua việc đắp đê chắn

 Các công cụ trong thiết lập SUDS

3 nhóm công cụ chủ yếu:

i) Quy hoạch mặt bằng không gian,

ii) Các giải pháp công trình, chủ yếu là ứng dụng giải pháp KTST

iii) Các giải pháp phi công trình

Trong đó:

Quy hoạch mặt bằng: thực hiện dựa trên nguyên tắc sinh thái, phù hợp mực tiêu xây

dựng đô thị sinh thái – thành phố xanh-sạch-đẹp Mặt bằng phải được quy hoạch sao cho bảo tồn những vùng tự nhiên, tác động gây ra cho lưu vực là không đáng kể

Nhóm giải pháp công trình: tiếp cận với khái niệm Kỹ thuật sinh thái (KTST -

Ecological Enginnering) là hệ thống công nghệ với những thiết kế được tính toán

khoa học nhằm hoàn thiện thêm các giải pháp thoát nước đô thị đang hiện hành

Nhóm giải pháp phi công trình:

- Thay đổi tư duy

Trang 16

- Pháp lý hóa việc quản lý nước mưa

- Thu phí quản lý nước mưa

- Mở rộng chiến lược quy hoạch quản lý nước mưa tổng thể lưu vực

- Đầu tư cho giáo dục cộng đồng và nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai

2.2 Tài nguyên nước ngầm:

2.2.1 Các nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Do tốc độ tăng dân số quá nhanh cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nướcKhai thác mạch nước ngầm quá mức (giếng khoan)

2.2.2 Các công cụ quản lý tài nguyên nước ngầm

Các văn bản quy định riêng cho quản lý nước ngầm:

+ Quy định về việc hành nghề khoan nước dưới đất;

+ Quy định về việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;

+ Quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;

+ Quy định về việc xử lý, trám lấp các giếng không sử dụng;

+ Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật trong điều tra,

khảo sát, lập quy hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn nước dưới đất

Và nhiều văn bản hướng dẫn trực tiếp khác (Chỉ thị, TT…)

Công cụ phụ trợ: WaterWheel Map

Ngày đăng: 06/07/2015, 12:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: WaterWheel map thể hiện các thông tin cần thiết để trình diễn khu   vực nước ngầm nhiễm chất hóa học. - Các công cụ sử dụng trong quản lý tài nguyên nước
Hình 1 WaterWheel map thể hiện các thông tin cần thiết để trình diễn khu vực nước ngầm nhiễm chất hóa học (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w