1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG NGHỆ DÙNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG DANUBE VÀ NHỮNG YÊU CẦU CÔNG NGHỆ NỀN TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI VIỆT NAM

11 557 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 16,59 MB

Nội dung

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như GIS, viễn thám, mô hình toán, các thiết bị đo đạc tự động, các thiết bị truyền thông v.v…(gọi là công nghệ nền) một các hợp lý và hài hòa đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của công tác quản lý nước tại lưu vực sông Danube một lưu vực sông lớn và có tính quốc tế cao nhất thế giới. Bài viết đã thông qua những nét tổng thể về công nghệ nền trong quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Danube, nhìn lại các ứng dụng công nghệ của Việt Nam nhằm đưa ra những yêu cầu cơ bản cho việc ứng dụng công nghệ nền trong quản lý nước lưu vực sông ở nước ta.

TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 CÔNG NGHỆ DÙNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG DANUBE VÀ NHỮNG YÊU CẦU CÔNG NGHỆ NỀN TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI VIỆT NAM TECHNOLOGIES UTILIZED IN WATER MANAGEMENT IN DANUBE RIVER BASIN AND REQUIREMENTS FOR BASE TECHNOLOGIES IN WATER MANAGEMENT IN VIET NAM ThS Đỗ Thị Chính TÓM TẮT Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như GIS, viễn thám, mô hình toán, các thiết bị đo đạc tự động, các thiết bị truyền thông v.v…(gọi là công nghệ nền) một các hợp lý và hài hòa đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của công tác quản lý nước tại lưu vực sông Danube - một lưu vực sông lớn và có tính quốc tế cao nhất thế giới Bài viết đã thông qua những nét tổng thể về công nghệ nền trong quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Danube, nhìn lại các ứng dụng công nghệ của Việt Nam nhằm đưa ra những yêu cầu cơ bản cho việc ứng dụng công nghệ nền trong quản lý nước lưu vực sông ở nước ta ABSTRACT Utilizing modern technologies as GIS, remote sensing, water modelling, automatic measure equipments, means of communication sensiblely and harmoniously contributes to success of water management in Danube river basin, which is a big and the most international river basin in the world This paper summarizes the main points of base technologies in water management in Danube river basin, reviews the applications of them in Vietnam and bring out the requirements for utilizing base technologies in water management in our country I ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Danube dài 2.780km, rộng 1,5km là con sông lớn thứ 2 châu Âu, sau sông Volga Với tổng diện tích lưu vực là 801.463km2 thuộc 19 quốc gia, lưu vực sông Danube được coi là lưu vực sông có tính quốc tế cao nhất thế giới Hơn 81 triệu dân có các nền văn hóa khác nhau, nói tiếng nói khác nhau cùng chia sẻ và hợp tác trên hệ thống sông Danube dưới sự quản lý của ủy ban Quốc tế về bảo vệ sông Danube (ICPDR) VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 185 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 Lưu vực sông Danube Hình 1: Lưu vực sông Danube, Nguồn: ICPDR Qua nhiều năm thực hiện các mục tiêu về hiệp ước bảo vệ sông Danube và EU WFD, với sự phối hợp của các quốc gia trong lưu vực sông Danube đã xây dựng được một hệ thống công nghệ và công cụ nhằm phục vụ cho công tác quản lý nước một cách hiện đại và có thể coi là tốt nhất hiện nay Hệ thống công nghệ đã hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin, quản lý lũ lụt, quản lý chất lượng nước phục vụ rất hiệu quả cho cuộc sống của người dân trong vùng và bảo vệ môi trường một cách bền vững Trong đó phải kể đến mạng lưới kiểm soát xuyên quốc gia về kiểm soát và đánh giá tài nguyên nước, hệ thống quản lý và cảnh báo lũ lụt, quản lý chất lượng nước, quản lý thông tin tài nguyên nước II VÀI NÉT TỔNG THỂ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ NƯỚC LƯU VỰC SÔNG DANUBE II.1 Mạng lưới kiểm soát xuyên quốc gia (TNMN) Theo hiệp ước đã kí kết bởi các các quốc gia thành viên trong hiệp hội đã thống nhất hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát và đánh giá tài nguyên nước, vì vậy mạng lưới kiểm soát xuyên quốc gia được thành lập dựa trên 78 trạm lấy mẫu (trong đó 76 trạm đã cung cấp dữ liệu từ năm 2003), 52 chỉ tiêu xác định và tần suất lấy mẫu ít nhất là 12 lần trong năm (đối với chỉ tiêu hóa học) và 2 lần trong năm (đối với chỉ tiêu sinh học) Mạng lưới này được chính thức hoạt động từ năm 1996 có nhiệm vụ cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ ổn định ô nhiễm và xu hướng lâu dài của chất lượng nước và tải ô nhiễm trên nhánh chính của sông Danube 186 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 Hình 2: Báo cáo về chất lượng nước hàng năm được đưa lên trang web cua ICPDR, Nguồn: ICPDR Mạng lưới kiểm soát xuyên quốc gia sử dụng các dữ liệu kiểm soát đánh giá tại các quốc gia và dựa trên mục tiêu về hiệp ước về bảo vệ sông Danube, nhằm: • Hài hòa giữa các phương pháp kiểm soát và đánh giá, đặc biệt liên quan đến chất lượng nước trên sông • Phát triển hợp tác và liên kết các hệ thống kiểm soát áp dụng các thiết bị đo đạc cố định hoặc di động, chia sẻ thông tin liên lạc và thuận tiện cho quá trình xử lý dữ liệu • Chuẩn bị và thực hiện Hình 3: TNMN thiết lập mới cho nước mặt theo những chương trình WFD, Nguồn: ICPDR liên kết cho các điều kiện vùng ven sông trên các tiểu lưu vực Danube, bao gồm cả trữ lượng dòng chảy, chất lượng nước, phù sa, các hệ sinh thái vùng ven sông là yếu tố cơ bản cho đánh giá tác động Công tác thu thập số liệu được thực hiện cấp quốc gia Bộ phận quản lý dữ liệu cấp quốc gia có nhiệm vụ chuyển ngay dữ liệu nhận được từ các phòng thí nghiệm TNMN theo đúng chuẩn dữ liệu trao đổi tới trung tâm quản lý dữ liệu TNMN tại Viện Thủy văn Slovak ở Bratislava, sau khi kiểm tra dữ liệu lần cuối trung tâm này sẽ đưa vào bộ cơ sở dữ liệu, các dữ liệu này sau đó sẽ được đưa VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 187 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 lên trang web của ICPDR Các số liệu thủy văn được trao đổi trực tuyến, còn các dữ liệu về chất lượng nước sau khi kiểm định kết quả được đưa lên mạng để chia sẻ Trong phạm vi lưu vực, tất cả các cơ quan chức năng đều có thể chia sẻ số liệu được với nhau Hình 4: Xử lý dữ liệu tạiViện VITUKI - Hungari Hình 5: Cấu trúc hệ thống kiểm soát chất lượng nước tự động và phần mềm đặc biệt xử lý thống kê II.2 Hệ thống thông tin cho quản lý thiên tai lũ lụt WATMAN (tại Rumani) 188 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 Giản đồ hành động cấp lưu vực C.C.E.S BASIN DISPATCH + H F C L.C.E.S E.I.C Can thiệp trực tiếp.Phản hồi (sms, internet, fax)Dữ liệu, cảnh báo, báo độngC.C.E.SBan quản lý những tình huống khẩn cấp cấp tỉnhH.F.CTrung tâm dự báo thủy vănE.I.CTrung tâm can thiệp khẩn cấpSIMINRadarDESWATTrạm đo tự SIMIN DESWAT Fixed stations động Nằm ở hạ lưu sông Danube, Rumani thường xuyên chịu thiên tai lũ lụt, điển hình là những năm gần đây do chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu vùng hạ lưu Danube này đã chịu những trận lụt lớn, như năm 2005 với mức thiệt hại lên tới 50.000 tỉ lei (khoảng 2 tỉ US$) Để giảm những thiệt hại do lũ gây ra, trong nhiều năm qua Rumani đã và đang xây dựng thành công hệ thống thông tin cho quản lý thiên tai lũ lụt Hệ thống này bao gồm các trạm đo, các trung tâm xử lý và các trung tâm hành động Từ các trạm đo các số liệu được truyền qua mạng internet về trung tâm xử lý theo thời gian thực Tại trung tâm này dùng các mô hình toán và GIS để phân tích, xử lý để đưa ra kết quả dự báo Thông thường các thông tin này sẽ được đưa về các tỉnh và tỉnh sẽ triển khai hành động tới địa phương Trong những trường hợp khẩn cấp, trung tâm dự báo sẽ Hình 6: Bảng hiển thị thông tin thủy văn chuyển thông tin đến bộ phận can theo thời gian thực thiệp khẩn cấp và bộ phận này sẽ hành động trực tiếp tại địa phương nơi xảy ra thiên tai lũ lụt Bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản lý và cảnh báo hiện đại, các thiết bị đo đạc thủy văn cũ dần được thay thế bằng các thiết bị đo tự động mới Các VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 189 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 thiết bị này tự động đo mực nước, nhiệt độ, mưa … và truyền số liệu về trung tâm xử lý theo thời gian thực Cứ sau mỗi giờ các số liệu H, Q tại các trạm đo được truyền về trung tâm theo thời gian thực và hiển thị lên bảng kết quả II.3 Hệ thống quản lý thông tin sông ngòi và các công việc theo WFD của châu Âu (Đức) – WINSYS Chương trình WINSYS được phát triển bởi công ty WASY của Đức, hiện nay thuộc tập đoàn DHI Chương trình được xây dựng dựa trên nền ArcGIS, có nhiệm vụ thực thi các công việc theo WFD của châu Âu nhằm đưa ra một công cụ hữu hiệu cho việc ghi chép, quản lý cũng như phổ biến các thông tin kinh tế tài nguyên nước Các công cụ chính của WINSYS: Hình 7: Giao diện chính WINSYS, mạng sông, quản lý chất lượng nước, Nguồn: Wasy chuỗi thời gian, trình bày và đưa lên web Tất cả các lớp đối tượng liên quan đến nước như là: sông suối, khí tượng, thủy văn, các cơ quan quản lý, cơ sở hạ tầng, quy hoach vùng, bản đồ v.v… được đưa vào để quản lý Chương trình thiết kế kiểu phân quyền cho từng nhóm đối tượng: Nhóm quản lý dữ liệu: Có nhiệm vụ cập nhật dữ liệu, chỉnh sửa và thêm bớt các chi tiết Nhóm sử dụng: Có thể khai thác thông tin, chỉnh sửa một số chi tiết, tạo các kịch bản và các sự kiện Nhóm sử dụng qua web: Khai thác các thông tin đã được phổ biến trên web II.4 Ứng dụng viễn thám trong công tác quản lý tài nguyên nước Kỹ thuật viễn thám được ứng dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là trong quản lý tài nguyên kỹ thuật viễn thám càng thể hiện rõ ưu điểm của mình: quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước, quản lý đất đai v.v… Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên Hình 8: Sử dụng ảnh vệ tinh để nhận nước ở châu Âu nói chung cũng như các biết phạm vi ngập lụt ở Danube delta nước trong lưu vực sông Danube nói riêng đã ứng dụng kỹ thuật viễn thám như một phương tiện hỗ trợ bổ sung về mặt số liệu, dữ liệu trong khi các số liệu đo 190 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 không đủ hoặc việc thực hiện đo đạc quá tốn kém và mất thời gian, nhất là trong những trường hợp cảnh báo khẩn cấp Ứng dụng tích hợp các công nghệ hiện đại một cách hợp lý và hài hoà đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công trong quản lý nước tại lưu vực sông Danube Sự hiện đại của các công nghệ đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình đo đạc và xử lý tính toán Các dữ liệu được thống nhất và chia sẻ trong toàn thể các cơ quan chức năng của lưu vực đã tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao độ chính xác các tính toán về dòng chảy cũng như chất lượng nước Sử dụng hiệu quả các thiết bị truyền thông vào việc truyền dữ liệu và phổ biến thông tin đã làm giảm đáng kể thiệt hại do thiên tai và hiểm họa gây ra, tạo được niềm tin và tình yêu của mỗi người dân vào việc sống và bảo vệ nguồn tài nguyên nước tại lưu vực sông Danube III MỘT SỐ ĐÒI HỎI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NỀN1 NHẰM QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG Ở VIỆT NAM HIỆU QUẢ HƠN III.1 Các công nghệ nền trong quản lý nước Trong quản lý tổng hợp tài Hình 9: Sử dụng mô hình MIKE 11 để xây nguyên nước việc tích hợp GIS, viễn dựng sơ đồ thủy lực cho hệ thống sông Sài thám, các mô hình toán và các thiết Gòn - Đồng Nai - Viện KHTLMN bị đo đạc hiện đại được coi là các công nghệ nền, sự tích hợp các công nghệ nền một cách hợp lý sẽ tạo nên một công cụ hữu hiệu cho việc quản lý nhằm giảm bớt thời gian và công sức, cũng như hiệu quả về mặt kinh tế Trong đó: • Hệ thống thông tin địa lý GIS được sử dụng để quản lý cơ sở dữ liệu và các phân tích không gian Ưu điểm của hệ thống thông tin địa lý GIS là sự kết hợp giữa các yếu tố không gian và các yếu tố thuộc tính tạo nên một thể thống nhất cho phép người dùng có thể truy vấn và tính toán nhanh Hiện nay GIS được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là trong quản lý tài nguyên với các phần mềm nổi tiếng như ARCView, ARCGIS của ESRI, Mapinfo của Công ty Mapinfo, Geomedia Professional của công ty Intergraph • Các mô hình toán sử dụng trong quản lý tài nguyên nước bao gồm các mô hình thủy lực, thủy văn, chất lượng nước Hiện nay có khá nhiều các mô hình có khả năng tính toán và mô phỏng các bài toán về thủy lực, thủy văn và chất 1 Công nghệ nền trong quản lý tài nguyên nước được hiểu là các ngành công nghệ nhằm cung cấp các số liệu, tích hợp thông tin và các kết quả tính làm cơ sở để xây dựng mô hình quản lý nước ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 191 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 lượng nước như các mô hình MIKE của Viện DHI Đan Mạch, mô hình GAMS của Ngân hàng Thế giới, mô hình SOBEK (Hà Lan) • Trên thế giới công nghệ viễn thám đã sớm được sử dụng trong công tác điều tra cơ bản Với hàng loạt các thiết bị thu, phát nhằm quan sát trái đất, các ảnh viễn thám đã bổ sung rất nhiều cho các dữ liệu còn thiếu khi điều kiện đo đạc hạn chế, hoặc chưa từng được thực hiện đo đạc trong quá khứ Trong quản lý tài nguyên nước Hình 10: Sử dụng ArcView GIS 3.2a viễn thám được ứng dụng ở nhiều trong quản lý dữ liệu tài nguyên mảng như dự báo thời tiết, tính toán nước tại Viện KHTLMN nước ngầm, sạt lở, lũ lụt v.v… Hiện nay có nhiều dữ liệu ảnh viễn thám được sử dụng như là Landsat, MODIS, Aster, Quickbird, Radar và các phần mềm xử lý ảnh như ENVI, ESDAS, Geomatica • Cùng với sự phát triển của các công nghệ phần mềm, ngày nay các thiết bị đo đạc cũng đã được hiện đại hóa rất nhiều Trong lĩnh vực đo đạc tài nguyên nước có rất nhiều các thiết bị đã được tự động hóa với độ chính xác cao, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức như các thiết bị đo nước tự động, các thiết bị đo hồi âm, các thiết bị đo GPS • Các thiết bị truyền thông, liên lạc như internet, điện thoại, fax, bộ đàm Ngày nay đã có những thiết bị truyền thông tốc độ cao, có thể truyền trực tiếp những bộ dữ liệu có dung lượng lớn, điều đó hỗ trợ rất nhiều cho qua trình đo đạc và xử lý dữ liệu theo thời gian thực giúp cho công tác phòng chống thiên tai được hiệu quả, và thông tin được chuyển đến người dùng có tính thời sự cao III.2 Hiện trạng ứng dụng công nghệ trong quản lý lưu vực sông ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam việc sử dụng công nghệ đã khá phổ biến tại các cơ quan quản lý tài nguyên nước với một số phần mềm và thiết bị hiện đại Về các phần mềm GIS, hầu hết các cơ quan đều sử dụng ARCView, ARCGIS và Mapinfo Đây là các phần mềm GIS hiện đại và có nhiều tính năng, sự trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm cũng dễ dàng Tuy nhiên ở hầu hết các cơ quan đều sử dụng phần mềm không bản quyền vì thế bộ phần mềm thường hạn chế các chức năng hoặc hay bị trục trặc trong quá trình sử dụng Hơn nữa các phần mềm GIS ở đây được sử dụng để đồ họa, quản lý dữ liệu là chính, chứ chưa khai thác hết các chức năng phân tích không gian của nó 192 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 Nhờ vào chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ quan ngành nước của DANIDA, trong những năm gần đây đã có những phần mềm thủy văn, thủy lực hiện đại được đưa vào sử dụng như MIKE 11, MIKE21, MIKE Basin … của DHI Hiện nay các phần mềm MIKE đang sử dụng ở Việt Nam khá nhiều và đều có mua bản quyền, chúng ta cũng đã có một đội ngũ kỹ sư được đào tạo cơ bản để sử dụng các chương trình này Đây là một trong những điểm thuận lợi để phát triển hiện đại công nghệ quản lý tài nguyên nước Ngoài ra các tại một số cơ quan cũng đang sử dụng các phần mềm được phát triển bởi Việt Nam như VRSAP (Viện Quy hoạch Thủy lợi), KOD (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam), TANK (Viện Quy hoạch Thủy lợi) Công nghệ viễn thám bước đầu đã được sử dụng trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam, tuy nhiên do hạn chế về mặt dữ liệu và giá cả mà các ứng dụng của ảnh viễn thám chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng trong nhiều trường hợp sử dụng ảnh viễn Hình 11: Ứng dụng ảnh Landsat thám cho kết quả có độ chính xác cao hơn và đa thời gian và bản đồ để theo dõi hiệu quả kinh tế hơn, nhất là trong điều kiện xói lở các cù lao sông Hậu thiếu hụt số liệu đo đạc hoặc việc thực hiện - Viện KHTLMN đo đạc quá tốn kém và mất nhiều thời gian Hiện nay tại Việt Nam các ứng dụng của viễn thám được sử dụng trong dự báo thời tiết, một số ứng dụng của ảnh viễn thám trong quản lý lũ lụt, phân loại thực phủ, xác định vị trí nước ngầm, quy hoạch thủy lợi…Các phần mềm xử lý ảnh viễn thám được sử dụng hiện nay là ENVI, Geomatica (không bản quyền), WINASEAN (phát triển bởi Viện Địa lý, Viện KHVN), một số loại ảnh có nhiều ứng dụng và giá cả vừa phải như Landsat, Aster, MODIS, Spot cũng đã và đang được sử dụng tại Việt Nam Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thám trên thế giới, ngày càng có nhiều trạm thu phát thường xuyên hơn, giá cả cũng dần dần được giảm xuống và có thêm nhiều ảnh được cung cấp miễn phí, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghệ viễn thám tại Việt Nam, cũng như các ứng dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên nước Do các yếu tố lịch sử mà dữ liệu tài nguyên nước của Việt nam không được đo đạc đầy đủ Việc thiếu hụt số liệu đo, các thiết bị đo, truyền dữ liệu thô sơ cũng dẫn tới khó khăn cho công tác tính toán và quản lý Các dữ liệu chưa được thống nhất, vẫn còn nhiều dữ liệu chưa được số hóa, việc chia sẻ dữ liệu cũng chưa được thực hiện rộng rãi tại các cơ quan chức năng khiến cho việc sử dụng bị hạn chế Ngoài ra việc truyền dữ liệu cũng còn chậm trễ do thiếu hoặc chưa sử dụng triệt để các phương tiện truyền thông như internet, fax, điện thoại vào việc truyền tải dữ liệu VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 193 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 III.3 Một số yêu cầu nhằm phát triển công nghệ nền trong quản lý lưu vực sông ở Việt Nam Trong điều kiện và hiện trạng sử dụng công nghệ như hiện nay, để sử dụng tổng hợp được các công nghệ một các hiệu quả trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam cần thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau: • Mọi dữ liệu phải được số hóa, thống nhất và được chia sẻ • Nâng cao các ứng dụng GIS trong quản lý, phân tích dữ liệu • Sử dụng viễn thám để cập nhật, bổ sung dữ liệu và tính toán sự biến động • Giữ vững vai trò chủ đạo của các mô hình toán trong quá trình tính toán mô phỏng, kết hợp với GIS và viễn thám để nâng cao hiệu quả ứng dụng • Dần dần hiện đại hóa các thiết bị đo đạc, để tiến tới các số liệu đo đạc thời gian thực được cập nhật thường xuyên và đầy đủ • Sử dụng hiệu quả vai trò của internet, fax, sms trong việc truyền dữ liệu và thông tin IV KẾT LUẬN Mô hình tích hợp các công nghệ GIS, mô hình toán, viễn thám, các thiết bị đo đạc hiện đại và các phương tiện truyền thông trong quản lý tài nguyên nước là mô hình được sử dụng thành công ở lưu vực sông Danube cũng như nhiều lưu vực khác trên thế giới Việc sử dụng tích hợp công nghệ nhằm phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi công nghệ đã đem đến cho người sử dụng những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc và giảm thiểu được những rủi ro, thiệt hại do thiên tai và hiểm họa gây ra Từ bài học thành công của nước bạn nhìn lại việc ứng dụng công nghệ ở Việt Nam, rút ra những yêu cầu cho công nghệ nền trong ứng dụng vào quản lý tài nguyên nước ở nước ta Đó là yêu cầu về thống nhất và chia sẻ dữ liệu, bổ sung dữ liệu bằng công nghệ viễn thám, giữ vững vai trò tính toán của các mô hình kết hợp với việc tăng cường các ứng dụng của GIS và viễn thám để nâng cao hiệu quả ứng dụng Dần thay thế các phương tiện đo đạc thô sơ bằng các thiết bị đo đạc hiện đại và phát huy khả năng ứng dụng của các phương tiện truyền thông để đưa thông tin tới người dùng một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng Một số từ viết tắt: DTM: Mô hình số địa hình GIS: Hệ thống thông tin địa lý ICPDR: Ủy ban quốc tế về bảo vệ sông Danube TNMN: Mạng lưới kiểm soát xuyên quốc gia 194 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ 2008 WFD: Chỉ thị về các công việc khung ngành nước TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 6 7 8 Website của ICPDR: http://www.icpdr.org/ The Danube – a Catalyst for Cooperation Dr Fritz Holzwarth, ICPDR, Vienna – Austria, 06 June 2007 Water management in Hungary Eszter Havas-Szilágyi, Ministry of Environment and Water, Budapest - Hungary, 08 June 2007 Implementation of the water framework directive in Romania Apele Romania National Administration, Bucharest - Rumani, 11 June 2007 Website của DHI-WASY: http://www.wasy.de Công nghệ thông tin góp gì cho sự phát triển ĐBSCL GS Nguyễn Ngọc Trân, phó chủ nhiệm ủy ban Đối ngoại thuộc Quốc hội, Vietnamnet 27.08.2004 Quản lý thiên tai tại Việt Nam Website Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Trung ương: http://www.ccfsc.org.vn/DMU_Vn/QuanLyThienTaiTaiVietNam/ Phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ đổi mới phục vụ nghiên cứu, quy hoạch thủy lợi TS Phạm Thế Chiến, Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2005 Người phản biện: TS Đỗ Tiến Lanh VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 195 ... nguồn tài nguyên nước lưu vực sơng Danube III MỘT SỐ ĐỊI HỎI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NỀN1 NHẰM QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG Ở VIỆT NAM HIỆU QUẢ HƠN III.1 Các công nghệ quản lý nước Trong quản. .. thành cơng nước bạn nhìn lại việc ứng dụng công nghệ Việt Nam, rút yêu cầu cho công nghệ ứng dụng vào quản lý tài nguyên nước nước ta Đó yêu cầu thống chia sẻ liệu, bổ sung liệu công nghệ viễn... thám công tác quản lý tài nguyên nước Kỹ thuật viễn thám ứng dụng nhiều ngành, đặc biệt quản lý tài nguyên kỹ thuật viễn thám thể rõ ưu điểm mình: quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước, quản lý

Ngày đăng: 28/08/2014, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w