1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề cương môn sinh học

3 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 33 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC Câu 1: Phản xạ là gì? Có mấy loại phản xạ, phân biệt các loại phản xạ và cho ví dụ. TL: - Phản xạ: là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh - Có 2 loại phản xạ: phản xạ không điều kiện (PXKĐK), phản xạ có điều kiện (PXCĐK) + Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập VD: - Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại - Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra + Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. VD: - Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ Câu 2: Trình bày vai trò của hoócmôn tuyến tụy trong việc điều hòa lượng đường trong máu. TL: Tuyến tụy vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng nội tiết - Chức năng nội tiết do các tế bào đổi tụy (α, β) thực hiện + Tế bào α tiết hoócmôn: Glucagôn + Tế bào β tiết hoócmôn: Insulin + Lượng đường ổn định trong máu là: 0,12% + Khi lượng đường trong máu > o,12% + Tế bào β tiết ra hoócmôn Insulin biến đổi Glucôzơ Insulin Glucôgen dự trữ ở gan, cơ + Khi lượng đường trong máu ≤ 0,12% + Tế bào α tiết ra hoócmôn Glucagôn biến chuyển Glucôgen Glucagôn Glucôzơ Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoócmôn nên tỉ lệ dưỡng huyết luôn ổn định, đảm bảo hoạt động sinh lí của cơ theerdieenx ra bình thường. Câu 3: Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? TL: - Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm) - Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm) - Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau  Dây thần kinh tủy là dây pha Câu 4: Nêu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người. Chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú. TL: Đặc điểm cấu tạo: - Chất xám: tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện - Chất trắng: nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối với các phần dưới của hệ thần kinh - Trong chất trắng còn có các nhân nền Hình dạng ngoài: - Rãnh liên bán cầu chia đại não làm hai nửa - Rãnh sau chia bán cầu thành hai thùy (thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương) - Các khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não Cấu tạo trong: - Chất xám (ngoài) làm thành vỏ não dày 2 – 3 mm - Gồm 6 lớp - Chất trắng (trong) là các đường thần kinh, hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy và tủy sống. Chức năng: - Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức. Các vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, tai, mũi, lưỡi, da và các thụ quan trong như ở cơ khớp và cho ta các giác quan tương ứng. Chẳng hạn: vùng thị giác ở thùy chẩm, vùng thính giác ở thùy thái dương, vùng cảm giác ở hồi đỉnh lên (sau rãnh đỉnh). - Ngoài ra, ở người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gần vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng thính giác và thị giác. Sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú - Ở người và động vật có: vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết). Câu 5: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm đến vấn đề gì? Vì sao? TL: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm đến việc nghỉ ngơi. Vì nghỉ ngơi (ngủ) là nhu cầu sinh lí của cơ thể; là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc (hoạt động) của hệ thần kinh. Câu 6: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Vai trò và tính chất của hoócmôn. TL: Tuyến nội tiết: chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích. Tuyến ngoại tiết: chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động. Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là hoócmôn. Vai trò của hoócmôn - Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể. - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. Tính chất của hoócmôn - Mỗi hoócmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (tính đặc hiệu. - Hoócmôn có hoạt tính sinh học rất cao. - Hoócmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Câu 7: Các tật về mắt. Nguyên nhân và tính khắc phục TL: Các tật về mắt: - Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần - Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa Nguyên nhân: - Cận thị: + Bẩm sinh: cầu mắt quá dài + Thể thủy tinh quá phồng do không giữ vệ sinh khi đọc sách - Viễn thị: + Bẩm sinh: cầu mắt ngắn + Thể thủy tinh bị lão hóa Cách khắc phục: - Cận thị: đeo kính mặt lõm (kính phân kì hay kính cận). - Viễn thị: đeo kính mặt lồi (kính hội tụ, kính viễn). . ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC Câu 1: Phản xạ là gì? Có mấy loại phản xạ, phân biệt các loại phản xạ và cho ví dụ. TL:. tiết là hoócmôn. Vai trò của hoócmôn - Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể. - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. Tính chất của hoócmôn - Mỗi hoócmôn chỉ ảnh hưởng. viết). Câu 5: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm đến vấn đề gì? Vì sao? TL: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm đến việc nghỉ ngơi. Vì nghỉ ngơi (ngủ) là nhu cầu sinh lí của cơ

Ngày đăng: 06/07/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w