1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIẾT 35-44

20 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tiết 35 Bài 28 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. - Mối quan hệ của địa hình với các nhân tố khác trong cảnh quan thiên nhiên. - Thấy được tác động của con người làm biến đổi địa hình ngày càng mạnh mẽ. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày được các đặc điểm địa hình nước ta. 3.Thái độ: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường vùng núi nhất là trồng và bảo vệ rừng. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Một số ảnh địa lí minh hoạ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Không, GV trả và sửa bài kiểm tra 1 tiết. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHINH HĐ1: Tìm hiểu đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ Bước 1: GV treo BĐ lên bảng, giới thiệu qua màu sắc phân chia độ cao lãnh thổ phần đất liền và nêu câu hỏi: Quan sát trên BĐ, hãy cho biết đặc điểm nổi bật nhất của địa hình nước ta là gì? Nêu dẫn chứng để chứng tỏ địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp?  Vì sao địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp? Do hình thành sớm vào cuối đại trung sinh nên bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.  Xác định trên bản đồ một số đỉnh núi cao nhất của nước ta? Một số nhánh núi đâm ngang ra biển gây trở ngại giao thông từ Bắc vào Nam? GV: PhanXi Phăng, theo tiếng địa phương ở Lào Cai nghĩa là phiến đá khổng lồ, chênh vênh. Các đỉnh núi cao phân bố trên nền móng hình thành vào giai đoạn nào của lịch sử phát triển của TNVN ? Bước 2: GV cho HS xem một số hình ảnh minh hoạ, GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. HS làm việc cặp đôi-chia sẻ Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS cùng nhau suy nghĩ:  Địa hình nước ta phân hoá thành nhiều bậc thể hiện như thế nào? Nguyên nhân? Xác định hướng chủ yếu của địa hình nước ta? Địa hình đa dạng: 1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. + Núi thấp < 1000 m chiếm 85%. + Núi cao > 2000 m chiếm 1%, cao nhất đỉnh Phan xi păng 3143m - Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. 2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. 65 Bước 2: GVTK: Tân kiến tạo địa hình nước ta trẻ lại thể hiện: - Sự nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn thành các núi trẻ có độ cao lớn như dãy Hoàng Liên Sơn. - Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo thành các thung lũng sâu, hẹp, vách dựng đứng như thung lũng sông Đà. - Địa hình cao nguyên ba dan núi lửa trẻ với các đứt gãy sâu. - Sự sụp lún sâu để hình thành các đồng bằng phù sa trẻ của sông Hồng, sông Cửu long.và khu vực vịnh Hạ Long. Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ3: Tìm hiểu địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận. Nhóm 1,2: ĐH nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người thể hiện như thế nào? Kể 1 số hang động nổi tiếng của nước ta? Nhóm 3,4: Cho biết khi rừng bị chặt phá thì mưa lũ gây ra hiện tượng gì? Lợi ích của việc bảo vệ rừng? Bước 2: Các nhóm cử đại diện báo cáo, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. GV giải thích: địa hình cacxtơ nhiệt đới ở nước ta chiếm khoảng 50000 km 2 . Trong nước mưa có thành phần CO2 , khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hoà tan. Sự hoà tan đá vôi xảy ra mạnh ở vùng núi đá vôi , tạo nên nhiều hang động kì thú, núi có đỉnh nhọn, sắc sảo còn gọi là Đá Tai Mèo. Nêu một số tác hại xảy ra do việc chặt phá rùng? - Địa hình trở nên trơ trụi, khi mưa lũ địa hình bị xói mòn mạnh, đất bị bạc màu. Các hiện tượng núi lở, đất trượt, lũ bùn, lũ đá tàn phá đồng ruộng, nhà cửa dân cư bên dưới. GV cho HS xem một số hình ảnh minh hoạ. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: - Núi, đồi, đồng bằng, thềm lục địa. - Hướng nghiêng của địa hình là hướng TB-ĐN. - Hai hướng chủ yếu của địa hình là TB – ĐN và vòng cung. 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa: Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi, bồi tụ nhanh chóng ở đồng bằng hạ lưu sông. - Tác động của con người: làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm thực, bóc mòn ở vùng đồi núi tăng, tạo nhiều dạng địa hình mới như đê sông, đê biển. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy trình bày các đặc điểm của địa hình nước ta? 2. Địa hình nước ta được hình thành và biến đổi do những nhân tố nào? 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài và làm bài tập 3/103. chuẩn bị bài 29 tiết sau học, xem kĩ các hình 29.2, 29.3 và suy nghĩ trả lời các câu hỏi, đem theo Át lát địa lí Việt Nam. 66 Tiết 36 Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam. - Biết được vai trò của địa hình đối với đời sống, sản xuất con người, một số tác động tích cực và tiêu cực của con người tới địa hình, sự cần thiết phải bảo vệ địa hình hiện nay. 2.Về kĩ năng: - Mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. - Phân tích lát cắt địa hình VN để chí ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Át lát địa lí Việt Nam. Một số ảnh địa lí minh hoạ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc điểm chung của địa hình nước ta ? Xác định trên bản đồ hướng chủ yếu của địa hình nước ta và một số đỉnh núi cao > 3000 m ? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHINH HĐ1: Tìm hiểu khu vực đồi núi: HS làm việc theo nhóm, thời gian 6 phút Bước 1: GV treo BĐ lên bảng, chỉ rõ giới hạn các khu vực địa hình, chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: Nhóm 1,2: So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc. Nhóm 3,4: So sánh địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: Về: Giới hạn. Đặc điểm địa hình. Địa hình cacxtơ có phổ biến không, cảnh đẹp? Bước 2: Nhóm 1 và 3 lần lượt cử đại diện lên bảng báo cáo kết hợp chỉ trên BĐ, HS theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu thiếu) GV chuẩn kiến thức: a. Vùng núi Đông Bắc: - Giới hạn nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Địa hình: là vùng đồi núi thấp, hướng núi vòng cung: - Địa hình cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ. c. Vùng núi Trường Sơn Bắc: - Giới hạn: Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. - Đặc điểm địa hình: Vùng núi thấp, 2 sườn không cân xứng, có nhiều nhánh núi đâm ra biển. - Hướng núi: TB- ĐN. - Địa hình cacxtơ phổ biến, nhiều cảnh đẹp. 1. Khu vực đồi núi: b. Vùng núi Tây Bắc: - Giới hạn nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Địa hình: núi cao, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng TB-ĐN. - Địa hình cacxtơ phổ biến. d. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: - Phía nam dãy Bạch Mã đến ĐNBộ. - Vùng đồi núi và cao nguyên xếp tầng hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn. 67 HĐ2: Tìm hiểu về khu vực đồng bằng: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 29.2, 29.3 trả lời các câu hỏi sau:  Quan sát H 29.3, em thấy đồng bằng sông Hồng có hình dạng như thế nào? Từ H 29.3 và 29.2, So sánh địa hình đồng bằng sông Hồng với địa hình đồng bằng sông Cửu Long giống và khác nhau như thế nào? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: ♦ Đồng bằng sông Hồng: - Diện tích khoảng 15 000 km 2 - Địa hình cao ở rìa Tây Bắc và thấp dần về phía biển, có các ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3-7 m. Hệ thống đê chống lũ vững chắc dài 2700 km. - Đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm, đất trong đê không được bồi đắp. Có lịch sử khai thác từ lâu đời  Xác định trên bản đồ các đồng bằng duyênhải Trung Bộ? Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ lại nhỏ, hẹp và kém phì nhiêu ? HĐ3: Tìm hiểu địa hình bờ biển và thềm lục địa: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. Quan sát trên bản đồ, em hãy cho biết đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa của nước ta ? thế nào? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: 2. Khu vực đồng bằng: a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: ♦ Giống nhau : Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông. Có mặt bằng rộng, chịu tác động mạnh mẽ của con người. ♦ Đồng bằng sông Cửu Long: - Diện tích gần 40 000 km 2 - Địa hình thấp và khá bằng phẳng, có các đê bao trong phạm vi hẹp. Có nhiều vùng trũng khó thoát nước vào mùa lũ. - Được bồi đắp hàng năm. Có 3 loại đất chính là đất phù sa ngọt, đất mặn và đất phèn. Mới được khai phá khoảng 300 năm. b. Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ: Nhỏ, hẹp, kém phì nhiêu. 3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa: a.Bờ biển: Dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên. Có 2 dạng bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo, có giá trị phát triển nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cảng biển, du lịch. b. Thềm lục địa: Mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? Đó là những khu vực nào? 2. Hãy lên bảng viết thành sơ đồ tóm tắt thể hiện các khu vực địa hình của nước ta? 5.Hoạt động nối tiếp: - Về nhà học bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài 30 tiết sau thực hành, đem theo Át lát Việt Nam để làm bài. 68 Tiết 37 Bài 30: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ địa hình VN. - Nhận biết các đơn vị ĐH cơ bản trên bản đồ. Biết liên hệ ĐH tự nhiên và ĐH nhân tạo. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Hình 30.1 phóng to. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Đia hình nước ta chia làm mấy khu vực? Đó là những khu vực nào? Xác định trên bản đồ giớ hạn của khu vực đồ núi nước ta? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu 3 câu hỏi trong bài. HS làm việc theo nhóm, thời gian 6 phút: Bước 1: GV treo BĐ lên bảng, chỉ giới hạn của vĩ tuyến và kinh tuyến cần xác định, sau đó tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Nhóm 1: Đi dọc VT 22 0 B, từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt –Trung ta phải vượt qua các dãy núi nào? Các dòng sông nào? Nhóm 2: Đi dọc KT 108 0 Đ, từ Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, phải đi qua các cao nguyên nào? Nhận xét địa hình và nham thạch các cao nguyên này? Nhóm 2: Cho biết quốc lộ 1 A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo nào? Các đèo này ảnh hưởng đến giao thông Bắc-Nam như thế nào? Cho ví dụ. Bước 2: Nhóm 1, 2 và 3, cử đại diện trình bày trên bảng, mỗi nhóm 2 HS. Sau đó lần lượt từng nhóm chỉ trên BĐ báo cáo kết quả của nhóm mình. HS dưới lớp nhận xét bài làm của các nhóm và bổ sung thêm. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: 1. Đi dọc VT 22 0 B, từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt -Trung phải vượt qua các dãy núi - Các dãy núi là: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn. - Các dòng sông: sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, S Cầu. 2. Đi dọc KT 108 0 Đ, từ Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, phải đi qua các cao nguyên: a. Đi qua các CN: Kon Tum cao 69 1400 m, Plâyku > 1000 m, Đắc Lắc < 800 m, Di Linh 1000 m. b. Nhận xét: Các cao nguyên này có độ cao khác nhau, sườn cao nguyên rất dốc đã biến các dòng sông, dòng suối thành các thác nước hùng vĩ. - Là khu vực nền cổ bị nứt vỡ kèm theo phun trào ba dan ở giai đoạn Tân kiến tạo. + CN Kon Tum: chủ yếu đá Granít và đá biến chất. + Các cao nguyên Plâyku, Đắc Lắc, Di Linh: chủ yếu đá ba dan. 3. Quốc lộ 1 A từ Lạng Sơn tới Cà Mau dài 1700 km, vượt qua các đèo: - Sài Hồ(Lạng Sơn), đèoTam Điệp (Ninh Bình), đèo Ngang(Hà Tĩnh), đèo Hải Vân (Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng), Cù Mông(Bình Định), đèo Cả (Phú Yên- Khánh Hoà). - Các đèo này gây ảnh hưởng, trở ngại lớn cho giao thông vận tải từ Bắc vào Nam. 4. Củng cố, đánh giá: Không. 5. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài 31 tiết sau học. Xem kĩ bảng số liệu 31.1 về các tháng có nhiệt độ thấp nhất, các tháng có nhiệt độ cao nhất và biên độ nhiệt năm của 3 trạm và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong bài. Đem theo máy tính để làm bài. 70 Tiết 38 Bài 31 : ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam và 3 nhân tố hình thành khí hậu nước ta là: vị trí địa lí, hoàn lưu gió mùa và địa hình. Thấy được những năm gần đây khí hậu có những biến động phức tạp và nguyên nhân và giải pháp bảo vệ đặt ra. 2.Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ khí hậu VN hoặc atlat địa lí VN để trình bày được đặc điểm chung của Khí hậu VN. Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa của 3 địa phương ở 3 miền. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ các miền khí hậu Việt Nam. Bảng 31.1. Một số ảnh địa lí minh hoạ. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta? Đặc điểm nào nổi bật nhất? 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới của khí hậu: HS làm việc cá nhân, cặp đôi-chia sẻ Bước 1: GV chỉ rõ vị trí 3 thành phố Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh đại diện cho 3 miền Bắc-Trung- Nam trên và nêu câu hỏi:  Từ bảng 31.1, hãy tính nhiệt độ TB năm và biên độ nhiệt năm của 3 trạm khí tượng của nước ta?  Vì sao nhiệt độ TB năm của nước ta cao và nhiệt độ ở TP Hồ Chí Minh cao hơn Hà nội và Huế? Bước 2: GV giải thích vì Hà Nội, Huế nằm ở vĩ độ cao, chịu tác động của gió mùa ĐB về mùa đông làm nhiệt độ giảm sút mạnh. Do đó ở cùng vĩ độ với Hà Nội mà tháng 1 ở Napơ cao hơn 4,4 0 C , Mun bai cao hơn Vinh 6,3 0 C.  Vì sao nhiệt độ ở TP Hồ Chí Minh cao hơn Hà nội và Huế? Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu tính chất gió mùa của khí hậu: HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. Tính chất gió mùa của KH biểu hiện như thế nào? Vì sao 2 loại gió mùa lại có đặc tính trái ngược nhau? Bước 2: GV giải thích do khác nhau về vị trí và thời gian hình thành. GV chuẩn kiến thức: 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: a. Tính chất nhiệt đới: - Nguồn nhiệt nắng lớn, số giờ nắng đạt từ đạt từ 1400-3000 giờ / năm. - Nhiệt độ trung bình năm trên 21 0 C và tăng dần từ Bắc vào Nam => Nguyên nhân: nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn. b. Tính chât gió mùa: - Có 2 mùa khí hậu phù hợp với 2 mùa gió + Mùa Đông lạnh và khô với gió mùa Đông Bắc. + Mùa Hạ nóng và ẩm với gió mùa Tây Nam. 71 HĐ3: Tìm hiểu tính chất ẩm của khí hậu: HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. Quan sát bảng 31.1, Hãy cho biết các tháng mưa nhiều của 3 trạm?  Vì sao chế độ mưa của Huế lại khác với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh? Do gió mùa ĐB thổi và đi qua biển đã bị biến tính khi đến Bắc Trung Bộ bị dãy Bạch Mã nằm ngang sát biển gây dán đoạn và do nhiễu loạn thời tiết nên mưa vào Thu- Đông . Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ4: Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường. HS làm việc theo nhóm, thời gian 4 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận. Nhóm 1,2: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Giải thích nguyên nhân? Nhóm 3,4: Tính chất thất thường của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Giải thích nguyên nhân? Bước 2: các nhóm thảo luận xong cử đại diện lên bảng báo cáo kết quả. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung( nếu thiếu) Sau đó giáo viên hỏi thêm: Đặc điểm này ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? Bước 3: GV chuẩn kiến thức: =>Do chịu ảnh hưởng của tín phong và gió mùa châu Á. c.Tính chất ẩm: - Lượng mưa TB năm lớn 1500- 2000 mm, độ ẩm không khí cao trên 80%. - Một số nơi có địa hình đón gió luợng mưa hằng năm tăng cao. => Do các khối khí di chuyển qua biển. 2. Tính chất đa dạng và thất thường. a. Phân hoá đa dạng: - Theo không gian: từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao (độ cao). - Theo thời gian các mùa trong năm. Nguyên nhân: do sự đa dạng của địa hình, nhất là độ cao và hướng núi. b. Biến động thất thường: - Thể hiện ở chế độ nhiệt và chế độ mưa: + Có năm rét sớm, năm rét muộn. + Năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão, Nguyên nhân: do thời gian và cường độ gió mùa tạo ra. 4. Củng cố, đánh giá: 1.Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và làm bài tập 3/113. Chuẩn bị bài 32 tiết sau học, xem kĩ bảng 32.1và suy nghĩ các câu hỏi trong bài để tiết sau học bài được tốt hơn. 72 Tiết 39 Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết 2 mùa là mùa gió ĐB, mùa gió TN. Sự khác biệt về khí hậu-thời tiết của 3 miền Bắc-Trung-Nam với 3 trạm tiêu biểu. - Nêu được những thuận lợi, khó khăn của khí hậu đối với đời sống và SX của nhân dân ta. 2.Về kĩ năng: - Xác định trên BĐ khí hậu Việt Nam các miền khí hậu và đường di chuyển của bão. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ các miền khí hậu Việt Nam. Bảng 31.1 và bảng 32.1 và một số tranh ảnh. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép…… 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc điểm cơ bản của khí hậu VN? 3 .Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu mùa gió Đông Bắc (mùa Đông): HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 31.1 và hỏi: Từ bảng 31.1/110, cho biết tháng có nhiệt độ thấp nhất và tháng có lượng mưa ít nhất của 3 trạmHà Nội, Huế, TPHồ chí Minh? Vì sao tháng 1Hà Nội có nhiệt độ thấp nhất?  Thời tiết-khí hậu nước ta trong thời kì mùa Đông biểu hiện như thế nào? Bước 2: GV chuẩn kiến thức: HĐ2:Tìm hiểu mùa gió Tây Nam (Mùa Hạ). HS làm việc theo nhóm, thời gian 6 phút: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 31.1 và 32.1 và chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: Nhóm 1,2: Từ bảng 31.1, cho biết tháng có nhiệt độ cao nhất của 3 trạm và thời tiết-khí hậu nước ta trong mùa Hạ? Nhóm 3,4: Từ bảng 32.1, nhận xét diễn biến của mùa bão ở nước ta? Nêu một số biện pháp để hạn 1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông): - Sự hoạt động mạnh mẽ của gió Đông Bắc xen kẽ những đợt gió Đông Nam. - Thời tiết-khí hậu trên các miền ở nước ta khác nhau rõ rệt: + Miền Bắc: Đầu mùa Đông lạnh, khô hanh. Cuối Đông có mưa phùn ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình dưới 15 0 C.Ở miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết + Duyên hải miền Trung: Có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. + Tây Nguyên và Nam Bộ: Thời tiết nóng, khô, ổn định suốt mùa. 2. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (Mùa Hạ). 73 chế các thiệt hại do bão gây ra? Bước 2: Nhóm 2, và 4, cử đại diện trình bày kết quả, HS dưới lớp nhận xét và bổ sung. Vì sao về mùa Hạ ở miền Trung và Tây Bắc gió Tây (gió phơn ) khô nóng thổi gây hạn hán nghiêm trọng? Bước 2: GV giải thích Do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc cao, hướng TB-ĐN và sườn Đông dốc đã cản gió TN từ biển thổi vào, gây hiệu ứng phơn TN khô nóng. Đó là dạng thời tiết đặc biệt của miền Trung và Tây Bắc. Còn đồng bằng sông Hồng có mưa ngâu kéo dài gây úng ngập.Vùng đồng bằng và ven biển thường bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: HĐ3:Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại: HS làm việc cá nhân-độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV cho 1 HS đọc phần 3 lên và hỏi: Kể 1 số nông sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường? Nêu một số thuân lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta? Nêu một số biện phápkhắc phục các khó khăn do khí hậu mang lại? ởng của áp thấp nhiệt đới, bão. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: - Là mùa thịnh hành của gió Tây Nam xen kẽ với tín phong ĐN. - Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc đạt trên 25 0 C ở các vùng thấp. - Lượng mưa rất lớn chiếm trên 80% lượng mưa cả năm. - Thời tiết phổ biến là trời nhiều mây, có mưa rào và mưa dông. 3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại: a. Thuận lợi: - Cho các hoạt đông sản xuất nông nghiệp: Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi(trồng cây cận nhiệt, ôn đới) - Phát triển giao thông vận tải và du lịch quanh năm. b. Khó khăn: - Nhiều tai biến thiên nhiên như lũ lụt, bão, hạn hán, cháy rừng - Nấm mốc, sâu bệnh phát sinh và phát triển, rét hại, sương muối, mưa đá gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Mùa gió ĐB, thời tiết và khí hậu Bắc-Trung-Nam có giống nhau không?Vì sao 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và làm bài tập 3/116 vào vở. Vẽ 2 trục tung thể hiện 2 đơn vị là nhiệt độ và lượng mưa. Trục hoành chia 12 tháng., nhiệt độ vẽ BĐ đường màu đỏ còn lượng mưa vẽ BĐ cột màu xanh. Chuẩn bị bài 33 tiết sau học, đem theo Át lát VN. 74 [...]... Minh, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào? 5 Hoạt động nối tiếp: - Học bài, xác định được 9 hệ thống sông lớn của nước ta trên BĐ Xem và chuẩn bị bài 35 để tiết sau thực hành, đem theo máy tính, các dụng cụ để vẽ biểu đồ cột, biểu đồ đường 78 Tiết 42 Bài 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THUỶ VĂN VIỆT NAM I Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức và kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu... theo 2 bên bờ sông Đào kênh, rạch để thoát nước tạo các ô trũng để chứa nước 5 Hoạt động nối tiếp: Về nhà vẽ hoàn tất 2 biểu đồ Chuẩn bị bài 36 tiết sau học, xem kĩ và suy nghĩ trả lời các câu hỏi và lược đồ trong SGK, đem theo at lát địa lí Việt Nam để học 80 Tiết 43 Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung... bài tập 2/ 129 SGK, vẽ biểu đồ hình tròn Dùng 3 kí hiệu phân biệt cho 3 loại đất, có chú giải kèm theo và ghi số % vào trong biểu đồ Sau đó mới ghi tên biểu đồ ở phía dưới Đọc và chuẩn bị bài 37 tiết sau học 82 Tiết 44 Bài 37: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM I Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Về kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam - Nắm được các hệ sinh... nước ta có tên gọi - Lượng nước lớn, chế độ nước chung là gì? Vì sao? khá điều hoà do địa hình tương Giải thích: Vì lòng sông rộng, độ dốc nhỏ, có đối bằng phẳng, khí hậu điều Biển Hồ thông với sông điều tiết lượng nước, nước hoà sông đổ ra biển bằng 2 nhánh và 9 cửa với hệ thống - Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng kênh rạch dày đặc 11, lũ lớn nhất tháng 10 GV nói thêm biện pháp khắc phục:đắp đê bao hạn chế.. .Tiết 40 Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được 4 đặc điểm cơ bản của sông ngòi nước ta - Nêu được các giá trị kinh tế của sông... mùa mưa vì ngoài mưa còn có các nhân tố khác tham gia và làm biến đổi dòng chảy tự nhiên như độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông và nhất là các hồ chứa nước nhân tạo đã điều tiết nước sông ngòi theo nhu cầu sử dụng của con người Bước 3: GV chuẩn kiến thức: - Mùa mưa lưu vực sông Hồng từ tháng 5-10, lượng mưa TB 263 mm/tháng (TB tháng 153 mm) - Mùa lũ từ tháng 6-10, lưu lượng... ngòi nước ta lại có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt? 5 Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và làm bài tập 3/120 (vẽ BĐ đường), chú ý chia số liệu trên trục tung phải cao hơn số liệu trong bảng Chuẩn bị bài 34 tiết sau học, xem kĩ bảng 34.1 về độ dài tối thiểu và diện tích lưu vực tối thiểu của các sông và các câu hỏi trong bài 76 Bài: 34 CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức: Sau... định các hệ thống sông ngòi Trung Bộ? Cho biết đặc điểm sông ngòi Trung Bộ? Nhóm 3,4: Cho biết biện pháp quan trọng để hạn chế lũ lụt ở vùng Trung Bộ ? Bước 2: đại diện các nhóm 1,3 lên bảng báo cáo, HS Tiết 41 77 dưới lớp nhận xét,…GV hỏi thêm: - Thường ngắn và dốc, lũ muộn Vì sao mùa lũ trên các lưu vực sông ngòi vùng do mưa vào Thu-Đông ( tháng Trung Bộ đến chậm hơn vùng Bắc Bộ? 9->12, lũ lớn nhất... đánh giá: 1.Xác định trên bản đồ một số vườn quốc gia của nước ta? Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có vườn quốc gia nào? 5 Hoạt động nối tiếp: Về nhà sưu tầm tranh ảnh về các vườn quốc gia của VN Chuẩn bị bài 38 tiết sau học, đem theo máy tính để làm bài tập 84 . tập 3/113. Chuẩn bị bài 32 tiết sau học, xem kĩ bảng 32.1và suy nghĩ các câu hỏi trong bài để tiết sau học bài được tốt hơn. 72 Tiết 39 Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA I. Mục tiêu. học bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài 30 tiết sau thực hành, đem theo Át lát Việt Nam để làm bài. 68 Tiết 37 Bài 30: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. Mục tiêu. bài và làm bài tập 3/103. chuẩn bị bài 29 tiết sau học, xem kĩ các hình 29.2, 29.3 và suy nghĩ trả lời các câu hỏi, đem theo Át lát địa lí Việt Nam. 66 Tiết 36 Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA

Ngày đăng: 06/07/2015, 00:00

Xem thêm: TIẾT 35-44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w