1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÀN HÌNH MÁY TÍNH

32 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÀN HÌNH MÁY TÍNH Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học. GVHD: GS – TSKH. Hoàng Văn Kiếm. Học viên: Phạm Văn Thuyết. Khóa: Cao học khóa 7. MSHV: CH1201140. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2013 1 Lời nói đầu Khoa học ngày nay đang đối đầu với rất nhiều thách thức có thể nói là chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Các vấn đề khoa học ngày cảng trở nên phức tạp, yêu cầu con người cần có những tư duy mới, những cách suy nghĩ mới để giải quyết vấn đề. Trong những thế kỷ trước con người chưa có một phương pháp rõ ràng để hỗ trợ tư duy. Thật may mắn năm 1946 Genrich Saulovich Altshuller đã xây dựng lý thuyết “Phương Pháp Nghiên cứu Khoa Học”, còn gọi là TRIZ. “Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học” là môn khoa học có mục đích trang bị cho người học hệ thống các phương pháp, kỹ năng tư duy để giải quyết các bài toán phát minh sáng chế. Và nó đã được giảng dạy hầu hết ở các trường đại học trên toàn thế giới. TRIZ đã du nhập vào Việt Nam khoảng 30 năm nay, và hiên đang được giảng dạy ở các trường đại học thuộc hệ thống đại học quốc gia, trong đó có UIT. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi thực hiện bài báo cáo này. Xin chúc thầy luôn mạnh khỏe và thành công. 2 MỤC LỤC Phần 1: Nguyên tắc sáng tạo cơ bản Khi nói về sáng tạo, rất nhiều người nghĩ đó là khả mà chỉ một số ít người có được. Nhưng G.S Altshuller không nghĩ vậy. Theo ông, có những phương pháp nhất định, giúp con người có thể học rất tự nhiên, không hề gò bó, nhưng có thể mang lại cho họ khả năng nhạy bén và sáng tạo hơn hẳn. Phương pháp luận này được gọi là TRIZ . TRIZ là lý thuyết giải các bài toán sáng chế. Đây là hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp những người sử dụng nâng cao năng suất và hiệu quả, về lâu dài, tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo. TRIZ được xây dựng dựa trên các kiến thức tổng hợp của các ngành khoa học kỹ thuật, dạy và học được như các môn học truyền thống trong các nhà trường, bao gồm 40 nguyên tắc (hay là thủ thuật) cơ bản. 40 Nguyên tác sáng tạo: 1.1 Nguyên tắc phân nhỏ Nội dung a) Chia đối tượng thành các phần độc lập. b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. c) Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng Minh họa: - Các phụ tùng ôtô, xe máy được sản xuất độc lập, sau đó mới lắp ráp lại. - Các thành viên trong đội bóng được chia nhỏ ra từng nhiệm vụ: thủ môn, hậu vệ, tiền đạo… 1.2 Nguyên tắc tách khỏi đối tượng Nội dung Tách phần gây phiền phức hoặc tách phần duy nhất ra khỏi đối tượng. Minh họa 3 - Áo gối, vỏ chăn bông…tách khỏi gối và chăn, nên khi bị bẩn không cần thiết phải giặt nguyên cả chăn hay gối. -Các buổi trình diễn âm nhạc được thu lại vào đĩa CD và phát lại khi cần nghe. Tách âm thanh ra khỏi buổi trình diễn. 1.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Nội dung a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc Minh họa: - Xoong, nồi để chống dính người ta phủ một lớp sơn chống dính lên mặt trong của nó. - Bút chì một đầu để viết, đầu còn lại có cục tẩy để xóa những gì viết sai. 1.4 Nguyên tắc phản đối xứng Nội dung: a)Thay một hình đối xứng thành một hình không đối xứng. b)Nếu vật thể đã bất đối xứng rồi thì tăng độ bất đối xứng. Minh họa: - Một mặt của lốp xe khỏe hơn mặt kia để chịu tác động của lề đường. - Kéo dùng của thợ may có phần cầm tay nằm lệch hẳn một bên so với trục của cái kéo. 1.5 Nguyên tắc kết hợp Nội dung a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kề nhau. b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kề nhau. Minh họa: - Búa có một đầu nhổ đinh, một đầu đóng đinh. - Cát, đá, ximăng kết hợp với nhau tạo nên bê-tông chắc chắn. 1.6 Nguyên tắc vạn năng Nội dung: Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác. Minh họa: - Ngày nay trong nông nghiệp người dân đã có máy gặt, đập, tuốt lúa liên hợp. - Smart phone dùng để gọi điện, nghe nhạc, xem phim, lướt web… 4 1.7 Nguyên tắc “chứa trong” Nội dung a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. Minh họa: -Dây đồng dẫn điện được bọc bởi lớp nhựa bên ngoài. -Quần áo treo trong tủ để tránh bụi bặm. 1.8 Nguyên tắc phản trọng lượng Nội dung a) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng. b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động Minh họa: - Mũ bảo hiểm dởm nhưng có mẫu mã đẹp, thời trang, rẻ nên người ta vẫn mua. - Nhảy dù, hãm máy bay bằng dù. 1.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Nội dung a)Thực hiện phản hoạt động trước tiên. b)Nếu vật thể chịu áp lực thì cung cấp một phản áp lực. Ví dụ: - Muốn dùng ắc-quy phải nạp điện trước. - Để uốn các ống kim loại cho đẹp, đều mà không làm móp, nứt, gãy. Người ta nung nóng chỗ cần uốn đến nhiệt độ thích hợp trước khi thực hiện uốn. 1.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. Minh họa: - Tem, nhãn bôi keo trước, khi dùng chỉ việc dán. - Thực phẩm làm sẵn, mua về là có thể nấu ngay được. 1.11 Nguyên tắc dự phòng Nội dung Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. 5 Minh họa: - Phi công luôn phải mang dù. - Việc tổ chức các sự kiện như Olympic, World Cup… người ta luôn có nhiều kịch bản dự phòng. 1.12 Nguyên tắc đẳng thế Nội dung Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng Minh họa: - Các loại đồ dùng, vật dụng có gắn bánh xe như: túi vali, bàn, ghế, tủ,…. - Đường lên núi làm theo kiểu xoáy trôn ốc để đường dốc thoai thoải, dễ leo. 1.13 Nguyên tắc đảo ngược Nội dung: a) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại . b) Làm phần chuyển động của đối tượng hoặc môi trường bên ngoài thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động. c) Lật ngược đối tượng. Minh họa: - Loại băng chuyền chạy về một phía, người trên đó chạy về phía ngược lại dùng để tập chạy trong nhà. - Thay vì mua hàng người ta phải ra chợ hoặc cửa hàng, có cách phục vụ ngược lại là mang hàng đến bán tận nhà. 1.14 Nguyên tắc cầu ( tròn ) hoá Nội dung a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. Minh họa: - Nhà hàng có bàn tròn quay quanh một trục, để khách không phải với tay gắp thức ăn. - Các điểm nút giao thông giao nhau dùng vòng xoay. 1.15 Nguyên tắc linh động Nội dung a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. 6 Minh họa: - Ô, dù có thể bung ra lúc trời mưa, và có thể xếp gọn dễ dàng khi trời không mưa. - Các loại bàn, ghế, giường xếp hoặc thay đổi được độ cao, độ nghiêng. 1.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Nội dung Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. Minh họa: - Thắt lưng, dây đồng hồ đục thừa nhiều lỗ để những người sử dụng khác nhau đều dùng được. - Phương pháp heuristic trong Tin học. 1.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác Nội dung Thay vì nhìn (sử dụng) đối tượng theo cách thông thường, hãy nhìn (sử dụng) đối tượng từ những góc độ, "chiều" khác nhau có trong đối tượng và môi trường. Minh họa: - Các loại quần áo có thể mặc được cả 2 mặt, do đó không mất nhiều thời gian chọn lựa. - Nhà ở nhiều tầng, xe buýt hai tầng, máy bay hai tầng. 1.18 Sử dụng các dao động cơ học Nội dung a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu âm). b) Sử dụng tầng số cộng hưởng. c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. Minh họa: - Quả chuông, ghế xích đu, võng, cầu bập bênh cho trẻ em chơi. - Các loại đồ dùng massage trong gia đình như gối massage, ghế massage, giường massage 1.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ Nội dung a. Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung) b. Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ c. Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác. Minh họa: - Đèn xi-nhan quẹo phải (trái), đèn trên các xe cứu thương có dạng nhấp nháy để báo hiệu cho các xe khác. 7 - tác động mở ốc nên dùng xung lực hơn là một lực liên tục 1.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích Nội dung a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải). b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian. c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. Minh họa: - Ô tô vận tải, chuyến đi, chuyến về phải chở hàng, tránh chạy không. - Tàu đánh cá kết hợp với chế biến, đóng hộp trên đường về 1.21 Nguyên tắc “vượt nhanh” Nội dung a. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. b. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. Minh họa: - Máy khoan răng có tần số vòng quay lớn. - Các nghề đỏi hỏi phản ứng nhanh như cứu hoả, cấp cứu, ảo thuật 1.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi Nội dung a) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi. b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. Minh họa: - Người ta biến sức tàn phá của lũ lụt thành điện năng bằng cách xây dựng các hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện. - Dùng con đĩa để hút máu độc. 1.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi Nội dung a) Thiết lập quan hệ phản hồi b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó. Minh họa: - Kính đeo mắt thay đổi độ trong suốt tùy theo cường độ ánh nắng mặt trời. - Xe máy tay ga tự động điều chỉnh cấp số truyền động theo tải và tốc độ. 8 1.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian Nội dung Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Minh họa: - Ổn áp điện dùng để ổn định dòng điện vào máy móc để tránh cháy, hỏng. - Các chất xúc tác hoá học. 1.25 Nguyên tắc tự phục vụ Nội dung a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư. Minh họa: - Nhà hang buffet - Hệ thống bơm cấp nước và ngắt tự động. 1.26 Nguyên tắc sao chép (copy) Nội dung a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết. c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. Minh họa: - Chiều cao hoặc chiều dài của vật thể có thể được xác định bằng cách đo bóng của chúng - Máy photocopy. 1.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” Nội dung Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn. Minh họa: - Khăn lau tay, lau mặt dùng một lần rồi bỏ. - Các công ty ở châu au, mỹ chuyển nhà máy sản xuất qua các nữa đang phát triển như Viêt Nam, Ấn Độ, Thái Lan… để có nguồn nhân công rẻ. 1.28 Thay thế sơ đồ cơ học Nội dung a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng . c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời 9 gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định. d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ. Minh họa: - Cần cẩu dùng móc và cần cẩu dùng nam châm điện. - Nút bấm điện thoại di động dùng phím được thay bằng cảm ứng - chạm tay lên màn hình. 1.29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng Nội dung Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. Minh họa: - Các con thú đồ chơi, thay vì nhồi bông, rơm người ta làm loại thú đồ chơi chỉ cần thổi lên. - Bánh xe dạng rắn chuyển sang dạng hơi, phao gỗ chuyển sang phao khí. 1.30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng Nội dung a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. Minh họa: - Các loại bao bì, túi nylong, áo đi mưa, khăn trải bàn nilong - Bià sách, lịch treo tường có phủ lớp nhựa mỏng bảo vệ tăng độ bền, ép plastic 1.31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ Nội dung a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ ) b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. Minh họa: - Các loại bao bì, phương tiện đóng gói làm từ vật liệu xốp. - Các vách ngăn dùng cách âm, cách nhiệt. 1.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc Nội dung a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài. c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang. d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. Minh họa - Băng keo trong suốt, dán trang sách bị rách mà vẫn đọc được. 10 [...]... ý tới .Màn hình máy tính ngày nay Từ năm 2007, các màn hình LCD dành cho máy tính bàn đã vượt doanh thu bán ra so với các màn hình CRT và thị trường của nó tiếp tục được mở rộng Ngày nay, các màn hình LCD đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến nhất cho ngành công nghiệp máy tính Gần đây, màn hình LCD ngày càng rẻ hơn và thậm chí các nhà sản xuất đã thiết kế cả các màn hình đôi như trong ảnh trên Màn hình LCD... hơn, các góc nhìn tốt hơn và màu sắc đẹp hơn Công nghệ LCD sớm muộn sẽ nhảy sang một thị trường tiềm năng hơn, máy tính để bàn LCD cho máy tính bàn Các công ty máy tính đã có các thử nghiệm về màn hình LCD dành cho máy tính bàn từ những năm 1980 với một số lượng nhỏ Những màn hình kiểu này có giá thành khá cao và hiệu suất hoạt động cũng kém hơn so với các màn hình CRT phổ biến lúc đấy Các màn hình. .. màn hình TV đến màn hình máy tính, CRT đến tinh thể lỏng, thiết bị này đã trải qua một thời gian phát triển rất dài 2.1 Màn hình bằng các đèn nhấp nháy Thiết bị cuối ZUSE 23 (1941) chỉ bao gồm các đèn báo để biểu diễn đầu ra của chương trình máy tính Nó vẫn còn được trang bị cho các máy tính điện tử ở những năm 1950 như máy Univac I (1951) Trong khi hầu hết các máy tính ra đời đầu tiên đều có một máy. .. hình với CPU Tiêu chuẩn video của Mac II cũng tương tự như VGA Các màn hình Mac tiếp tục phát triển theo thời gian và luôn luôn nổi tiếng với màu sắc đẹp và có độ nét cao 2.4.5 Các màn hình RGB Màn hình Commodore 1084 (1985) 23 màn hình Atari 1040ST (1986) Những năm 1980 chứng kiến sự ra mắt của những màn hình RGB mang đồ họa màu sắc, có độ phân giải cao và sắc nét cạnh tranh với các máy tính IBM và. .. tiêu thụ so với màn hình LCD thường mà còn là một sản phẩm điện tử xanh: không sử dụng các chất gây hại cho môi trường như thủy ngân, chì , vì các mối hàn được thay bằng hợp kim đồng bạc 29 Phần 3:Phân tích sự sáng tạo trong quá trình phát triển màn hình máy tính 1 Màn hình bằng các đèn nhấp nháy • Nguyên tắc phân nhỏ: thiết bị ZUSE 23 (1941) là tập hợp của các bóng đèn bật tắt khi xử lý các câu lệnh... lớp kiếng phân cực ánh sáng • Thay thế sơ đồ cơ học: Màn hình LCD chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực • Nguyên tắc đảo ngược: Màn hình CRT thì dày, màn hình LCD thì mỏng 7 Màn hình LED: • Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng: Màn hình LED sử dụng các diot phát quang khi có dòng... được sản xuất vào năm 1976 2.4.3 Màn hình video phức hợp nở rộ 19 hợp TRS-80 (1977) Commodore 1702 (1983) Ngoài các màn hình ti-vi RF, nhiều loại máy tính cá nhân (PC) đã được hỗ trợ các màn hình video phức hợp cho chất lượng hình ảnh cao hơn Cuộc cách mạng PC đem đến luồng gió mới, các nhà sản xuất máy tính như Apple, Commodore, Radio Shack, TI đều bắt tay thiết kế và đóng nhãn các màn hình video một... RGB • Nguyên tác thay đổi màu sắc: RGB mang đồ họa màu sắc, có độ phân giải cao và sắc nét • Nguyên tắc vạn năng: NEC đã phát minh ra màn hình đa đồng bộ hóa đầu tiên hỗ trợ các độ phân giải, tần số quét và tốc độ làm tươi khác nhau trong cùng một màn hình 4.8 Màn hình VGA • Nguyên tắc "rẻ" thay cho "đắt": màn hình VGA có giá thành rẻ hơn so với thế hệ màn hình trước • Nguyên tắc linh động: màn hình. .. của màn hình số lại bị hạn chế bởi các bóng đèn báo nhấp nháy Chúng là các bóng đèn chỉ thị bật hoặt tắt khi máy tính xử lý các câu lệnh hay truy cập đến các vùng nhớ 2.2 Bìa đục lỗ vừa là đầu ra, vừa là đầu vào ENIAC là một trong số các máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bìa đục lỗ để thể hiện cho cả đầu vào lẫn đầu ra của một chương trình máy tính Để viết một chương trình, người vận hành máy tính. .. hiệu là VGA 24 2.4.6 Kỉ nguyên của màn hình VGA Bên trái là một màn hình có tỉ lệ màn ảnh đặt theo đúng một trang giấy Bên phải là một màn hình màu theo tỉ lệ 4:3 Vào giữa những năm 1990, đã có thêm nhiều cải tiến và phát triển đối với màn hình cho PC Đây là kỉ nguyên của màn hình VGA đa đồng bộ hóa, có màu sắc và giá rẻ, có khả năng xử lí trên một phạm vi rộng độ phân giải Các nhà sản xuất bắt đầu . QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÀN HÌNH MÁY TÍNH Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học. GVHD:. nhãn các màn hình video một màu hoặc có đa màu cho các hệ thống máy tính của mình. Hầu hết các màn hình như vậy đều có thể thay thế hoàn toàn được cho nhau.Ti-vi được dùng làm màn hình máy tính. . chương trình tin tức, hay chuyển sang xem phim từ các loại hình nhạc kịch trên sân khấu… Từ màn hình TV đến màn hình máy tính, CRT đến tinh thể lỏng, thiết bị này đã trải qua một thời gian phát triển

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w