Phần 3:Phân tích sự sáng tạo trong quá trình phát triển màn hình máy tính

Một phần của tài liệu CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÀN HÌNH MÁY TÍNH (Trang 30)

trình phát triển màn hình máy tính

1 Màn hình bằng các đèn nhấp nháy

Nguyên tắc phân nhỏ: thiết bị ZUSE 23 (1941) là tập hợp của các bóng đèn bật tắt khi

xử lý các câu lệnh.

2 Bìa đục lỗ vừa là đầu ra, vừa là đầu vào: ENIAC sử dụng bìa đục lỗ

Áp dụng nguyên tắc các vật liệu nhiều lỗ.

3 Băng giấy thay cho các tấm bìa đục lỗ: Máy in điện báo CREED 75(1958)

Nguyên tắc đồng nhất: Sử dụng 1 băng giấy dài đục lỗ thay vì sử dụng các bìa đục lỗ.

4 Màn hình CRT

4.1 Các ống tia ca-tốt (CRT)

Nguyên tắc tác động theo chu kỳ: Bắn liên tục chùm điện tử vào chất huỳnh quang, sẽ

tạo ra ánh sáng.

4.2 Máy điện báo trở thành màn hình.

Nguyên tắc kết hợp: Năm 1950 các kỹ sư nối trực tiếp máy điện báo lên máy tính để

dùng nó như một thiết bị hiển thị. 4.3 Glass Teletype

Nguyên tắc kết hợp: Kết hợp giữa màn hình CRT và Teletype để hiển thị thông tin.

4.4 Màn hình video CCTV

Nguyên tắc "rẻ" thay cho "đắt": CCTV là thiết bị hiển thị đầu ra video có giá thành rẻ

hơn rất nhiều so với chiếc máy điện báo đánh chữ. 4.5 Màn hình video phức hợp.

Nguyên tắc linh động: Các màn hình hoàn toàn có thể thay thế được cho nhau.

Nguyên tắc sử dụng trung gian: Sử dụng ti vi làm đầu ra cho video máy tính thông qua

bộ điều biến RF.

Nguyên tắc chứa trong: Hệ thống Atari 800 ra mắt năm 1979 bao gồm một bộ điều biến

RF gắn trong máy tính 4.6 Màn hình Macintosh

4.7 Màn hình RGB

Nguyên tác thay đổi màu sắc: RGB mang đồ họa màu sắc, có độ phân giải cao và sắc

nét.

Nguyên tắc vạn năng: NEC đã phát minh ra màn hình đa đồng bộ hóa đầu tiên hỗ trợ các

độ phân giải, tần số quét và tốc độ làm tươi khác nhau trong cùng một màn hình. 4.8 Màn hình VGA

Nguyên tắc "rẻ" thay cho "đắt": màn hình VGA có giá thành rẻ hơn so với thế hệ màn

hình trước.

Nguyên tắc linh động: màn hình VGA có thể sản xuất ở nhiều kích thước (14-21 inch) và

tỉ lệ màn ảnh khác nhau.

Nguyên tắc đảo ngược: Ra đời màn hình CRT phẳng.

5 Màn hình plasma

Sử dụng các kết cấu khí và lỏng: màn hình plasma sử dụng một loại khí mang điện được

giữ giữa hai tấm gương. 6 Màn hình LCD

Nguyên tắc phân nhỏ: LCD được cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh).

Sử dụng các kết cấu khí và lỏng: LCD bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng

phân cực ánh sáng.

Thay thế sơ đồ cơ học: Màn hình LCD chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân

cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực.

Nguyên tắc đảo ngược: Màn hình CRT thì dày, màn hình LCD thì mỏng.

7 Màn hình LED:

Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng: Màn hình LED sử dụng các diot phát quang

KÊT LUẬN

Các phát minh cải tiến trong khoa học đã giúp con người giải phóng sức lao động, mang đến các tiện ích phục vụ nhu cầu cuộc sống của nhân loại. Thông suốt các phát minh, sáng chế dù là vĩ đại hay bình thường chúng ta đều có thể lý giải được qua các nguyên lý của G.S. Altshuller.

Ý nghĩa của TRIZ là ở chỗ xây dựng tư duy định hướng nhằm đi đến lời giải bằng con đường ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật và sử dụng chương trình tuần tự các bước, có kết hợp một cách hợp lý 4 yếu tố: tâm lý, logic, kiến thức và tưởng tượng.

Một phần của tài liệu CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÀN HÌNH MÁY TÍNH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w