TÀI LIỆU ôn tài LIỆU ôn THI văn 12

27 427 0
TÀI LIỆU ôn tài LIỆU ôn THI văn 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN CHUYÊN ĐỀ 1 TÁI HIỆN KIẾN THỨC VỀ GIAI ĐOẠN, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VH VIỆT NAM VÀ VH NƯỚC NGOÀI ( 2 ĐIỂM) BÀI 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM T8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I.VHVN TỪ CM T8 1945 ĐẾN 1975: 1)Hoàn cảnh lịch sử,xã hội,văn hoá: -Đường lối văn nghệ của Đảng,sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất. -Hai cuộc kháng chiến (Pháp Mĩ) kéo dài 30 năm đã tác động một cách mạnh mẽ,sâu sắc tới đời sống vật chất,tinh thần của toàn dân tộ,trong đó có văn học nghệ thuật.Hoàn cảnh đó đã tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt. -Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.Về văn hoá,từ năm 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế,nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước XHCN(Liên Xô, Trung Quốc…) 2)Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:( Phần này học sinh xem lại SGK) *Các chặng đường:-1945-1954 -1955-1965 -1965-1975 *Các đặc điểm văn học VN từ CMT8 1945-1975: -Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng CM hoá,gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. -Nền văn học hướng về đại chúng. -Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. (+Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:VH đề cập đến những vấn đềcó ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc.Nhân vật chính là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách,phẩm chất và ý chí của dân tộc,tiêu biểu là cho lí tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân.Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách N¨m häc 2009 - 2010 1 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca,trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,hào hùng. +Cảm hứng lãng mạn.:là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.Cảm hứng lãngạn trong văn học giai đoạn này chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.) II.VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX: 1)Hoàn cảnh lịch sử (hs xem lại SGK) 2)Những thành tựu ban đầu: (hs xem lại SGK) 3) Đặc điểm văn học giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX: -Từ 1975 và nhất là từ 1986,văn học Việt Nam từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài,chủ đề;phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật;cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy. -Văn học đã khám phá con người trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp,thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống,kể cả đời sống tâm linh. -Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong,quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường. -Tuy nhiên,bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những biểu hiện quá đà,thiếu lành mạnh.Văn học có xu hướng nói nhiều tới mặt trái của xã hội, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực. BÀI 2: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP -HỒ CHÍ MINH- I.HỒ CHÍ MINH (HCM): 1)Quan điểm sáng tác: - HCM coi văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng. ( “ Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Hoặc:”Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.”) -HCM luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. (Tính chân thật được coi là thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật.Người nhắc nhở giới nghệ sĩ”nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao tính sáng tạo”chớ có gò bó vào một khuôn,làm mất vẻ sáng tạo”) N¨m häc 2009 - 2010 2 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN -HCM luôn coi trọng mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.Người luôn đặt câu hỏi “viết cho ai?”,”viết để làm gì? ” rồi mới quyết định “viết như thế nào?”. 2)Phong cách nghệ thuật HCM: Phong cách nghệ thuật HCM vô cùng độc đáo và đa dạng.Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học,từ văn chính luận,truyện,kí đến thơ ca,HCM đều tạo được nh ững nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. -Văn chính luận:thường ngắn gọn,tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng đầy sức thuyết phục,giàu tính luận chiến và đa d ạng về bút pháp.Các tp tiêu biểu:Tuyên ngôn độc lập,lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,bản án chế độ thực dân -Truyện và kí của NAQ nhìn chung rất hiện đại,thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ,nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hóm hỉnh,hài hước của phương Tây.Các tp tiêu biểu:Vi hành,những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ,lời than vãn của bà Trưng Trắc. -Thơ ca: Đây là lĩnh vực nổi bật ,thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật HCM.Những bài thơ tuyên truyền cách mạng thường giản dị,mộc mạc,dễ nhớ,dễ thuộc,có sức tác động trực tiếp đến người đọc,người nghe. Đa số những bài thơ nghệ thuật của Người có sự kết hợp chặt chẽ giữa bút pháp cổ điển và hiện đại,ngôn ngữ hàm súc,thâm thuý,hài hoà giữa tính trữ tình và tính chiến đấu.Tiêu biểu tập “nhật kí trong tù”. II.TUY ÊN NGÔN ĐỘC LẬP: 1)Hoàn cảnh lịch sử:( hs xem lại SGK) 2)Gía trị lịch sử:-TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn:là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân,phong kiến,là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới,là mốc son mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên toàn nước ta. - Văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để công bố với toàn thế giới, đặc biệt là những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch nước ta.Cũng vào thời gian đó,nhà cầm quyền Pháp tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp,bị quân Nhật xâm chiếm,nay Nhật đã đầu hàng.vậy Đông Dương đương nhiên thuộc quyền “bảo hộ” của Pháp.Bản Tuyên ngôn độc lập đã cương quyết bác bỏ luận điệu này. 3)Gía trị văn học:- Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm chính luận đặc sắc.Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm đư ợc thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ,lí lẽ sắc bén,bằng chứng xác đáng,ng ôn ng ữ h ùng h ồn, đ ầy c ảm x úc. -Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyết của HCM,hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc ta. BÀI 3: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,NGÔI SAO SÁNG N¨m häc 2009 - 2010 3 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC. -PHẠM VĂN ĐỒNG- 1.Tác giả: -PVĐ (1906-2000),một nhà cách mạng lớn của nước ta trong ths kỉ XX,quê huyện Mộ Đức,tỉnh Quảng Ngãi. -Là người tham gia cách mạng khi chưa đầy 20 tuổi. -Ông từng tham gia xây dựng căn cứ địa Việt-Trung và có mặt trong Uỷ ban dân tộc giải phóng ở Tân Trào. -Sau cách mạng,PVĐ tham gia nhiều chức vụ quan trọng và có nhiều đóng góp to lớncho dân tộc(Bộ trưởng Bộ tài chính,Bộ trưởng Bộ ngoại giao,Phó Thủ tướng,Thủ tướng,uỷ viên bộ chính trị) -PVĐ còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn. 2.Hoàn cảnh và mục đích sáng tác : -Vă bản được viết vào tháng 7-1963,kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC. -Để tưởng nhớ NĐC; để định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông;khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước. BÀI 4: THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003. - Cô-phi An-nan - I.TÁC GIẢ: - Cô- phi An- nan sinh ngày 8- 4- 1938 tại Gan na, một nước cộng hoà thuộc châu Phi. - Ông là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc và đảm nhiệm chức vụ này 2 nhiệm kì (1/1997 đến 1/2007) - Được trao giải thưởng Nô- ben Hoà bình năm 2001. II.TÁC PHẨM: 1.Hoàn cảnh ra đời:1-12-2003,nhân ngày thế giới phòng chống AIDS. 2.Gía trị nội dung ,nghệ thuật: -Bản thông điệp khẳng định phòng chống AIDS /HIV phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại,và những cố gắng của nhân loại về mặt này vẫn còn chưa đủ.Tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi đại dịch đó là N¨m häc 2009 - 2010 4 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN công việc của chính mình,hãy sát cánh bên nhauđể cùng “đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng,kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị nhiễm HIV/AIDS. -Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì đã thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc chân thành của tác giả. BÀI 5: TÂY TIẾN - QUANG DŨNG - I/Tác giả: -QD(1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm,quê huyện Đan Phượng,tỉnh Hà Tây. -Sau cách mạng tháng tám vào quân đội.Sau 1954 là biên tập viên nhà xuất bản. -QD là một nghệ sĩ đa tài(làm thơ,viết văn,vẽ tranh) nhưng thành công chủ yếu là thơ.Hồn thơ QD phóng khoáng,lãng mạn,hồn hậu,tài hoa. -Các tác phẩm chính:Mùa hoa gạo(truyện ngắn 1950),Rừng về xuôi(truyện kí 1968),Mây đầu ô(1986),thơ văn QD (tuyển thơ vă 1988) II/Về tác phẩm: -Đoàn quân Tây tiến:là đơn vị quân đội thành lập năm 1947,có nhiệmnvụ phối hợp với lực lượng bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch và bảo vệ biên giới Việt-Lào. -Địa bàn hoạt động ở thượng Lào và vùng Tây Bắc tổ quốc. Địa bàn vừa rộng vừa phức tạp,chủ yếu là đồi núi,chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn,thiếu thốn. -Lính Tây tiến phần đông là thanh niên Hà Nội,họ yêu nước hào hoa,lãng mạn,sống lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. -Bài thơ ra đời năm 1948 tại Phù Lưu Chanh,khi QD chuyển đơn vị khác,nhớ về đơn vị cũ tác giả viết bài “nhớ tây tiến”,sau đổi thành”tây tiến”. BÀI 6. TÁC GIẢ TỐ HỮU: I/ Cuộc đời: -Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành , sinh năm 1920, quê quán Thừa Thiên –Huế. -Ông sinh trưởng trong một gai đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương, vì vậy Tố Hữu đã đến với thơ từ rất sớm. -Ông tham gia cm từ năm 17 tuổi và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. -Năm 1939 Tố Hữu bị bắt và bị giam ở các nhà lao khác nhau từ miền Trung đến Tây nguyên. -Năm 1942 Tố Hữu vượt ngục Đắc lay tiếp tục hoạt động cm. -Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước: Ủy viên bộ chính trị , phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng. -Tp tiêu biểu: từ ấy(1946),Việt Bắc(1954), Gió lộng(1961), ra trận(1971)… N¨m häc 2009 - 2010 5 TÀI LIỆU ƠN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN -ơng được tặng nhiều giải thưởng cho những đóng góp về thơ ca như : giải thưởng văn học ASEAN(1996), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(1996) II/.Sự nghiệp văn học: Con đường thơ hoạt động và con đường thơ của ông có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ là một chặng đường hoạt động cách mạng. 1. TẬP THƠ “ TỪ ẤY” (1937 – 1946) - Là tập thơ đầu tay của 10 năm hoạt động cách mạng say mê, sôi nổi. - Gồm 3 phần: + Máu lửa (1937-1939): ca ngợi lý tưởng cách mạng, kêu gọi quần chúng đấu tranh (Từ ấy, Liên hiệp lại, …) + Xiềng xích (1939-1942): thể hiện tinh thần cách mạng trước những khó khăn, thử thách, hi sinh ( Tâm tư trong tù, Con chim của tôi, Khi con tu hú, Bà má Hậu Giang, Dậy mà đi, Tiếng hát đi đày, …) + Giải phóng (1942-1946): thể hiện niềm vui chiến thắng, ca ngợi cách mạng thành công (Huế tháng tám, Xuân nhân loại,…) - Nhân vật trung tâm: Cái tôi trữ tình của nhà thơ – cái tôi đậm chất men say lý tûng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi. 2. TẬP THƠ “ VIỆT BẮC” ( 1947 – 1954 ) - Viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc: + Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, nhiều hy sinh nhưng anh dũng, vẻ vang của dân tộc. + Ca ngợi những tình cảm cao đẹp: tình đồng đội, tình quân dân, tình quê hương đất nước … - Nhân vật trung tâm: quần chúng nhân dân (anh vệ quốc, chò dân công, em bé liên lạc, bà mẹ chiến só, …)  Cái tôi trữ tình ẩn trong hình ảnh nhân dân anh hùng. - Mang cảm hứng sử thi hào hùng và đậm chất lãng mạn . Tác phẩm tiêu biểu: Phá đường- Rét Thái Nguyên…, Bà mẹ Việt Bắc, Bà Bủ, Bầm ơi, Lượm, Sáng tháng năm, Hoan hô chiến só Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc,… 3. TẬP THƠ “ GIÓ LỘNG”( 1955 – 1961 ) - Ca ngợi miền Bắc xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghóa xã hội (Mùa thu mới, Ba mươi năm đời ta có Đảng ,… ) và tình cảm thiết tha sâu nặng với miền nam ruột thịt. - Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; cái tôi cá nhân đã hoà vào cái tôi của nhân dân, của Đảng, của thời đại. 4. TẬP THƠ “RA TRẬN” ( 1962 – 1971 ), “MÁU VÀ HOA” ( 1972 – 1977 ) a/ Ra trận: N¨m häc 2009 - 2010 6 TÀI LIỆU ƠN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN - Là bản anh hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của dân tộc (Chào xuân 1967, …) và bày tỏ tình cảm đối với Bác (Theo chân Bác ,…) b/ Máu và hoa - Ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh. Đồng thời khẳng đònh niềm tin sâu sắc của quê hương, của mỗi nguồi Việt Nam mới. - Thể hiện niềm tự hào khi toàn thắng về ta. (Nước non ngàn dặm, Vui thế … hôm nay , ….) - Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm chất chính luận. 5. TẬP THƠ “MỘT TIẾNG ĐỜN” (1992) và “TA VỚI TA” (1996): - Phản ánh những vấn đề thời sự của đất nước và kiên đònh niềm tin và lý tưởng, con đường cách mạng. - Giọng thơ trầm lắng, thấm đượm chất suy tư. * Như vậy, con đường thơ của Tố Hữu đã phản ánh được những chặng đường cách mạng của dân tộc đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của. III/ Phong Cách Nghệ Thuật Thơ Tố Hữu. 1/ Thơ Tố Hữu đậm chất trữ tình chính trị - đối với Tố Hữu, thơ trước hết phải là phương tiện phục vụ cho sự nghiệp C/mạng, cho những nhiệm vụ được hình thành trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. - Thơ Tố Hữu thể hiện nhiệt tình chính trị ca ngợi những con người mang tư tưởng cộng sản, biểu dương những tình cảm cách mạng, cổ vũ khích lệ việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị của đất nước. - Đối với Tố Hữu, chính trị trở thành nguồn cảm hứng, nguồn cảm xúc chân thành sâu xa, thành lẽ sống niềm tin. 2/ Thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng mạn và gắn liền với khuynh hướng sử thi. Thể hiện những vần thơ nói về đất nước, về nhân dân, về lí tưởng, chứa chan cảm xúc, về tương lai với niềm lạc quan vơ bờ bến. Tố Hữu là nhà thơ của những tình cảm lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn. 3/ thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. + Ơng thường sử dụng lối nói quen thuộc , lối so sánh ví von, truyền thống để diễn tả nội dung mới của thời đại. + Tố hữu sử dụng rất thành cơng các thể thơ truyền thống như lục bát và thơ 7 chữ. 4/Thơ Tố Hữu giàu tính nhạc điệu, ơng thường khai thác và sử dụng nhạc điệu trong thơ ca truyền thống. giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, thương mến BÀI 7. Bài thơ Việt Bắc -Ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc nước ta được giải phóng.Lịch sử đất nước bước sang một trang mới, cách mạng Việt nam bước vào một thời kì mới. N¨m häc 2009 - 2010 7 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN -Tháng 10/1954 ,các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội , nhân sự kiện có tính chất lịch sử này, Tố Hữu làm bài thơ Việt Bắc. BÀI 8. Đất nước: a. Tác giả: -Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức cách mạng. -Quê quán: xã Phong Hòa,huyện Phong Điền , tỉnh Thừa Thiên –Huế. -Năm 1964 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội , Nguyễn khoa Điềm vào nam chiến đấu. Ông hoạt động ở chiến khu Trị -Thiên rồi vào nội thành Huế với các công việc như viết báo , làm thơ… -Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ , thơ ông giàu cảm xúc, giàu chất suy tư. -Sau 1975 , ông vừa hoạt động văn nghệ vừa đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước. -Năm 2000 , ông được tặng thường Nhà nước về văn học nghệ thuật. -Tác phẩm chính: đất ngoại ô, mặt đường khát vọng, cõi lặng… b. Hoàn cảnh sáng tác: -Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác và hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên năm 1971, thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. -Đoạn trích Đất nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. BÀI 9. Sóng: a. Tác giả: -Xuân Quỷnh( 1942-1988), tên khai sinh là Nguyễn thị Xuân Quỳnh. -Quê quán: thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây( nay là Hà Nội).Bà xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ , sớm mồ côi mẹ. -Xuân Quỳnh từng hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật( làm diễn viên, làm báo…) -Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. -Thơ XQ là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn , vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. -Tác phẩm chính:Tơ tằm –chồi biếc, hoa dọc chiến hào, gió lào cát trắng -Năm 2001, XQ được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. b. Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế tại biển Diêm Điền( Thái Bình), được in trong tập Hoa dọc chiến hào. BÀI 10. Đàn ghi ta của Lor- ca: a. Tác giả: -Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi. -Sau khi tốt nghiệp khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội ông vào nam chiến đấu. -Thơ Thanh Thảo phản ánh tâm tư của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. -Thanh Thảo được xem là một trong số các cây bút luôn nỗ lực tìm cách cách tân thơ và đạt được thành tựu đáng ghi nhận. -Tác phẩm chính:Dấu chân qua trảng cỏ, những người đi tới biển , khối vuông Ru –bích. N¨m häc 2009 - 2010 8 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN b. Hoàn cảnh sáng tác: Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách và tư duy thơ kiểu Thanh Thảo, tác phẩm được in trong tập Khối vuông Ru-bích. BÀI 11. Người lái đò sông Đà: a. Tác giả: -Nguyễn Tuân (1910-1987 ), quê làng Mọc( Nhân Mục) nay thuộc Thanh Xuân , Hà Nội trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. -Ông là người tính tình phóng khoáng, giàu lòng yêu nước và đến với văn học từ rất sớm. -Trước CMT8 Nguyễn Tuân sáng tác xoay quanh 3 đề tài chính:”chủ nghĩa Xê dịch”, vẻ đẹp “vang bong một thời” và đời sống trụy lạc -CMT8 thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tha tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của văn học cm. Ông say sưa viết về cuộc sống mới , về những con người mới. -Tác phẩm chính: vang bóng một thời, sông Đà, hà Nội ta đánh Mĩ giỏi… -Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú ,độc đáo và đầy tài hoa. -Năm 1996 Nguyễn Tuân được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. b. Hoàn cảnh ra đời: người lái đò sông Đà được sáng tác năm 1958 trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của nhà văn.Đây là một trong số 15 bài tùy bút cảu Nguyễn Tuân in trong tập Sông Đà xuất bản năm 1960. BÀI 12. Ai đã đặt tên cho dòng sông: a. Tác giả: -Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế: là trí thức yêu nước gắn bó sâu sắc với thành phố Huế quê hương. -Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút chuyên về bút kí. Tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với trình bày giàu chất thơ và sự vận dụng tổng hợp tri thức triết học, địa lí, lịch sử… -Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Ai đã đặt tên cho dòng sông, ngọn núi ảo ảnh… b. Hoàn cảnh sáng tác : -Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được sáng tác năm 1981, được in trong tập sách cùng tên. -Đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm. CHUYÊN ĐỀ 2 VẬN DỤNG KIẾN THỨC XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG ĐỂ VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3 ĐIỂM) N¨m häc 2009 - 2010 9 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN Đề 1: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào là người thành đạt trong cuộc sống hiện đại? Đáp án: Học sinh có thể nêu nhiều hướng suy nghĩ, nêu các ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề “người thành đạt” theo định hướng: - Phải nêu lên được quan niệm của mình: một người thành đạt trong cuộc sống hiện đại là một người: + Đối với bản thân: Có tri thức – có sự nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của thời đại; có đạo đức; có sức khỏe. + Đối với gia đình: Biết xây dựng được một cuộc sống hạnh phúc (đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần) + Đối với xã hội: Có những đóng góp cho xã hội và được xã hội công nhận, được mọi người kính trọng. -> Để đạt được những điều đó không phải là dễ…. - Nêu ra một số dẫn chứng, ví dụ thực tế trong cuộc sống. - Liên hệ bản thân: Có lí tưởng sống cống hiến, nỗ lực học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kì hội nhập. Đề 2: Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học. Đáp án: Học sinh có thể nêu nhiều hướng suy nghĩ, nêu các ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề này theo định hướng sau: - Nêu quan niệm của mình: thế nào là tự học, người tự học: N¨m häc 2009 - 2010 10 [...]... sở thực tế của bản “Tuyên ngôn độc lập” của HCM (Sách ngữ văn 12- tập 1 NXBGD 2008) Hướng dẫn làm bài: N¨m häc 2009 - 2010 17 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN MB:Trong lịch sử dân tộc,có những áng văn hùng tráng còn mãi với muôn đời “Tuyên ngôn độc lập” của HCM cũng là một áng văn như thế.Ngoài giá tri lịch sử,tp còn trở thành một điển hình cho thể loại văn chính luận.Trong đó phải... nghệ sĩ , Lor –ca luôn muôn thế hệ sau sẽ tài năng hơn mình Thế nhưng sức ảnh hưởng của Lor-ca quá lớn , ông mất đi những mong muốn của Lor –ca về việc cách tân nghệ thuật không có ai tiếp tục Thanh Thảo nuối tiếc cho điều đó + Sự tiếc nuối của tác gỉa cho nền nghệ thuật của Tây Ban Nha vắng thi u không có người dẫn đường như “ cỏ mọc hoang” N¨m häc 2009 - 2010 26 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG... khăn đến đâu Chỉ cần có quyết tâm và sự chăm chỉ thì không có gì là ta không làm được Ở trên đời này này không có việc gì là không thể làm được, vấn đề là ta sẽ làm như thế nào? Mọi sự cố gắng luôn được đề đáp - Nêu những dẫn chứng thi t thực để chứng minh cho vấn đề trên: + Lấy dẫn chứng trong cuộc sống N¨m häc 2009 - 2010 11 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN + Dẫn chứng phải phù hợp... häc 2009 - 2010 25 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN a Mở bài: Sau năm 1975 Thanh Thảo là một trong những tên tuổi nổi bật của làng Thơ Việt Nam Ông nổi bật bởi vì ông là một trong số không nhiều nhà thơ nỗ lực tìm kiếm cách tân nghệ thuật và đã thành công Bài thơ Đàn ghi ta của lor-ca là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo minh chứng cho sự thành công đó b Thân bài: *Đàn... Quang Dũng (Sách văn 12- cơ bản tập 1,NXB GD 2008) “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi N¨m häc 2009 - 2010 14 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuốngS Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn giải dầu không bước nữa... 2010 24 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu trăng xanh hòa bình Thi n nhiên trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ điển - Thi n nhiên hư ảo, gợi nhớ gợi thương: “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương” “Bản khói cùng sương” “Sớm khuya bếp lửa, người thương đi về” 3 Thi n nhiên cùng người đánh giặc và ghi dấu những chiến công: “Nhớ... vậy + Cũng trên con đường hành quân không thể thi u tình đồng đội,nghĩa đồng bào “ Anh bạn giải dầu không bước nữa N¨m häc 2009 - 2010 16 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chi ều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Có thể thấy QD không dấu diếm bao nỗi gian khổ,vất vả,hi... tượng những người lính xuất hiện đầy oai phong lẫm liệt.QD không hề che dấu những gian khổ ,thi u thốn ghê gớm mà người lính phải chịu đựng ”Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc N¨m häc 2009 - 2010 19 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN ………………………… dữ oai hùm” Chỉ có điều,cái nhìn lãng mạn của QD đã nhìn thấy người lính TT ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tuỵ của họ... gian nhiều phương nhiều hướng, chiếma hữu cả thời gian ngày đem, ngay trong giấc mơ: “Con sóng dưới lòng sông Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được…” Nỗi nhớ không chỉ trong ý thức, tiềm thức mà dường như ở tận cùng vô thức: N¨m häc 2009 - 2010 22 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức…” - Vẫn hình tượng sóng biểu hiện... những người tuổi trẻ hồn hậu và trong sáng Đề 5 : Phân tích hình ảnh thi n nhiên Việt Bắc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu N¨m häc 2009 - 2010 23 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN Dàn bài chi tiết: I Mở bài: -Gới thi u về tác giả: là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà chính trị, một nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam Ở Tố Hữu có sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà thơ, . ngôn độc lập” của HCM. (Sách ngữ văn 12- tập 1 NXBGD 2008) Hướng dẫn làm bài: N¨m häc 2009 - 2010 17 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN MB:Trong lịch sử dân tộc,có những áng văn. Dũng (Sách văn 12- cơ bản tập 1,NXB GD 2008). “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi N¨m häc 2009 - 2010 14 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG. + Cũng trên con đường hành quân không thể thi u tình đồng đội,nghĩa đồng bào. “ Anh bạn giải dầu không bước nữa N¨m häc 2009 - 2010 16 TÀI LIỆU ÔN THI VĂN 12 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG QN Gục

Ngày đăng: 05/07/2015, 16:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHUYÊN ĐỀ 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan