1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn

121 5,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 882 KB

Nội dung

- Giới thiệu đôi nét về bài thơ “Ánh Trăng” + In trong tập “Ánh Trăng”- tập thơ được giải A của Hội nhà văn Việt Nam + Thể thơ 5 chữ kết hợp kết hợp chặt chẽ giữa tự sự với trữ tình + Vi

Trang 1

TÀI LIỆU

ÔN THI VÀO LỚP 10

MÔN NGỮ VĂN

Trang 2

TẬP LÀM VĂN PHÂN TÍCH NIỀM TÂM SỰ SÂU KÍN CỦA NGUYỄN DUY QUA BÀI THƠ

- Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.

II Thân bài.

1 Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ

- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê:

“Hồi nhỏ sống với rừng

Với sông rồi với biển”

- Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành: “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”

- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh

ác liệt của người lính trong rừng sâu

Trang 3

“Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

->Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa

2 Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ

+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt

+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi + Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống

=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta

Trang 4

c Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.

- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ

+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ + “Trăng tròn”, hình ảnh thơ khá hay, tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa

+Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhân hoá) Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào Cách viết thật lạ và sâu sắc!

- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.

+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ

+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Đủ cho ta giật mình”

+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

+“Giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống Cái “giật mình”

tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.

Trang 5

=> Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước

III Kết luận:

Cách 1:

- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua

- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm

người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.

- Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

- Giới thiệu đôi nét về bài thơ “Ánh Trăng”

+ In trong tập “Ánh Trăng”- tập thơ được giải A của Hội nhà văn Việt Nam

+ Thể thơ 5 chữ kết hợp kết hợp chặt chẽ giữa tự sự với trữ tình

+ Viết vào thời điểm cuộc kháng chiến đã khép lại 3 năm, Nguyễn Duy viết

“Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.

Cách 2: Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô

tận cho các nhà văn, nhà thơ Đặc biệt là ánh trăng Xưa, Lý Bạch khi đối diện với

Trang 6

vầng trăng đã giật mình thảng thốt nhớ cố hương Nay, Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một ánh

trăng.Và đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.

Cách 3: Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm : “Tre

Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm” Nhưng khi hoà bình lập lại, ông đã chuyển sang một trang mới viết về sự chuyển mình của đất nước, của con người cuộc sống đời thường đang che lấp mất dần những điều đáng quý mà họ vốn có Bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề đó Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước đồng thời thức dậy trong tâm hồn người lính lòng trung hiếu trọn vẹn với nhân dân.

Cách 4: Trăng trong thơ vốn là một vẻ đẹp trong trẻo, tròn đầy, đó là cái gì lãng

mạn nhất trong cuộc đời, nhất là trong hai trường hợp: khi con người ta còn ở tuổi ấu thơ hoặc khi có những tâm sự cần phải chia sẻ, giãi bầy Ánh trăng của Nguyễn Duy

là cái nhìn xuyên suốt cả hai thời điểm vừa nêu Chỉ có điều, đây không phải là một cái nhìn xuôi, bình lặng từ trước đến sau, mà là cách nhìn ngược: từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được

kể theo trình tự thời gian nhắc nhở về một thời đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên, bình dị, hiền hoà, với nghĩa tình đằm thắm sáng trong

II Thân bài.

1 Đề tài “Ánh trăng”

- Đây là một đề tài quen thuộc của thơ ca xưa đặc biệt là thơ lãng mạn: (Thuyền

ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay (Hàn Mạc Tử); khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền (HCM); Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương (Lý Bạch)

Trang 7

- Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người

2 Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh trăng”.

Với sông rồi với biển”

- Nhớ đến trăng là nhớ đến không gian bao la Những “đồng, sông, bể” gọi một vùng không gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, có những lúc sung sướng đến hả hê được chan hoà, ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt

- Những năm tháng gian lao nơi chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu: khi trăng treo trên đầu súng, trăng soi sáng đường hành quân Vầng trăng ấy cũng là “quầng lửa” theo cách gọi của nhà thơ Phạm Tiến Duật Trăng thành người bạn chia sẻ ngọt bùi, đồng cảm cộng khổ và những mất mát hi sinh, vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ với người lính

“Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trang 8

- Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành: “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ” Cuộc sống trong sáng

và đẹp đẽ lạ thường.

- Hôm nay, cái vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa ấy đã là quá khứ kỉ niệm của con người

Đó là một quá khứ đẹp đẽ, ân tình, gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi con người

và của đất nước.

- Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúc bồi hồi.

b Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

* Vầng trăng - người dưng qua đường.

- Sau tuổi thơ và chiến tranh, người lính từ giã núi rừng trở về thành phố - nơi đô thị hiện đại Khi đó mọi chuyện bắt đầu đổi khác:

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung? => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau Tình cảm xưa kia nay chia lìa

- NT đối lập với khổ 1,2, giọng thơ thầm thì như trò chuyện tâm tình, giãi bày tâm sự với chính mình Tác giả đã lí giải sự thay đổi trong mối quan hệ tình cảm một cách lô gíc.

- Vì sao lại có sự xa lạ, cách biệt này?

+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt: Từ hồi về thành phố, người lính xưa bắt đầu quen sống với những tiện nghi hiện đại như “ánh điện, cửa gương” Cuộc sống công nghiệp hoá,

Trang 9

hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp, hối hả không có điều kiện

để con người nhớ về quá khứ Và anh lính đã quên đi chính ánh trăng đã đồng cam cộng khổ cùng người lính, quên đi tình cảm chân thành, quá khứ cao đẹp nhưng đầy tình người Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống Có lẽ nào sự biến đổi về kinh

tế, về điều kiện sống tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng? (liên hệ: bởi thế mà ca dao mới lên tiếng hỏi: “Thuyền về có nhớ bến chăng?”; Tố Hữu, nhân dân Việt bắc ở lại cũng băn khoăn một tâm trạng ấy khi tiễn đưa cán bộ về xuôi:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông còn nhớ bản làng

Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? )

=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta

* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.

- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ Tình huống mất điện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia

=> Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác

Trang 10

- Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đã có cử chỉ, tâm trạng:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

- Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào Cách viết thật

lạ và sâu sắc!

- Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi Một tình cảm chừng như nén lại nhưng cứ trào ra đến thổn thức, xót xa Cuộc gặp gỡ không tay bắt mặt mừng này đã lắng xuống ở độ sâu của cảm nghĩ Trăng thì vẫn phóng khoáng, vô tư, độ lượng biết bao, như “bể”, như “rừng” mà con người thì phụ tình, phụ nghĩa.

- Trước cái nhìn sám hối của nhà thơ, vầng trăng một lần nữa như gợi lên bao cái

“còn” mà con người tưởng chừng như đã mất Đó là kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn nghèo nàn, gian lao Lúc ấy con người với thiên nhiên - vầng trăng là bạn tri

kỉ, là tình nghĩa Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao

- Bài thơ khép lại ở hình ảnh:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Đủ cho ta giật mình”

- Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người

+ Trăng tròn vành vạnh, trăng im phăng phắc không giận hờn trách móc mà chỉ nhìn thôi, một cái nhìn thật sâu như soi tận đáy tim người lính đủ để giật mình nghĩ về cuộc sống hoà bình hôm nay Họ đã quên mất đi chính mình, quên những gì đẹp đẽ,

Trang 11

thiêng liêng nhất của quá khứ để chìm đắm trong một cuộc sống xô bồ, phồn hoa mà

ít nhiều sẽ mất đi những gì tốt đẹp nhất của chính mình

+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

- Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước

III Kết luận:

Cách 1:

Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua Thơ của Nguyễn Duy không hề khai thác cái đẹp của trăng, nhưng ánh trăng trong thơ ông vẫn mãi làm day dứt người đọc - sự day dứt về những điều được và mất, nên và không, khi sống trong cuộc đời Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp của văn chương cách mạng vì thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” ta cách học làm người Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

Trang 12

Cách 2: Bài thơ khép lại nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Nguyễn Duy - một phong cách rất giản dị nhưng mang triết lí sâu xa Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.

===========================

Trang 13

- Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

- Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú Nhưng cũng do những đặc điểm này mà thơ Chế Lan Viên không dễ đi vào công chúng đông đảo

mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời mỗi người

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm) Kết hợpvới miêu tả

- Bố cục: Bài thơ chia làm 3 đoạn ứng với sự phát triển của hình tượng con cò, hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ, trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ thơ bé đến

trưởng thành và suốt cả đời người

+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru tuổi ấu thơ

+ Đoạn 2: Cánh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời

+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người

3 Một số câu hỏi xoay quanh bài thơ

1 Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 của bài thơ “Con cò”.Trình bầy cảm nhận của em về đoạn thơ: “Dù ở gần con theo con”

(Viết đoạn văn quy nạp phân tích với câu chủ đề: Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc (12 câu có sử dụng 1 câu phức)

Gợi ý

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lờidặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời

- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng

Trang 14

- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng - xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ

luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ

vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy

lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ Tình yêu thương của mẹ luôn

“vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể

một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời

- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người

mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp

Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi

Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí,

quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ

=> Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc

Câu 2: Em có biết câu thơ, văn nào nói về mẹ nữa không? Hãy chép lại 2 câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu)

Con là mầm đất tươi thơm

Nở trong lòng mẹ - mẹ ươm mẹ trồng

Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng

Như con sông chở nặng dòng phù sa

(Hát ru - Vũ Quần Phương)

Câu 3: Phân tích hai câu thơ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Gợi ý:

- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò

- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con

- Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn không, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ

- Dù mẹ có phải xa con, lâu, rất lâu, thậm chí suốt đời, không lúc nào lòng mẹ không ở bên con

=> Từ việc hiểu biết tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc Qua đó ngợi ca tình cảm vôbiên, thiêng liêng của người mẹ

Câu 4: Đọc hai câu thơ sau: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”.

Trang 15

a Hai câu thơ trên là lời của ai nói với ai, nhằm mục đích gì?

(lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con)

Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ là quan hệ nào?

( Quan hệ đối lập)

b Ý nghĩa nào toát lên từ hai câu thơ trên

(Hạnh phúc của con khi có mẹ)

Câu 5: Hình ảnh trong câu thơ: “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” đẹp và hay như thế nào?

-> Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, bay bổng Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, trong mơ convẫn thấy hình ảnh con cò Con có giấc mơ đẹp Lời ru của mẹ đã nâng đỡ tâm hồn con Cánh

cò trở thành một hình ảnh ẩn dụ giầu ý nghĩa

=====================

ĐỀ TẬP LÀM VĂN : Phân tích bài thơ : “Con Cò”

A Mở bài:

- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam

- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ một số nét của phong cách NT Chế Lan Viên

- Thông qua một cánh cò tượng trưng, Chế Lan viên đã đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêu thương của người mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người

- Trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người

2 Luận điểm 2: HÌnh ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.

+ Nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru, vừa gợi lại ít nhiều

sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò

+ Con còn “bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Trang 16

Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, và theo đó là

cả điệu hồn dân tộc Đứa trẻ được võ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru

để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ

- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”

Và:

“ngủ yên, ngủ yên, cò ơi chớ sợ

Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng”

- Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở

- Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến

- Những cảm xúc yêu thương ấy mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự

ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

………

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.

- Vì thế, tái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ Đoạn thơ khép lại bằng những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ

3 Luận điểm 3: Hình ảnh con cò trong đoạn 2 (cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ,

thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.)

- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa

+ Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm: Còn ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”

+ Đến cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con: Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”

+ Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trướchiên nhà Và trong hơi mát câu văn”

- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa: Sự dìu dắt, nâng

đỡ yêu thương bền bỉ suốt cả đời mẹ đối với con

4 Luận điểm 4: HÌnh ảnh con cò được nhấn mạnh ở đoạn 3 với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời :

Dù ở gần con… vẫn yêu con”

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lờidặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn: Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ.

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Trang 17

Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ

đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lí Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng

trong tâm hồn mẹ Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn

lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời

Nguyễn Duy đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lí:

“Ta đi trọn kiếp con người.

Cũng không đi hết một lời mẹ ru”.

Tiếng ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời như một hành trang tinh thần của tình mẫu tử

- Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: “à ơi” Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ôi”, “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ:

C Kết luận:

- “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên

- Bằng sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này

- Bài thơ gợi lên những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc về công ơn sinh thành của người mẹ…

Dàn ý 2: Phân tích bài thơ : “Con Cò”

A Mở bài:

- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam Đọc thơ ông, người đọc

có thể rút ra từ đó những triết lí sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người

- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ một số nét của phong cách NT Chế Lan Viên Bài thơ được sáng tác năm 1962 in trong tập thơ “Hoa ngày thường chim báo bão” của ông

- Thông qua một cánh cò tượng trưng dập dìu trong lời ru, câu hát, Chế Lan viên đã đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêu thương của người mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người

- HÌnh tượng con cò là hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ Cả bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả

Trang 18

- Trong ca dao truyền thống, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biết và hình ảnh ấy lại thường đi vào những lời hát ru, mang ý nghĩa ẩn dụ cho hình ảnh người nông dân, người phụ

nữ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giầu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống

- Trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người

2 Luận điểm 2: HÌnh ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.

- Ở đoạn đời đầu tiên, khi con còn ẵm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc:

cò Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âm yếm mẹ luôn dành cho con Con còn “bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, và theo đó là

cả điệu hồn dân tộc Đứa trẻ được võ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru

để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ

- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”

- Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.

Trang 19

Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ Đoạn thơ khép lại bằng những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ.

3 Luận điểm 3: Hình ảnh con cò trong đoạn 2

Nếu ở đoạn 1, cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu, xuất phát, thì sang đoạn 2, cánh

cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời

- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm: Còn ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” Đến cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con: Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn”

- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa Ở đâu, lúc nào,

cò cũng ôm ấp, quấn quýt bên con, “bay hoài không nghỉ” cùng con Không phải cò đâu, là lòng mẹ ta đấy, là sự dìu dắt, nâng đỡ yêu thương bền bỉ suốt cả đời mẹ đối với con

4 Luận điểm 4: HÌnh ảnh con cò được nhấn mạnh ở đoạn 3 với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời :

Dù ở gần con

…….

Cò mãi yêu con.

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lờidặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn: Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời Không gian nghệ thuật ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ.

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ

đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lí Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng

trong tâm hồn mẹ Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn

lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời

Nguyễn Duy đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lí:

“Ta đi trọn kiếp con người.

Cũng không đi hết một lời mẹ ru”.

Tiếng ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời như một hành trang tinh thần của tình mẫu tử

- Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: “à ơi” Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ôi”, “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ:

À ơi!

Trang 20

C Kết luận:

Có thể nói, “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên Bằng con đường của sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này Ngày nay mỗi lần đọc lại bài thơ vẫn gợi lên những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc về công ơn sinh thành của người mẹ…

===================

MÙA XUÂN NHO NHỎ

A Kiến thức cần nhớ.

1 T ác gi ả : Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền,

Thừa Thiên Huế

- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp Là cây bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu.Thanh Hải từng là một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với tư cách là một nhà văn

- Thơ TH chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành

- Các tác phẩm chính: Các tập thơ “những đồng chí trung kiên” (1962), Huế mùa xuân (hai tập 1970 và 1975), Dấu võng Trường Sơn (1977)

- Năm 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu

- Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời

2 Tác phẩm:

a Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: (tháng 11- 1980, chỉ ít ngày sau, nhà thơ qua đời Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt

(Năm 1980, TH đau nặng phải vào BV Huế điều trị khoa nội Tuy căn bệnh được các bác sĩ chẩn đoán là không thể qua được nhưng TH luôn là người lạc quan yêu đời Nằm ở tầng 4 của bệnh viện, những lúc khoẻ, TH thường ra ngắm cảnh và làm thơ… Nhưng rồi vào một ngày cuối đông, trời Huế bỗng trở lạnh và mưa lâm thâm… Những người bạn của THải nhận được tin như sét đánh: TH đã qua đời Thương tiếc người bạn tài hoa ra đi khi tuổi đời vừa bước sang 50, mọi người đến viếng và đưa nhà thơ về nơi an nghỉ cuối cùng Đang lúc làm lễ, thì vợ TH tìm gặp nhạc sĩ Trần Hoàn và trao cho ông một bài thơ cuối cùng mà THải

đã sáng tác khi nằm viện vào tháng 11 năm 1980 Đó chính là bài thơ: Một mùa xuân nho nhỏ.- bài thơ cuối cùng của THải Nỗi thương bạn và niềm cảm xúc trào dâng mãnh liệt, nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc ngay bài thơ chỉ trong vòng không đầy ba mươi phút và bài hát đó đã được vang lên ngay trong buổi lễ tiễn đưa ấy.)

b Thể thơ 5 chữ, không ngắt nhịp trong từng câu, chia nhiều khổ, mỗi khổ từ 4 đến 6 dòng

Nhịp điệu và giọng điệu của bài có biến đổi theo mạch cảm xúc

Trang 21

c Bài thơ bắt đầu bằng những xúc cảm trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất trời Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đấtnước hôm nay và cả đất nước bốn ngàn năm Từ đó mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được góp “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc Mạch thơ phát triển tự nhiên để rồi khép lại cũng tự nhiên, đằm thắm trong một điệu dân ca xứ Huế.

c Bố cục:

+ Khổ 1 (gồm 6 dòng thơ): cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời

+Khổ 2,3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước

+ Khổ 4,5: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước

+ Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

d Nội dung, nghệ thuật:

- Nội dung: Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung

+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, hơi trang nghiêm

mà thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết

3 Gợi ý phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

a Mùa xuân của thiên nhiên đất nước (khổ 1)

* Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh xuân rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực

- Bức tranh ấy được chấm phá bằng rất ít chi tiết: một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, một tiếng chim chiền chiện Những nét chấm phá ấy đã vẽ ra được một không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân và cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện

+Ngay hai câu mở đầu đã gặp một cách viết khác lạ Không viết như bình thường : một bônghoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” Động từ “mọc” đặt ở đầu khổ thơ của bài thơ là một dụng ý NT của tác giả =>khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân.Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên, xoè nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân

Trang 22

+ Tại sao màu nước sông lại xanh mà không là “dòng nước trong mát” (bài “Vàm cỏ đông” của Hoài Vũ), hay không là “dòng sông đỏ nặng phù sa” trong thơ Nguyễn Đình Thi – bài Đất nước)? Có phải đấu là màu nước của Hương Giang, hay chính là tín hiệu báo mùa xuân đang về? Mùa xuân trang trải êm trôi một dòng xanh dịu mát Màu xanh lam của dòng sông hương hoà cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến

rũ Đó là mầu sắc đặc trưng của xứ Huế

+ Tiếng chim chiền chiện tạo nên một nét đẹp nữa của mùa xuân: “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời”=> nhạc điệu của câu thơ như giai điệu của mùa xuân tươi vui và rạo rực Các từ than gọi “ơi, chi, mang chất giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế (thân thương, gần gũi) Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang

âm hưởng thi ca Câu hỏi tu từ “hót chi” thể hiện tâm trạng đùa vui, ngỡ ngàng, thích thú củatác giả trước giai điệu của mùa xuân

- Quả thật, thiên nhiên nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người mọi vẻđẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất

cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo: “Từng giọt long lanh

rơi.

Tôi đưa tay tôi hứng”

Về hai câu thơ trên, có hai cách hiểu: từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân; nhưng cũng còn có thể hiểu hai câu này gắn với hai câu trước: Tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng, tròn trịa như kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu, rơi rơi, rơi mãi tưởng chừng không dứt và nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh

ấy Như vậy từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ( thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lại được như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc ( xúc

giác).Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi cảm giác quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục Hai câu thơ đã biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc đời

b Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, cảm hứng thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên.

-Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả và gian laođang đi lên phía trước Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm

vụ chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát Ai cũng

có nhiệm vụ của mình: người lính tiếp tục bảo vệ quê hương, vòng là nguỵ trang của người chiến sĩ đang nảy những chồi non, lộc biếc như mang theo cả mùa xuân cùng các anh ra trận.Người nông dân ra đồng làm nên hạt lúa, trên nương mạ, ruộng lúa của bác nông dân, mầm non, sức sống thanh xuân đang đua nhau trỗi dậy, giục giã, thôi thúc lòng người Sức gợi cảm của câu thơ được thể hiện qua hình ảnh “lộc” của mùa xuân gắn với người cầm súng, người ra đồng “Lộc” là chồi non, nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc Câu thơ vừa tả thực, vừa tượng trưng cho sức sống của mùa xuân đất nước, sức sống của mỗi con người

- Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu

Trang 23

- Sức sống của mùa xuân còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, trong âm thanh xôn xao Và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp: đất nước như vì sao Cứ đilên phía trước” Hình ảnh so sánh gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng “Đất nước bốn nghìn năm”, hoá thành những vì sao đi lên, bay lên, ngời sáng lung linh => Cảm xúc của nhà thơ đối với đất nước: say mê, tự hào, tin tưởng con người và cuộc sống của quê hương, đất nước khi vào xuân.

- Những hình ảnh bông hoa, tiếng chim hót được tác giả phác hoạ ở phần đầu bài thơ giờ đây lại trở lại trong khổ thơ này trong giọng thơ êm ái, ngọt ngào Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời Trong bài “một khúc ca xuân” Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự:

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?

=> Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ Điệp từ “ta” như một lời khẳng định Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đấtnước Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn

= > Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời.Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng mỗi người

d Kết thúc: Một điệu dân ca xứ Húê quen thuộc, ngọt ngào, êm dịu., sử dụng ngôn ngữ giàu

nhịp điệu, các vần bằng tha thiết, êm ái

Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo ra sự đối ứng chặt chẽ, hài hoà cân đối cho bài thơ đồng thờithể hiện rõ hơn mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên

- Kết thúc bài thơ là câu hát “Câu Nam ai, nam bình…” Nam Ai nam Bình là những điệu ca

Huế nổi tiếng

- Đó là ý nguyện của người tha thiết với vẻ đẹp của tâm hồn quê hương đất nước mình B.Luyện tập :

1 Mở đầu bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ », Thanh Hải viết :

Mọc giữa dòng sông xanh.

Trang 24

Một bông hoa tím biếc.

Em hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc về cách đặt câu của câu thơ trên.

Gợi ý :

- Cách đặt câu đặc biệt theo cấu trúc đảo ngữ : từ «mọc » được đặt ở đầu câu

- Tác dụng : gợi ấn tượng về sự xuất hiện của bông hoa tím -> diễn tả sức sống mãnh liệt củamùa xuân Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, thú vị của nhà thơ trước một hình ảnh của mùa xuân

2 Em hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » như thế nào ? Từ đó nêu chủ đề

của bài thơ.

Sự sáng tạo đặc sắc nhất của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ là hình ảnh « mùa xuân nho

nhỏ » Người ta dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như : mùa xuân chín, mùa xuân

xanh, xuân ý, xuân lòng nhưng « mùa xuân nho nhỏ » là một phát hiện mới mẻ và sáng

tạo độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ của nhà thơ Từ láy « nho nhỏ » vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân lớn của cuộc đời vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh đáng yêu của nó Hình ảnh ấy cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân nghĩa là ông muốn sống đẹp, có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình và mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình, dù nhỏ bé

3 Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”

Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?

- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc

- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cốnghiến Thể hiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại mới

- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc

4 Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt

long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước

đó Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó?

- Nếu hiểu là “giọt mưa xuân” cũng có chỗ hợp lí: nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân

và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người Nhưng có chỗ chưa thật hợp lí: mưa xuân thường nhẹ và ấm …(Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay - Nguyễn Bính), chứ không thể tạo thành giọt

- Cách hiểu thứ hai hợp lí hơn:

+ Liền mạch với câu thơ trước

+ NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim (chuyển đổi cảm giác) Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác -> Diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân

5: Giải nghĩa từ “lộc” trong đoạn thơ:

“Mùa xuân người cầm súng.

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”.

- Lộc: chồi non, lá non Nhưng “lộc”còn là hình ảnh ẩn dụ cho mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc

Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên

Trang 25

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước Đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ Hình ảnh “ngườicầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu Câu thơ vừa tả thực, vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nông dân với từ “lộc” nhiều nghĩa “Lộc” là chồi non, lá non, nhưng lộc còn có nghĩa

là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc Từ “Lộc” khiến sắc xanh như tràn ngập khắp đất trời, sắc xanh hay sắc xuân bao phủ lên đất nước Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước

6: Trong đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng….

Tất cả như hối hảTất cả như xôn xao”

a.Từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên được không? Vì sao?

b Viết đoạn văn quy nạp từ 8 đến 10 câu văn phân tích đoạn thơ trên với câu chủ đề sau: Sáu câu thơ là những xúc cảm về mùa xuân đất nước trong chiến đấu, lao động

Gợi ý:

a Từ “lao xao” không thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên Từ “la xao” chỉ đơn giản là gợi âm thanh, âm thanh của thiên nhiên hoặc của con người Còn “xôn xao” khi đặt trong khổ thơ này, không chỉ là âm thanh rộn ràng của cuộc sống nhộn nhịp lao động khẩn trương của đất nước sau thống nhất, mà còn là những xúc cảm mãnh liệt, phấn chấn trước mùa xuân thiên nhiên, trời đất tươi đẹp của con người

b.Viết đoạn văn: (tham khảo bài tập làm văn)

7.Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Gợi ý:

-Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn là: mùa xuân, lộc, tất cả

-Vị trí điệp ngữ: đầu câu

-Cách điệp ngữ: cách nhau

-Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động, chiến đấu

8 Viết đoạn văn quy nạp từ 9 -> 15 câu với chủ đề: Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên

một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

Trang 26

(tham khảo phần phõn tớch)

Gợi ý : Bức tranh thiên nhiên mở đầu bằng không gian thoáng đãng, yên ả, thơ mộng Đó là không gian của một dòng sông xanh Dòng sông ấy gợi nhắc đến sông Hơng thơ mộng của

Xứ Huế và không gian của mùa xuân không ngừng đợc mở rộng với tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện Chiền chiện vốn là loài chim báo tin xuân, hình ảnh của nó xuất hiện trong khổ thơ khiến ngời đọc có cảm giác không gian nh đợc trải đầy một sắc xuân Thanh Hải lựa chọn màu sắc trẻ trung, tơi tắn và căng tràn sức sống cho bức tranh mùa xuân của mình Đó là màu xanh của dòng sống hoà lẫn màu xanh của bầu trời Là một màu tím biếc

đến nao lòng của xứ Huế Nhng bức tranh này không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả

âm thanh Chỉ có điều ở đây tiếng chim hót nh trở nên cụ thể, hữu hình, thành hình khối longlanh náo nức để có thể đa tay ra mà hứng lấy, mà nâng niu Quả thật, Thanh Hải với lòng yêuthiên nhiên say đắm đã thể hiện một bức tranh thiên nhiên tơi đẹp, tràn đầy sức sống

2 Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 cõu theo cỏch tổng hợp – phõn tớch - tổng hợp, nội dung trỡnh bày những cảm nhận của em về bức tranh mựa xuõn xứ Huế trong đoạn thơ đầu của bài thơ (tương tự cõu 1)

9 Em hóy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dũng diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chõn thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trờn

Phần tập làm văn: Phân tích b à i th ơ “Mùa xuân nho nh ỏ ”

D

à n ý:

A Mở bài:

- Giới thiệu đề tài mựa xuõn trong thi ca

- Dẫn vào bài thơ “mựa xuõn nho nhỏ của Thanh Hải”

- Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: 1980 – lỳc nhà thơ đang nằm trờn giường bệnh, chỉ một thỏng sau, nhà thơ qua đời

-Những xỳc cảm của tỏc giả trước mựa xuõn của thiờn nhiờn, đất nước và khỏt vọng đẹp đẽ muốn làm “một mựa xuõn nho nhỏ” dõng hiến cho cuộc đời

B Thõn bài

1 Luận điểm 1: mựa xuõn của thiờn nhiờn

- Bức tranh mựa xuõn tươi đẹp, trong sỏng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn ró qua cỏc hỡnh ảnh thơ đẹp: Bụng hoa tớm biếc, dũng sụng xanh, õm thanh của tiếng chim chiền chiện

- Nghệ thuật:

+ Từ ngữ gợi cảm, gợi tả

+ Đảo cấu trỳc cõu: Mọc giữa dũng sụng xanh …

+ Sử dụng màu sắc, õm thanh…

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giỏc trong cõu thơ: “Từng giọt long lanh rơi Tụi đưa tay tụi

hứng”.

- Cảm xỳc : say sưa, ngõy ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuõn

2 Luận điểm 2: Mựa xuõn của đất nước

Đõy là mựa xuõn của con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả và gian lao đang đi lờn phớa trước

- Hènh ảnh biểu tượng: người cầm sỳng, người ra đồng -> hai nhiệm vụ chiến đấu và xõy dựng đất nước

- Hỡnh ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lỏ non, sức sống của mựa xuõn, thành quả hạnh phỳc)

trong cõu thơ: “ Lộc giắt đầy trờn lưng Lộc trải dài nương mạ”

Nghệ thuật

+ Nhịp điệu hối hả, những õm thanh xụn xao

Trang 27

+ Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “đất nước như vì sao… cứ đi lên phía trước” -> ngợi ca

vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ về đất nước

3 Luận điểm 3: Tâm niệm của nhà thơ (Xem câu 1).

- Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước

+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ướcnguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào húc ca tiếng hát của nhân dân…

+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào… mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên

- Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ

- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người

- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng

lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác

+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử tháchvới thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước

+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn

- Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời Thếnhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người…

II – Thân bài:

1 Mùa xuân của thiên nhiên.

Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, hiền hoà, đầy sức sống của xứ Huế mộng mơ

Mọc giữa dòng sông xanh

Trang 28

Tôi đưa tay tôi hứng

- Xứ Huế đã đi vào trong thi ca của không ít các thi nhân như Hàn Mạc Tử, Tố Hữu… nhưng ở đây với bài thơ này ta vẫn cảm nhận được phong vị rất riêng của Thanh Hải Bức tranh xuân ấy hiện lên rất ít chi tiết nhưng vẫn đẹp, một vẻ đẹp hoàn thiện với đầy đủ sắc màu, âm thanh và đường nét Có một dòng sông xanh hiền hoà, mênh mang làm nền cho sắc tím của bông hoa, màu tím của xứ Huế thơ mộng, của nhớ nhung đã tạo nên cảm giác mát dịu làm sao! Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật vẻ đẹp của bông hoa Bông hoa ấy mọc từgiữa dòng sông như tâm điểm của một bức tranh đầy ấn tượng Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào, bất tận của dòng sông xanh để không ngừng vươn lên bất tử Bức tranh ấy càng sống động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện quen thuộc của quê hương miền trung Tiếng chim ấy hót vang bên trời cao, tiếng hót trong trẻo, ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏa không dứt, làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường

- Hãy đọc lại khổ thơ đầu và lắng nghe trong đó: có phải là nhạc và thơ đã hoà quyện vào từng chữ, từng dòng trong cả khổ thơ, đem đến môt giai điệu mùa xuân vui tươi, rạo rực ? Nhà thơ lặng ngắm, lắng nghe với vẻ say mê và tấm lòng tràn đầy một cảm xúc thanh cao trong sáng Bằng sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ, nhà thơ đã tạo dựng được một hình ảnh tuyệt đẹp, gợi ra sự liên tưởng phong phú cho người đọc về âm thanh của tiếngchim Âm thanh mượt mà, trong vắt của tiếng chim thánh thót như chuỗi ngọc long lanh, đọng lại làm thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân Như vậy từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ( thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lại được như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng

sự tiếp xúc ( xúc giác) Sự chuyển đổi cảm giác ấy là một sáng tạo nghệ thuật gợi cảm từ con mắt nhìn rất thơ của thi sĩ Hình ảnh đưa tay “hứng” xiết bao yêu quý, nâng niu đã thể hiện được sự đồng cảm của tâm hồn nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc đời

2.Trong mùa xuân lớn ấy, đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới:

Mùa xuân người cầm súng

……

Lộc trải dài nương mạ

- Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ Hình ảnh dân tộc Việt Nam kết tụ lại ở “người cầm súng” và “người ra đồng” Đây là mùa xuân của con người đang laođộng và chiến đấu, của đất nước vất vả gian lao đang đi lên phía trước Câu thơ vừa tả thực vừa tượng trưng hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nông dân với từ

“lộc” nhiều nghĩa “Lộc” là chồi non, lá non, nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang như mang theo sức xuân vào trận địa, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ Những con người lao động chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về chođất nước Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu cùng với các tính từ “hối hả”, “xôn xao” làm tăng thêm sức xuân phơi phới, mãnh liệt trong mỗi con người và trong cả cộng đồng rộng lớn là dân tộc Điều đó làm cho tác giả nhớ đến niềm tự hào lớn lao của đất nước:

Đất nước bốn nghìn năm

……

Cứ đi lên phía trước”

Trang 29

- Đất nước đang bước vào mùa xuân, từ thiên nhiên đến con người đều hối hả và xôn xao Mang tình sông núi, nhà thơ Thanh Hải đã có một cái nhìn sâu sắc và tự hào về chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của đất nước.Đó là truyền thống anh hùng trong đánh giặc, cần cù trong dựng xây, là truyền thống nhân ái, là khát vọng hòa bình Mỗi truyền thống ấy đều được xây đắp nên từ mồ hôi, công sức, nước mắt và thậm chí cả xương máu của biết bao thế

hệ con người Trong quá trình xây dựng và giữ nước, đất nước ta còn đầy vất vả và gian lao nhưng đất nước Việt Nam vẫn ngời sáng cứ tiến lên phía trước như một vì sao sáng Vần thơ

so sánh và nhân hoá thể hiện một niềm tin sáng ngời, ngợi ca đất nước tráng lệ, trường tồn

Ba tiếng “cứ đi lên” đã thể hiện ý chí quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng đất nước giàu và mạnh

- Đặt bài thơ vào những năm 80 khi nước ta còn đang phải đương đầu với bao khó khăn, nền kinh tế còn rất thấp kém thì ta càng trân trọng lòng yêu đời, yêu cuộc sống và niềm tin của nhà thơ Thanh Hải vào quê hương, đất nước

3.Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của mình để làm nên một mùa xuân lớn, mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến

Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ

bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muônhương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu

mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân

về Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên Điệp từ “ta” như mộtlời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình Ước nguyện

đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cảmọi người, cho thời đại của chúng ta Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Trang 30

Thỏi độ ‘lặng lẽ dõng cho đời” núi lờn ý nguyện thật khiờm nhường nhưng hết sức bền bỉ và

vụ cựng đỏng quý vỡ đú là những gỡ tốt đẹp nhất trong cuộc đời Thật cảm động làm sao trước ao wowcs của nhà thơ dẫu đó qua tuổi xuõn của cuộc đời, vẫn được làm một mựa xuõnnhỏ trong cỏi mựa xuõn lớn lao ấy Điệp ngữ “dự là” ở đõy như một lời tự khẳng định để nhủvới lương tõm sẽ phải kiờn trỡ, thử thỏch với thời gian tuổi già, bệnh tật để mói mói làm một mựa xuõn nho nhỏ trong mựa xuõn rộng lớn của quờ hương đất nước Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chõn tỡnh nhưng mang sức khỏi quỏt lớn Chớnh vỡ vậy, hỡnh ảnh “mựa xuõn nho nhỏ” ở cuối bài như ỏnh lờn, toả sức xuõn tõm hồn trong toàn bài thơ

Những cõu thơ cuối cựng mang đậm dấu ấn của những làn điệu dõn ca trữ tỡnh xứ Huế Nú như tiếng tõm tỡnh, thủ thỉ, như tiếng lũng sõu lắng thiết tha, nồng đậm nghĩa tỡnh:

Mựa xuõn ta xin hỏt

Cõu Nam Ai, Nam Bỡnh

Nước non ngàn dặm

Nhịp phỏch tiền đất Huế

Cựng với ý nguyện ấy, khỳc Nam Ai, Nam Bỡnh ở khổ thơ kết núi lờn niềm tin yờu tha thiết với quờ hương, đất nước và cuộc đời Đặt trong hoàn cảnh sỏng tỏc bài thơ , tỡnh cảm đú càng đỏng trõn trọng, càng cảm động biết bao !

III – Kết bài:

“Mựa xuõn nho nhỏ” là một bài thơ cú tứ thơ độc đỏo, cảm hứng xuõn phơi phới, hỡnh ảnh sỏng tạo, nhạc điệu vui tươi tha thiết Đọc “mựa xuõn nho nhỏ”, trỏi tim ta dường như xao xuyến, một cảm xỳc thanh cao, trong sỏng từ từ dõng ngập hồn ta Bài thơ đem đến cho chỳng ta bao cảm xỳc đẹp về mựa xuõn, gợi cho ta suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tõm hồn trong sỏng khiến ta cảm phục và tin yờu Cũn gỡ đẹp hơn mựa xuõn ? Cú tỡnh yờu nào rộng lớn hơn tỡnh yờu quờ hương đất nước ? Thấm nhuần tõm tư, ước nguyện của của nhà thơ, chỳng ta càng thờm tin yờu vào mựa xuõn của đất nước và “mựa xuõn nho nhỏ” trong lũng mỡnh Chỳng ta muốn cựng con chim chiền chiện hút lờn khỳc ca ngọt ngào gọi xuõn về, muốn học thành tài để hiến dõng cho đất nước, gúp phần cụng sức nhỏ bộ để tụ điểm cho mựa xuõn cuộc đời thờm đẹp

ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau khi giải phóng đợc ra viếng Bác

b Nội dung và nghệ thuật

*.Nội dung : Cảm xúc bao trùm trong toàn bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác

*Nghệ thuật : Cảm xúc trên đã chi phối giọng điệu của bài thơ : giọng điệu thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ Giọng điệu ấy đ-

ợc tạo nên từ các yếu tố nh thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh của bài thơ

Trang 31

- Thể thơ và nhịp điệu : thể thơ bảy chữ nhng có những dòng đợc kéo dài thành 8,9 tiếng Bàithơ có nhịp chậm, nhiều dòng thơ hầu nh không ngắt nhịp, thờng gieo vần liền Các yếu tố ấytạo nên giọng điệu thiết tha trầm lắng và trang trọng thành kính, phù hợp với không khí và cảm xúc của bài thơ.

- Từ ngữ và hình ảnh : Các từ xng hô “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, các hình ảnh ẩn

dụ có giá trị súc tích và gợi cảm thể hiện đợc lòng thành kính ( mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mơi chín mùa xuân, trời xanh… ) Lời thơ ) Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng

c.Bố cục: M ạ ch cảm xúc vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác

- Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre bên lăng gợi hình

ảnh của quê hơng đất nớc

- Khổ 2 – 3: Từ cảm xúc về dòng ngời bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu đợc gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tợng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh

- Khổ 4: Khi sắp phải trở về Miền Nam, niềm mong ớc thiết tha: muốn tấm lòng mình đợc mãi mãi ở lại bên lăng Bác

+ Cỏch dựng đại từ xưng hụ “con” rất gần gũi, thõn thiết, ấm ỏp tỡnh thõn thương, diễn tả tõm trạng của người con ra thăm cha sau bao nhiờu năm xa cỏch

+ Cỏch núi giảm, núi trỏnh : từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mỏt -> Bỏc Hồ cũn sống mói trong tõm tưởng của mọi người

- Hènh ảnh đầu tiờn mà tỏc giả thấy được và là ấn tượng đậm nột về cảnh quan bờn lăng Bỏc

là “hàng tre” Hàng tre vừa mang tớnh chất tả thực lại vừa tượng trưng, giàu ý nghĩa liờn tưởng sõu sắc: Hàng tre “bỏt ngỏt trong sương” là hỡnh ảnh thực, hết sức thõn thuộc của làngquờ đất nước Việt Nam – bờn lăng Bỏc Hàng tre “xanh xanh Việt Nam Bóo tỏp mưa sa đứng thẳng hàng” là ẩn dụ, là biểu tượng của dõn tộc VN với vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, kiờn cường

=> Hỡnh ảnh ẩn dụ này đó gợi liờn tưởng đến hỡnh ảnh cả dõn tộc bờn Bỏc đoàn kết, kiờn cường thực hiện lớ tưởng của Bỏc, của dõn tộc

+ “ễi!” là từ cảm, biểu thị niềm xỳc động tự hào trước hỡnh ảnh hàng tre

* Sự tụn kớnh của tỏc giả khi đứng trước lăng Người

Khổ thơ thứ hai được tạo nờn từ cặp cõu với những hỡnh ảnh thực và ẩn dụ súng đụi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trờn lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hỡnh ảnh “mặt trời trờn lăng” trong cõu thơ trờn là hỡnh ảnh thực: một mặt trời thiờn nhiờn rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trờn lăng Hỡnh ảnh “mặt trời trong lăng” ở cõu thơ dưới

là hỡnh ảnh ẩn dụ - hỡnh ảnh Bỏc Hồ Màu sắc “rất đỏ” làm cho cõu thơ cú hỡnh ảnh đẹp, gõy

ấn tượng sõu xa hơn, núi lờn tư tưởng cỏch mạng, lũng yờu nước nồng nàn của Bỏc Dựng hỡnh ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bỏc, Viễn Phương đó ca ngợi sự vĩ đại của Bỏc, cụng lao của Bỏc đối với non sụng đất nước, đồng thời thể hiện được sự tụn kớnh, lũng biết ơn của nhõn dõn với Bỏc, niềm tin Bỏc sống mói với non sụng đất nước ta

Trang 32

- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận,

mà còn là một ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng củaBác Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng Người những gì tốt đẹp nhất Dâng “bẩy mươi chín mùa xuân”: hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho con người

2 Cảm xúc trong lăng Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào,

khổ thứ ba đã diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.

- Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền Đó là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước

- Nếu như trước đó Hải Như muốn được “canh giấc ngủ của Người” thì giờ đây, Viễn Phương lại để cho vầng trăng ôm ấp, toả sáng giấc ngủ của Người Bởi có lẽ hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi giấc ngủ ban đêm bởi nhà thơ không muốn cảm nhận một giấc ngủ vĩnh viễn giữa ban ngày Hơn nữa sinh thời Bác rất yêu trăng, trăng như một người bạn tri âm, tri

kỉ, chả thế mà những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người

- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biếttrời xanh là mãi mãi” Bác ra đi nhưng hoá thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao.(Tố Hữu đã từng viết: Bác sống như trời đất của ta”)

- Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ

3.Cảm xúc khi rời lăng: (khổ 4): Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt luyến

tiếc, bịn rịn, không muốn rời xa Bác Khổ thơ thứ tư đã diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác

- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt Lời nói giản dị diễn tả tình thương sâu lắng Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗiđau không khác gì tác giả Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá

- Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác

+ Muốn làm chim hót => âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành

+ Muốn làm đoá hoa => toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ

+ Muốn làm cây trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người

Trang 33

- Điệp từ “muốn làm” + biểu cảm trực tiếp và gián tiếp => tâm trạng lưu luyến, ước muốn,

sự tự nguyện chân thành của tác giả

- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại bài thơ với một nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn

B Luyện tập:

Câu 1: Viết đoạn văn tổng phân hợp: “Bài thơ “VLB” là tình cảm chân thành, xúc động

của Viễn Phương, của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.”

Gợi ý:

- Con – Bác

- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi… trong tim

- Khổ cuối

- Niềm thương, nỗi nhớ vốn là tình cảm trong tâm trạng con người, như ngập tràn cả không gian, trĩu nặng tâm trạng => có cảm giác như dòng người đi trong nỗi thương nhớ mênh mang

- Người đi xã đã 7 năm (bài thơ sáng tác 1976) khoảng thời gian không phải là ngắn, nhưng

VP và toàn thể nhân dân MNam vẫn “nghe nhói” => quá sâu đậm, mãnh liệt

- điệp từ, điệp ngữ, cấu trúc câu (khổ 3) đem lại cho khổ thơ nhạc điệu thiết tha, sâu lắng

- Hình ảnh ẩn dụ : cây tre trung hiếu => mong muốn thiét tha ở mãi bên người, mong được làm đẹp cho người Sinh thời Bác từng nói: “miền nam ở trong trái tim tôi”(thơ THữu)

- Cây tre mang nét nghĩa cụ thể hơ, không còn là những phẩm chất đẹp đẽ Phải chăng đó vừa là ước nguyện, vừa là lời hứa thiêng liêng mà trung thành với con đường mà Bác đã soi sáng dẫn dắt cả dân tộc

Tham khảo đoạn văn:

Tình cảm của tác giả và của mọi người thể hiện rất thành kính và sâu sắc Tác giả như một người con về thăm, về viếng một người cha già kính yêu Tác giả đã chứng kiến dòng người ngày tiếp ngày không dứt, tỏ lòng thương nhớ lãnh tụ bằng cách kết tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Người Những bông hoa viếng Bác, những người dân kết thành hoa dâng lên cuộc đời hoạt động, bình dị mà vĩ đại của Bác Đứng trước thi hài Bác, lí trí nhắc rằng Bác sống mãi, nhưng trái tim tác giả vẫn nhói lên trước sự thật : Bác đã vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng Biết bao nhiêu người đã không cầm được nước mắt trong lễ tang Bác Và cả khi về viếng sau này Viết khổ thơ cuối không có từ nhân xưng chính là để tác giả vừa bày tỏ tình cảm của mình, vừa nói lên ước nguyện của mọi người : muốn làm đoá hoa toả hương, con chim hót, cây tre trung hiếu bên Bác mãi mãi

Câu 2: Cho câu văn sau: Đọc bài thơ “Viếng lăng Bác”, ta không chỉ thấy tình cảm xúc động chân thành của tác giả, của dân tộc dành cho Bác Hồ Áng thơ của Viễn Phương còn thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của Người trong lòng nhân dân.

a Biến đổi một trong hai câu trên thành câu bị động

b Nếu coi những câu thơ trên là phần mở đoạn của một đoạn văn thì phần mở đoạn ấy cho

ta biết đề tài của đoạn văn đứng trước nó là gì? Đề tài của đoạn văn sắp xây dựng là gì?

c Viết tiếp để có đoạn văn tổng phân hợp

Câu 3 : Mở đầu bài “VLB”, Viễn Phương viết 3 câu đầu khổ 1:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Ôi! Hàng tre, xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Trang 34

Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó có ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu Viết một đoạn văn làm rõ điều đó và trong đoạn có sử dụng 1 câu có thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ)

Gợi ý:

- Phân tích hình ảnh ẩn dụ: “ôi hàng tre xanh xanh VN Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

- Cây tre là biểu tượng của dân tộc VN

+ Xanh xanh: thể hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ Câu thơ thể hiện h ình ảnh quê hương, đất nước VN HÌnh ảnh những con người quây quần, bảo vệ cho giấc ngủ của Người

- Muốn làm cây tre trung h iếu chốn này: Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” là tình cảm của VP cũng như của nhân dân Miền Nam tha thiết muốn ở mãi bên người

Hình ảnh giản dị chính là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân miền nam trung hiếu: trung với Đảng, hiếu với dân Đó vừa là một lời ước nguyện, vừa là một lời hứa thiêng liêng: DT

VN mãi mãi trung thành với con đường CM mà Bác đã đặt ra

Viết đoạn : Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh rất đẹp và độc đáo Trước hết

hàng tre gợi nhớ xóm làng thân thuộc với luỹ tre xanh bao bọc ở mỗi làng quê Việt Nam Mặt khác, cây tre từng được coi là biểu tượng của con người Việt Nam với các đức tính cần

cù, nhũn nhặn, hiên ngang, bền bỉ, đoàn kết Hàng tre xanh xanh, màu xanh tượng trưng cho sức sống của Việt Nam Cây tre được nhân hoá như những con người, như những người chiến sĩ đứng thẳng hàng vừa làm hàng rào danh dự, vừa canh giữ cho giấc ngủ bình yên mãimãi của Người Mặc cho bão táp, mưa sa, cây tre vẫn đứng thẳng hàng Đến khổ thơ cuối, cây tre trở thành cây tre trung hiếu, thể hiện tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp, với

tư tưởng của Bác

Câu 4: Yếu tố nào làm nên thành công của bài thơ « Viếng lăng Bác » ?

Trước hết bài thơ thành công là do cảm xúc chân thành, sâu sắc của tác giả Những người con miền Nam không có mặt trong ngày Bác mất (1969), mãi bảy năm sau mới có dịp ra viếng Bác Nguyên một điều đó thôi cũng làm cho tác giả xúc động mạnh mẽ Khi vào lăng viếng Bác, lại thấy lăng Bác với « hàng tre trong sương bát ngát » thân thuộc như mọi làng quê Việt Nam Tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác, tình cảm của cả nước đối với Bác, Người đã làm cho đất nước, cho dân tộc vẻ vang Chính tình cảm đó cộng với những xúc động của nhà thơ là yếu tố cộng hưởng, làm cho bài thơ thành công Mặt khác, những hình ảnh bình dị giàu tính tượng trưng ; lời thơ giản dị, chân thành làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người

Câu 5 : Trong bài thơ « Viếng lăng Bác », VP viết : « kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùaxuân »

Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ « mùa xuân » có thể thay thế cho từ nào ? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ? Gợi ý : Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi Cho nên « 79 mùa xuân » cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người Nếu để từ « tuổi » thì chỉ nói được BH đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác Còn dùng từ « Xuân » có nghĩa

là : cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân Thêm nữa, kết « tràng hoa dâng 79 mùa xuân » gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác VÀ từ « mùa xuân » như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều ưCâu 6: Chép chính xác bốn câu đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùngphần phụ chú (gạch chân chỉ rõ phần phụ chú đó)

Trang 35

Gợi ý: Đoạn văn có các ý sau:

- Hàng tre bát ngát trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – hàng tre bên lăng Bác

- Hàng tre xanh xanh Việt Nam… là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiên cường

- Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên cường,thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc

Câu 7: Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên và tác giả bài thơ)

- Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 8: Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc khổ thơ cuối bài thơ

“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

(Tham khảo phần phân tích)

- Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng

B THÂN BÀI: (tham khảo bài phân tích trên)

Trang 36

- Xin nguyện như Viễn Phương, sống một cuộc đời đẹp để trở thành những bụng hoa đẹp dõng lờn Bỏc.

Đề 2: Hãy làm rõ những tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ đợc

thể hiện qua bài thơ : Viếng Lăng Bác của Viễn Ph“ ” ơng.

I – Mở bài :

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam suốt bao thập

kỷ qua Ngời là hiện thân cho những gì cao đẹp nhất của dân tộc Lăng Bác là nơi lu giữ những hình ảnh thân thơng về Ngời Nhiều ngời đã làm thơ về Bác và lăng Bác Trong đó

“Viếng lăng Bác”của nhà thơ Viễn Phơng là một trong những bài thơ viết về lãnh tụ hay nhất Bài thơ đợc viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Bác đợc hoàn thành sau khi Miền Nam đợc giải phóng, đất nớc đợc thống nhất, đồng bào miền Nam

có thể thực hiện mong ớc đợc viếng lăng Bác Nhà thơ Viễn Phơng cũng ở trong số đồng bào,chiến sĩ từ miền Nam ra viếng Bác Trong niềm xúc động thiêng liêng, thành kính pha lẫn nỗi xót đau, nhà thơ đã viết bài thơ này Bài thơ đã thể hiện đợc những tình cảm chân thành

và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ kính yêu

II – Thân bài

Khổ 1 : Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác

- Khi đến thăm lăng Bác, tác giả chứa chan cảm xúc Mạch cảm xúc ấy đợc mở đầu bằng lời thơ tự sự :

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm

áp tình thân thơng Ta cảm tởng giọng thơ tác giả run run khi thốt lên từ “con” gần gũi mà thân thơng biết mấy Tâm trạng của Viễn Phơng bây giờ là tâm trạng của ngời con ra thăm cha sau bao năm xa cách, mong mỏi nh Tố Hữu đã từng viết : “Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” Song ớc nguyện ấy không thành vì ngời cha ấy mãi mãi không còn nữa Câu thơ giản dị, chân thành và xúc động biết bao! Dòng cảm xúc nh vỡ òa, chan chứa sau bao tháng năm kìm nén

- Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ đợc nỗi đau thơng, mất mát ấy để ta thấy rằng trong tiềm thức của tác giả, Bác Hồ vẫn còn sống mãi Nhng dờng nh

sự thật Bác đã đi xa là nỗi đau quá đỗi lớn lao khiến Viễn Phơng không khỏi xót xa, xúc

động

- Từ tâm trạng ấy, tác giả nhìn ra xa : “Đã thấy trong sơng hàng tre bát ngát” Nh thơ bắt ài thgặp một hình ảnh thân thuộc mà bao năm in vào tâm hồn mỗi ngời dân Việt Nam : hình ảnh hàng tre Gặp lại hàng tre ấy, nhà thơ có cảm giác thân thuộc nh đợc trở về quê hơng, trở về cội nguồn Hàng tre ấy nh tỏa bóng mát rời rợi trên con đờn dẫn vào lăng Bác và nh bao bọc

ôm lấy bóng hình của Ngời – vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Nh vậy hàng tre cũng

là biểu tợng cho đất nớc, quê hơng và tất cả nh hội tụ lại đây để canh cho giấc ngủ của Ngời-Bởi vậy tác giả bật lên câu cảm thán : Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam!”

- “Ôi!” Thể hiện sự xúc động của nhà thơ trớc hình ảnh cây tre Cây tre bình dị, mộc mạc, chân quê mà bên trong nh tiềm tàng một sức sống dai dẳng : “Bão táp ma sa vẫn thẳng hàng” Phải chăng đó cũng là sức sống của dân tộc Việt Nam ? Sức sống ấy cũng dồi dào nh màu xanh của sự kiên cờng, bất khuất, không lùi bớc trớc kẻ thù

- Thật tài tình khi tác giả sử dụng hình ảnh “hàng tre” vừa mang ý tả thực lại vừa mang ý ẩn

dụ Cây tre tuy gầy guộc song vẫn hiên ngang Đó cũng chính là dân tộc Việt Nam tuy nhỏ

bé nhng rất kiên cờng, sắt son

=>Đến thăm lăng Bác, gặp lại hình ảnh hàng tre, tác giả vô cùng xúc động Đó là sự tiếc

th-ơng bùi ngùi khi đợc gặp Bác song Bác đã đi xa Song đó không chỉ là tình cảm riêng của tác giả mà còn của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác

2 Sự tôn kính của tác giả đối với Bác khi đứng trớc lăng Ngời.

-Khổ thơ thứ hai đợc tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi :

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

- Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh mặt trời thực, mặt trời tự nhiên đem lại nguồn sáng cho thế gian Mặt trời ấy là sức sống của muôn vàn cỏ cây hoa lá

Trang 37

- “Mặt trời trong lăng” là mặt trời ẩn dụ, chỉ Bác Hồ kính yêu Tác giả nhấn mạnh “mặt trời rất đỏ’ làm ta nhớ đến một trái tim nhiệt huyết chân thành vì nớc vì dân Ví Bác nh “mặt trời”, nhà thơ muốn nói Bác nh là ngời soi sáng cho dân tộc Việt Nam trên bớc đờng chién

đấu, đa cả dân tộc thoát khỏi bóng tối nô lệ đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc Mỗi hành mặt trời tự nhiên vẫn hành trình trên quỹ đạo cũng nh mặt trời trong lăng lúc nào cũng tỏa sáng Bác tuy đã ra đi nhng mãi thuộc về vĩnh cửu đối với hàng triệu con ngời Việt Nam

=>Thông qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, nhà thơ đã nêu lên sự vĩ đại của Bác, đồng thời thể hiện niềm tôn kính, lòng biết ơn vô hạn của nhân dân ta với Bác

- Nhà thơ còn sáng tạo một hình ảnh nữa về Bác : Ngày ngày dòng ngời đi trong thơng nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mơi chín mùa xuân”

- Thời gian cứ trôi ngày tiếp ngày nhng dòng ngời vẫn nối nhau vào lăng viếng Bác Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm nh bớc chân dòng ngời vào viếng Bác Nhng “dòng ngời đi trong thơng nhớ” là đi trong nỗi xúc động bồi hồi, trong lòng tiếc thơng kính cẩn

- Và đến đây, cảm xúc thăng hoa : hình ảnh dòng ngời thành một tràng hoa trớc lăng Mỗi con ngời vào viếng lăng giống nh một bông hoa đẹp, dâng lên Bác cả tấm lòng, cả cuộc đời, niềm thơng nỗi nhớ Điệp từ “ngày ngày” nhẫn mạnh trang hoa dâng lên Bác là bất tận Chỉ một từ “thơng” thôi mà gửu gắm cả tấm lòng dân tộc Việt Nam đối với Bác Quả là cách diễn

đạt mới lạ, thích hợp Và tràng hoa ấy dâng lên “bảy mơi chín mùa xuân” – một hình ảnh hoán dụ thật hay Con ngời bảy mơi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp nh những mùa xuân và làm ra mùa xuân cho đất nớc, cho mỗi chúng ta Cuộc đời chúng ta nở hoa dới

ánh sáng của Bác

=>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng nh của dân tộc VN đối với Bác

- Khổ 3 : Đến đây niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi

tác giả nhìn thấy Bác : Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Bác nằm đó thanh thản nh đang trong giấc ngủ giữa ánh sáng dịu hiền của vầng trăng Sau chặng đờng bảy mơi chín mùa xuân cống hiến không ngừng nghỉ, dành trọn cuộc đời cho

dân cho nớc, Bác cha có một đêm nào ngon giấc : Cả cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu! ( Hải “ ”

Nh)

Giờ đây, Miền Nam đợc giải phóng, đất nớc đợc giải phóng, Bác có thể yên lòng và thanh thản nghỉ ngơi Từ ánh sáng của màu xanh mát dịu trong lăng, nhà thơ liên tởng tới vầng trăng sáng dịu hiền ru giấc ngủ cho Bác

+ Hình ảnh “vầng trăng” đợc nhà thơ dùng thật thích hợp khi nói đến Bác Hình ảnh “vầng trăng” gợi giấc ngủ ban đêm bởi một mặt Viễn Phơng không muốn cảm nhận một giấc ngủ vĩnh viễn giữa ban ngày Mặt khác tác giả muốn đa vầng trăng vào nâng niu, ôm ấp, tỏa sángcho giấc ngủ của Bác vì sinh thời Ngời rất yêu trăng, coi trăng nh ngời bạn tri âm tri kỉ gắn

bó thắm thiết của Ngời

- Tâm trạng xúc động của nhà thơ lại đợc biểu biện bằng một hình ảnh thơ ẩn dụ diễn tả sự

mất mát và nỗi nhớ thơng một cách độc đáo :Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác ra đi nhng đã hóa thân vào thiên nhiên, đất trời của dân tộc, nh Tố Hữu đã từng viết :

“Bác sống nh trời đất của ta” Trong cuộc sống yên bình hôm nay, đâu đâu ta cũng nh thấy một phần công lao của Bác Bác sẽ còn mãi với non sông đất nớc Dù lý trí mách bảo nhà thơ

là Bác còn sống mãi nhng trái tim nhả thơ vẫn mách rằng Bác đã mãi ra đi Bởi vậy nhà thơ không sao ngăn đợc nỗi đau : “Nghe nhói ở trong tim” Đó là nỗ đau xót, tê tái, quặn thắt đếncực độ ! Một sự mất mát không gì có thể bù đắp đợc ! Câu thơ tựa nh một tiếng nấc nghẹn ngào ! Đây cũng là tâm trạng và cảm xúc của những ngời đã từng vào lăng viếng Bác

3.Khổ 4 : Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nớc mắt luyến tiếc, bịn rịn không muốn

rời xa Bác

Mai về miền Nam thơng trào nớc mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm bông hoa tỏa hơng đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

- Câu thơ mở đầu cho những dòng thơ cuối cùng nh một lời giã biệt Nhà thơ nghĩ tới lúc phải trở về miền Nam, phải xa Bác chỉ trong khoảng cách không gian địa lý mà câu thơ viết nên thật xúc động Mỗi chữ, mỗi câu nh thấm đầy cảm xúc Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt ! Tình thơng, lòng kính yêu của nhà thơ nh nén giữa tâm hồn trong phút giây đầy nhớ nhung, lu luyến này đã bật lên thành bao ớc nguyện

Trang 38

- Nhà thơ muốn đợc hóa thành con chim để cất lên tiếng hót quanh lăng Bác Rồi nhà thơ lại muốn làm đóa hoa tỏa hơng thơm ngát bên Ngời Và cuối cùng là mong muốn đợc hóa thành cây tre trung hiếu canh giấc ngủ cho Bác mãi mãi yên bình Ta thấy mọi ớc vọng khát khao trong cái tâm nguyện đó của nhà thơ đều quy tụ lại một điểm là mong đợc gần Bác, ở bên Bác Ước vọng ấy cao đẹp và trong sáng quá bởi nó thể hiện đợc cái tâm niệm chân thành của nhà thơ mà cũng hết sức tha thiết : Hãy làm một cái gì đó dù là rất nhỏ có ích cho

đời để xứng đáng với sự hy sinh lớn lao mà ngời đã dành cho đất nớc, nhân dân Điệp ngữ

“muốn làm” đợc lặp lại ba lần để nhấn mạnh ý nguyện thiết tha và tâm trạng lu luyến đó

- Ta trân trọng nâng niu những ớc vọng cao đẹp của nhà thơ Đã gần 40 năm từ ngày ấy mà tấm lòng kính yêu của nhân dân ta với vị cha già của dân tộc vấn không một chút mai một Tình cảm của nhân dân và của tác giả đã làm ta những đứa con non trẻ xúc động sâu sắc Xinnguyện nh Viễn Phơng : sống một cuộc đời đẹp để trở thành những bông hoa đẹp dâng Bác.III – Kết luận

“Viếng lăng Bác” là bài thơ đẹp về hình ảnh, hay về cảm xúc đã để lại trong lòng ngời đọc niềm xúc động sâu xa Bài thơ là những giai điệu sâu lắng của niềm thành kính thiêng liêng, nỗi nhớ thơng luyến tiếc mà những ngời con Miền Nam nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung dành cho Bác

BÀI 10: SANG THU

A Kiến thức cần nhớ:

1 Tỏc giả:

- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - quờ ở Tam Dương - Vĩnh Phỳc

- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong khỏng chiến chống Mỹ

- Thơ Hữu Thỉnh ấm ỏp tỡnh người và giàu sức gợi cảm.ễng viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nụng thụn về mựa thu

- Cú nhiều tập thơ, trường ca nổi tiếng

- Hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam

2 Tỏc phẩm

a Hoàn cảnh sỏng tỏc:

+ 1977, in lần đầu trờn bỏo văn nghệ, in lại nhiều lần trong cỏc tập thơ

+ Rỳt từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà Nội, 1991

b Thể thơ: Năm tiếng - ngũ ngụn

c Phương thức biểu đạt: trữ tỡnh kết hợp với miờu tả và biểu cảm

3 Phõn tớch bài thơ:

* Giới thiệu:

Trang 39

Mùa thu không chỉ làm rung động lòng thi nhân mà còn đem đến cho ta những xúc cảm nhẹ nhàng, êm ái gợi nhiều thương nhớ bâng khuâng… Thường thường, các nhà thơ chỉ cảm

nhận về mùa thu ở một số hình ảnh tiêu biểu như sắc trời xanh ngắt, gió thu se lạnh và màu

vàng tượng trưng cho mùa thu Ở một số thi nhân có thêm những cảm nhận riêng: với Xuân Diệu là : “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang…, với Lưu Trọng Lư là tiếng lá kêu xào xạc và tiếng chân con nai vàng đạp trên lá vàng khô, với Nguyễn Đình Thi là hương cốm đầu mùa… Nét đặc biệt của Hữu Thỉnh trong bài thơ này là nhà thơ đã cảm nhận cái thời khắc sang thu bằng cả một hệ thống hình ảnh thiên nhiên qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan với sự rung động thật tinh tế Mười hai câu thơ ngắn mà có đến mười hình ảnh thiên nhiên được nói đến lúc đất trời chuyển sang thu: hương ổi, gió se, sương, sông, chim, mây, nắng, mưa, sấm và cuối cùng là hàng cây đứng tuổi Toàn là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người chúng ta và điều này làm cho bài thơ dễ đến với người đọc Nhưng điều quan trọng nhất chính là sự cảm nhận tinh tế của ông đối với từng hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa và những rung động ấy đã lan truyền sang ta như một tiếng nói đồng điệu

* Khổ 1: Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

a.Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương chùng chình),nhỏ hẹp và gần (ngõ) => Đó là những cảm nhận rất riêng của nhà thơ

- Đầu tiên là sự cảm nhận về hương vị Cái hương ổi chín thường khó đọng lại trong những cơn gió nồm nam thổi mạnh của mùa hè, giờ đây bỗng “phả vào trong gió se”, đem đến hương vị dịu ngọt, đằm thắm của mùa thu khiến nhà thơ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi của thiên nhiên.Từ “phả” là động từ mạnh diễn tả mùi hương ổi thơm nồng nàn lan toả Gió se là gió nhẹ, khô và hơi lạnh – gió của mùa thu, gió báo hiệu mùa thu đã đến Gió

se mang theo hương ổi của đồng quê Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã màthi vị, ông đã phát hiện ra một nét đẹp thật đáng yêu của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

- Trong “Sang thu”, dấu hiệu đầu thu là hương ổi, làn gió và sương thu Nhưng không phải

là “sương thu man mác đầu ghềnh” của Tản Đà mà là : “Sương chùng chình qua ngõ”- một hình ảnh lung linh huyền ảo Không còn là những hạt sương mà đã là một màn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm “Chùng chình”là từ láy gợi hình diễn tả hành động chậm chạp như là cố ý chậm lại Nhà thơ đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng, như người đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhà ai……

b Con ng êi( nhà thơ)

- Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng Do ngỡ ngàng nên cả khứu giác, cả xúc giác và thị giác đều như mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc Từ “hình như” là sự phỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, là cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thi sĩ Qua đó, ta hiểu tâm hồn nhà thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết

*khổ 2: Nhưng rồi mùa thu dần dần đến và hiện ra ngày càng rõ hơn trước mắt nhà thơ

- Sự vận động của h/a thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hoá bằng những

đổi thay của vạn vật Sông lúc sang thu không còn cuộn chảy dữ dội như những ngày hè

mưa lũ, mà êm ả dềnh dàng như đang lắng lại, đang trầm xuống Một chữ “dềnh dàng” mà nói lên được cái dáng vẻ khoan thai, thong thả của con sông mùa thu, ngỡ như nó được nghỉ ngơi thoải mái khi mùa nước lũ cuồn cuộn đã đi qua

Trang 40

- Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về tổ lúc hoàng hôn Từ

bắt đầu” trong ý thơ được dùng rất độc đáo “bắt đầu vội vã” chứ không phải là “đang vội vã” Phải tinh tế lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm mới nhận ra được sự bắt đầu trong những cánh chim bay

- Cánh chim trời vội vã bay đi, “có đám mây mùa hạ” còn vương lại Và mây lưu luyến bắc

chiếc cầu:

“Vắt nửa mình sang thu”

Một liên tởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ Người ta thường nói: khăn vắt vai, con đường mòn vắt ngang sườn núi….Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnhmới mẻ, gợi cảm: hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa Không phải vẻ đẹp của mùa

hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.Trong “chiều sông

thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng

về Bố Hạ.”

c Khúc giao mùa của không gian và thời gian khi sang thu còn được thể hiện ở chiều sâu

suy ngẫm trong khổ cuối.

- Khổ cuối nói về những biến chuyển của nắng, mưa, sấm trong lúc giao mùa với những nhận xét tinh tế của môộ người am hiểu tường tận các hiện tượng thời tiết này:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

+Lại thêm một sự đối lập: nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần Mùa thu nắng sẽ nhạt dần, nhưng lúc giao mùa, nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng Những ngày sang thu, đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt vàcũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ thường chỉ có trong mùa

hạ Các từ ngữ : “vẫn còn – đã vơi dần – cũng bớt bất ngờ” vừa cho thấy, vẫn còn đó dấu ấn,vẫn còn đó dư âm của mùa hạ Nhưng tất cả đã đi vào chừng mực, vào thế ổn định mang nét đặc trưng của mưa nắng phút giao mùa sang thu Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên + Bài thơ khép lại bằng hai dòng thơ hàm chứa ý nghĩa:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Hai dòng cuối bài có hai tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ - gợi ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu (cũng có thể hiểu: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa), nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi lên hình ảnh những hàng cây không phải là còn non, vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời Qua đó, con người càng trở nên vững vàng

Hai câu kết đã khép lại bài thơ vừa là hình ảnh thiên nhiên sang thu, vừa là suy nghĩ chiêm nghiệm về bản thân, về con người, về đât nước Nó vừa trang nghiêm chững chạc, vừa bâng khuâng khiêm nhường nhưng cũng đầy tự hào kiêu hãnh Chính nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: với hình ảnh này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời (1) Bài thơ kết thúc, nhưng dư vị vẫn còn để người đọc tiếp tục nghĩ suy thêm về cái điều nhà thơ tâm sự

B Câu hỏi luyện tập:

Ngày đăng: 30/06/2015, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w