Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái tr
Trang 1ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015- SỐ 1Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
(1)Em ơi em!
Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước ( Trích Đất Nước,Nguyễn Khoa Điềm)
Trang 2(2)Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
( Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Đọc văn bản (1) và (2) ở trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1đến câu 5:
1/Xác định thể thơ của mỗi văn bản
2/Khi nhìn Vào bốn ngàn năm Đất Nước, mỗi nhà thơ đã phát hiện điều
gì mới mẻ về Đất Nước?
3/Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ đó trong văn
bản(2)?
Trang 34/Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ :Anh/chị sẽ
“Lặng lẽ dâng cho đời”những gì?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 :
Đình Hồng Thái thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã
Tân Trào, huyện Sơn Dương Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần
gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng Ngoài ra, một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa Hơn nữa, đình còn là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi
lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian… Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử Bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945.
( Theo http://tuyenquang.gov.vn)5/ Văn bản trên có một câu văn không chính xác Hãy chỉ ra câu vănmắc lỗi và cho biết nó thuộc lỗi nào ? Nêu cách sửa câu văn mắc lỗi màanh(chị) vừa tìm được
6/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
Trang 47/ Nêu nội dung chính của văn bản trên ? Văn bản gợi anh(chị) nhớ đếnmột câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc ?
8/ Anh(chị) hiểu như thế nào về văn hoá tín ngưỡng ?
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
"Nếu một người đã được gọi để làm một người phu quét đường, hãy quét những con đường như đại danh họa Michelangelo vẽ tranh, hãy quét những con đường như đại nhạc sư Beethoven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như đại văn hào Shakespeare đã làm thơ Người phu quét đường phải quét những con đường sạch tới độ tất cả các thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian sẽ phải dừng lại và nói rằng: Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc quét đường của mình ".
( Mục sư Ma-tin Lu-thơ-Kinh, dẫn theo Bài học làm người,
NXB Trẻ năm 2006)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ýnghĩa câu chuyện trên
Câu 2 (4,0 điểm)
Cái mới của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế
kỉ XX là“ tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường”
( Trích SGK Ngữ văn 12, trang 17,Tập I, NXBGDnăm 2008)
Trang 5Từ cảm nhận nhân vật người đàn bà hàng chài của truyện “Chiếcthuyền ngoài xa” ( Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Hồn Trương Bathuộc đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ( Lưu QuangVũ), anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015- SỐ 2
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Năm nay, chúng ta kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đúng vào thời điểm Đảng ta tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng Đây là một sự kiện trọng đại đối với Đảng ta, dân tộc ta; đồng thời, cũng là dịp để Đảng ta nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, hoàn thiện đường lối đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới Bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cần phải được tiếp tục kế thừa, phát huy trong tình hình mới Đó là bài học kiên định đường lối, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định
và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững bản chất giai cấp công nhân và củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Trên cơ sở đó, xác định đường lối, chủ trương, giải pháp lãnh đạo đúng đắn, sát yêu cầu phát triển của cách mạng; tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tìm ra quy luật khách
Trang 6quan bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng mang lại hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.”
( Trích bài viết “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước
là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng”của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 40 năm chiến thắng 30-4-1975_30-4-2015)
Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 5:
1 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên
2 Nêu ý chính của văn bản?
3 Xác định câu chủ đề nói về bài học rút ra từ chiến thắng 30-4-1975trong văn bản?
4 Xác định 02 đại từ có tác dụng thay thế trong văn bản?
5 Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc của anh/chịkhi được ôn lại truyền thống ngày 30-4-1975
Đọc văn bản (1),(2) sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 6 đến câu 9 :
(1)Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
( Trích Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên) (2) Khi tôi còn là hạt bụi
Bay trong bão giông lầm lũi
Trang 7Đoạ đày cùng mẹ cùng cha
Bác bước lên tàu đi xa
( Trích Dấu chân phía trước- Hồ Thi Ca)
6/ Văn bản (1),(2) đều gợi nhớ sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động cáchmạng của Hồ Chí Minh?
7/ Xác định phương thức biểu đạt chính của 2 văn bản?
8/ Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu thơ:
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
9/ Từ văn bản (1),(2) , viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ
suy nghĩ của anh/chị trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người Khi Ngài nặn xong vẫn cònthừa ra một mẩu đất
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu… rồinói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnhphúc là gì Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc
Trang 8(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Dít trong truyện
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và nhân vật Chiến trong truyện
“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi
ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015- SỐ 3 Câu I (3,0 điểm)
Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.
Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra, đến bao giờ chết thì thôi
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
Đọc đoạn thơ trên và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
1 Đoạn văn trên được viết theo sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3 Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật các từ láy có trong văn bản
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6 :
VIẾNG CHỒNG
Trang 9- Chị ơi!
Chỉ gọi được thế thôi
Anh chiến sỹ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời
Không làm sao anh còn nói nổi:
Chị đặt hoa nhầm rồi
Mộ anh ấy ở bên tay trái
Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại
Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!
éo le và cách ứng xử đẹp của người vợ trong bài thơ?
5/ Xác định phép điệp và hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong bàithơ?
6/ Qua bài thơ, anh/ chị hiểu thế nào nỗi đau do chiến tranh để lại vàvấn đề tình nghĩa của con người? Viết một đoạn văn ngắn 5-7 dòng để trìnhbày điều đó
Câu II (3,0 điểm):
Trang 10Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin– côn viết:
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…”
(Ngữ văn 10, tập 2,NXBGD, 2006)
Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên
Câu III (4,0 điểm): Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một công trình khảo cứu công phu Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ.
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận những ý kiếntrên
-HẾT-ĐÁP ÁN CHẤM THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015-ĐỀ 03
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
Trang 111 Đoạn văn trên được viết theo sự kết hợp các phương thức biểu đạt
tự sự và miêu tả (0.25đ)
2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : Đoạn văn kể và miêu tảkhông gian tồn tại của nhân vật Mị, khi phải làm dân nhà thống lí Đó là mộtcái buồng kín mít, Mị phải sống trong ngục thất tinh thần, cách li với cuộc
đời bên ngoài (0.5đ)
3 Các từ láy có trong văn bản : Lùi lũi ; trăng trắng(0.25đ)
Hiệu quả nghệ thuật :(0.5đ)
- Lùi lũi : gợi sự câm lặng đáng sợ của một con người sống mà như đãchết
- Trăng trắng : thứ màu phản chiếu cuộc đời Mị- một con người trơ lì,
vô cảm đến mức màu sắc cũng trở nên mờ nhạt một cách vô vị
4/ -Các phương thức biểu đạt trong bài thơ: tự sự, biểu cảm.(0.25đ)
-Tình huống éo le:(0.25đ)
+ Sự nhầm lẫn của một người phụ nữ khi đặt vòng hoa lên mộ khôngphải của chồng mình Cái khó xử của người vợ: đặt nhầm vị trí của vòng hoa,song không thể và không nên sửa;
+ Cái khó xử của người lính: không thể nói rằng chị đặt hoa bên này,đừng đặt vào bên ấy- cả hai người nằm dưới mộ đều là đồng đội của anh- nóinhư vậy là bất kính và bất nhẫn với cả người đã khuất và người còn sống;
- Cách ứng xử đẹp của người vợ trong bài thơ:(0.25đ)
+ Trong tình huống này, cách xử trí đã dồn cả lên vai người vợ vốn đãmang nỗi đau và bao khó nhọc khi lặn lội đến viếng chồng;
Trang 12+ Câu trả lời của chị đã giải toả mọi éo le, trắc trở và làm toả sángphẩm chất cao thượng của con người: tấm lòng của người vợ với chồng vàtấm lòng của người còn sống với người đã khuất.
5/ Phép điệp từ hoa và hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong bài thơ: (0.25đ)
- Hoa là biểu hiện của tấm lòng người vợ với người chồng đã khuất.Cùng với vòng hoa ấy là tình yêu và nỗi đau;
- Bài thơ cùng chính là vòng hoa đẹp được kết từ tấm lòng nhân ái củanhà thơ, không cần màu mè, hoa mỹ nhưng lại có sức lay động vàcuốn hút mãnh liệt đến tâm hồn người đọc
6/ Đoạn văn thể hiện được các ý sau:(0.5đ)
-Nỗi đau do chiến tranh để lại là những đau thương mất mát không thể
lấy gì bù đắp được Trong bài thơ, cụm từ “Cả cánh rừng” gợi ra sự rộng lớn, mênh mông của không gian, còn “chỉ có” nói về số ít, gợi lên sự ít ỏi, lẻ
loi Đặt hai cụm từ ấy trong cùng một dòng thơ, tác giả đã gợi sự trống vắng,trơ trọi của thân phận người nằm dưới mộ
-Cái còn lại ở cuộc đời là tình nghĩa của con người Đó là phẩm chấtquý giá và cũng là nhân tố tích cực quan trọng để tạo nên những mối quan hệtốt đẹp giữa con người với con người Qua nghĩa cử tốt đẹp của người vợ, tathấy tình nghĩa con người không chỉ giới hạn trong quan hệ cá nhân, giữanhững người thân, những người có quan hệ gần gũi máu thịt mà cần mở rộng
ra với tất cả mọi người Mặt khác, tình nghĩa còn gắn với sự quan tâm, sẻ chiavới người khác một cách chân thành
Trang 13Câu II (3,0 điểm)
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của
sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư
về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh
trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông
hoa nở ngát trên đồi xanh…”
3.0
1 1 Giải thích ý nghĩa đoạn thư:
- “Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách”:
Biết thu nhận kiến thức từ sách vở, có niềm say mê khám phá
thế giới kiến thức phong phú của sách
- “Cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về
sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống”: chú trọng rèn luyện tâm
hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh, tự
mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới tự
nhiên cũng như của con người
Đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha đối với
nhà trường, với các nhà giáo dục: Dạy cho con mình hiểu biết
và trân trọng giá trị của sách vở và cuộc sống
1.0
2 2 Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Đây là tâm tình của một người cha: thể hiện tình yêu
con, mong muốn con trưởng thành
- Lời đề nghị của ông với thầy hiệu trưởng, với nhàtrường còn thể hiện mong ước của một người yêu thương,
1.5
Trang 14quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ.
- Nội dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng:
+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của sách, của kiến
thức văn hóa do sách vở mang lại, vì đó là cả một “thế giới kì
diệu”, rộng mở Không có kiến thức văn hóa, con người thiếu
nền tảng tri thức
+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống thực tiễn của con
người cũng quan trọng không kém, bởi đó là “sự bí ẩn muôn
thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu biết Nó cần
thiết và bổ ích cho con người, có tác động tích cực trong việc
vun đắp bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống
+ Vai trò của người thầy trong việc khơi dậy tinh thần
tự học, lòng ham hiểu biết khám phá, chiêm nghiệm và “ lặng
lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống của học sinh Đó là
điều quan trọng để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi
điều trong đời sống
- Phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai trò
của kiến thức sách vở, hoặc chỉ quan tâm đến thực tiễn
3 Bài học nhận thức và hành động.
- Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộcsống, quan tâm đến đời sống xã hội Đó là chìa khóa dẫn đến
thành công của mỗi con người
- Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều
bình dị nhất của vạn vật quanh ta Học kiến thức song song
0.5
Trang 15với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn Đó là sự phát triển
toàn diện nhân cách của con người
Câu III (4,0 điểm):
Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của
Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một công trình khảo
cứu công phu Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một
áng văn giàu tính thẩm mĩ.
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình
luận những ý kiến trên
4.0
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài năng với một phong cách
2 Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Công trình khảo cứu công phu: là một tác phẩm được tạo
nên từ công sức tìm tòi, nghiên cứu dựa trên các tài liệu phong
phú Nó thể hiện vốn và tầm hiểu biết của nhà văn, đồng thời
cũng đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về
các đặc điểm, tính chất của đối tượng được đề cập
- Áng văn giàu tính thẩm mĩ: là tác phẩm nghệ thuật đạt đến
độ hoàn hảo trong việc tái hiện cái đẹp, khơi gợi những hứng
0,25
0,25
Trang 16thú và khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc.
3. Phân tích biểu hiện và bình luận hai ý kiến (3,0 điểm)
3.1 Phân tích biểu hiện (2,0 điểm)
a) Công trình khảo cứu công phu (1,0 điểm)
-Tác giả huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về
rất nhiều ngành nghề khoa học và nghệ thuật
+ Địa lí: Sắc nước mỗi mùa, tên của các con thác dọc sông
Đà, đặc điểm địa hình, địa thế của sông
+ Lịch sử: Các thời kì lịch sử khác nhau gắn với Sông Đà:
thời tiền sử, thời Hùng Vương, Thời vua chúa phong kiến,
thời kháng chiến, thời xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Văn hoá: Những sinh hoạt vật chất ( đốt lửa trong hang đá,
nướng ống cơm lam) và tinh thần ( bàn cá anh vũ, cá dầm
xanh )
+ Văn học: Hình ảnh con sông Đà trong thơ văn ( Đà giang
độc bắc lưu), gợi nhớ thơ Lí Bạch, thơ Ba Lan
+ Các kiến thức khác: quân sự, thể thao, âm nhạc, hội hoạ,
điện ảnh, sân khấu
- Cung cấp cho người đọc những hiểu biết về con sông Đà và
về cuộc sống người lao động trên sông:
+ Về con sông Đà: từ chiều dài sông, đầu nguồn, lưu vực, tên
sông qua các thời kì lịch sử ( Linh Giang)
+ Về ông đò: Công việc lái đò rất vất vả, khi phải chống chọi
lại với ghềnh thác và những hiểm hoạ bất ngờ của thiên nhiên
0,5
0,5
0,5
Trang 17nên đã làm bộc lộ ở người lái đò khả năng chinh phục thiên
nhiên
b) Áng văn giàu tính thẩm mĩ (1,0 điểm)
- Người đọc có được khoái cảm thẩm mĩ thực sự trước vẻ đẹp
tuyệt vời của con sông Đà hung bạo và trữ tình; vẻ đẹp của
ông đò anh hùng và nghệ sĩ Bên cạnh đó, người đọc còn được
thưởng thức vẻ đẹp của một thiên anh hùng ca và một bản tình
ca say đắm về thiên nhiên và cuộc sống
- Nhà văn đã biến những thông tin khô khan, tư liệu lạnh lùng
thành hình tượng sống động, có đời sống, có tâm lí, tính cách,
khả năng, số phận cụ thể
- Giá trị thẩm mĩ còn thể hiện ở thể văn Tuỳ bút vừa thực tế
vừa tự do phóng túng, ở tài năng lựa chọn ngôn ngữ và sử
dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân
0,5
3.2 Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm)
- Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về vẻ
đẹp của đoạn trích tuỳ bút Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến
chất trí tuệ, ở lao động nghệ thuật rất công phu của một con
người thiết tha yêu những giá trị vật chất và tinh thần của đất
nước, của dân tộc và tình yêu, sự gần gũi đối với những người
lao động bình thường Ý kiến thứ hai thể hiện chất tài hoa, tài
tử và phong cách độc đáo vừa thống nhất vừa cách tân sáng
tạo trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung
0,5
0,5