(2)Tôi đi lính, lâu không về quê ngoạ

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI THỬ THPTQG MÔN VĂN 2015 (Trang 30)

II. Yêu cầu về kiến thức: a Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

(2)Tôi đi lính, lâu không về quê ngoạ

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)

Đọc 2 văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4: 1/ Xác định phương thức biểu đạt chính và giọng thơ trong văn bản(1) và (2)?

2/ Xác định từ láy và nêu hiệu quả nghệ thuật các từ láy đó trong văn bản (1)?

3/ Nêu nét riêng trong tình cảm “thương bà” của mỗi nhà thơ?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc “thương bà” của riêng Anh/chị.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 :

(1)Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch

(cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non…...

(2)Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80- 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

(Nguồn: Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế)

5/ Xác định lỗi chính tả, dấu câu trong văn bản trên?

6/ Đoạn văn (2) sử dụng thao tác lập luận gì? Câu chủ đề của đoạn văn là gì?

7/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? 8/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên?

Câu 1. (3,0 đim)

Chỉ khi nào ngoái nhìn lại, chúng ta mới có thể hiểu được cuộc sống. Nhưng để sống cho thật tốt, ta luôn luôn phải nhìn về phía trước.

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2. (4,0 đim)

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu).

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI THỬ THPTQG MÔN VĂN 2015 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w