Các quy luật kinh tế chủ yếu chi phối hoạt động của doanh nghiệp thương mại

2 638 1
Các quy luật kinh tế chủ yếu chi phối hoạt động của doanh nghiệp thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các quy luật kinh tế chủ yếu chi phối hoạt động của doanh nghiệp thương mại DNTM chịu sự tác động của rất nhiều các quy luật kinh tế,tuy nhiên có 3 quy luật đặc trưng của kinh tế thị trg đóng vai trò quyết định đối với cơ chế hoạt động của nó: (1) Quy luật giá trị; (2) Quy luật cung cầu; (3) Quy luật cạnh tranh. 3.2.1 Quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sx và trao đổi hàng hoá.Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sx và lưu thông hh,kích thích lực lượng sx phát triển,thực hiện sự bình tuyển tự nhiên.DNTm cần nhận thức khách quan, đúng đắn đối với quy luật giá trị đồng thời phát hiện sự tác động đặc thù của quy luật trên thị trg cụ thể để từ đó có những chính sách đầu tư,kinh doanh thuận theo quy luật nhằm tránh những tổn thất ko cần thiết cũng như thu dc lợi nhuận tối đa.DNTM cũng cần cải tiến phương thức kinh doanh,tổ chức lao động khoa học theo hướng giảm chi phí cá biệt để có thể giảm giá,tăng sức cạnh tranh trên thị trg. 3.2.2 : Quy luật cung cầu Cung và cầu là hai phạm trù kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trg.Cung và cầu không tồn tại độc lập mà có quan hệ biện chứng với nhau: Cầu làm xuất hiện cung, cung thúc đẩy cầu; Cung có thể dc nhận biết qua cầu và ngược lại. Quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất lặp đi lặp lại của thị trg. Vận động của cung cầu qua yếu tố trung gian là giá cả trở thành quy luật kinh tế và đó là quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trg.DNTM cần nắm bắt chính xác quan hệ cung cầu để kinh doanh những mặt hàng vừa đáp ứng dc nhu cầu vừa thu dc lợi nhuận cao.Trong khi vận dụng quy kuật cung cầu,cần lưu ý trong đk ngày nay cầu có xu hướng quyết định cung,tuy nhiên ko quá nặng về vai trò của cầu mà xem nhẹ vai trò của cung. DNTM cũng phải nắm bắt tín hiệu của thị trg thông qua sự vận động của cung cầu và giá cả để từ đó đưa ra các quyết định thương mại,tránh rủi ro và tổn thất trong tương lai đồng thời tăng khả năng thành công trên thương trg. 3.2.3 Quy luật cạnh tranh Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trg,nó là động lực để thúc đẩy sx ,lưu thông hh phát triển.Cạnh tranh trên thị trg rất đa dạng và phức tạp,giữa những chủ thể có cùng lợi ích và những chủ thể có lợi ích đối lập nhau: Cạnh tranh giữa các nhà sx ; giữa những ng bán ; giữa những ng mua; Giữa ng bán với ng mua; Giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài… Các DNTM cần phải nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để: Chấp nhận cạnh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đố luôn phát huy nội lực,nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.Tránh cạnh tranh bất hợp pháp dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình. DNTM,do tính đặc thù của lĩnh vực kinh doanh, phải chịu dự cạnh tranh quyết liệt hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. 3.3 Sự điều tiết của Nhà nước đối với doanh nghiệp thương mại. 3.3.1 Hệ thống pháp luật: Nhà nước ban hành các đạo luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động và đảm bảo sự bình đẳng trc pháp luật của mọi loại hình doanh nghiệp.Nhà nước quy định rõ địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, đảm bảo sự tự do kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quy định các nghĩa vụ của doanh nghiệp. 3.3.2 Chính sách công cụ điều tiết vĩ mô. Trong từng giai đoạn cụ thể Nhà nước ban hành các chính sách vĩ mô( chính sách thương mai,chính sách lao động và tiên lương .chính sách tài chính,tín dụng,chính sách đầu tư…) để điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu kinh tế xác hội của quốc gia trong giai đoạn đó.Thông qua các công cụ như thuế,lãi suất, hạn ngạch…. Nhà nước sẽ khuyến khích hoặc hạn chế một số lĩnh vực kinh doanh,một số hàng hoá và dịch vụ nhất định. Như vậy,DNTM cần phải nắm vững và tuân thủ pháp luật và chính sách của nhà nước, không dc vi phạm pháp luật và trốn tránh các nghĩa vụ phải đóng ghóp theo luật định.Bên cạnh đó,một nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệplà cần dự báo các thay đổi trong các chính sách công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước như: thuế lãi suất, tỷ giá hối đoái để có những biện pháp thích ứng kịp thời. . Các quy luật kinh tế chủ yếu chi phối hoạt động của doanh nghiệp thương mại DNTM chịu sự tác động của rất nhiều các quy luật kinh tế, tuy nhiên có 3 quy luật đặc trưng của kinh tế thị. trò quy t định đối với cơ chế hoạt động của nó: (1) Quy luật giá trị; (2) Quy luật cung cầu; (3) Quy luật cạnh tranh. 3.2.1 Quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của. của mọi loại hình doanh nghiệp. Nhà nước quy định rõ địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, đảm bảo sự tự do kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quy định các nghĩa vụ của doanh nghiệp. 3.3.2 Chính

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan