Đạo đức kinh doanh với sức khỏe cộng đồng

7 281 0
Đạo đức kinh doanh với sức khỏe cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mọi người thường nghĩ rằng nền kinh tế càng phát triển thì cuộc sống của con người càng được cải thiện. Không hoàn toàn phủ nhận quan điểm trên nhưng nhìn vào thực tế, hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã và đang gây tác động xấu đến cộng đồng. Tất nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến xã hội. Với mong muốn đưa ra một cái nhìn khách quan, bao quát về vấn đề, chúng tôi xây dựng bài thuyết trình gồm 4 phần : I/ Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và tác động tới sức khỏe cộng đồng. II/ Nguyên nhân III/ Vấn đề sức khỏe cộng đồng trong kinh doanh ở các quốc gia khác trên thế giới IV/ Giải pháp nào cho các doanh nghiệp Việt Nam ? Mình dự định thuyết trình trong 15 phút, rất mong nhận được quan tâm lắng nghe của mọi người. Trước tiên hãy cùng làm rõ một vài khái niệm + Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế thế giới) Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản của con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào. Về cộng đồng, các bạn cần phải hiểu rằng trong một cộng đồng người, mọi người có lợi ích chung và quan tâm đến nhau. + Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. (theo Wikipedia) + Cộng đồng là tập hợp những người cùng chia sẻ một số điểm chung (common: chung; community: cộng đồng) đặc biệt là các giá trị, chuẩn mực, cung cách ứng xử chứ không phải đơn thuần là những người cùng sống trong một khu vực nhất định. “Cộng đồng là con người chớ không phải đất đai”.( BS, ThS Trương Trọng Hoàng, Trung tâm Truyền thông-Giáo dục Sức khỏe TP.HCM) Vậy, sức khỏe cộng đồng là những vấn đề sức khỏe mang tính cộng đồng ảnh hưởng đến nhiều người hoặc tất cả mọi người trong cộng đồng I/ Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và tác động đến sức khỏe cộng đồng. Hàng hoạt vụ vi phạm đạo đức trong kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm + Cà phê : Tháng 7/2012, tại một loạt cơ sở sản xuất cà phê ở TP.HCM (Thông Phát, Xuân Hoành, …) phóng viên phát hiện họ sản xuất cà phê “đểu” . Công thức chế biến : Đậu nành + 15 hóa chất = “Cà phê” đặc biệt trong đó có nhiều hóa chất độc hại như đường cấm, phẩm màu, … và nhiều chất không rõ nguồn gốc. Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể và có nguy cơ gây ung thư dẫn đến tử vong. Cơ sở vật chất tồi tàn, bừa bộn, kém vệ sinh, điều kiện làm việc của công nhân thấp mặc dù quy mô tương đối lớn, cung cấp cho nhiều công ty cà phê, quán cà phê ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. + Hạt nêm: "Ngon từ thịt, ngọt từ xương", những lời quảng cáo quyến rũ đang làm xiêu lòng các bà nội trợ. Nhưng hạt nêm có thực sự tiện lợi, bổ và tốt như lời quảng cáo? Thành phần của hạt nêm gồm 98% là muối, chất điều vị, chỉ có 2% là xương heo. Tác hại của các chất điều vị này là không lường trước được. Một vài thương hiệu hạt nêm tên tuổi như Knorr (Unilever), Maggi (Nestle), Aji Ngon(Ajinomoto) và Chinsu (Masan Food). Họ sẽ hành động ra sao trước thông tin này? hay chỉ trả lời lập lờ trên báo chí. + Sữa bột và sữa tươi: Năm 2009, sự cố nguyên liệu làm sữa nhập từ Trung Quốc nhiễm chất Melamin gây lo lắng cho người tiêu dùng. Hiện nay, sữa tươi đã trở thành lựu chọn của nhiều người tiêu dùng. Nhưng liệu sữa tươi có thật sự “tươi’? Theo tính toán lượng sữa từ các trang trại nuôi bò sữa so sánh với mức tiêu thụ sữa của người tiêu dụng và mức sản xuất của các hãng, dễ thấy quảng cáo “Sữa tươi nguyên chất 100%” là vô lý. Đến 60% lượng sữa tươi được làm từ sữa bộ, thậm chí dùng dầu cọ thay cho chất béo trong sữa. Điều này không đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em. + Nước tương: Năm 2005, vụ nước tương của Chinsu có chứa 3-MCPD gây xôn xao dư luận. 3-MCPD là một loại độc tố sinh ra trong quá trình lên men đậu nành để sản xuất nước tương, có khả năng gây ung thư nếu quá nồng độ cho phép. Chưa bao giờ mà tỷ lện ung thư lại nhiều như hiện nay. Năm 2012, nước tương độc hại đã “trở lại”. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng + Dệt: Đã từng bị đình chỉ hoat động sản xuất do xả thải trực tiếp chưa xử lí ra môi trường nhưng ngay khi hoạt động trở lại Công ty Dệt 19.5 đã và đang khiến 5.000 nhân khẩu ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội) sống thấp thỏm vì có nguy cơ bị nhiễm độc. Từ đầu tháng 6/2012 đến nay công ty vẫn tiếp tục cho xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông Tô Lịch. + Xăng dởm: Xăng giả đã được phát hiện tại nhiều nơi trên cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bắc Giang, Hóa chất được pha vào xăng A92 là methanol (CH3OH) với hàm lượng 20-30%. Theo các chuyên gia, xăng dỏm rất độc cho sức khỏe và môi trường, làm động cơ xe mau hỏng. + Gạo giả: gạo làm từ ni lông và nhựa tổng hợp, nấu lên để nhiều ngày “tất nhiên” không bị thiu. Và tác hại thì chắc các bạn cũng tưởng tượng được. + Thịt lợn siêu nạc: Vì hám lợi, người chăn nuôi đã sử dụng hóa chất không chỉ để “thổi” trọng lượng mà còn phù phép cho heo nở mông, vai, tạo nạc bắt mắt nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN cho biết ăn thịt siêu nạc bị loạn nhịp tim, run cơ, rối loạn tiêu hóa, Ngoài ra Công ty bột ngọt Ve-dan, Công ty XNK thủy sản Thanh Hóa, Công ty Shingmark ở Đồng Nai, Công ty Cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An ở TP.HCM, hay chính một công ty vệ sinh mội trường như Công ty cổ phần môi trường Đồng Xanh ở Đồng Nai cũng vi phạm vấn đề xử lý chất thải này. Các làng nghề : + Làng nghề tái chế chì Đông Mai (Văn Lâm - Hưng Yên) là một trong những làng nghề có mức thu nhập khá, với 61/529 hộ thu gom, số lao động tham gia trên 500 người. Nhưng một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy đất, nước và không khí của làng nghề bị ô nhiễm khói bụi chì, nước thải axit trầm trọng và không nằm ngoài dự đoán 100% số người trực tiếp nấu chì đều bị nhiễm độc chì trong máu. Không những thế số phận của những người dân sống xung quanh vùng đều bị đe dọa. + Làng nghề dệt, nhuộm, hấp vải Dương Nội ( Hà Đông, HN) đổ chất thải ra sông Nhuệ . Các doanh nghiệp xây dựng: Hàng loạt vụ tai nạn lao động chết người xảy ra tại các công trình xây dựng cao tầng trong thời gian qua, mà gần đây nhất là tại công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark (Từ Liêm, Hà Nội) đã cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động tại các công trình cao tầng đang bị xem nhẹ. Các doanh nghiệp khai khoáng + Nhiều năm qua, nhân dân xã Hội Sơn (Anh Sơn, Nghệ An) đang sống chung với khói bụi và khí độc từ Xí nghiệp khai thác đá Anh Sơn và Công ty cổ phần xi măng 12 - 9 thải ra mà vẫn không thấy cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý. Hơn nữa, địa điểm thải khí độc này cách trường Tiểu học Hội Sơn chưa đầy 100m. Hơn 200 em học sinh ở đây đang phải học tập trong môi trường ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. + Dù mới đi vào hoạt động được nửa năm nay, nhà máy xi măng Đại Việt-Dung Quất thuộc Công ty cổ phần ximăng miền Trung tại xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Khu kinh tế Dung Quất đã liên tục gây tiếng ồn, xả bụi ximăng dày đặc làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, khiến nhiều hộ dân sống xung quanh nhà máy bức xúc. Nhiều doanh nghiệp chỉ khai thác thu lợi nuận mà không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, không lập bản đồ hiện trạng mỏ, không ký quỹ cải tạo, không phục hồi môi trường, Ngoài ra còn rất nhiều các vụ vi phạm khác: lợn nuôi bằng thức ăn tăng trọng; rau nhiễm thuốc trừ sâu hay sử dụng thuốc kinh thích tăng trưởng gây hại cho sức khoẻ; trứng gà Trung Quốc biến thành trứng gà ta; phân bón giả, kém chất lượng; thuốc chữa bệnh giả; sự lập lờ giữa sữa hoàn nguyên với sữa tươi của các doanh nghiệp chế biến sữa; thực phẩm quá hạn của Vinafood; nguyên liệu nước giải khát quá hạn của Tân Hiệp Phát; mì ăn liền có chứa chất béo dạng Trans gây mãn tính, sự có mặt tràn làn của hàn the, phooc-mon trong các loại thực phẩm, lưu huỳnh trong cát, mực khô cao gấp 10 lần cho phép, nội tạng bẩn và để lâu ngày, các quán vỉa hè mất vệ sinh,… Tóm lại, những hậu quả từ việc vi phạm đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực ngành nghề, vùng miền gây những hậu quả nghiệm trọng : - Hàng tiêu dùng,thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng. - Phá hủy môi trường sống mà nghiêm trọng nhất là môi trường đất, nước, không khí, … - Gây nguy hại cho sức khỏe người lao động II/ Nguyên nhân Hàng loạt những câu hỏi đặt ra mỗi ngày về các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đối với sức khỏe cộng đồng mà chưa tìm được câu trả lời thích đáng. Các minh chứng trên cho thấy không chỉ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ mà một doanh nghiệp có quy mô lớn, có uy tín, có thương hiệu nhưng họ vẫn có thể đánh mất đạo đức kinh doanh. Tự hỏi rằng họ được lợi gì từ việc làm này? 1. Lòng tham và lợi nhuận Phải chăng vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua đạo đức kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng ? Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay, nhiều người cho rằng làm sao có đạo đức kinh doanh khi mà bất kỳ ai tham gia thương trường cũng đều ham muốn lợi nhuận. Từ thế kỷ 19, một học giả tư sản người Anh đã chỉ ra sức cám dỗ không thể cưỡng lại của lợi nhuận đối với nhà tư bản: “Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở thành can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo được 10% thì người ta có thể đụng được tư bản ở khắp nơi, đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, đảm bảo được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người, đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí bị treo cổ nó cũng không sợ”. Song xét cho cùng, đâu phải chỉ nhà tư bản mới tham lam. Người sản xuất kinh doanh nào mà chẳng muốn “một vốn bốn lời”, “lãi mẹ đẻ lãi con” 2. Sự non trẻ của nền kinh tế thị trường Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam, mới nổi lên từ khi nước ta thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa năm 1991. Trong thời kỳ bao cấp và trước đó, các phạm trù này dường như không cần thiết. Khi quyền kinh doanh tự do được ban hành, các doanh nghiệp xuất hiện và phát triển rất nhanh, chưa đi vào quy củ. 3. Trách nhiệm của nhà nước - Quá nhiều cơ quan quản lý hoạt động chồng chéo gây tình trạng “Cha chung không ai khóc” - Công tác quản lý quảng cáo chưa tốt, tiếp tay cho sự gian lận che giấu chất lượng thật sự. - Xử lý sai phạt nhẹ, không triệt để. 4. Ý thức của người tiêu dùng, người lao động - Sự nghèo nàn, thiếu hụt về mặt thông tin của người tiêu dùng - Sự bị động, thiếu trách nhiệm với chính sức khỏe của mình - Chưa quan tâm đúng mức đến môi trường sống. - Chưa nhận thức sâu và đúng về đạo đức kinh doanh. III/ Vấn đề sức khỏe cộng đồng trong kinh doanh ở các quốc gia khác trên thế giới Có hai câu chuyện mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn: 1. Năm 1981, một người bệnh tâm thần đã cho thuốc độc vào một số lọ thuốc giảm đau nhãn hiệu Tylenol do hãng Johnson&Johnson sản xuất và bày bán ở các ở các quầy thuốc trong những siêu thị ở thành phố Chicago nước Mỹ, làm 7 người chết. Ban lãnh đạo Johnson&Johnson đã cương quyết tiến hành thu hồi 31 triệu lọ thuốc Tylenol trên toàn thế giới. Vì họ cho rằng không có gì đảm bảo thủ phạm chỉ bỏ thuốc vào các lọ đó. Hãng tốn chi phí 100 triệu USD. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra các trường hợp tương tự, Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ FDA ra quy định chặt chẽ hơn cấm mua thuốc không có đơn của bác sĩ. 2. Một người phụ nữ tại thành phố New York của Mỹ đã đâm đơn kiện Starbucks vì loại trà nóng của hãng cà phê hàng đầu thế giới này rớt vào người khiến đứa con 5 tháng tuổi của cô bị bỏng.Cô Villona Maryash đến cửa hàng của Starbucks cùng đứa con mới sinh. Cô gọi trà và được phục vụ một cốc trà không có vỏ bảo vệ. Khi có đón cốc trà, do quá nóng nên cô đánh rơi cốc và nó đổ vào đứa con trai khiến cậu bị thương nặng. Hãng đã bị thua kiên do vị luật sư đưa ra những hậu quả về không chỉ thể chất mà cả tinh thần, rằng bà mẹ và đứa con bị ám ảnh bởi đồ uống nóng. Qua hai câu chuyện trên chúng tôi muốn nói rằng các doanh nghiệp trên thế giới không chỉ kinh doanh tạo ra lợi nhuận mà họ còn đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một bài học bổ ích cho các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam. IV/ Giải pháp nào cho các doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của đời sống kinh tế - xã hội, nên không họ không thể kinh doanh kiếm lời mà không ảnh hưởng đến xã hội nói chung, sức khỏe cộng đồng nói riêng. Nhưng chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững cùng với sự xã hội. 1. Về phía nhà nước - Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp, tạo cơ sở vững chắc cho đạo đức kinh doanh đặc biệt là các bộ luật có liên quan như Luật lao động, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật môi trường. Đồng thời làm rõ các điều luật kiểu chung chung, có hướng dẫn thi hành cụ thể. - Tổ chức nhiều cuộc hội thảo có chất lượng và thực tiễn để đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và giải pháp. - Cần tôn vinh doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Họ hoàn toàn xứng đáng được cộng đồng ưu tiên lựa chọn và hỗ trợ phát triển thông qua hình thức tiêu dùng sản phẩm. VD : Các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng Vàng, … - Học tập kinh nghiệm từ nước ngoài. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và có chế tài xử phạt mạnh hơn. + Tăng mức tiền phạt tương đương với mức thu lợi bất chính. + Đối với thực phẩm mất an toàn thì phải đình chỉ xử phạt chứ không phải là thu hồi như lâu nay. + Cần có thêm ngân sách hỗ trợ cho lực lượng quản lý. + Các cuộc kiểm tra tổng thể, kiểm tra định kỳ và đột xuất + Yêu cầu các doanh nghiệp công khai nguồn gốc hoạt động sản xuất kinh doanh VD : xuất xứ, thành phần, nguyên liệu đầu vào. + Xử lý tận gốc vi phạm, không lấp liếm và “đá bóng” trách nhiệm. + Đề ra và tuân thủ các tiêu chuẩn về hàng hóa, sản xuất. + Thành lập ủy ban giám sát riêng cho từng nghành - Luật an toàn thực phẩm đã được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011 cần phải được thực thi nghiêm túc - Xây dựng các phong trào, các chương trình hành động cho từng giai đoạn VD : Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015 2. Sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, trường học - tổ chức các lớp học cho các doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh. - đưa vấn đề vào giảng dạy ở nhà trường, có thể là từ cấp THCS. 3. Sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng - Tăng cường tuyên truyền giáo dục cho các Doanh nghiệp và người tiêu dùng - Phát hiện các vụ vi phạm và đưa ra công chúng. - Chọn lựa và xuất bản các đầu sách hay của nước ngoài và cả Việt Nam về vấn đề này. - Đăng bài tôn vinh các doanh nghiệp kinh doanh có đức. 4. Trách nhiệm của các nhà phân phối, nhà trung gian. Các đại lý, các cửa hàng, … không nên “tiếp tay” cho doanh nghiệp vi phạm. 5. Ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng, người lao động - Giám sát hoạt động của doanh nghiệp - Tiêu dùng có ý thức - Bảo vệ quyền lợi của mình Thực chất, quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam chỉ mới được ghi nhận lại trong hiến pháp năm 1992. Thiết nghĩ rằng các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần thời gian để cân bằng giữa việc tối đa hóa lợi nhuận và kinh doanh có đạo đức. . 4 phần : I/ Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và tác động tới sức khỏe cộng đồng. II/ Nguyên nhân III/ Vấn đề sức khỏe cộng đồng trong kinh doanh ở các quốc gia khác. nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua đạo đức kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng ? Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay, nhiều người cho rằng làm sao có đạo đức kinh doanh khi. trách nhiệm với chính sức khỏe của mình - Chưa quan tâm đúng mức đến môi trường sống. - Chưa nhận thức sâu và đúng về đạo đức kinh doanh. III/ Vấn đề sức khỏe cộng đồng trong kinh doanh ở các

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan