1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÂU hỏi ôn tập và gợi ý TRẢ lời môn QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước và NGÀNH GIÁO dục và đào tạo

23 2,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 135 KB
File đính kèm VÀ ĐÀO TẠO.rar (22 KB)

Nội dung

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNHGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bản chất của nhà nước thể hiện ở 2 tính chất: 1.Tính giai cấp Tính giai cấp của nhà nước thể

Trang 1

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NGÀNH

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bản chất của nhà nước thể hiện ở 2 tính chất:

1.Tính giai cấp

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở những đặc trưng sau:

-NN là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền.-NN là công cụ để thực hiện, củng cố, bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội

- NN giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

- NN giữ gìn và phát triển những tài sản văn hoá tinh thần chung của xã hội, những giá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc

BẢN CHẤT CỦA NN CHXHCNVN

-NN CHXHCNVN là NN dân chủ thực sự và rộng rãi

-NN ta là NN thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ

VN

-NN CHXHCNVN là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân Là nhà nước mang tính nhân dân và tính dân tộc

-Là nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, hoạt động theo đướng lối và quan điểm của đảng cộng sản

-NN CHXHCNVN có tính xã hội rộng rãi

-NN thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới

Các đặc trưng cơ bản của NN

- NN thiết lập một hệ thống cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính

Trang 2

cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội (quyền lực công cộng đặc biệt )

- NN phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính, thiết lập quyền lực tên các đơn vị đó,quản lý dân cư theo đơn vị hành chính-lãnh thổ

- NN đại diện chính thức cho toàn xã hội trong việc thực hiện chủ quyền quốc gia

- NN có quyền ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện

- NN có quyền phát hành tiền, có quyền quy định và thu các loại thuế để tạo nguồn ngân sách cho nhà nước

Câu 2: Giải thích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước CHXHCN Việt Nam?

1.Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất dân chủ của nhà nước CHXHCN Nhà nước pháp quyền XHCN tạo ra những điều kiện và phương tiện cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp như sau:

+ Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước : Người lao động có

thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc với tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước

+ Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của

các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đạibiểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương

+ Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội : Thông qua các hoạt

động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân chủ và mở rộng nền dân chủ ở nước ta

+ Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sởnhư hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường

+ Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủcủa mình

2.Nguyên tắc nhà nước CHXHCN VN chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN.

-Đảng lãnh đạo nhà nước trước hết thông qua việc xây dựng và hoàn chỉnh cương lĩnh, chiến lược, định ra các chủ trương, chính sách cho hoạtđộng của nhà nước và toàn xã hội

-Văn kiện Đại hội cũng nêu rõ: “Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo

Trang 3

của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội”.

-Ðảng lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Ðảng Từ đó, khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo

-Ðảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân Sự lãnh đạo của Ðảng

là cơ sởbảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội,lôi cuốn nhân dân lao động tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước

-Đường lối, chính sách của Ðảng không được dùng thay cho luật hành chính, Ðảng không nên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước Các nghị quyết của Ðảng không mang tính quyền lực- pháp lý Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng

3.Nguyên tắc tập trung dân chủ

-Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung

-Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất Sự tập trung

đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước

-Bộ máy nhà nước pháp quyền XHCn bao gồm 3 cơ quan :

+ Quốc hội thực hiện quyền lập pháp

+ Chính phủ thực hiện quyền hành pháp

+ Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp

Hoạt động của các cơ quan này theo nguyên tắc tập trung dân chủ Nhưng

ở mỗi cơ quan nguyên tắc này được thể hiện khác nhau

-Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật một cách kịp thời và có

hệ thống Các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động trong khuônkhổ pháp luật

-Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước có mối quan hệ biện

Trang 4

chứng,thực hiện tốt các nguyên tắc trên nhằm đảm bảo cho nhà nước ta là

“nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân và vì dân”

Câu 3: Tại sao nói nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị XHCN?

Nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị:

+ Nhà nước là tổ chức công quyền, là chủ thể của quyền lực chính trị Nhà nước quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,chính trị, xã hội và có những phương tiện và công cụ để duy trì trật tự xã hội ổn định.+ Nhà nước là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội

+ Nhà nước sử dụng pháp luật và thông qua pháp luật để quản lý xã hội, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước

+ Nhà nước là tổ chức chính trị mang chủ quyền quốc gia; là tổ chức duy nhất được coi là chủ thể của công pháp quốc tế

+ Nhà nước là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội, thông qua đó nhà nước điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế

+ Kể cả sự lãnh đạo của Đảng cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật

Hành chính phụ thuộc vào chính trị và phục vụ nhiệm vụ chính trị Nhiệm

vụ chính trị là nhiệm vụ định hướng cho sự phát triển XH, đưa ra đường lối, chính sách Chính trị biểu hiện ý chí nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền nhiệm vụ hành chính là tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị

2.Tính pháp luật:

Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước mang tính cưỡng chế, yêu cầu mọi tổ chức XH, cơ quan nhà nước và công dân phải tuân thủ các mệnh lệnh hành chính; thực thi theo pháp luật; đảm bảo

và giữ vững kỷ cương, trật tự XH

3.Tính thường xuyên, ổn định và thích nghi;

Nền hành chính nhà nước lấy phục vụ công vụ và công dân là công việc hằng ngày cho nên quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên tục để thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của nhân dân, của xã hội; và phải ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị xã hội nào

Nhà nước là một sản phẩm XH, đời sống xã hội biến chuyển không ngừng Do đó, nền hành chính nhà nước cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế xã hội trong từng thời kỳ, phải phù hợp với xu thế chung của

Trang 5

thời đại.

4.Tính chuyên môn hóa và nghiệp vụ cao

Quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao vì đây là nghiệp vụ của một nhà nước và một nền hành chính khoa học, văn minh, hiện đại Quản lý hành chính nhà nước được coi là một nghề tổng hợp, phức tạp, sáng tạo

Với các công chức nhà nước không chỉ có chuyên môn sâu mà phải có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực.tính chuyên môn hóa nghề ngiệp ở trình độ cao là sơ sở để đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạch định chính sách và chương trình dài hạn

5.Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

Hành chính nhà nước là hệ thống thông suốt từ trung ương tới địa

phương Mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi công chức đều có thẩm quyền riêng Tính thứ bậc chặt chẽ đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa

phương phải phục tùng trung ương Bên chạnh tính thứ bậc chặt chẽ, mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải sát dân, sát cơ sở, phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt

6.Tính không vụ lợi

Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, lợi ích của công dân, không theo đuổi mục đích lợi nhuận các cơ quan, công chức phải thể hiện tính công tâm, trong sạch, liêm khiết theo lời Bác dạy “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

7.Tính nhân đạo

Bản chất nhà nước là của dân, do dân, vì dân Những thể chế, quy tắc, thủtục hành chính phải xuất phát từ lợi ích của dân, từ tấm long thực sự thương dân Các cơ quan hành chính và công chức không được quan lieu,độc đoán, cửa quyền, gây phiền hà cho dân, không đòi hối lộ, không thamnhũng

Ngoài ra còn có tính dân chủ (hoạt dộng quản lý nhà nước làm sao để nhân dân được làm chủ thực sự, tức làm sao để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra), tính khoa học, tính bao quát ngành và lĩnh vực

Câu 5: Giải thích một trong các nguyên tắc hoạt động của nền hành chính VN?

Nền hành chính nước CHXHCN VN có các nguyên tắc sau:

-Dựa vào dân, do dân và vì dân

-Quản lý theo pháp luật

-Tập trung dân chủ

-Kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một thủ trưởng

-Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ

-Phân biệt quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh

-Phân biệt quản lý điều hành với quản lý tài phán

-Nguyên tắc công khai, minh bạch

Trang 6

Câu 6: Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện như thế nào trong các hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính?

Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung

Tập trung dân chủ là : nhà nước phải giữ quyền thống nhất quản lý nhữngvấn đề cơ bản ở cấp trung ương, đồng thời phải giao quyền hạn và trách nhiệm giải quyết cho các địa phương, các ngành, tức là thực hiện phân cấp quản lý cho các cấp, các ngành

Trên phương diện quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện cụ thể như sau:

- Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Ðể thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó luôn

có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

- Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên

cơ sở quy định của pháp luật Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ýkiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước

-Sự phân cấp quản lý: Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình

- Sự hướng về cơ sở: là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội trực thuộc

- Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, một mặt phụ thuộc vào

cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ là yếu tố đảm bảo hiệu lực quản

lý hành chính nhà nước ta trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo của các cơ quan trung ương cũng như địa phương

Câu 7: Trình bày những nội dung và quy trình chủ yếu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước việt nam?

Nội dung:

-Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội

-Quản lý hành chính nhà nước về an ninh, quốc phòng

-Quản lý hành chính nhà nước về ngoại giao

Trang 7

-Quản lý hành chính nhà nước về ngân hàng, tài chính, ngân sách nhà nước, kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản công, thị trường chứng khoán.-Quản lý hành chính nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

-Quản lý hành chính nhà nước về các nguồn nhân lực

-Quản lý hành chính nhà nước về công tác tổ chức bộ máy hành chính nhà nước về quy chế, chế độ, chính sách về cộng vụ, công chức nhà nước.-Quản lý hành chính nhà nước và phát triển công nghệ tin học trong hoạt động quản lý hành chính

Quy trình: Bao gồm 7 giai đoạn:

1.Lập kế hoạch: giai đoạn này bao gồm các công việc như xác định đối tượng, mục tiêu, phương pháp, phương tiện thực hiện, thời gian dự kiến

để hoàn thành công việc

2.Tổ chức bộ máy hành chính: xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có hiệu lực và hoạt động hiệu quả, xác định quan hệ chỉ đạo và hợp tác phối hợp liên ngành, quản lý chặt chẽ sự hoạt động của bộ máy

3.Bố trí nhân sự: sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức chịu trách nhiệm từngcộng việc cụ thể Xây dựng hệ thống đánh giá cán bộ để cất nhắc khen thưởng hoặc kỷ luật

4.Ra quyết định hành chính:từ việc phân tích và tổng hợp thông tin đề xuất các phương án khác nhau và lựa chọn phương án tốt nhất Thẩm định lại phương án và ban hành văn bản hành chính

5.Điều hòa, phối hợp: phân công nhiệm vụ của các đơn vị theo một cơ chế điều hòa phối hợp có hiệu quả Trên cơ sở đó, thực hiện chỉ đạo dọc, phối hợp ngang Làm sao cho hoạt động hành chính có thể thực hiện được

6.Lập ngân sách: xây dựng và ra quyết định về ngân sách nhà nước từ cácnguồn ngân sách khác nhau: ngân sách nhà nước, vốn từ dân, vốn đầu tư nước ngoài

7.Kiểm tra, tổng kết, đánh giá: kiểm tra định kỳ để chỉ đạo kịp thời Tổng kết thực tiễn để đánh giá hiệu quả thực hiện Từ đó, rút ra bài học cho những văn bản hành chính sau

Câu 8: Ý nghĩa của nội dung quản lý nhà nước về các nguồn nhân lực? Ngành GD-ĐT phải làm gì để thực hiện nội dung này?

Công nghiệp sản xuất hiện đại luôn đòi hỏi đội ngũ lao động phát huy cao

độ trí tuệ và óc sáng tạo Điều đó phụ thuộc rất lớn vào cách thức và hình thức quản lý nguồn nhân lực một cách có hiệu quả Tổ chức lao động không tốt trước hết không phát huy được trí tuệ của con người đã được đào tạo và thiếu sáng tạo

Nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có trí tuệ ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển sản xuất xã hội Tuy nhiên lực lượng lao động có trí tuệ có được đưa vào phát triển kinh tế xã hội hay không lại phụ thuộc rất lớn vào tổ chức quản lý Thực tiễn nhiều quốc gia cho thấy

Trang 8

hiện tượng chảy máu chất xám, sự lệch lạc trong phân công lao động xã hội gây ra những tổn thất đáng kể các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ.

Những tri thức và công nghệ chính là sản phẩm sáng tạo của con người hay nói cách khác chính là sản phẩm của nguồn nhân lực qua quá trình lao động, Con ngừơi chính là chủ thể của quá trình CNH-HĐH, việc thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH có thành công hay không là do chính sách sữ dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hay không, có làm phát huy mọi tiềm năng của con người để sáng tạo và cống hiến cho đất nước hay không Tính tích cực và hoạt động sáng tạo của con người lao động một yếu tố

cơ bản của tăng năng suất lao động và là yếu tố không thể thiếu được của

sự phát triển hiện đại, chỉ có được bởi việc quản lý và sử dụng con người một cách khoa học, dân chủ, nhân văn

Nước ta có lực lượng lao động hùng hậu và rất trẻ Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để quyết định mọi sự phát triển của đất nước Nếu quản lý tốt nguồn nhân lực tạo điều kiện cho chúng ta chủ động được nguồn lực , không phải phụ thuộc vào nước ngoài, nó gíup chochúng ta phát triển toàn diện mọi mặt kinh tế xã hội

GD-ĐT phải đi đầu trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực đó của xã hội, bằng các giải pháp sau:

-Xây dựng chiến lược kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo nhân lực một cách đồng bộ, gắn đào tạo với sử dụng, khắc phục dần tình trạng mất cân đối hiện nay về đào tạo Đại học, Trung học chuyên nghiệp

-Tiến hành xã hội hoá giáo dục nhanh hơn nữa trong thời gian tới, khuyếnkhích các thành phần tham gia vào sự nghiệp giáo dục của Nhà nước, dưới sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, nguồn nhân lực có thể đào tạo

từ những hướng khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá

-Cần phải đầu tư xây dựng một số trường hoặc trung tâm đào tạo với qui

mô lớn, hiện đại đủ sức đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ theo chuẩn của các nước trong khu vực

-Mở rộng các trường lớp dạy nghề, các trường cao đẳng, ĐH để đào tạo công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi Nhanh chóng xây dựng đội ngũ trí thức đồng bộ về các lĩnh vực khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế, qlý Xã hội…Đáp ứng sự nghiệp tiếp tục đổi mới đưa đất nước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa

-Hoàn thiện và triển khai việc cải cách các chương trình giáo dục đào tạo

Câu 9: Tại sao trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung: quản

lý hành chính nhà nước và phát triển công nghệ tin học trong hoạt động quản lý hành chính?

Trong vài năm gần đây, ứng dụng và phát triển CNTT đã có bước phát triển mạnh mẻ, rộng khắp ở mọi ngành, mọi lĩnh vực từ trung ương đến

Trang 9

các tỉnh, thành phố và nhiều địa phương trong cả nước Thực tế cho thấy, việc khai thác sử dụng thiết bị CNTT, ứng dụng tin học vào thực tiễn đã đem lại hiệu quả rỏ rệt, cả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản

lý kinh tế xã hội việc phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực sau:-Nền tảng của tất cả các lĩnh vực đều dựa trên CNTT

-Chính phủ ứng dụng CNTT và truyền thông để đổi mới tổ chức, đổi mới quy trình, tạo ra một phương thức làm việc mới Mở ra những kênh tươngtác mới giữa chính phủ và công dân, tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp quản lý

-CNTT cho phép nhiều dữ liệu hơn được chia sẻ giữa các hệ thống thông tin khác nhau, qua đó làm giảm lượng thời gian thu thập dữ liệu

-Cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các

tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dânchủ và than gia quản lý nhà nước, tăng cường tính dân chủ trong xã hội…-Giải quyết và nâng cao hiệu lực của các công việc hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, nhân sự; giảm tham nhũng, tiêu cực, góp phần đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính tạo dựng và giữ gìn niềm tin của nhân dân với chính quyền

-Khả năng quản lý nhà nước tốt hơn CNTT Tạo thêm những phương tiện

để thu thập ý kiến phản hồi của công chúng tới các cấp ban hành chính sách và quản lý.từ đó, các cấp quản lý nhanh chóng chủng sửa lại những chính sách của mình có phù hợp và hiệu quả

-Tất cả các nền hành chính trên thế giới đều dưới dạng chính phủ điện tử ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính thể hiện sự chuyên nghiệp cao hơn

Câu 10: cho một ví dụ thực tiễn nói lên yếu kém trong quản lý hành chính, phân tích nguyên nhân và đề nghị giải pháp? (cái này tự phân tích, trong bài thảo luận nhóm trên lớp của cô Hoa)

Trình bày về quan điểm chỉ đạo thứ 4: Giáo dục là sự nghiệp của

đảng, nhà nước và của toàn dân.

GD-ĐT không chỉ là công việc của nhà trường mà là công việc chung củatoàn XH Từng người dân, từng gia đình, từng tổ chức cùng xây dựng cộng đồng trách nhiệm đối với sự phát triển GD-ĐT và phối hợp tạo dựngmôi trường giáo dục lành mạnh Ngành GD-ĐT phối hợp với các phương tiện truyền thông chuyển tải các chương trình giáo dục và phổ biến kiến

Trang 10

thức đến cho mọi người

Xây dựng một xã hội học tập tức là tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, được học thường xuyên, học suốt đời Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: có chính sách hỗ trợ những người

nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật có điều kiện học tập; giảm sự cách biệt giữa các tầng lớp dân cư, vùng miền

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD, đảm bảo chất lượng và định hướng cho sự phát triển; thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động

và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục về cơ sở vật chất, về nhân lực

Mọi người tham gia vào sự nghiệp giáo dục bằng cách tự mình xây dựng

ý thức học tập nêu gương học tập phải trở thành truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương và toàn dân tộc

Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;

Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực

và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài ); phát huy và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực này

Một trong những mục tiêu của giáo dục cho đến năm 2020 là xây dựng nền giáo dục tạo cơ hội học tập cho người dân để có thể hòa nhập với nềngiáo dục thế giới, làm cơ sở đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững

Câu 2: Để thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân” cần có giải pháp cụ thể gì?

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD Vì vậy, nhà nước có trách nhiệm xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển GD-ĐT, cóchính sách phát huy hiệu quả đầu tư của nhà nước, huy động sự đóng gópcủa toàn xã hội và phát huy tiềm lực sẵn có của ngành GD-ĐT

Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục về tài chính, về cơ sở vật chất, về nhân lực; Thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục

Cần có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong sự

nghiệp “trồng người”, không chỉ chú trọng đến giáo dục tri thức mà còn

là giáo dục về đạo đức để có thể xây dựng một xã hội học tập, thực hiện

xã hội hóa giáo dục

Lập ra các quỹ ngân sách như quỹ bảo trợ học đường, quỹ học bổng, quỹ khuyến học để hỗ trợ cho nhưng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật có điều kiện học tập

Mỗi gia đình cần quan tâm đến việc học tập của con em mình Gia đình là

Trang 11

nơi có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ

Vì vậy,các bậc cha mẹ phải là tấm gương về đạo đức, về cách sống, cách đối nhân xử thế cho con cháu noi theo

Thực hiện nêu gương học tập trong gia đình, trong nhà trường hay các tổ chức đoàn thể để khích lệ tinh thần học tập

Một giải pháp có vai trò quan trọng là phải xây dựng được ý thức học tập cho mọi người Mỗi cá nhân cần nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, có ý thức không ngừng học tập và rèn luyện Ngành GD-ĐT kết hợp với các phương tiện truyền thông xây dựng, chuyển tải các chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức đến cho mọi người

Nhà nước khuyến khích bằng chính sách tài chính đối với các cá nhân và

tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như giao đất làm trường, không thu tiền sử dụng đất, miễn đóng thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế suất, ưu đãi tín dụng Nhà nước cho người đi học được vay tiền trong thờigian đi học…

Người làm việc trong các cơ sở ngoài công lập, người có công với giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau cũng được nhà nước xét tặng các huân huy chương và danh hiệu các loại, được hưởng tiền thưởng từ ngân sách nhà nước

Câu 3: Trình bày và giải thích các mục tiêu pháp triển giáo dục đến năm 2010?

1.Mục tiêu chung

Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới phấn đấu đưa đưa nền giáo dục nước tathoát khỏi tình trạng lạc hậu trên một số lĩnh vực

Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu

về số lượng và chất lượng đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục

2.Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục

Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó từ cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyên nghiệp 8%, công nhân

kỹ thuật 26% Thực hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước Cụ thể:

- Giáo dục mầm non: đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 15% năm 2005 và 18% năm 2010 Đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 50% năm 2000 lên 58% vào năm 2005 và 67% vào năm 2010; riêng trẻ em 5 tuổi tăng tỷ lệ huy động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010 Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w