1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phong cách lãnh đạo

23 1,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 199 KB

Nội dung

người lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi

to lớn mang tính toàn cầu Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX,loài người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thôngtin, cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổitrong quan niệm về mối quan hệ người – người trong các quan hệ xã hội,vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ hết Ngày nay sẽ không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biếtngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán sản phẩm do doanh nghiệp mình làm

ra sẵn mà phớt lờ đi nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng Và cũngkhông còn những nhà lãnh đạo nào chỉ biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờđợi cấp dưới tuân thủ Như vậy, trong bối cảnh mới của sự phát triển toàncầu, trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đã đặt ra yêu cầu cơ bản đốivới việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo và tư duy mới trong côngtác lãnh đạo – quản lý Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương laiphải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổchức mà họ quản lý Họ sẽ phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên conngười (tức năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình ) xung quanh họ Để đạt đượcnhư vậy thì người lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong tay mình mộtthứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo Phong cách lãnhđạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được cácnhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cánhân và tập thể trong tổ chức Chính vì lẽ đó “phong cách lãnh đạo” là đềtài mà em chọn

Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiêu luận còn nhiều thiếu sót Mong côgóp ý bổ sung

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng

Trong bối cảnh hiện nay, những nhà lãnh đạo cần có những phong cáchcho riêng mình Vậy nghiên cứu về phong cách lãnh đạo để tìm ra quy luậtchung, tìm ra những yểu tố tác động và xây dựng phong cách lãnh đạo mới

2 Các phương pháp nghiên cứu

Trang 3

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Hoạt động quản lý là hoạt động quan trọng của hoạt động xã hội Mỗicán bộ quản lý trong quá trình tác động đến đối tượng của mình đều cócách thức hay biện pháp, lề lối ứng xử, xử lý một tình huống nhất điịnh nào

đó Sự định hướng về mục tiêu, lề lối ứng xử, cách thức ra quyết định đượclặp đi lặp lại nhiều lần trở nên ổn định sẽ tạo nên một kiểu hoạt động hayphong cách lãnh đạo, quản lý

Phong cách lãnh đạo là do hai cụm từ phong cách và lãnh đạo tạo nên, đểhiểu hơn, ta tìm hiểu về các khái niệm cụ thể

Chỉnh chu trang phục vài phút trước gương trước khi ra khỏi nhà, tới

sở làm, hội họp, gặp bạn bè sẽ tạo cho bạn một sự tự tin vô cùng lớn Đócũng chính là phong cách ăn mặc hay còn gọi là phong cách thời trang Trong tiếng Việt khái niệm phong cách được hiểu theo một số nghĩa sau:

- Những lối, những cung cách sinh hoạt,làm việc, hoạt động và ứng xử tạo nêncái riêng của mỗi người, một loại ngườinào đó

- Những đực điểm có tính chất hệ thống

về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiệntrong sáng tác của một nghệ sỹ hay trongcác sấng tác nói chung của cùng một thể

Trang 4

- Dạng nông ngữ trong những hoàn cảnh

xã hội điển hình nào đó khác với nhữngdạng về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp,ngữ âm

Nói tóm lại, phong cách là tính phổ quát, ổn định về cách thức để thựchiện một hoạt động nào đó của một cá nhân hay một nhóm người có cùngtính chất hoạt động Mỗi cá nhân khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nàođều theo một phong cách nhất định Mỗi một tình huống khác nhau, conngười thường đi theo một hướng ứng xử nhất định mà bản thân người đó

đã định hướng rõ ràng để thực hiện những mục tiêu và dần trở thành mộtlối sống cho riêng mình, tạo ra phong cách riêng

b Lãnh đạo là gì?

Khái niệm lãnh đạo là thuật ngữ dùng khi đối tượng quản lý là conngười Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý là con người thì quátrình này có thể gọi là quá trình quản lý xã hội hay còn gọi là lãnh đạo Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất,nguyên tắc hoạt động của một hệ thống và tổ chức động viên thực hiệnchúng trong những điều kiện, môi trường nhất định

Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm các yếu tố: người lãnh đạo, người

bị lãnh đạo, mục đích, các nguồn lực (ngoài con người) và môi trường(hoàn cảnh)

Người lãnh đạo (hoặc tập thể lãnh đạo) là chủ thể quản lý, giữ vị trí vạch

ra đường lối, mục đích của hệ thống, khống chế và chi phối hệ thống

Người bị lãnh đạo là cá nhân, tập thể có nhiệm vụ phục tùng và thực hiệncác mục tiêu, nguyên tắc tổ chức mà người lãnh đạo đề ra

Mục đích của hệ thống là những mục tiêu dài hạn mang tính định hướnglâu dài mà hệ thống phải phấn đấu đạt tới trong tương lai xa

Lãnh đạo là một quá trình nó diễn biến tùy thuộc vào mối quan hệ vàcách xử lý các yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích, môitrường, các nguồn lực Đó là quá trình người lãnh đạo thông qua quyền lực

và ảnh hưởng của mình để tạo ra bộ máy và tiến hành các hoạt động quảnlý

Trang 5

Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền một cách tựnguyện.

Vậy, hoạt động lãnh đạo là một hoạt động quan trọng trong xã hội Mỗingười lãnh đạo đều có một cách thức làm việc riêng tạo nên một phongcách lãnh đạo

c Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bạicủa người lãnh đạo, quản lý Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên củamọi người đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo.Phương pháp, cách thức làm việc của người lãnh đạo có thể làm cho mọingười tham gia hoạt động chung, bởi vì họ xác định được mục đích chung.Phương pháp, cách thức làm việc đó làm cho mọi người đoàn kết, khuyếnkhích họ nâng cao bồi dưỡng chuyên môn Chính vì phong cách lãnh đạo

có ý nghĩa quan trọng như vậy, do đó có nhiều công trình nghiên cứu về nó

để tìm ra đặc trưng, biểu hiện, cũng như lựa chọn một phong cách lãnh đạothích hợp cho mình

Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo:

Theo một số tác giả người Nga, phong cách làm việc của người lãnhđạo, quản lý là tổng thể các phương pháp đặc trưng và ổn định nhất nhằmgiải quyết những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện chức nănglãnh đạo Có thể nói phong cách lãnh đạo là một hệ thống nhất định gồmnhững phương pháp lãnh đạo thường xuyên được áp dụng

Theo A.I.Panov nêu: phong cách là hệ thống những biện pháp màngười ta thường dùng trong hoạt động thường ngày Những phẩm chất cácnhân cần có của những người lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến phong cách làmviệc của người lãnh đạo Nói đến phong cách lãnh đạo là bao hàm cảnguyên tắc và phương pháp lãnh đạo

Tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thốnghành vi cá nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng nhữngquyền hạn, quyền lực, tri thức và trách nhiệm được giao

Phong cách lãnh đạo là một khái niệm thường gặp, còn hay gọi là kiểulãnh đạo hay lối làm việc của người lãnh đạo Có quan niệm rằng phong

Trang 6

cách lãnh đạo được giải thích như là một hệ thống các mục đích, cácphương pháp mà người lãnh đạo sử dụng trong công tác quản lý.

Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, phong cách lãnh đạo

đã được bàn nhiều trong các công trình khoa học và thường khái niệmphong cách lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau:

- Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo; nó gắnliền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người

- Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnhđạo, quản lý mà còn thể hiện, tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển,tác động người khác của người lãnh đạo

- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo

- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt độngquản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách củahọ

- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện

và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính x môitrường

Nhìn chung những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiềumặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo Tuy nhiên phầnlớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủthể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểuhoạt động Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vàoyếu tố môi trường xã hội trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, củanền văn hoá Như vậy chúng ta có thể định nghĩa phong cách lãnh đạonhư sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạođược hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biệnchứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý

2 Dấu hiệu của phong cách lãnh đạo

Nói đến phong cách là nói đến hệ thống các dấu hiệu hoạt động đặctrưng của một con người cụ thể, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách

cá nhân của chính người đó

Trang 7

Phong cách lãnh đạo gồm các dấu hiệu cơ bản sau:

- Hệ thống phương pháp thủ thuật phảnánh hành động tương đối ổn định, bềnvững của cá nhân

- Hệ thống những phương pháp, thủ thuậtquy định những đặc điểm khác biệt giữacác cá nhân

- Hệ thống phương tiện có hiệu quả giúp

cá nhân thích nghi với môi trường xãhội Điều này nói lên sự linh hoạt, cơđộng, mềm dẻo của các phương pháp thủthuật, ứng xử của người lãnh đạo

3 Phân loại phong cách lãnh đạo

Trên thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiềucách phân loại khác nhau Mục đích của việc phân loại là tìm ra nhữngphương thức, những phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới

để viết ra những quy luật phát triển về khoa học quản lý, đồng thời nêu ranhững tấm gương tiêu biểu cho nhân loại

Cách phân loại thông thường do K Lewin đề xướng Ông phân phongcách lãnh đạo ra ba loại: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ, phongcách cách tự do

a Phong cách độc đoán, gia trưởng

Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ và thông tin, tập trungquyền lực trong tay Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tốithiểu, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ Các quyết định, mệnh lệnh được đề

ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâmngười dưới quyền Người dưới quyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnhmột cách tập trung, chính xác, người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt cáchành vi của người dưới quyền

Ưu điểm của phong cách này là cho phép giải quyết công việc nhanhchóng trên cơ sở kinh nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo, không

có sự tham gia của tập thể

Trang 8

Hạn chế: Do không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc,quyết định nên phong cách này không tập trung được sự sáng tạo, kinhnghiệm của người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, không kíchthích được mọi người trong tổ chức làm việc.

Nguyên nhân dẫn đến các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này có thểxuất phát từ sự tự tin, tự chủ nhưng cũng có thể do tính cứng nhắc, maymóc trong cá tính người lãnh đạo

Thường thì khi tập thể mới hình thành, chưa có sự thống nhất trong tậpthể về quan điểm chung, có hiện tượng bè phái trong tập thể…thì nhà lãnhđạo cần phải sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, gia trưởng Nhưng khitập thể đã trưởng thành, các nguyên tắc, qui tắc trong tập thể đã được côngnhận thì phong cách lãnh đạo độc đoán, biểu hiện ở chỗ các quyết định dongười lãnh đạo đưa ra không thể thực hiện được

Bên cạnh đó không hiểm người lãnh đạo buộc phải chọn phong cách độcdoán do trình độ, năng lực quản lý thấp Trình độ phát triển các mối quan

hệ trong tập thể đóng vai trò quan trọng khi lựa chọn phong cách lãnh đạo.Nếu trong tập thể thiếu chuyên môn và mục tiêu rõ ràng thì các mối quan

hệ qua lại trong quản lý tất yểu phải là độc đoán

b Phong cách lãnh đạo dân chủ

Người lãnh đạo thu hút đông đảo lao động tham gia vào việc thảoluận và lựa chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụcủa tập thể Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có

sự tham gia của tập thể Người lãnh đạo dân chủ luôn lắng nghe ý kiến phêbình góp ý của mọi người để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hành

vi của mình

Ưu điểm của phong cách này là khai thác được những kiến thức, kinhnghiệm của những người dưới quyền, người dưới quyền cảm thấy thoảimái, được tham gia vào việc ra quyết định và có tính sáng tạo cao, cho bầukhông khí của tổ chức tốt,có môi trường tích cực nên hiệu quả công việccao

Hạn chế: Quá trình dân chủ gây tốn kém thời gian Trong rất nhiềutrường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định trong khithời gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài Ví dụ rất cụ thể như

Trang 9

trong các cuộc họp của các cơ quan hành chính nhà nước ta hiện nay, có rấtnhiều cuộc họp kéo dài vừa tốn thời gian và kinh phí, hay như các dự án vềviệc giảm ùn tắc giao thông Hà Nội, quyết định đi rồi quyết định lại mà vẫnchưa đạt hiệu quả.

c Phong cách lãnh đạo tự do

Người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết quyềnhạn và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được phép tự do hànhđộng theo điều họ nghĩ, ttheo cách thức à họ cho là tốt nhất Mọi công việccủa tập thể đều đem ra tự do bàn bạc trong ban lãnh đạo biểu quyết để tránhkhuyết điểm cá nhân

Ưu điểm của phong cách này là phát huy tối đa năng lực của người dướiquyền, bầu không khí tổ chức thoải mái

Nhưng hạn chế là dễ dẫn đến hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức dothiếu vắng các chỉ dẫn của người lãnh đạo nên năng suất, hiệu quả côngviệc thường thấp

Như vậy, mỗi loại phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn

đề đặt ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, lựa chọnphong cách lãnh đạo cho phù hợp

Ngoài cách phân loại truyền thống như đã nêu, trên thế giới cũng đưa ranhững luận điểm khác nhau trong cách phân loại như:

Rensis Likert, một nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các kiểu mẫu

và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo – quản lý trong 3 thập kỷ(1930 – 1960) Likert đã đưa ra ý tưởng và những cách tiếp cận mới TheoLiker có bốn kiểu phong cách cách lãnh đạo quản lý Thứ nhất: phong cách quản lý “quyết đoán - áp chế”

Các nhà quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới, thúcđẩy người ra bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếmhoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp

Thứ hai: phong cách lãnh đạo quyết đoán – nhân từ:

Trang 10

Các nhà quản lý loại này có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới Thúcđẩy người cấp dưới bằng khen thưởng và một ít bằng một ít đe doạ và trừngphạt cho phép có ít nhiều thông tin lên trên, tiếp thu một số tư tưởng phíadưới và giao quyền ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chínhsách.

Thứ ba: phong cách quản lý tham vấn:

Các nhà quản lý có sự tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vàocấp dưới, dùng các phần thưởng để thúc đẩy, các luồng thông tin từ trênxuống hoặc từ dưới lên trong quá trình điều hành và hoạch định các chínhsách chiến lược, các nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tham vấn thườngxuyên tham khảo các ý kiến khác nhau từ phía cấp dưới Thứ tư: phong cách quản lý “tham gia – theo nhóm”

Các nhà quản lý có phong cách này là người có lòng tin và sự hy vọng hoàntoàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề, luôn thu nhận các tư tưởng và ý kiến củacấp dưới và sử dụng chúng một cách xây dựng Các nhà quản lý loại nàythường sử dụng các phần thưởng về mặt kinh tế để khuyến khích cấp dướikhi đạt được các mục tiêu mà họ đề ra Họ thường xuyên khuyến khích cấpdưới trong việc đề ra những quyết định trong những tình huống khó khănkhi không có mặt của họ và coi cấp dưới như một nhóm với mình

Trong 4 kiểu phong cách nói trên qua những kết quả nghiên cứu đã chỉ rarằng các nhà quản lý có áp dụng phong cách quản lý theo kiểu “tham gia –theo nhóm” vào các hoạt động quản lý của mình đã thu được thành cônglớn nhất với tư cách là một người lãnh đạo

Một tác giả khác F.E.Fiedler (Nhà tâm lý học Mỹ) có một cách tiếp

cận khác khi nghiên cứu về phong cách lãnh đạo Theo F.E.Fiedler khi việctrở thành các nhà lãnh đạo không chỉ vì các thuộc tính nhân cách của họ màcòn là vì các yếu tố tình huống khác và sự tác động tương hỗ giữa nhữngngười lãnh đạo và tình huống Theo ông có hai phong cách lãnh đạo chính:Thứ nhất: hướng vào nhiệm vụ, người lãnh đạo sẽ thoả mãn khi nhìn thấynhiệm vụ được thực hiện Thứ hai: hướng vào việc đạt được những mốiquan hệ tốt giữa các cá nhân nhằm thu được một địa vị cá nhân nổi bật

Trang 11

Ngoài ra, trên thế giới còn có phong cách lãnh đao 3 – Ds bao gồm:

lãnh đạo trực tiếp; lãnh đạo dựa trên nền tảng của sự trao đổi, thảo luận vàlãnh đạo ủy thác Ba phong cách này theo tiếng Anh đều bắt đầu bằng chữcái D (Directing; Discussing; Delegating) nên gọi là phong cách lãnh đạo3- Ds

Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhấtđịnh, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạtmệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sựghi nhận kết quả

Các luận điểm thường gặp khác về phân loại phong cách lãnh đạo:

- Hệ thống lưới quản trị: Nghiên cứu củaBlake và Mouton về sự cân đối nhiệm

vụ của từng người

- Sáu phong cách lãnh đạo cảm xúc: từ

"Ngài Trí thông minh của Cảm xúc"Daniel Goleman và các bạn

Theo giáo trình tâm lý học quản lý (Học viện Hành chính) còn có cách

phân loại phong cách theo Dominique Chalvin: dựa vào hai chỉ tiêu là cam

kết và hợp tác, có thể chia thành 5 cặp phong cách lãnh đạo có hiệu quả không hiệu quả:

Phong cách của người tổ -phong cách người quan liêu (G’)

chức(G) Phong cách người tham gia (P)chức(G) phongcách người có đầu óc gia trưởng và mỵdân(P’)

- Phong cách người mạnh dạn(T)- phongcách người chuyên chế sính kỹ thuật(T’)

- Phong cách người cực đại chủ phong cách người không tưởng, sínhhiện đại(M’)

nghĩa(M) Phong cách người thực tế(R)nghĩa(M) phongcách người cơ hội(R’)

Tóm lại, mỗi loại phong cách đều có mặt tốt, mặt hạn chế Điều quantrọng là đứng trước một điều kiện, một tình huống chọn một phong cách

Ngày đăng: 11/04/2013, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w