Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
525,73 KB
File đính kèm
Tiểu-luận-ĐLCMCĐCSVN.rar
(42 KB)
Nội dung
MỤC LỤC NỘI DUNG 1 1. Khái niệm Tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. 1 1.1. Tính thống nhất là gì? 1 1.2. Tính đa dạng là gì? 1 2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc. 1 2.1. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất 1 2.2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng dân tộc 8 3. Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam hiện nay. 11 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hội nghị lần thứ 5 khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ ra nghị quyết về xây dựng và phát triển một nền văn hóa có đặc điểm: tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, pháp luật thì văn hóa là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước, được coi là bước đi đầu trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế. Vốn dĩ, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác người ta thường nhắc tới văn hóa. Bởi những giá trị truyền thống được chắt lọc lâu đời đã tạo cho Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Hay nói cách khác, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều mặt, từ cơ sở nền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Và đây cũng chính là lí do nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là để hiểu rõ được sự đa dạng và phong phú văn hóa Việt Nam, các sắc thái và các giá trị văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, của các vùng, các địa phương trong nước. Nghiên cứu sự thống nhất văn hóa Việt Nam trải qua các thời kì lịch sử, hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hiểu rõ Các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa, sáng tạo văn hóa, tác phẩm văn hóa phải thể hiện được rõ nét và sâu sắc các giá trị tinh thần của dân tộc. Đồng thời, có thêm sự hiểu biết tình hình văn hóa Việt Nam hiện nay có xu hướng hợp tác, giao lưu văn hóa nước ngoài được mở rộng. 3. Những nội dung chính Với đề tài trên nhóm xin trình bày những nội dung cơ bản như sau: Tính thống nhất là gì? Tính đa dạng là gì? Tính thống nhất của văn hóa Việt Nam, Tính đa dạng của văn hóa Việt Nam và Tính thống nhất và đa dạng văn hóa Việt Nam hiện nay. Trang 1 NỘI DUNG 1. Khái niệm Tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. 1.1. Tính thống nhất là gì? Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam là tính nhất trí với nhau, hòa quyện bình đẳng, không mâu thuẫn với nhau, hợp lại thành một khối, cơ cấu tổ chức và có sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung nhất. 1.2. Tính đa dạng là gì? Tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện rất khác nhau giữa các lĩnh vực phong tục tập quán, kinh tế -xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đây là nhân tố để giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc, là điểm để phân biệt vùng này với vùng khác, mỗi vùng có những nét riêng biệt tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài, tạo nên sự đa dạng, phong phú của vùng. 2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc. 2.1. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất Đất nước ta có 54 dân tộc từ cổ chí kim đều xuất phát từ truyền thống con lạc cháu hồng cùng chung tay góp sức tạo nên giá trị văn hóa và bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc. Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 đã nêu rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững, những tinh hoa của những cộng đồng của các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”. Trang 2 Bản sắc dân tộc: “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hóa chung nhất. Không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em. Khẳng định một truyền thống đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em Việt Nam đã gắn bó keo sơn, đoàn kết một lòng, chung một khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc, đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, cống hiến to lớn về sức người, sức của, máu xương cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Cũng trong suốt chặng đường lịch sử đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang ấy, các thế hệ cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam đã không ngừng xây dựng, bồi đắp nên nền văn hóa Việt nam - một nền văn hóa thống nhất, tiên tiến và đậm đà bản sắc Việt Nam, hội tụ và hòa quyện những phẩm chất, tinh hoa văn hóa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Qua đó ta thấy rằng bản sắc văn hóa là tổng hợp các giá trị tinh thần sức mạnh và sáng tạo của dân tộc ta cho giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam giữ vững được tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển được thể hiện: Trang 3 • Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh thần dân tộc ấy, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn hóa, về cách sống và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Mất bản sắc văn hóa dân tộc tức là dân tộc bị đồng hóa chỉ còn lại cái vỏ bề ngoài. • Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân tộc truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộc sống và sự sáng tạo của các thế hệ. Đó là truyền thống được tạo ra và hun đúc trong lịch sự hình thành và phát triển của dân tộc. • Bản sắc văn hóa dân tộc còn biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc Việt Nam, là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc, tiêu biểu là: - Tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Trang 4 Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam. Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý Trang 5 báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". - Ý chí tự lập, tự cường dân tộc. Ý chí tự lập, tự cường dân tộc thể hiện trước hết ở việc khẳng định nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Từ thời cổ đại, người Việt đã thể hiện ý chí tự lập, tự cường dân tộc, thông qua hành động kiên quyết không khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào dù chúng có hùng mạnh và tàn bạo đến đâu đi nữa. Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mặc dù bị đô hộ song chúng ta không để mất đất, mất dân, không chịu khuất phục, không bị đồng hóa. Và, cuối cùng chúng ta đã thắng giặc ngoại xâm, hiên ngang khẳng định quyền sống và nền độc lập dân tộc. - Tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc. Xét từ nguồn gốc, mọi con dân đất Việt dù ở đâu và làm gì đều có chung nguồn cội, đều là con Hồng cháu Lạc được sinh ra từ “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Vì vậy, tiếng gọi “đồng bào” là tiếng gọi thân thiết và linh thiêng, đánh thức cội nguồn nòi giống dân tộc. Đoàn kết bắt nguồn tự cội nguồn (“bọc trăm trứng”) đi đến “đồng bào”, tỏa rộng ra cộng đồng “Nhà - Làng - Nước”, hình thành nên ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết. Đoàn kết từ trong mỗi gia đình dòng họ, lan ra làng - xã và phát triển đến đoàn kết dân tộc. Đó chính là sức mạnh, là điểm tựa tinh thần vững chắc của con người và cả dân tộc Việt Nam trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. - Tình yêu thương con người, lòng nhân ái và khoan dung. Trang 6 Thương người là phẩm chất đạo đức cao đẹp, trở thành giá trị truyền thống của con người và dân tộc Việt Nam. Tình yêu thương con người bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động, chiến đấu của con người Việt Nam từ thời cổ đại, được phát triển qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược với phương châm “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách” đi đến “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chính tình yêu thương con người đó đã được nhân dân ta chắt chiu, giữ gìn, phát triển và trao truyền qua nhiều thế hệ và trở thành lối sống, lẽ sống ở đời. Nhân ái, khoan dung là đức tính tốt đẹp, trở thành một trong giá trị truyền thống tiêu biểu của con người và dân tộc Việt Nam. Nó có nguồn gốc sâu xa trong điều kiện sống, vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đồng thời vừa chắt chiu nuôi dưỡng giống nòi Việt Nam. Còn nguồn gốc trực tiếp của “nhân ái, khoan dung” là tình yêu thương con người – “thương người như thể thương thân”. Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam được thể hiện không chỉ đối với những con người lầm lỗi trong xã hội (“đánh kẻ chạy đi, không ai nỡ đánh người chạy lại”), mà còn đối với cả những kẻ thù xâm lược. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, cha ông chúng ta luôn vì đại nghĩa – “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Khi kết thúc chiến tranh, chúng ta không giết tù binh, mà còn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men và phương tiện để họ về nước. Sau đó, chúng ta thực hiện chủ trương hòa giải “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” để cùng hợp tác và phát triển vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam còn thể hiện sâu sắc trong cuộc sống, sinh hoạt ở mỗi gia đình, dòng họ, mỗi cộng đồng người. Đó là lối sống hòa thuận, đoàn kết, thương yêu “lá lành đùm lá rách”, Trang 7 “tối lửa tắt đèn có nhau” trong “tình làng nghĩa nước”,… Lòng nhân ái, khoan dung được phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu thành những phương châm sống: “Có lý, có tình”, “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,… - Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta. Cần cù, thông minh, sáng tạo là đức tính vốn có ở nhiều dân tộc trên thế giới. Người ta thường nói, “cần cù như người Nga, thông minh như người Đức, thực dụng như người Mỹ và sáng tạo như người Nhật”. Điều đó nói lên tính cách tiêu biểu của mỗi dân tộc trong những điều kiện lịch sử - cụ thể. Trong lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã hội đủ cả ba đức tính “cần cù, thông minh, sáng tạo” với sắc thái riêng, độc đáo. Những đức tính và sắc thái này được hình thành, phát triển trên cơ sở điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và không lặp lại ở bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Từ rất sớm, con người và dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên và thường trực chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (nắng hạn đan xen với bão lụt, “nóng như thiêu như đốt” đan xen với “rét cắt da cắt thịt”) để khai hoang mở cõi; vừa sản xuất với “hai sương một nắng” lại vừa phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm với những đội quân to lớn và tàn bạo; vừa phải “tự lập tự cường” vừa phải thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để tồn tại và phát triển đi lên. Chính thực tiễn khắc nghiệt và phức tạp ấy đã “đào luyện” và “bồi đắp” nên đức tính “cần cù, thông minh, sáng tạo” của dân tộc Việt Nam. - Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống. Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan. Đó chính là tinh thần mang “tính chất triết lý xã hội và nhân sinh, căn cứ trên một nhận thức nhất định về cuộc sống, về lịch sử”. Tinh thần lạc quan đó xuất phát từ quy luật phát triển tất [...]... tính thống nhất, có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền vững với môi trường xã hội-tự nhiên và với quá trình lịch sử dân tộc đó đã tồn tại 2.2 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng dân tộc Nước Việt Nam là một nước đa dạng về sắc tộc- 54 dân tộc, mỗi dân tộc người Việt Nam có một giá trị văn hóa hoàn toàn khác nhau, có những nét riêng tạo nên văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng. .. trị và bản sắc văn hóa riêng Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc Vì vậy, có thể nói nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng các dân tộc 3 Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam hiện nay Trang 11 Người ta nói thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hóa, thế kỷ của xã hội tri thức, của toàn cầu hóa và đưa ra... sắc của dân tộc mình, mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp phải Tóm lại, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc là một bộ phận trong sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước ta Cho nên nó đòi hỏi ý chí Cách mạng kiên định, trình độ trí tuệ và tính tự giác cao Để xây dựng và phát triển nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc cần... Lai -Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru, Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao, Ngoài ra, sự đa dạng văn hóa còn thể hiện ở những khía cạnh khác như: phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục, lễ hội, Tóm lại, văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam đa dạng và phong phú Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người... dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm gần đây, nền văn hóa dân tộc đã đạt được những bước phát triển đáng kể: các giá trị văn hóa của hơn 50 dân tộc được kế thừa và phát triển; giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được mở rộng; một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước được hình thành; nhiều di sản văn hóa được giữ gìn,... không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội văn hóa trên con đường phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Với quyết tâm đó, toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn đấu để tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hóa, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền văn hóa nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta trong lịch sữ và trong thế giới hiện đại... phong phú thêm bản sắc, bản lĩnh văn hóa, thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc đồng thời khẩn trương kiên quyết từ bỏ những nếp nghĩ, nếp sống không còn phù hợp Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu và nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ là lưu truyền qua nhiều thế hệ Có... ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật • Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây... tuyến trong sự biệt lập, mà là đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên những đường đồng quy, những cơ chế văn hóa tộc người đa thành phần Sự đa dạng này được thể hiện trong các khía cạnh dưới đây: - Tín ngưỡng: Trang 8 Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là. .. của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên • Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt