1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc Bru - Vân Kiều (Nghiên cứu trường hợp ở hai xã Hướng Hiệp và Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị)

19 349 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 5,57 MB

Nội dung

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

|iKLƠNG ĐẠI H(

PRUNG M

THONG TIN - THƯ VIEN

PHAN CONG LAO DONG THEO GIGI TRONG CONG DONG | DAN TOC BRU - VAN KIEU

(Nghiên cứu trường hợp ở hai xã Hướng Hiệp và Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị)

Chuyên ngành: Xã hội học Ma sé: 62-31-30-01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Trang 2

MUC LUC Trang phu bia

Lời cam đoan

Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt trong luận án

Danh mục các bảng trong luận án

Danh mục các biểu đồ, bản đồ trong luận án

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

2.1 Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước 2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

4.2 Khách thể nghiên cứu

4.3 Phạm vi nghiên cứu

5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phuong pháp luận

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Các phương pháp nghiên cứu định tính

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Trang 3

7 DONG GOP MOI CUA LUẬN ÁN

8 KHUNG LY THUYET

CHUONG 1: CO SO LY LUAN

1 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Khái niệm giới

1.1.2 Khái niệm phân công lao động xã hội và phân công lao động theo giới

1.1.2.1 Khái niệm phân công lao động xã hội 1.1.2 2 Khái niệm phân công lao động theo giới 1.1.3 Khái niệm vai trò giới

1.1.4 Khái niệm cộng đồng

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI

1.2.1 Quan điểm của xã hội học lao động về phân công lao động và phân công lao động theo giới

1.2.2 Học thuyết Marx về phân công lao động theo giới 1.2.3 Lý thuyết cấu trúc - chức năng

1.2 4 Lý thuyết nữ quyền về phân công lao động theo giới

13 QUAN DIEM CUA DANG CONG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ

MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI

(Nghiên cứu trường hợp ở hai xã Hướng Hiệp và Tà Long, huyện Đakrông,

tỉnh Quảng Trị)

2.1 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BẦN NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA

DÂN TỘC BRU - VÂN KIỂU

2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Bru - Vân Kiều 2.2 PHAN CONG LAO DONG THEO GIGI TRONG CONG DONG DAN TOC

BRU - VAN KIỀU

2.2.1 Phân công lao động theo giới trong sản xuất

2.2.1.1 Phân công lao động theo giới trong sản xuất nông nghiệp

2.2.1.2 Phân công lao động theo giới trong lâm nghiệp

Trang 4

2 2 2 Phân công lao động theo giới trong tái sản xuất

2.2.3 Phân công lao động theo giới trong công việc cộng đồng

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ, VĂN HOÁ

ĐẾN PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI VÀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI BRU-VÂN KIỀU

3.1 TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VÀ VĂN HỐ ĐẾN

PHÂN CƠNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI

3.1.1 Tác động của một số yếu tố kinh tế và văn hố đến phân cơng lao động theo giới trong sản xuất

3.1.2 Tác động của một số yếu tố kinh tế và văn hoá đến phân công lao động theo giới trong tái sản xuất

3.1.3 Tác động của một số yếu tố kinh tế và văn hố đến phân cơng lao động

theo giới trong công việc cộng đồng

3.2 ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI BRU-VÂN KIỀU

3.2.1 Cơ hội tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực và lợi ích của phụ nữ và nam giới 3.2.2 Quyền quyền định của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiéu

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Một số khuyến nghị

CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Trang 5

PHAN MO DAU

1 TINH CAP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Phân công lao động theo giới (PCLĐTG) là loại hình phân công lao động xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người Chúng phản ánh bản chất quan hệ xã

hội giữa phụ nữ và nam giới cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các xã

hội khác nhau Trong những thập kỷ qua, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các nhà làm chính sách Các công trình nghiên cứu

về giới và các tài liệu thống kê kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm qua đã

cho thấy rằng: Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động xã hội

Theo con số thống kê mới đây, phụ nữ nước ta "chiếm 50,6% lực lượng lao động xã

hội" [130, tr 1] "Tỷ lệ nữ tham gia trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm

tới 72,8% trong phụ nữ có việc làm " [116, tr 25] Riêng ở địa bàn nông thôn, phụ

nữ "chiếm 53,3% lực lượng lao động và được đánh giá là làm ra 60% sản phẩm

nông nghiệp" [60, tr 22] Không những thế, "người phụ nữ thực hiện hơn 90% công

việc nội trợ trong gia đình nông thôn" [Š1, tr 214 - 215] Trong khi đó, họ là những người có địa vị xã hội thấp hơn và hưởng lợi ít hơn nam giới Trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ lao động chủ yếu trong các ngành nghề có thu nhập thấp, hoặc không được trả tiền lương (sản xuất nông nghiệp công việc nội trợ, chăm sóc con cái ) Trong lĩnh vực chính trị, họ chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong cán bộ lãnh đạo

Đảng, chính quyền và các đoàn thể Tiếng nói của họ trong tiến trình xây dựng các

chủ trương, chính sách, xây dựng các quyết định thường rất yếu ớt Nhìn tổng quan,

kế cả phạm vi toàn cầu và ở Việt Nam, PCLĐTG đang hàm chứa nhiều vấn đề cần

được giải quyết như: sự đánh giá và nhìn nhận lệch lạc về đóng góp của phụ nữ, thiếu tính khoa học trong sử dụng lao động nam- nữ, bất bình đẳng ngay trong phân

công lao động (PCLĐ) đã làm hạn chế cơ hội phụ nữ có việc làm và có thu nhập cao, ảnh hưởng của hệ tư tưởng phụ quyền trong sử dụng lao động, v.v

Về phương diện đường lối, chính sách, ngay từ sau khi giành được chính

quyền, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam - nữ

Điều này được thể hiện rõ trong hiến pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của

Trang 6

các lĩnh vực khác từng bước được khắc phục Quyền và dia vị của phụ nữ trong gia

đình và xã hội được nâng cao

Bên cạnh những nỗ lực nói trên thì một số chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước ta từ trung ương đến địa phương vẫn còn thiếu sự nhạy cảm giới,

chính sách còn chung chung, khó thực hiện Các chính sách đối với dân tộc thiểu số chưa rõ quan điểm giới, nhiều chủ trương, chính sách không đến với phụ nữ và nam

giới dân tộc thiểu số, hoặc có đến nhưng không được quan tâm thực hiện

Chính vì vậy, tiến hành các nghiên cứu về PCLĐTG và bình đẳng nam - nữ

vẫn tiếp tục được đặt ra một cách nghiêm túc Đây cũng là một cơ hội để nhìn nhận

về vai trò của phụ nữ và nam giới trong đời sống xã hội, những bắt cập của phụ nữ

khi họ là người lao động cũng như tác động của các yếu tố kinh tế - văn hóa đối với

việc cải thiện mô hình PCLĐTG và đảm bảo quyền con người cho phụ nữ ở các

cộng đồng dân tộc thiểu số hiện nay

Chúng tôi chọn vấn đề PCLĐTG của dân tộc Bru-Vân Kiều làm đối tượng

nghiên cứu xuất phát từ các lý do sau đây:

Trước hết, người "Bzu-Vân Kiều là một cw dân bản địa sống lâu đời ở vùng

Trung Đông Dương" [43, tr 8] Đây là một dân tộc thiêu số khá đông người, có

những đặc trưng văn hóa riêng rất đặc sắc ở miền Trung Điều đặc biệt là dân tộc

Bru-Vân Kiều nằm trong nhóm dân tộc thiểu số vùng cao đang đương đầu với nhiều

khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hoá như sự đe dọa của nghèo đói, bệnh tật, của các tập tục lạc hậu Họ thiếu các cơ hội cho sự phát triển như văn hoá - giáo dục, thông tin, kỹ thuật, v.v Không những thế, cộng đồng này đang phải đối mặt với

nhiều vấn đề trong quan hệ giới, đặc biệt là trong PCLĐ giữa nam và nữ Tình trạng

lao động cực nhọc của phụ nữ, sự tồn tại đậm nét của tư tưởng "trọng nam, kinh

nữ", hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ, v.v đang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập, chất lượng cuộc sống và quyền lợi của phụ nữ địa phương

Mặt khác, phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều đang đứng trước những nhu

cầu giới vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài: Mhu cầu thực tế của phụ nữ: và

nam giới Bru-Vân Kiều là cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập thông qua các hoại

Trang 7

- nữ, thay đổi một số khía cạnh về PCLĐTG theo hướng giảm gánh nặng công việc

đối với phụ nữ và trẻ em gái Để hỗ trợ cho sự phát triển của phụ nữ và nam giới

Bru-Vân Kiều và đáp ứng nhu cầu của họ theo hướng tiến bộ và bình đẳng cần phải

có sự quan tâm, nghiên cứu về sự PCLĐ của họ để có các giải pháp thiết thực Từ nghiên cứu PCLĐTG ở cộng đồng Bru-Vân Kiều tỉnh Quảng Trị có thể đại diện cho

các vùng có đặc điểm kinh tế, xã hội tương tự

Hai là, ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực giới được tiến hành độc lập hoặc lồng ghép ở các địa bàn Bắc bộ, Trung bộ và Nam

bộ Tuy nhiên nghiên cứu về sự PCLĐTG trong tiến trình phát triển vẫn là một

khuynh hướng mới đòi hỏi phải có những phân tích sâu hơn, nhiều hơn nữa để

có thể hiểu một cách thấu đáo các khía cạnh giới ở Việt Nam dựa trên các cơ sở

khoa học Hơn nữa những nghiên cứu về sự PCLĐTG ở các cộng đồng dân tộc

thiểu số, đặc biệt là ở dân tộc Bru-Vân Kiều còn quá ít ỏi chưa đáp ứng với yêu

cầu thực tiễn đề ra

Ba là, bản thân tác giả đã có sự ấp ủ và nung nấu trong nhiều năm về ý

tưởng khám phá quan hệ giới của cộng đồng Bru-Vân Kiều Trong thời gian qua,

tác giả cũng đã có những nghiên cứu làm tiền đề cho việc triển khai đề tài này

Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu sự PCLĐTG của cộng đồng dân tộc Bru-

Vân Kiều vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn Nghiên

cứu này được tiến hành nhằm làm phong phú thêm lý thuyết xã hội học về giới, đặc

biệt là trong PCLĐTG, bình đẳng giới Mặt khác nghiên cứu này cũng nhằm hiểu rõ

thực trạng các khía cạnh giới ở Việt Nam nói chung, ở cộng đồng dân tộc thiểu số

nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, từ đó tạo lập các cơ sở khoa học cho việc đề xuất các kiến nghị và giải pháp về chủ trương, chính sách đối với phụ nữ và nam giới các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Bru-Vân Kiều Thông

qua đó góp phân cải thiện quan hệ giới ở Việt Nam và thực hiện chính sách đoàn

kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

Để định hướng cho quá trình khám phá vấn đề, chúng tôi đặt ra các câu hỏi

nghiên cứu sau đây:

1 Phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều đã đóng vai trò khác nhau như thế nào

Trang 8

2 Tác động của kinh tế và văn hoá đến sự PCLĐTG của dân tộc Bru - Vân Kiều?

3 Địa vị của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều trong xã hội?

4 Làm thế nào đề cải thiện sự PCLĐTG ở cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều

theo xu hướng khoa học, tiến bộ và bình đẳng?

2 TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU 2.1 Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước

Trong thế kỷ vừa qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về PCLĐTG và

các lĩnh vực có liên quan kể cả trên phương diện lý thuyết và thực nghiệm

Trước hết phải đề cập đến tác phẩm: "Nguôn gốc của gia đình, của chế độ tr hữu và của Nhà nước" của Engels (1884) Có thể coi đây là một trong những công

trình nghiên cứu về sự PCLĐTG sớm nhất Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử,

Engels đã mô tả sự PCLĐTG gắn liền với sự tồn tại của các hình thức sở hữu tư liệu

sản xuất khác nhau, các kiểu hôn nhân và gia đình khác nhau Theo đó, địa vị xã hội

của phụ nữ và nam giới đã thay đổi khi có sự thay đổi về mô hình PCLĐ mà nguồn gốc sâu xa của nó bắt nguồn từ sự thay đổi về quan hệ đối với tư liệu sản xuất, về kỹ thuật cũng như hình thái hôn nhân và gia đình

Một trong những công trình khác được nhiều người biết đến là tác phẩm: "Giới tính thứ hai" của Simone De Beauvoir (1949) Trong tác phẩm này tác giả đã

giải thích các nguyên nhân dẫn đến "địa vị hạng hai" của phụ nữ Bà khẳng định

rằng phụ nữ phải đảm nhận phần lớn công việc nội trợ Phụ nữ càng làm việc thì

quyền lợi của họ càng thấp kém Từ đó bà lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của họ

và đấu tranh nhằm xoá bỏ tính trạng bất bình đẳng nam - nữ trên thế giới

Tác phẩm "Sự huyền bí của nữ tính" của Betty Friedan (1963) được coi như

một công trình rất nỗi tiếng về PCLĐTG Trên cơ sở nghiên cứu 50 trường hợp phụ

nữ trung lưu lớp trên chuyên đảm nhận các công việc nội trợ trong khi các ông

chồng của họ làm các công việc ngoài gia đình và có lương, bà đã phát hiện ra rằng sự PCLĐ ấy đã đem đến cho những người phụ nữ này sự "khốn khổ và thất vọng một sự bất mãn không diễn đạt được bằng khái niệm" [9, tr 4]

Nghiên cứu của E Boserup với tiêu đề: “ƒa¡ trò của phụ nữ trong phát triển

Trang 9

tién Boserup đã xác định một cách có hệ thống và ở phạm vi thế giới sự phân công

lao động theo giới trong các nền kinh tế nông nghiệp" [99, tr 45] Những khám phá

của bà đã góp phần làm sáng tỏ hơn nữa bức tranh về PCLĐTG thông qua việc

phân tích và khẳng định vai trò quan trọng của lao động nữ trong các nước thuộc

thế giới thứ ba, đặc biệt trong sản xuất lương thực, thực phẩm cho toàn thế giới Tác giả Ann Oakley - người đầu tiên đưa thuật ngữ giới vào xã hội học và cũng là "một trong những nhà xã hội học đầu tiên phân tích các loại kỹ năng và

trách nhiệm xép chồng đống dưới quyền người nội trợ" [10, tr 166] Trong một số

nghiên cứu về phụ nữ và công việc nội trợ (1972) và công trình nghiên cứu "Xã hội

học về người nội trợ" (1974), thông qua việc phỏng vấn 40 phụ nữ nội trợ và các nghiên cứu bổ trợ khác, bà đã đề cập đến sự bất bình đẳng trong PCLĐTG trong

công việc này và chỉ ra rằng ở nhiều nước công việc nội trợ không công và không được trả lương phần lớn do phụ nữ đảm nhận, nam giới đã thối thác cơng việc này

Với tiêu đề: "Công việc của phụ nữ - Sự phát triển và phân công lao động theo giới", E Leacock, Helen I Safa và những người khác (1986) một lần nữa đã làm sáng tỏ những kết luận của Boserup về PCLĐTG và vai trò của phụ nữ trong thế giới thứ ba Không những thế nghiên cứu của họ đã mở rộng ra để xem xét sự PCLĐTG cả trong xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp Các tác giả đã chứng minh rằng dù trong xã hội nông nghiệp hay xã hội công nghiệp thì phụ nữ cũng bị

đặt những gánh nặng của công việc tái sản xuất ngoài hoạt động sản xuất để kiếm

sống, điều đó khiến cho họ thường xuyên phải lao động quá sức

Vao thap ky 90, Carolin O.N Moser da cho ra đời tác phẩm "Kế hoạch hoá

về giới và phát triển - Lý thuyết, thực hành và huắn luyện" (1993) Cuốn sách này

không chỉ cung cấp những khái niệm then chốt có liên quan đến PCLĐTG và các công cụ phân tích và lập kế hoạch về giới trong các chương trình phát triển mà còn

chỉ ra thực trạng PCLĐTG ở nhiều xã hội khác nhau Không những thế, như trong

lời giới thiệu cho cuốn sách trong bản dịch sang tiếng Việt: "Mục đích của kế hoạch

hoá giới là giải phóng phụ nữ khỏi vị thế yếu kém, phục tùng của họ và đạt đến

công bằng, bình đẳng và có quyền" [85, tr 1]

Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu khác cũng đề cập đến các khía cạnh

Trang 10

khác nhau trong bối cảnh của các nền văn hoá khác nhau Có thể kể đến một số công trình được công bố như: “Sự phân công lao động theo giới và tác động của nó

đối với vị thế của phụ nữ ở huyện Siaya, Kenya"(1990) của Suda đã phân tích sự

PCLĐ của phụ nữ và nam giới trong sản xuất và tái sản xuất, trong đó phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong cả hai loại hình lao động này Tuy vậy vị thế xã hội của họ luôn thấp hơn nam giới Nghiên cứu về ”Đja vị kinh tế của phụ nữ trong nông nghiệp và xã hội nông thôn"(1992) của Saito đã chỉ ra sự khác nhau của phụ nữ và nam giới cũng như phụ nữ chủ hộ đối với hoạt động nông nghiệp cùng với những

khó khăn mà phụ nữ đương đầu trong hoạt động kinh tế Với tiêu đề: “Giới và

quyền sở hữu đất đai" của Agarwal (2001) đã cho thấy những cản trở của phụ nữ trong tiếp cận và sở hữu đất đai mà các yếu tố này có liên quan đến văn hoá và

chính sách, v.v

2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Ngay từ thời kỳ kiến thức về giới còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, nhiều tác giả trong nước đã đặt vấn đề nghiên cứu về vấn đề PCLĐTG và lao động của

phụ nữ Có thể kể đến một số công trình như: “Phụ nữ Việt Nam: việc làm, thu

nhập, sự nghèo khổ Một vài quan điểm xem xét từ góc độ giới" của Lê Thi (1990)

đã cho thấy thực trạng lao động nặng nhọc nhưng thu nhập thấp, mức sống thấp của

phần lớn phụ nữ thế giới và ở nước ta hiện nay Từ đó tác giả đưa ra một số định

hướng về tạo việc làm, tăng thu nhập để cải thiện đời sống của phụ nữ "Phu nit

Mường và vai trò lao động của họ” (1991) của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh đã khái quát sự PCLĐ giữa phụ nữ và nam giới dân tộc Mường trong sản xuất và tái sản xuất cũng như địa vị xã hội thấp kém của phụ nữ trong cộng đồng này Tác giả Đào Thế Tuấn trong nghiên cứu có nhan đề ”Phự nữ trong kinh tế hộ nông dân" (1992)

cũng đã khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ trong sản xuất, tái sản xuất Tác giả

cho rằng cần phải thay đổi kiểu PCLĐTG hiện tại để giảm gánh nặng công việc và

nâng cao địa vị xã hội cho phụ nữ Với tiêu đề "Khoán 10 với đời sống phụ nữ miền mii" (1993), tác giả Nguyễn Phương Thảo với cách nhìn tổng quan về tác động của

Trang 11

vị xã hội thấp hơn nam giới Tác giả Lê Thị Quý với đề tài: "Vai rò của phụ nữ

trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam" (1994) đã cho thấy cường độ lao động quá

cao của phụ nữ dưới tác động của cơn lốc thị trường để mưu sinh và những mặt trái của thực trạng ấy Đề tài: "Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dan" (1997) của Lê Ngọc Văn đã chỉ ra mô hình PCLĐTG ở khu vực nông thôn trong

thời kỳ kinh tế thị trường Với xu thế nam giới được khuyến khích chuyển sang các

hoạt động tạo thu nhập tiền mặt, phụ nữ gắn với công việc tái sản xuất và sản xuất

các sản phẩm tiêu dùng của gia đình Sự PCLĐ ấy đã tạo ra sự bất lợi cho phụ nữ

trong nâng cao học vấn, sức khỏe và vị thé xã hội của họ Nghiên cứu "Về sự phân

công lao động ở các gia đình phụ nữ nghèo miền Trung" của Bùi Thị Thanh Hà

(1997) đã chỉ ra rằng trong gia đình phụ nữ nghèo, phụ nữ đóng vai trò chủ yếu

không chỉ trong công việc gia đình mà còn cả trong công việc sản xuất ngoài đồng

ruộng mặc dầu nam giới có sự chia sẻ ở mức độ nhất định Với tiêu đề “Gia đình

phụ nữ nghèo: Phân công lao động và mối quan hệ giữa các thành viên"(1991), tác giả Ngô Thị Ngọc Anh đã khảo sát 500 phụ nữ nghèo thành thị và chứng mỉnh rằng

họ là những người trụ cột trong việc nuôi sống gia đình và các công việc nội trợ, chăm sóc và nuôi dạy con cái Tác giả Vũ Tuấn Huy va Deborah S Carr véi nghién cứu: “Phân công lao động nội trợ trong gia đình" (2000) đã khẳng định sự bất bình

đẳng trong PCLĐ nội trợ - nơi phụ nữ đảm nhận chủ yếu Các tác giả cũng chỉ ra sự

tác động của các yếu tố nghề nghiệp, việc làm, số con, định hướng tâm thế nghề

nghiệp có liên quan đến văn hoá và xã hội hoá Nghiên cứu của Đặng Thị Hoa về "Vi thé cha người phụ nữ H mông trong gia đình và trong xã hội" (2001) đã đề cập

đến sự bất bình đẳng giữa đóng góp lao động và vị thế xã hội thấp kém của phụ nữ

Hmông Nguyễn Linh Khiếu với công trình nghiên cứu có nhan đề: "Khia cạnh quan hệ giới của gia đình nông thôn miền núi" (2002) đã phác thảo những nét cơ

bản về PCLĐTG của một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc và sự bắt bình đẳng giới

trong gia đình của họ Nghiên cứu của Lê Thị Quý về "Vấn đề giới trong các dân

tộc ít người ở Sơn La, Lai Châu hiện nay"(2004) đã đề cập khá rõ nét về mối quan

Trang 12

Nguyễn Đình Tắn (2005) với công trình "Phan công và hợp tác lao động theo giới trong phát triển hộ gia đình và cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam hiện nay - Thực

trạng và xu hướng biến đổi” đã chỉ ra mô hình PCLĐTG ở cộng đồng ven biển trong

đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, nội trợ,V.V Ảnh hưởng

của giới tính, tuổi, học vấn, dân tộc, tôn giáo đến PCLĐTG cũng được làm rõ Đề tài

"Một số khía cạnh giới của cộng dong dân tộc Cơ Tu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa

Thiên Huế" (2005) của Lê Thị Kim Lan đã đề cập một số nét về mô hình PCLĐ giữa

phụ nữ và nam giới Cơ Tu trong sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng cũng

như sự bắt bình đẳng nam nữ trong cộng đồng thiểu số này v.v

Liên quan trực tiếp đến cộng đồng Bru-Vân Kiều, đã có một số nghiên cứu ở

góc độ lịch sử, dân tộc học, nhân chủng học với mức độ khắc họa đậm nhạt khác

nhau như: "Cơ cấu tổ chức làng Bru-Vân Kiều cổ truyền ở Hướng Hoá - Bình Trị

Thiên” của Vũ Lợi (1987); "Hôn nhân, gia đình, ma chay của người Tà Ôi, Cơ Tu và

Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế" của Nguyén Xuan Hong (1998); "Ludt

tục của người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế" của

Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Văn Thông (2001) Trong các nghiên cứu này các tác giả tập trung phản ánh về cội nguồn, hệ thống tổ chức xã hội cũng như các luật tục của người Bru-Vân Kiều Sự PCLĐTG và quan hệ

của chúng với các yếu tố văn hoá cũng có được đề cập nhưng rất mờ nhạt

Dưới góc độ Xã hội học và Giới, các nghiên cứu về PCLĐTG ở dân tộc Bru-

Vân Kiều, đặc biệt là tác động của yếu tố kinh tế, văn hoá đến sự PCLĐ ấy rất hiếm hoi Trong khuôn khổ dự án “Quản 1ý tài nguyên vùng gò đôi dựa vào cộng đồng", nhóm tác giả trường Đại học Nông Lâm Huế với dé tài nhanh:"Vai rò giới trong đời sống của cộng đồng dân tộc Vân Kiêu"(1996) đã phân tích vai trò giới trong

một số hoạt động cụ thể của sản xuất và tái sản xuất Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn

chưa có đủ căn cứ để đưa ra kết luận về vai trò giới trong các lĩnh vực nói trên Bản

thân chúng tôi trong những năm qua cũng đã có một số nghiên cứu về các khía cạnh giới của cộng đồng Bru-Vân Kiều như: "Giới trong nông nghiệp và phát triển nông

thôn" (Lê Thị Kim Lan và Lê Thị Lan Hương, 2002); "Phán công lao động theo

Trang 13

Vì vậy, việc chọn đề tài này vừa là một hướng nghiên cứu mới, vừa là một

khó khăn lớn đối với tác giả trong việc kế thừa các thành quả có trước để hoàn

thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Xác định mô hình PCLĐTG của cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều Tìm hiểu sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa đến sự PCLĐTG thông qua đó đưa ra

các khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của giới, góp phần cải thiện mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích thực trạng PCLĐTG trong cộng đồng Bru-Vân Kiều trong sản

xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng

- Xem xét tác động của một số yếu tố kinh tế và văn hóa đến sự PCLĐTG

của cộng đồng Bru-Vân Kiều

- Xác định địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong gia đình và trong cộng đồng

- Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần cũng như nâng cao bình đẳng giới trong cộng đồng Bru-Vân Kiều

4 ĐÓI TƯỢNG, KHÁCH THÊ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là PCLĐTG trong cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều

4.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của chúng tôi là phụ nữ và nam giới trong độ tuổi lao

động (15- 55 đối với nữ và 15- 60 đối với nam) thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Trong luận án này chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu sự PCLĐ của phụ

nữ và nam giới trên tất cả các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng

mà chỉ tập trung vào một số khía cạnh cơ bản của các lĩnh vực này Quan hệ giữa

Trang 14

tế và văn hoá đến PCLĐTG mà thôi Mặt khác, chúng tôi chỉ mới có điều kiện khảo sát

người Bru-Vân Kiều ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị với số lượng mẫu không lớn

Cho nên có thể coi đây là một nghiên cứu trường hợp trên một địa bàn hạn chế, chưa có sự so sánh nhiều chiều và chưa thể đại diện cho các đân tộc thiểu số ở miền Trung 5 GIẢ THUYÉT NGHIÊN CỨU

Để định hướng cho nghiên cứu, chúng tôi đặt ra một số giả thuyết sau đây:

- Sự PCLĐTG của cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều cơ bản dựa trên mô hình PCLĐ truyền thống: phụ nữ đảm nhận chính trong sản xuất nông nghiệp và công việc

tái sản xuất Nam giới đảm nhận chính trong lâm nghiệp và công việc cộng đồng

- Các yếu tố kinh tế và văn hoá vừa có tác động duy trì mô hình PCLĐTG

mang tính truyền thống của người Bru-Vân Kiều vừa làm biến đổi mô hình này

Nhưng khuynh hướng làm biến đổi khuôn mẫu truyền thống đang diễn ra rất mờ nhạt

- Mặc dầu phụ nữ Bru-Vân Kiều là người có đóng góp đáng kể trong lao động và thu nhập nhưng địa vị xã hội của họ thấp hơn nam giới

6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp luận

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với chức năng

phản ánh qui luật vận động và phát triển của tự nhiên và xã hội đã đóng vai trò là

thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa học nói chung và cho xã hội học

về giới nói riêng Đây cũng là nền tảng phương pháp luận của luận án này Các

quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm lịch sử cụ thể sẽ được vận dụng trong quá

trình xem xét các hiện tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự PCLĐTG của cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều

Các lý thuyết xã hội học và xã hội học về giới như: lý thuyết cầu trúc - chức

năng, lý thuyết vai trò, lý thuyết văn hoá và xã hội hoá cùng với hệ thống khái

niệm: vị thế xã hội, vai trò xã hội, cộng đồng, hành động xã hội, phân công lao động

xã hội, bình đẳng xã hội là cơ sở cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi

Đặc biệt là các lý thuyết giới và hệ thống khái niệm của nó về PCLĐTG, vai trò giới, tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích, nhu cầu chiến lược và nhu

cầu thực tế, bình đẳng giới cũng trở thành cơ sở phương pháp luận quan trọng được vận dụng thích hợp trong công trình nghiên cứu này

Trang 15

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong công trình này, chúng tôi kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng và các phương pháp khác

6.2.1 Các phương pháp nghiên cứu định tính

6.2.1.1 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung (TLNTT)

Dựa trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành 7 cuộc TUNTT:

- TLNTT cấp huyện: Đối tượng tham gia thao luận bao gồm: Đại điện Uỷ ban nhân dân (UBND), Huyện uỷ, Mặt trận, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên huyện Đakrơng Cuộc thảo luận diễn ra

trong 90 phút với chủ đề: “Thực hiện chính

sách phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng

Bru-Vân Kiều và bình đăng giới" Trước khi

thảo luận, chúng tôi đã chuẩn bị một bảng _

hướng dẫn TLNTT để định hướng cho việc trao đổi ý kiến đem phụ lục 2)

- TLNTT cấp xã: Có hai cuộc TUNTT tại

hai xã Tà Long và Hướng Hiệp Đối tượng, tham gia là cán bộ UBND, Đảng ủy, Mặt

trận, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh Cán bộ nghiên cứu đang tô chức các

niên, các trưởng thôn và đại diện cuộc TLNTT tại cắp xã

gia ling Chủ đề của cuộc thảo luận này là: “74c động của yếu tố kinh tế, văn hóa

đến PCLĐTG ở cộng đồng Bru-Vân Kiểu" Bảng hướng dẫn TLNTT cấp xã đã được chuẩn bị nhằm làn; cho cuộc thảo luận đi đúng hướng (xem phụ lục 3)

- TLNTT cấp thôn: Có 4 cuộc TUNTT đã

được tổ chức tại cấp thôn Mỗi xã chọn 1

thôn và mỗi thôn có hai nhóm: nhóm nam

và nhóm nữ (nam và nữ thảo luận riêng để họ không bị chỉ phối lẫn nhau) Mỗi nhóm

có từ 8 đến 13 người tham gia Đối tượng

tham gia thảo luận là phụ nữ và nam giới

sa sẽ \ trong độ tuổi lao động, có nhiều kinh

Cán bộ nghiên cứu đang tổ chức các — nghiệm trohg sản xuất và hiểu biết về đời cuộc TLNTT tại cấp thôn sống cộng đồng Chi dé chinh 1a "PCLDTG

Trang 16

và địa vị của phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiểu" Cuộc thảo luận đã diễn ra dựa trên

bảng hướng dẫn TLNTT cấp thôn (xem phụ lục 4) 6.2.1.2 Phương pháp phỏng vẫn sâu

Có 40 trường hợp đã được phỏng vấn sâu, phân theo 2 nhóm đối tượng:

* Nhóm thứ nhất gồm 20 người hiểu biết và tham gia các hoạt động trong

cộng đồng, có kinh nghiệm sản xuất, những người tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở địa phương, người làm các công việc đặc biệt như thầy cúng, già làng, bà đỡ

* Nhóm thứ hai gồm 20 phụ nữ và nam giới lao động đại diện cho các hộ có

mức sống khác nhau, thuộc nhóm nghề khác nhau Mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra trong

khoảng 60 đến 90 phút với một bảng hướng dẫn phỏng vấn cá nhân (xem phu luc 5)

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Trong nghiên cứu định lượng chúng tôi sử dụng phỏng vấn cấu trúc Phỏng vấn

cấu trúc hay "phỏng vấn tiêu chuẩn được thực hiện trên cơ sở của một bảng hỏi hoàn

thiện người đi phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hoá để đưa ra câu hỏi

và ghi nhận lại các thông tin từ người trả lời" [98, tr 282] Đây là phương pháp chủ yếu

để chúng tôi thu thập các thông tin định lượng trong công trình nghiên cứu này

* Chọn mẫu: Trên cơ cở các đặc trưng về khu vực cư trú, giới tính, tuổi tác,

mức sống, trình độ học vấn của tổng thể nghiên cứu, chúng tôi xác định cơ cấu mẫu

là 300 (mức độ tin cậy là 99,7%, sai số không vượt quá 10%) Về địa bàn cư trú,

căn cứ vào tổng dân số hiện có của hai xã chúng tôi chọn ở Tà Long là 100, Hướng

Hiệp là 200 người để phỏng vấn; phân theo giới tính có 50% nữ, 50% nam Theo

trình độ học vấn có 41,7% mù chữ; tiểu học: 30,67%; trung học cơ sở là 22,66%;

phỏ thông trung học là: 2,67%; đại học và cao đẳng là 2,3% Phân theo mức sống có

9% số người có mức sống khá; 53,33% số người có mức sống trung bình và 37,67%

số người nghèo đói Phân theo nhóm tuổi, có 20% số người được phỏng vấn thuộc

nhóm 15- 25 tuổi; 27% thuộc nhóm 26 - 35 tuổi, 35% thuộc nhóm 36 - 45 tuổi và 18% thuộc nhóm 46 - 55/60 tuổi Khung lấy mẫu là toàn bộ phụ nữ và nam giới

Bru-Vân Kiều trong độ tuổi lao động Việc chọn mẫu được tiến hành theo nguyên

tắc ngẫu nhiên

* Chuẩn bị điều tra: Bảng hỏi là công cụ cơ bản để thu thập thông tin

trong phương pháp này Dựa trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu chúng tôi đã

Trang 17

xây dựng hệ thống các chỉ báo và xây dựng bộ câu hỏi dựa trên hệ thống chỉ báo

đó (xem phụ lục 6)

* Thu thập thông tin và xứ lý thông tin: Công việc thu thập thông tin do

các điều tra viên thực hiện Sau khi được tập huấn về mục tiêu, nội dung và kỹ năng thu thập thông tin họ làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ

nghiên cứu Họ là cán bộ và sinh viên ở các trường đại học đã được trang bị về

kiến thức xã hội học và giới Họ cũng đã được sự hỗ trợ của cán bộ địa phương

về mặt ngôn ngữ bản địa Thông tin từ bảng hỏi được xử lý bằng chương trình SPSS, Version 11.06 Tương quan giữa các biến số được kiểm tra bằng ham Chi -

Square - Test

6.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu

Các thông tin thứ cấp hiện có ở các thư viện, các dự án, các báo cáo ở địa phương, đặc biệt là các tài liệu xã hội học, giới, dân tộc học, văn hóa học có liên quan

đến đề tài đều được sử dụng như một nguồn thông tin quan trọng của nghiên cứu này

6.2.4 Phương pháp quan sát

Phương pháp này dùng để bổ trợ cho các phương pháp nói trên Trong điều

kiện làm việc trực tiếp với một cộng đồng thiểu số có nhiều người mù chữ, không

biết nói tiếng phổ thông thì phương pháp quan sát rất quan trọng để thu thập, bổ

sung và kiểm tra thông tin

Đối tượng và nội dung quan sát là một số các hoạt động liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, các công việc cộng đồng do phụ nữ và nam giới Bru-Vân Kiều thực hiện (ví đụ quan sát một cuộc họp thôn: số nam - nữ có mặt, vị trí ngồi, thái độ

lắng nghe ý kiến phụ nữ của nam giới trong cuộc họp, v.v ) Phần lớn chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát công khai, quan sát có tham dự và không tham dự (ví dụ: để hiểu được công việc lấy nước và giặt giũ của phụ nữ, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát có tham dự)

Quan sát kết hợp với ghỉ chép hoạt động của phụ nữ và nam giới trong hộ là

một trong những hướng khai thác thông tin của chúng tôi Trên cơ sở lựa chọn mỗi xã

3 hộ (1 hộ nghèo, 1 hộ trung bình và 1 hộ khá) chúng tôi đã quan sát và ghi chép lại

Trang 18

những công việc hàng ngày của phụ nữ và nam giới lao động chính trong hộ Việc

ghi chép không thông báo cho đối tượng biết để các hoạt động của họ diễn ra bình

thường Thông tin được thu thập trên bảng hướng dẫn ghi chép công việc hàng ngày

(xem phụ lục 7)

7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trên cơ sở kế thừa những thành quả các nghiên cứu lý luận và thực

nghiệm về PCLĐTG của các tác giả đi trước, chúng tôi hy vọng rằng với công

trình nay Jan dau tiên quan hệ giới của cộng đồng Bru-Vân Kiểu sẽ được khám phá một cách khá toàn diện và sâu sắc thông qua PCLĐ7G và địa vị xã

hội của họ Nghiên cứu đã làm rõ bức tranh về PCLĐTG ở một địa bàn miền

núi, ít chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và cũng lần đầu tiên ở Việt Nam, trong khuôn khổ một công trình nghiên cứu xã hội học về giới, các lý thuyết và phương pháp của xã hội học và xã hội học về giới đã được vận dụng

và phân tích dé làm sáng tỏ mối quan hệ giới, mối quan hệ giữa PCLĐTG với

các yếu tố kinh tế, văn hóa ở cộng đồng Bru — Vân Kiều, đặt hướng nghiên cứu

đúng đắn cho xã hội học về giới trong các tộc người ở nước ta Công trình này

đã đưa các lý thuyết, quan điểm giới soi sáng vấn đề nghiên cứu ở một cộng

đồng cụ thể dé kết nói lý thuyết và thực tiễn, kiểm chứng lý thuyết Với những

đóng góp nói trên, công trình này sẽ làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham

khảo về Xã hội học về giới, kể cả xã hội học về tộc người cho các nhà nghiên

cứu và những người quan tâm

8 KHUNG LÝ THUYÉT

Trên nền tảng kinh tế - xã hội hiện có của cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều, một mô hình PCLĐTG đã tồn tại với ba loại công việc cơ bản: sản xuất, tái sản xuất và

công việc cộng đồng Sự PCLĐTG của người Bru-Vân Kiều phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác, đồng thời chịu tác động mạnh mẽ của một số yếu tố kinh tế và

văn hóa Việc đảm nhiệm vai trò của phụ nữ và nam giới trong mô hình PCLĐ nói trên

có tác động đối với việc tạo lập địa vị xã hội của họ trong gia đình và trong cộng đồng

cũng như thúc đây hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Ngày đăng: 05/06/2015, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w