Đây là hình thức sản xuất tiên tiến nhất trong sản xuất công nghiệp người ta sản xuất một lượng lớn sản phẩm cho người tiêu dùng mà họ không quen biết sử dụng hệ thống cỡ số theo từng lo
Trang 1 Kế hoạch sản xuất dựa vào thực tế sản xuất của cơ sở.
Tham khảo các tài liệu định mức kinh tế kỹ thuật của cơ sở để áp dụng
Nội dung cần hoàn thành:
Sản phẩm may đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
Bộ mẫu mỏng
Thuyết minh đồ án:
Đảm bảo hình thức
Đảm bảo nội dung các phần trong đề cương
Các bản vẽ quy định đảm bảo kỹ thuật
Giáo viên hướng dẫn: Phan Kim Ngân
Ngày giao đồ án: 24/09/2014
Ngày hoàn thành: 21/11/2014
Trang 2Đề tài: thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây
chuyên may với công suất tự chọn
II) Đặc điểm và mục đích của ngành may công nghệp :
III) Công đoạn chuẩn bị sản xuất :
1 Chuẩn bị nguyên phụ liệu:
a) Đo điếm nguyên phụ liệu
b) Kiểm tra nguyên phụ liệu
c) Nhập kho nguyên phụ liệu
2 Chuẩn bị thiết kế và công nghệ:
a) Sáng tác mẫu
b) Thiết kế mẫu mỏngc) Chế thử
d) Vẽ- mô tả mẫu, bảng thông số kích thước thành phẩm và BTP
e) Thống kê các chi tiết của sản phẩm
f) Quy trình sản xuất và sơ đồ nhánh cây
g) Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
h) Định mức tiêu chuẩn kỹ thuật
i) Định mức NPL, hướng dẫn sử dụng NPL
j) Nhảy cỡ vóc
k) Cắt mẫu cứng
l) Giác sơ đồ
m) Quy định cho phân xưởng cắt
n) Quy định cho phân xưởng may
Đề cương chi tiết
Trang 3o) Quy định cho phân xưởng hoàn tất.p) Hướng dẫn kiểm tra mã hàng.
IV) Công đoạn sản xuất:
a Công đoạn cắt
b Công đoạn may
c Công đoạn hoàn chỉnh SP
d Kiểm tra chất lượng SP
CHƯƠNG 2: CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ
I Quy trình công nghệ gia công sản phẩm:
4) Quy định cho phân xương cắt
5) Quy định cho phân xưởng may
6) Quy định cho phân xưởng hoàn tất
Trang 4III Quy trình may sản phẩm:
1) Thời gian hoàn thành sản phẩm
2) Số công nhân sản xuất
3) Thiết bị sản xuất
Trang 54) LỜI CẢM ƠN
Em chân thành cảm ơn cô PHAN KIM NGÂN
đã giúp đỡ và tận tình truyền thụ những kiến thức quý báu, giúp em sửa chữa những sai phạm trong thời gian thực hiện đồ án này Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô mà em có thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm để sau nay làm việc tốt hơn.
Em hứa sẽ luôn ghi nhớ và không phụ lòng kỳ vọng về những điều mà cô đã dạy cho chúng em thời gian qua.
Thưa cô, do thời gian làm đồ án không nhiều và kiến thức chưa được vững nên có thể vẫn còn thiếu sót mong được cô thông cảm và được cô đóng góp thêm ý kiến để bài làm hoàn thiện
hơn.
Cảm ơn cô rất nhiều!
Trang 6………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
NHẬN XÉT
CỦA GIÁO
VIÊN
HƯỚNG
DẪN
Trang 7………
Từ thuở xa xưa con người ta đã biết sử dụng những vật liệu khác nhau
để bảo vệ và làm đẹp cơ thể Theo Quá trình phát triển của con người mà quần áo cũng phát triển từng ngày và mang đến thẩm mỹ cao hơn hoàn thiện hơn Từ những bộ quần áo đơn giản thành những bộ trang phục lọng lẫy sa hoa cầu kỳ Với nhịp sống càng phát triển của con người trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và nhu cầu ăn mặc không những cần hợp mà còn cần đẹp và tiện lợi nhanh chóng, ban đầu con người ta sử dụng phương pháp cắt may thủ công tạo ra những sản phẩm sau đó do nhịp sống và nhu cầu tiện lợi của con người với sự trợ giúp của những trang thiết bị ngày càng hiện đại và thông minh Đã xuất hiện ngành may mặc công nghiệp giúp tạo ra được nhiều sản phẩm và mang tính chất đồng bộ cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đây là hình thức sản xuất tiên tiến nhất trong sản xuất công nghiệp người ta sản xuất một lượng lớn sản phẩm cho người tiêu dùng mà họ không quen biết sử dụng hệ thống cỡ số theo từng loại sản phẩm và đối tượng phụ vụ và đây
là hình thức sản xuất theo dây chuyền nên có sự phân công lao động cụ thể và hợp lý nhầm tăng năng suất lao đông Trong quá trình sản xuất đồi hỏi người sản xuất phải hiểu rõ về quy cách may và những yêu câu
kỹ thuật, tính chuyên môn hóa và được phân công công việc phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mình Nghành may mặc của nước ta ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong khu vực và cả thế giới Do
đó, để ngành may của nước ta giữ được vị thế và không ngừng phát triển hiện nay cũng như tương lai thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có
Lời mở đầu
Trang 8lực lượng cán bộ kỹ thuật và lực lượng lao động đông đảo, đồi hỏi cán
bộ công nhân viên trong nghành không ngừng học hỏi các kinh nghiệm mới và hoàn thiện tay nghề của mình cũng như những thực tiễn yếu kém của ngành để nghành may mặc Việt Nam xứng dáng với vai trò và vị thế của mình.
Phần
A Lý Thuy
ết Cơ
Sở
Trang 9Chương I: Quá Trình Phát Triển Ngành May
I/ Khá i quát trong ngành may :
1) Quá trình phát triển :
Ngành công nghiệp dệt may là một ngành có truyền thống trong nền kinh tế của nước ta, vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu đứng thứ hai trong những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam Năm 1958, hình thành từ một xưởng may gia công cho Liên Xô, đến năm 1960 công ty may xuất khẩu Hà Nội ra đời
Từ năm 1960 – 1970, ngành may xuất khẩu chỉ duy trì và ít phát triển Từ năm
1972 -1975 nhu cầu sản xuất hàng may mặc cho các nước xã hội chủ nghĩa được nâng lên Tiếp theo đó là quá trình đổi mới nền kinh tế của nước ta, các xí nghiệp
tự tìm kiếm khách hàng cho mình, đồng thời sản xuất hàng hóa theo lim ngạch xuất khẩu đi các nước EU, Bắc Mỹ Và từ đó, ngành may mặc xuất khẩu của nước
ta càng ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế
đề không đơn giản Lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên môn hóa cao lại chưa được đào tạo một cách triệt để nên trong ngành may vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nhân lực
3) Thiết bị ngành may :
Hiện nay ở nước ta có khoảng 108.965 thiết bị các loại trrong đó vẫn tồn tại
khoảng 18% máy móc thiết bị là loại cũ như máy UNION, TEXIMA Ngoài ra, vốn đầu tư để mua các loại máy móc chuyên dùng hiện đại như máy mổ túi, giác
sơ đồ, máy cắt mẫu , tính về mặt kỹ thuật thì rất có lợi nhưng vốn đẩu tư quá lớn
so với việc trả lương cho công nhân Vì thế, các doanh nghiệp chưa mạnh dạng đầu
tư máy móc chuyên dùng mà chủ yếu vẫn sử dụng công nhân để hoàn tất các công đoạn có yêu cầu cao này
4) Nguyên phụ liêu :
Trang 10Hiện nay, ngành dệt may của chúng ta đang đứng trước một thực tế là: không đáp ứng được yêu cầu chất lượng và yêu cầu kỹ thật về nguyên phụ liệu cho ngành may, đặc biệt là may xuất khẩu Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp muốn tiến hànhphương thức độc lập sản xuất theo kiểu tư sản tự tiêu để sản xuất hàng ra nước ngoài, nhưng yếu tố nguyên phụ liệu đang là ràng cản đáng kể khiến cho giá thành sản phẩm làm ra không cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp của các nước khác Đây là một vấn đề lớn cho ngành dệt may của nước ta trong những năm tới, cần phải nổ lực hơn trong sản xuất nguyên phụ liệu phù hợp, nhằm thúc đẩy ngành may nước ta phát triển cao hơn.
II/ Đặc điểm của ngành may công nghiệp:
1 Sản xuất hàng loạt các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhiều đối tượngtrong nước, ngoài nước đáp ứng nhu cầu mặc đẹp, bền, hợp thời trang Kích thước của các sản phẩm may mặc được tạo dựng trên cơ sỡ tiêu chuẩn
2 Nhiều loại sản phẩm mang tính đồng nhất về chất lượng và kiểu dáng
3 Nhiều người có tay nghề khác nhau cùng tham gia sản xuất một mã hàng với
số lượng lớn
4 Yếu tố chất lượng và năng suất lao động được đặt trên hàng đầu
5 Tổ chức sản xuất theo dây chuyền công nghệ, công nhân được chuyên môn hóa, làm việc có tổ chức kỷ luật chặt chẽ nghiêm túc và tuân thủ nghiêm ngặc theo quy trình sản xuất và tiêu chuẩn kỹ thuật
6 Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
Được tiến hành thường xuyên theo 3 cấp:
+ Người sản xuất kiểm tra
+ Cán bộ kỹ thuật kiểm tra trong quá trình sản xuất
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm thoát chuyền
Hình thức tổ chức trong may công nghiệp sản xuất được sản xuất dưới hình thức tập thể hóa, chuyên môn hóa, tiến tới tự động hóa ở một số công đoạn.Chuyên môn hóa trong may công nghiệp là quá trình tăng cường tính đồng nhất về mặt công nghệ cho xí nghiệp, phân xưởng, hoặc dây chuyền sản xuất Các loại hình thức chuyên môn hóa:
+ Chuyên môn hóa theo vật may
+ Chuyên môn hóa theo giai đoạn, các chi tiết, các thao tác, cũng như
chuyên môn hóa các công việc phục vụ và phụ trợ
Tập thể hóa trong may công nghiệp là quá trình sản xuất được tổ chức theo dây chuyền hiện đại để sử dụng gia công và các phương tiện vận chuyển khác
Trong quá trình sản xuất, mỗi người được phân công những công việc phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mình
III/ Mục đích của may công nghiệp:
Trang 11Đưa năng xuất và chất lượng của sản phẩm lên cao, tiết kiệm nguyên phụ liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu may mặc cho các đối tượng.
IV/ Hệ thống cỡ số hoàn chỉnh:
Sản phẩm may công nghiệp không những phải thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của trang phục về kỹ thuật, kinh tế, thẩm mỹ, vệ sinh mà còn phải phù hợp cho nhiều người sữ dụng Vì vậy, sản phẩm sẽ không được thiết kế trên số đo của một cá nhân mà dựa trên hệ thống cỡ số Hệ thống này nghiên cứu số đo của nhiều đối tượng, thuộc các ngành nghề, địa bàn cư trú khác nhau Dựa vào phương pháp thống kê để cho ra những số đo thường gặp nhất Một hệ thống cỡ số được gọi là hoàn chỉnh nếu:
+ số đo của các cỡ số thích hợp cho nhiều người sử dụng
+ các cỡ số trong hệ thống phải ít nhất, để sản xuất không bị phân tán, giảm chi phí sản xuất
+ Phân loại nhóm cơ thể theo những số đo chính
+ Từ bảng phân loại cơ thể ta đề xuất những cỡ quần áo may sẵn Ta phải xác định khoảng cách giữa các cỡ số là bao nhiêu Trong khi xác định nhữngkhoảng cách ấy, ta phải dung hòa giữa hai vấn đề mâu thuẫn sau:
- Quần áo may sẵn phải mặc được cho nhiều người
- Các cỡ số trong hệ thống phải làm sao giảm được ở mức ít nhất để sản xuất không phức tạp và phân tán
Để cho hệ thống cỡ số được chính xác và hoàn chỉnh, người ta còn phân loại
cơ thể thao vòng bụng Khoảng cách giữa các cỡ số là 4cm hay 6cm tùy theo mỗi nước quy định theo nhân chủng của các nước ấy Khoảng cách giữa các vóc cơ thể là 4cm, 5cm hay 8cm cũng tùy theo từng nước khác nhau
2) Cách ghi ký hiệu cỡ vóc :
- Quần áo trẻ em: lấy chiều cao cơ thể để làm ký hiệu cỡ vóc
- Quần áo người lớn: có 3 cỡ A (gầy), B (trung bình), C (mập)
5 vóc: I biểu thị cho vóc nhỏ nhất, V biểu thị cho cỡ vóc lớn nhất
Trang 12- Áo sơ mi nam: lấy số đo vòng cổ để làm ký hiệu cỡ vóc.
- Quần, váy: lấy số đo vòng eo đề ký hiệu cỡ vóc
- Ngoài ra người ta còn lấy các ký tự S – M – L – XL để ký hiệu cỡvóc
3) Yêu cầu đối với hệ thống cỡ số :
Trước khi tiến hành sản xuất hàng may mặc nhà sản xuất cần lưu ý đến một số yêu cầu sau:
- Lựa chọn số lượng cỡ số phù hợp với kiểu dáng đã thiết kế sao chosản phẩm khi may xong phải đảm bảo tính chất của sản phẩm may công nghiệp: phổ biến, không phức tạp, không phân tán
- Việc xác định xem một kiểu sẽ được sản xuất bao gồm những cỡ
số nào cần phải mang tính toàn diện, nghĩa là không chi nghiên cứu, phân tích, cân nhắc về hình dáng, màu sắc, mà còn phải lưu ý đến yếu tố văn hóa và thị hiếu của người tiêu dùng ở từng quốc gia
Chương II: Các Công Đoạn Chuẩn Bị Sản Xuất
I/ Sơ đồ tổ chức kho nguyên phụ liệu:
Chức năng của kho nguyên phụ liệu: chuẩn bị đầy đủ các nguyên phụ liệu để may hoàn chỉnh các sản phẩm may mặc nằm trong kế hoạch của đơn vị sản xuất
Kiểm Tra
số lượng, chất lượng
Phân loại
Hàng hợp quy cách
Nhập kho chính thức
Hàng không hợp quy cách
Lập biên bản chờ
xử lý
Trang 13II/ Các nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu:
1) Tất cả hàng nhập về và hàng xuất đi đều phải có phiếu giao nhận, ghi đầy
đủ thông tin và rõ ràng
2) Tất cả các loại nguyên phụ liệu đều phải được tiến hành kiểm tra, đo điếm, phân loại màu sắc, phân loại khổ, phân loại chất lượng rồi mới tiến hành nhập kho chính thức
3) Đối với các loại hàng như: nhung, bông, nỉ phải dùng dây mềm để bó Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, không được ấn mạnh hay dẫm đạp lên nguyên liệu
4) Để ổn định độ co, tất các loại nguyên liệu phải được phát hiện trước 3 ngày
và chỉ xếp cao 1m
5) Khi do điếm xong phải ghi đầy đủ ký hiệu theo quy định Sau đó, báo khổ nguyên phụ liệu và chất lượng nguyên phụ liệu lên phòng kỹ thuật trước 2 ngày để chuẩn bị sản xuất Đồng thời chuẩn bị đầy đủ số lượng nguyên phụ liệu cho phân xưởng cắt trước 1 ngày
6) Khi giao nguyên phụ liệu cho phân xưởng cắt, phải được thực hiện phân loạicho từng bàn cắt theo mẫu sơ đổ của phòng kỹ thuật để sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý, tránh phát sinh vải đầu tấm
7) Khi phát sinh vải đầu tấm, đầu khúc phải phân loại theo từng khổ, chiều dài, màu sắc, để thuận tiện cho việc tái sản xuất được dễ dàng
8) Đối với nguyên phụ liệu như kim, chỉ, cúc đều phải kiểm tra đúng yêu cầu
kỹ thuật và đạt chất lượng mới được nhập kho
9) Đối với nguyên phụ liệu không đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc không đạt chất lượng thì phải có biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và số lượng cụ thể.10) Tất cả các loại nguyên phụ liệu do phá kiện như: bao bì, đai, giấy gói, thùng phải được xếp gọn gàng, thống kê vào số để tránh lãng phí
11) Tất cả nguyên phụ liệu trong kho cần được sắp xếp và ngăn nắp, gọn gàng, để phòng mối, chuột bọ, và có đầy đủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy
12) Các nhân viên coi kho phải làm tốt tất cả các yêu cầu, nội qui của nhân viên coi kho và phải chịu sự phúc tra của ban thanh tra
III/ Quy trình chuẩn bị sản xuất của kho nguyên phụ liệu:
1) Tiếp nhận nguyên phụ liệu:
Căn cứ vào phiếu sử dụng nguyên phụ liệu của mỗi mặc hàng để đối chiếu
và tiếp nhận ban đầu bằng cách ghi những số liệu trên nhãn của mỗi kiện hàng, và tập kết vào vị trí tạm thời rồi làm thủ tục nhập kho
2) Dỡ kiện:
Mở kiện cẩn thận, tránh gây ảnh hưởng đến nguyên liệu bên trong Kiểm tra
số liệu thực tế với số liệu phiếu giao nhận Nếu khớp số liệu thực tế của
Trang 14nguyên phụ liệu trong kiện thì tiếp tục dỡ kiện và sắp xếp theo từng kiện Nếu không khớp thì lập biên bản và để nguyên kiện hàng báo cho cơ sở cung cấp hàng xác nhận.
3) Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên phụ liệu:
a Kiểm tra số lượng, chất lượng vải:
Công việc kiểm tra số lượng và chất lượng vải được tiến hành song song Đánh giá chất lượng vải căn cứ vào 3 chỉ tiêu:
- Kiểm tra số lượng và chất lượng vải trên bề mặt của vải
- Đánh giá chất lượng căn cứ vào việc đối chiếu các chỉ tiêu cơ lý của vải (kiểm tra mật độ sợi ngang dọc, trọng lượng, tính chất cơ
lý, độ bền cơ học)
- Kiểm tra độ đồng màu, bền màu của vải
b Kiểm tra số lượng chất lượng nguyên phụ liệu:
Công việc kiểm tra số lượng và chất lượng phụ liệu được tiến hành song song
- Tùy theo từng loại phụ liệu kiểm tra đúng chủng loại và yêu cầu kỹthuật
- Tùy theo loại phụ liệu để có thể kiểm tra số lượng phụ liệu bằng phương pháp cân, đo, đếm trực tiếp
4) Kiểm tra khổ vải:
Xác định khổ vải bằng cách đo chiều rộng của cây vải Đặt thước có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo Khi đo đặt thước vuông góc với biên vải Mỗi câyvải đo từ 3 đến 5 lần mỗi lần cách nhau từ 3 đến 5m
5) Sắp xếp bảo quản:
Sau khi đã được kiểm tra phân loại, trước khi đưa vào sản xuất phải được phân loại theo từng chuẩn loại, từng mã hàng và xếp riêng biệt để nơi khô ráo, sạch sẽ, phân thành từng khu để tiện cho việc cấp phát Sắp xếp đảm bảo yêu cầu để dễ tìm thấy
6) Cấp phát:
Ngoài việc thực hiện các bước công việc tiếp nhận, kiểm tra, bảo quản ở trên, bộ phận kho ngyên phụ liệu còn có trách nhiệm thống kê, cập nhật số liệu nhập - xuất – tồn lũy kế hàng ngày để báo cáo cho các bộ phận liên quan
IV/ Cân đối và hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu:
1) Cân dối nguyên phụ liệu:
Trang 15Từ đó chiết tính 1 kế hoạch sản xuất cụ thể cho mã hàng.
2) Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu:
Thống kê tất cả nguyên phụ liệu sử dụng cho mã hàng, ghi đầy đủ các ký hiệu màu sắc loại nguyên phụ liệu và hướng dẫn cách sử dụng chúng
- Đối với chỉ may có 2 phương pháp tính:
+ Tính định mức bằng phương pháp tiêu hao thực tế (may thứ 1 sản phẩm mẫu) phương pháp này không chính xác tốn thời gian.+ Tính định mức bằng phương pháp đo độ dài đường may chuẩn Mỗi loại thiết bị may trên cùng một độ dài may sẽ có số chỉ tiêu hao khác nhau
Máy một kim: 1 mét đường may tốn 2,5 m chỉ
Máy vắt sổ 3 chỉ: 1 mét đường may tốn 12,5m chỉ
Máy vắt sổ 5 chỉ: 1 mét đường may tốn 18m chỉ
- Bước 2: tiêu hao chỉ cho từng loại thiết bị bằng số đường may của loại thiết bị đó nhân hệ số tiêu hao chỉ
- Bước 3: định mức của sản phẩm bằng tổng tiêu hao chỉ của từng loại thiết bị, trong 1 mã hàng có nhiều cỡ vóc để biết được định mức của từng cỡ người ta tính định mức chỉ của cỡ lớn nhất sau đótìm chêch lệch cỡ còn lại
Trang 16Chương III: Chuẩn Bị Sản Xuất Về Thiết Kế
I/ Sáng tác mẫu:
- Mục đích: giới thiệu sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất
- Các bước thực hiện:
+ Vẽ phác họa
+ Cắt may thử sản phẩm bám sát yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
Tổ chức giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng với nhiều hình thức nếu được người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ triễn khai mã hàng vào sản xuất
II/ Thiết kế mẫu mỏng:
1) Khái niệm:
- Thiết kế mẫu mỏng là tạo nên bộ mẫu bán thành phẩm, size trung bình của mã hàng cần sản xuất, sao cho sử dụng bộ mẫu mỏng này cắt trên vải và may hoàn chỉnh sẽ được sản phẩm mẫu phác họa và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
- Các chi tiết của sản phẩm được thiết kế trên giấy mỏng, căn cứ vào
số đo cơ thể con người (hoặc bảng thông số kích thước thành phẩm) bằng các công thức chia cắt, đồng thời có tính đến sự tác động của các yếu tố trong sản xuất hàng loạt như: nhiệt độ, độ ẩm
*Nguyên cứu về độ co dãn của nguyên phụ liệu:
- khái niệm: độ co dãn là tỷ lệ phần trăm hiệu số của sự thay đổi về thông số kích thước nguyên phụ liệu trước và sau khi gia công (giặt, ủi, may )
- công thức tính:
R(%) = ( l0 – l1)/l0 x 100%
R: độ co dãn (%)
l 0 : kích thước trước khi thí nghiệm ( dài hoặc rộng)
l1 : kích thước sau khi thử nghiệm (dài hoặc rộng)
2) Các bước thực hiện:
- Dùng công thức chia cắt thiết kế mẫu, thiết kế chi tiết theo sơ đồ cơ thể hoặc theo bảng thông số kích thước thành phẩm, thiết kế các chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau
Trang 17- Kiểm tra các chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau.
- Kiểm tra độ khớp đường may, thông số kỹ thuật của sản phẩm
- Xác định các dấu bấm, dấu đục, phần nhún, phần chiết ly sự ăn khớp của các đường
- Ký hiệu trên mặt phải của mẫu: canh sợi, tên mã hàng, cỡ vóc, tên chi tiết, số lượng chi tiết
*Lưu ý:
- Nghiên cứu tính chất cơ lý của nguyên phụ liệu
- thiết bị thực tế có tại xí nghiệp phải chú ý khi thiết kế
- Dựa vào trình độ của công nhân
-khi thiết kế mẫu mỏng phải tiết kiệm nguyên phụ liêu
3) Giới thiệu về dấu bấm, dấu dùi:
a Dấu bấm:
- Khái niệm: dấu bấm là những vết cắt trên rìa mép chi tiết trên sản phẩm may được thực hiện bằng dụng cụ bấm dấu, có độ sâu nhỏ hơn độ rộng đường may thường chỉ có một dấu bấm, trong một số trưởng hợp số dấu bấm có thể nhiều hơn
- Công dụng của dấu bấm:
+ xác định độ rộng của đường may
- công dụng:
+ Xác định vị trí đối xứng của các chi tiết hay phần gấp vải
+ Xác định vị trí gắn các chi tiết rời
+ Xác định đỉnh của chiết li hay tâm quay chiết li
+ Định vị khuy cúc
+ Sang dấu rập
III/ May Mẫu:
Nhầm mục đích chỉnh hình dáng kích thước của sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
Trang 18VI/ Nhảy mẫu:
- Nhảy mẫu là công việc phóng to hay thu nhỏ mẫu chuẩn thành hàng loạt các cỡ vóc to nhỏ khác nhau
- Điều kiện nhảy mẫu: dụng cụ nhảy, mẫu chuẩn, mẫu mỏng
- Bảng thông số kích thước thành phẩm hoặc số đo cơ thể
VII/ Ghép cỡ vóc:
- Khái niệm: là sự phối hợp các cỡ vóc trên một bàn cắt để sau khi giác sơ đồ cắt đầy đủ các chi tiết để ghép lại với nhau
- Mục đích:
+ Tiết kiệm nguyên phụ liệu
+ Tiết kiệm thời gian sản xuất
+ Tiết kiệm sơ đồ, ít bàn cắt
VIII/ Giác sơ dồ:
- Trong may công nghiệp nếu không có sơ đồ cắt thì không thể sản xuất được vì nó quyết định tính đồng bộ và thông số của sản phẩm,tiết kiệm được nguyên phụ liệu nhiều nhất cũng như tăng năng suấtcắt
- Dụng cụ: giấy với khổ lớn hơn khổ vải, bàn, thước, bút chì